Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Tiết 113 - Văn bản

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

 (Hà Minh Ánh)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phảy, với phần Tập làm văn ở bài Văn bản hành chính và Trả bài viết số 6.

3. Kĩ năng:

Đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng: bút kí giới thiệu một nét sinh hoạt văn hoá ở một vùng đất nước.

B- CHUẨN BỊ

Giáo viên: soạn bài nghiên cứu tài liệu.

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	Ngày soạn: 29/03/2007
Tiết 113 - Văn bản
Ca huế trên sông hương
	(Hà Minh ánh)
A- Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phảy, với phần Tập làm văn ở bài Văn bản hành chính và Trả bài viết số 6..
3. Kĩ năng:
Đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng: bút kí giới thiệu một nét sinh hoạt văn hoá ở một vùng đất nước.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài nghiên cứu tài liệu.
Học sinh: Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
	? Tóm tắt trò lố trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu? Tại sao tác giả lại đặt tên cho tiểu phẩm châm biếm của mình như vậy ?
- Bình luận:
+ Ôi thật là một tấn kịch đến xảy ra chuyện gì đây.
+ Tôi đem tự do đến cho ông thì ôi làm toàn quyền...
đ Dùng biện pháp tương phản, đối lập tính cách cao thượng của Phan Bội Châu bậc anh hùng vị thiên sứ..... với tính cách đê tiện của Va-Ren kẻ phản bội nhục nhã.
ị Khẳng định chính nghĩa của Phan Bội Châu
- Va-Ren tuyên bố thả Phan Bội Châu (tôi đem tự do đến cho ông đây). Với các điều kiện: (trung thành với nước Pháp, cộng tác, hợp lực với nước pháp) và (chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên, hãy bảo hộ hợp tác với người Pháp...)
- Va-Ren khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng chung (để mặc đấy những ý nghĩ phục thù) bắt tay với Va-Ren (ông và tôi, nắm chặt tay...) chỉ nên vì quyền lợi cá nhân giống như Va-Ren (đốt cháy những cái mình tôn thờ những cái mà mình từng đốt cháy)...
đ Thực dụng đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
I- Giới thiệu chung.
GV: Yêu cầu HS đọc chú thích * 
? Nêu một vài nét hiểu biết của em về ca Huế ?
GV: Đây là một nét sinh hoạt độc đáo của cố đô Huế. Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản Ca Huế trên sông Hương để tìm hhiểu vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ.
- Ca Huế: dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên Huế nói chung. 
Giáo viên: nêu yêu cầu đọc:
- Chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc;
- Lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
GV: gọi 2 - 3 học sinh đọc văn bản.
? Bố cục của văn bản có thể chia làm mấy phần đó là những phần nào?
? Theo em lý do có mặt của hai bức tranh trong văn bản này là gì?
- Minh hoạ thêm cho 2 nét đẹp của văn hoá Huế đó là cố đô Huế và ca ngợi Huế trên sông Hương.
II- Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản
1. Đọc.
2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến lý hoài nam... giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.
- Phần 2: Từ đêm thành phố đến hết.
Những đặc sắc của ca Huế
Hoạt động 3
III- Phân tích chi tiết.
1. Huế - cái nôi của dân ca. 
Học sinh theo dõi phần đầu văn bản
? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
? Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế?
- Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất.
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
? Tác giả cho thấy dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào?
? Nhận xét các đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản này?.
? Qua đó, tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ?
GV: Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ được hết tên các làn điệu, các nhạc cụ và những ngón đàn của các ca công. Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riệng mà ta có thể cảm nhận được qua văn bản.
? Bên cái nôi dân ca Huế miền Trung em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ?
- Dân ca quan họ Bắc Ninh
- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
 - Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Học sinh theo dõi phần II.
? Tác giả nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế ?
? Qua đó cho thấy t/c nổi bật nào của ca Huế?
? Trong văn bản này, tác giả còn cho biết cách thức biểu diễn ca Huế. Có gì đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế trên các phương diện?
? Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong đoạn văn này?
? Từ đó, nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh ?
? Cách thưởng thức ca Huế cũng được giới thiệu trong văn bản ca Huế trên sông Hương có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế trên các phương diện.
* Không gian:
- Trên thuyền, giữa sông Hương đêm trăng gió mát (trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh).
* Thời gian, con người:
- Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
? Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào ?
Hoạt động 3
Học sinh tự bộc lộ kiến thức về Huế nhất là những kiến thức về văn hoá Huế.
Sau ki đọc văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế.
- Huế còn nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình.
- Qua âm nhạc, con người Huế càng thêm thanh lịch, trữ tình
- Người đến thăm Huế cũng thêm phần hiểu biết văn hoá, trở nên thanh lịch tài tình hơn.
Tác giả đã viết ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu và điều đó đã gợi tình cảm nào trong em.
- Dân ca Huế.
+ Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất (hò trên sông, lúc cấy cày, hò giã gạo, ru em, giã vôi giã điệp, bài chòi, bài tiệm...)
+ Nhiều điệu lý (lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam...)
+ Tất cả đã thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
đ biện pháp liệt kê, kết hợp lời giải - Phong phú về làn điệu,
ị Sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
2. Những đặc sắc của ca Huế.
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi... thể hiện theo 2 dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khía nhạc. 
đ Kết hợp 2 t/c dân gian và cung đình đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã.
* Dàn nhạc:
- Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
 - Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài the, khăn đóng duyên dáng...
* Nhạc công:
- Dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day chớp, búng, ngón, phi, ngón sãi.
- Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đấy hồn người.
đ Liệt kê dẫn chứng để làm rõ cách diễn ca Huế.
ị Thanh lịch, tinh tế
ị Tính dân tộc cao trong biểu diễn.
III. Tổng kết.
- Yêu quý Huế
- Tự hào về vẻ đẹp của đất nước, dân tộc ta
- Mong được đến Huế trên sông Hương
4. Củng cố
GV: có thể hướng dẫn và tổ chức HS hát dân ca ở địa phương và các vùng, miền khác. 
5. Hướng dẫn về nhà:
GV: Yêu cầu HS soạn tiếp bài.
D. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 21/03/2007.
Tiết 114
Liệt kê
A- Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh: hiểu rõ thế nào là phép liệt kê và tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: Cặp/ không cặp; tăng tiến/ không tăng tiến.
2. Tích hợp với phần Văn ở bài Những trò lố hay là Va - rren và Phan Bội Châu, với phần Tập làm văn ở bài Luyện nói về văn nghị luận giải thích.
3. Kĩ năng:
- Có ý thức vận dụng phép liệt trong nói và viết.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài kết hợp SGK - tài liệu hướng dẫn.
Học sinh: Đọc trước bài mới - trả lời SGK.
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trong mỗi câu sau đây, cụm C - V những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch làm chức vụ ngữ pháp gì ?
a) Tôi nghe thấy tiếng những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch [  ].
	(Ngô Văn Phú)
b) Tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I- Thế nào là phép liệt kê?	
Giáo viên: chép VD ra bảng phụ, cho học sinh đọc ví dụ
1. VD: Bên cạnh ngài.......thích mắt........ngoài kia.......nghiêm trang lắm.
 (Phạm Duy Tốn)
? Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm) dưới đây có gì giống nhau?
2. Nhận xét:
Cấu tạo các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau về ý nghĩa chúng cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn. 
? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 2
? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau ?
? Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác.
- Nếu đảo thứ tự của “tre, nứa, trúc mai, vầu” thì các loài nhà tre từ xa lạ đến gần gũi, thân thuộc. Nếu giữ nguyên thì nòi giống nha tre sẽ được người đọc cảm nhận từ những cây quen thuộc đến những cây chưa quen biết nhiều còn xa lạ.
- Nếu đảo ngược hai đoạn in đậm thì đây là kiểu liệt kê không tăng tiến.
Nếu giữ nguyên bản thì nó là liệt kê tăng tiến.
Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ 2
Hoạt động 3
GV: Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động và giàu sức thuyết phục để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là mọtt truyền thống quý báu của dân tộc ta”.
? Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy ?
? Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích dưới đây ?
ị Tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
3. Ghi nhớ - SGK
Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 
II. Các kiểu liệt kê.
1. VD: Toàn thể dân tộc ta.......tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam.....tự do, độc lập ấy......
 (Hồ Chí Minh)
2. Nhận xét
Câu a: sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp
b. sử dụng phép liệt kê theo từng cặp
VD: a- Tre nứa......mọc thẳng
 (Thép Mới)
b. Tiếng việt của chúng ta.........dân tộc, quốc gia.
 (Phạm Văn Đồng)
3. Ghi nhớ.
- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
III. Luyện tập.
Bài 1
- Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc.
a. Sức mạnh của tinh thần yêu nước
b. Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các anh hùng dân tộc
c. Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh pháp. Chẳng hạn để làm đầy đủ ý a tác giả đã dùng phép liệt kê.
Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn
Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn
Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước
Bài tập 2:
a. Lần 1: dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm
Lần 2: Những cu li xe kéo tay phòng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng.
Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm
Những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm
Cái rốn của một chú khách trưng bày ra giữa trời
Một viên quan uể oải bước qua, tay phe phảy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc đẩu bội tinh hình chữ thập.
b. Phép liệt kê gồm.
Dòng thơ 2: Em đã sống rồi, em đã sống!
 3. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
4. Củng cố:
Giáo viên khái quát bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
D. Rút kinh nghiệm
	Ngày soạn: 30/ 03/2007
Tiết 115
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
A- Mục tiêu cần đạt.
	1. Kiến thức:
Giúp học sinh: có được hiểu biết chung về văn bản hành chính: mục đích nội dung yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
2. Tích hợp với phần Văn ở bài Ca Huế trên sông Hương với phần Tiếng Việt ở bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
3. Kĩ năng:
Viếy được những văn bản hành chính đúng mẫu.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài + nghiên cứu tài liệu + sách hướng dẫn.
Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện:	7A	7D.
2. kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
Học sinh quan sát và đọc thầm 3 văn bản SGK
Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo
- Khi cần truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc cho nhiều người biết một vấn đề gì đó (thường là rất quan trọng) người ta dùng.
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị.
- Khi cần thông báo một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên thì người ta dùng văn bản báo cáo.
Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau.
Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên không?
Giáo viên khái quát gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2
? Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính ? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó là gì ?
I- Thế nào là văn bản hành chính ?
1. Đọc văn bản sau:
- Thông báo
- Văn bản đề nghị
- Báo cáo
- Thông báo nhằm phổ biến 1 nội dung
- Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến
- Báo cáo nhằm tổng kết nêu lên những gì đã thể hiện cho cấp trên biết.
- Hình thức trình bày theo mẫu quy định
Khác mục đích và nội dung cụ thể.
Khác tác phẩm văn, thơ vốn dùng hư cấu tưởng tượng xây dựng hình tượng.
- Biên bản, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, hợp đồng...
2. Ghi nhớ SGK
ã Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
ã Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm làm văn bản và ngày tháng.
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản.
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
- Kí tên người gửi văn bản.
II- Luyện tập
- Có hai trường hợp không dùng văn bản hành chính:
+ Trường hợp 3: dùng phương thức biểu cảm
+ Trường hợp 6: dùng phương thức kể chuyện và để tái hiện buổi tham quan
Các trường hợp còn lại dùng văn bản hành chính
- Tình huống 1: Dùng văn bản thông báo
- Tình huống 2: Dùng văn bản báo cáo
- Tình huống 4: Phải viết đơn xin nghỉ học
- Tình huống 5: Dùng văn bản đề nghị
4. Củng cố:
Giáo viên: khái quát bài giảng
ã Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
ã Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm làm văn bản và ngày tháng.
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản.
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
- Kí tên người gửi văn bản.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài Văn bản đề nghị.
d. Rút kinh nghiệm
	Ngày soạn: 30/ 03/ 2007
Tiết 116 - Tập làm văn.
Trả bài tập làm văn số 6
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu...
Tự đánh giá đúng hơn về chất lượng làm bài của mình, về trình độ tập làm văn của bản thân mình; nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: chấm bài, nhận xét bài làm của học sinh.
Học sinh: nhận bài rút kinh nghiệm.
C- Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện:	7A	7D.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Nội dung trả bài
I. Đề bài:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
II. Nhận xét đánh giá.
1. Tìm hiểu đề và xác định nội dung bài làm.
Học sinh nhắc lại cách làm bài văn lập luận giải thích, tìm hiểu đề nghị văn nghị luận.
Học sinh thảo luận: với một đề bài như thế thì nên định hướng ra sao cho bài viết (viết cho ai, viết về cái gì, để làm gì, làm bài ta cần huy động nội dung kiến thức nào).
Học sinh xây dựng bố cục: giáo viên hướng dẫn thảo luận xây dựng.
2. Đánh giá bài làm của học sinh.
Giáo viên trả bài cho học sinh và học sinh nhận bài và rút ra kinh nghiệm
So với những yêu cầu ấy, bài làm của em có những ưu khuyết điểm cụ thể?
- Ưu điểm: nắm đúng nội dung thể loại giải thích, đã đưa ra dẫn chứng và biết phân tích. Trình bày bài và lập luận chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.
- Khuyết điểm
Mở bài viết rất sơ sài, chung chung, chưa nêu được nét nổi bật ý cần giải thích vẫn còn nhiều học sinh viết tràn lan không phân biệt rõ bố cục mở bài với thân bài nhất là học sinh lớp A, B dẫn chứng nghèo, đưa dẫn chứng ra nhưng không phân tích, lập luận chưa chặt chẽ và nhiều em kể nhiều chi tiết lan man.
- Cần phải cố gắng về lập luận các dẫn chứng, lấy dẫn chứng và phân tích.
3. Sửa lỗi.
- Lỗi chính tả: giữa các r, d, tr, ch, s, x
Lỗi câu diễn đạt rườm già, dài dòng, sửa lý lẽ phân tích của các em, lỗi xây dựng bố cục chưa rõ ràng (nhiều nhất vẫn là lớp A, B). Hầu như dẫn chứng không có nhiều.
4. Công bố kết quả.
Giáo viên đọc mẫu một vài bài đạt kết quả cao, để học sinh đọc, nghe rút kinh nghiệm cho bài làm của mình sau. Giáo viên động viên giúp các em, trong các bài sau.
4. Củng cố:
GV: - Trả bài.
 - Nhận xét giờ trả bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài viết số 6.
- Chuẩn bị bài: Quan âm thị Kính.
d. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_29_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc