Tiết:1 TÔI ĐI HỌC
-Thanh Tịnh-
A: Mục tiêu.
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, học sinh thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân.
B: chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại một số bài văn bản nhật dụng ở chương trình Ngư văn 7.Soạn bài trước ở nhà.
C: Các hoạt động dạy học
Ngày soạn:15/8/2008 Ngày dạy:. /. /2008 Tiết:1 Tôi đi học -Thanh Tịnh- A: Mục tiêu. - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, học sinh thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. - Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. B: chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo. - Học sinh: Ôn lại một số bài văn bản nhật dụng ở chương trình Ngư văn 7.Soạn bài trước ở nhà. C: Các hoạt động dạy học T/g Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 10' 15' 10' Cho học sinh đọc chú thích * SGK tr8 ?Qua phần chú thích * em hãy tóm tắt về nhà văn Thanh Tịnh. ?Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại gì. ?Phương thức biểu đạt chính của văn bảm này là gì. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản +Đoạn văn diễn tả dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” nên cần đọc với giọng thay đổi theo dòng tâm trạng của nhân vật. Cho học sinh đọc văn bản. Cho học sinh tìm hiểu chú thích 2,3,7 Chú ý chú thích “Ông đốc;Lạm nhận” Bài văn được viết theo dòng hồi tưởng của nhà văn về những ngày đầu tựu trường. ?Em hãy chỉ ra quá trình hồi tưởng của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên thể hiện trong bài. ?Em hãy nêu những hoàn cảnh và thời điểm khiến tác giả nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình. ?Vì sao vào thời điểm đó tác giả lại nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình. ?Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên như thế nào. ?Để diễn tả tâm trạng đó tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào? Em hãy phân tích giá trị biểu cảm của những từ ngữ đó I. Giới thiệu chung. 1-Tác giả. -Thanh Tịnh(1911-1988) SGK tr8 2-Tác phẩm. -Truyện ngắn mang đậm tính tự truyện. -In trong tập “Quê mẹ-1941” -Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với biểu cảm. II.Đọc -Hiểu văn bản. 1-Đọc. Học sinh đọc văn bản. 2-Chú thích. -Ông đốc:ở đây là ông hiệu trưởng. -Lạm nhận:nhận quá đi, nhận vào mình những phần, những điều không phải của mình. 3-Bố cục. -Những cảnh cuối thu đã khiến tác giả nhớ về buổi tự trường. +Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường. +Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường, các bạn, mọi người,lúc nghe tên mình, khi phải rời tay mẹ vào lớp. + Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên. 4-Phân tích. a-Khơi nguồn nỗi nhớ. -Thời điểm: Cuối thu -Cảnh thiên nhiên: Lá ngoài đường rụng nhiều, mây bàng bạc. -Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường. Thời điểm khai giảng hàng năm. -Tâm trạng: Náo nức; mơn man; tưng bừng; rộn rã. Cảm xúc chân thực, cụ thể góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. IV.Củng cố. (3phút) ?Hãy nêu những nét chính về nhà văn Thanh Tịnh và văn bản “Tôi đi học” của ông. ?Em hãy kể một lỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. V.Hướng dẫn học bài. (1phút) - Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản. -Soạn tiếp phần còn lại của văn bản( Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên) Ngày soạn:15 /8/2008 Ngày dạy:. /. /2008 Tiết 2 Tôi đi học (Tiếp) -Thanh Tịnh- A. Mục tiêu. (Như tiết 1) B. Chuẩn bị: - Giáo viên:Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, bảng phụ ghi câu hỏi bài tập củng cố. - Học sinh: Học bài cũ, soạn trước bài mới. C. Tiến trình bài dạy. I. ổn định tổ chức lớp.(1phút) II. Kiểm tra bài cũ.(5phút) ? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học”. ?Hãy phân tích diễn bến tâm trạng của nhân vật “ Tôi”-Tôi đi học,khi cùng mẹ đi đến trường. Giáo viên nhận xét, cho điểm. III.Bài mới. T/g Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 9' 9' 10' 6' ?Khi nhớ về những kỉ niệm buổỉ tựu trường đầu tiên những cảm xúc của mình được tác giả miêu tả như thế nào. ? Những hình ảnh, chi tiết nào trong văn bản cho ta biết được tâm trạng của chú bé khi cùng mẹ tới trường. ?khi kể truyện trong đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì.Em có nhận xét gì về nghệ thuật này. *Tâm trạng của cậu bé lần đầu tiên đến trường. Có sự thay đổi lớn. ? Khi đã cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí nhân vật tôi đã nhìn thấy cảnh tượng gì.Tâm trạng ra sao. ? Khi nghe thấy tiếng trống và khi nghe đến tên mình nhân vật tôi đã có tâm trạng gì. ? Vì sao nhân vật tôi lại bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc khi sắp vào lớp. ? Qua tìm hiểu trên em thấy nhân vật tôi là một cậu bé như thế nào. Cậu có phải là người yếu đuối không. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi. ? Nhân vật tôi khi bước vào chỗ ngồi có tâm trạng như thế nào. ? Hình ảnh một con chim liệng đến đứng trên bậc cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay đi có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không.Vì sao. ? Dòng chữ tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì. ? Em có nhận xét gì về thái độ cử chỉ của những người lớn (Ông đốc;thầy giáo;phụ huynh )đối với các em lần đầu tiên đi học. ? Qua hình ảnh,cử chỉ và tấm lòng của người lớn đối với các em nhỏ em cảm nhận được gì. Cho học sinh đọc ghi nhớ G/v nhấn mạnh ghi nhớ. ? Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của bản thân? ? Hãy nêu những cảm xúc của em khi đi tới trường trong ngày đầu tiên đó? II. Đọc –Hiểu văn bản.(Tiếp ) 4.Phân tích(Tiếp ) b-Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường. - “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nởbầu trời quang đãng”. - “Buổi mai hôm ấy Mẹ tôi lắm tay tôi Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lầncó sự thay đổi lớn :hôm nay tôi đi học” - “Tôi có ý nghĩ lướt ngang trên ngọn núi ” Cách kể truyên nhẹ nhàng , miêu tả những cảm giác bằng những lời văn giàu chất thơ , hình ảnh so sánh đầy thơ mộng cho thấy sự thay đổi lớn trong “tôi” c-Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi trên sân trường và khi nghe thấy tên mình. -Sân trường dày đặc những người . Người nào quần áo cũng sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa nảy sinh cảm giác mới “đâm ra lo sợ vẩn vơ bỡ ngỡ đứng nép bên người thân thêm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ” -Tiếng trống trường vang lên đã làm “vang dội cả lòng”cảm thấy mình chơ vơ , vụng về lúng túng . -Vì xa lạ sợ hãi của một cậu bé nông thôn rụt rè ít tiếp xúc với đám đông không phải là một cậu bé yếu đuối (Cảm giác nhất thời) Dùng lối so sánh , từ ngữ miêu tả tâm trạng chính xác cảm xúc của nhân vật. d-Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào trong lớp học. -Nhìn cái gì cũng thấy mới,thấy hay hay, cảm giác lạm nhận (Nhận bừa)-Chỗ ngồi kia là của riêng mình, nhìn bạn mới quen mà thấy quyến luyến -Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng gợi sự luối tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới của cuộc đời-Làm học sinh -Cách kết thúc truyện tự nhiên bất ngờ. Dòng chữ “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới. Dòng chữ gợi cho ta hồi nhớ lại buổi thiếu thời, thể hiện chủ đề truyện. -Ông đốc: Từ tốn, bao dung. -Thày giáo trẻ: Vui tính, giàu tình yêu thương. -Phụ huynh: Chu đáo, trân trọng ngày khai trường. Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai. *Ghi nhớ.SGK tr9 -Học sinh đọc ghi nhớ. III.Luyện tập. -Học sinh kể những kỉ niệm tiêu biểu nhất. -Học sinh nêu cảm xúc IV.Củng cố.(4phút) 1.Giáo viên treo bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm lên bảng. Gọi học sinh lên bảng làm bài ? Văn bản tôi đi học có sự kết hợp của những phương tức biểu đạt nào? A-Tự sự. C.Biểu cảm. B.Miêu tả. D.Cả A,B,C 2.Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học” khi cùng mẹ tới trường. V.Hướng dẫn học.(1phút) - Học lại bài cũ. - Làm bài tập phần luyện tập. - Soạn trước bài “Trong lòng mẹ”qua hệ thống câu hỏi phần :Đọc-Hiểu văn bản Ngày soạn:15/8/2008 Ngày dạy:. /. /2008 Tiết 3 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A. Mục tiêu. - Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Giáo dục học sinh sử dụng từ Tiếng Việt cho đúng. - Rèn cho học sinh tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. B Chuẩn bị: - Giáo viên:Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo. - Học sinh: Học bài cũ, ôn lại kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. C: Tiến trình lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 20' 15' I: Kiểm tra bài cũ. II: Nội dung bài mới. *Giới thiệu bài. G/v ghi sơ đồ SGK tr 10 lên bảng ? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn các từ “thú,cá, chim”. ?Vì sao. -GV: Nghĩa của từ “động vật” bao hàm cả phạm vi nghĩa của các từ “thú chim cá”. ? Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “voi hươu”. ?Vì sao. -GV: Nghĩa của từ “thú” bao hàm cả phạm vi nghĩa của các từ “voi, hươu”. ? Nghĩa của từ “cá” rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá thu, cá rô”?Vì sao. ? Nghĩa của từ “chim” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “tu hú, sáo”?Vì sao. ? Nghĩa của các từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ nào và đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào. ? Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp. ? Một từ có thể vừa có đồng thời nghĩa rộng và có nghĩa hẹp được không? Vì sao ? -Cho học sinh đọc ghi nhớ -G/v nhấn mạnh ghi nhớ. -Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập. -Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. -Giáo viên nhận xét, cho điểm. -Giáo viên cho học sinh thảo luận theo bàn -Gọi học sinh trả lời sau khi đã thảo luận -G/vnhận xét, cho điểm. -Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập. -Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. -Giáo viên nhận xét, cho điểm. -Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập. -Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. -Giáo viên nhận xét, cho điểm. G/v hướng dẫn cho học sinh làm bài. 1Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. a.Ví dụ. Học sinh quan sát sơ đồ b.Nhận xét. -Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú chim cá” vì: Từ “động vật” chỉ chung cho tất cả các sinh vật có cảm giác và tự vận động được: người, thú,chim, sâu -Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, hươu” vì từ “thú” có nghĩa khái quát , bao hàm tất cả các động vất có xương sống bậc cao , có lông mao,tuyến vú, nuôi con bằng sữa -Rộng hơn vì : Phạm vi nghĩa của từ “cá” bao hàm nghĩa các từ “cá rô,cá thu”. -Rộng hơn vì : Phạm vi nghĩa của từ “chim” bao hàm nghĩa các từ “tu hú, sáo”. -Nghĩa của từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, hươu, tu hú,sáo, cá rô,cá thu” đồng thời hẹp hơn nghĩa từ “động vật”. -Học sinh nêu *Ghi nhớ. SGK tr10 -Học sinh đọc ghi nhớ 2.Luyện tập. a-Bài tập 1 a. Y phục quầ ... ian. Ông đã từng đi khắp 4 phương trời - Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật, sống không hợp pháp ở Trung Quốc, bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt ông là kẻ có tội vì yêu nước đối với thực dân Pháp. - Không khuất phục, tin mình là người yêu nước chân chính, lạc quan kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu. - Giọng thơ trầm tĩnh, thống thiết nỗi đau dớn của người anh hùng đầy khí phách. - HS khái quát. - Hs liên hệ với thơ Hồ Chí Minh: " Ăn cơm nhà nước ở nhà công Binh lính theo sau để hộ tùng Non nước dạo chơi tuỳ sở thích Làm trai như thế cũng hào hùng" ( Nói cho vui ) c) Hai câu luận. - HS đọc 2 câu luận + Bủa tay: mở rộng vòng tay để ôm lấy + Kinh tế: kinh bang tế thế - trị nước cứu đời công việc của người quân tử, người anh hùng - 2 câu thơ đối xứng cả ý và thanh - Giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn, cách nói khoa trương nhưng vẫn quen thuộc gợi tả khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước - HS cảm nhận. d) Hai câu kết. - HS đọc 2 câu kết - Còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước. - ý chí gang thép, tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, bất chấp thử thách gian nan. - Điệp từ ''còn'' ở giữa câu thơ buộc người đọc phải ngắt nhịp 1 cách m ạnh mẽ lời nói dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ. - HS cảm nhận. 4. Tổng kết . a) Nghệ thuật: - Gọng thơ hào hùng, biểu cảm trực tiếp, phép đối chặt chẽ, sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ mà vẫn vui, dí dỏm. b) Nội dung: - Thể hiện phong thái ung dung, đàng hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan BChâu. * Ghi nhớ. SGK. III. Luyện tập (5') ? Ôn lại thể thơ TNBCĐL, em hãy nhận dạng thể thơ của bài thơ này về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần. (Toàn bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, vần hiệp ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 ''lưu'', ''tù'', ''châu'', ''thù'', ''đâu''; hai cặp 3-4; 5-6 đối nhau) ? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ. (Cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục tỉnh Quảng Đông) ? Hãy phát biểu cảm nghĩ về tinh thần của các nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. (Vượt lên thử thách hiểm nguy, giữ vững khí phách kiên cường, niềm lạc quan, lòng tin không lay chuyển vào sự nghiệp cứu nước) IV. Củng cố:(3') - Chọn đáp án đúng nhất: ''Mở miệng cười tan cuộc oán thù'' có thể hiểu theo cách nào? A. Tiếng cười làm tan mối thù hận. B. Tiếng cười của người yêu nước trước kẻ thù có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù. C. Tiếng của người yêu nước trong cảnh tù ngục mang sức mạnh đấu tranh. D. Cả A, B, C V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và NT của bài. - Phát biểu cảm nghĩ về Phan Bội Châu - Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn. Tuần 15 Tiết 59 Ngày soạn:8/12/2006 Ngày dạy:17/12/2006 Tiếng Việt: ôn luyện về dấu câu A. Mục tiêu. - HS nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống - Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu - Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu câu đã học. B. Chuẩn bị: - GV: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê - HS: Ôn tập, trả lời câu hỏi trong SGK: lập bảng thống kê. C.Tiến trình bài dạy. I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng làm gì: Hôm sau , bác sĩ bảo Xiu: ''Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn bồi dưỡng và chăm nom thế thôi''. (Đánh dấu lời dẫn trực tiếp) III.Bài mới. Hoạt động của thày Hoạt động của trò 10/ ? ở lớp 6, 7, 8 ta đã học những dấu câu nào. GV kẻ bảng thống kê lên bảng, gọi học sinh lên điền công dụng, học sinh khác đối chiếu và nhận xét. - Kiểm tra học sinh lập bảng thống kê về dấu câu theo mẫu SGK đối với những em còn lại. I. Tổng kết về dấu câu. - HS suy nghĩ trả lời + Lớp 6: Dấu (?)' (!) và dấu phẩy + Lớp 7: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang + Lớp 8: Dấu ngoặc đơn, (:), ('' '') Stt Dấu câu Công dụng 1 Dấu chấm - Kết thúc câu trần thuật 2 Dấu chấm than - Kết thúc câu cầu khiến và cảm thán 3 Dấu chấm hỏi - Kết thúc câu nghi vấn 4 Dấu phẩy - Phân cách các thành phần và các bộ phận câu 5 Dấu chấm lửng - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết - Làm giãn nhịp điệu câu văn hài hước dí dỏm 6 Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép phức tạp - Đánh dấu ranh giới các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp. 7 Dấu gạch ngang - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. 8 Dấu ngoặc đơn - Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin) 9 Dấu hai chấm - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại 10 Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,... 10/ 15/ - Y/ c học sinh đọc ví dụ ? Thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào ? Nên dùng dấu gì kết thúc câu. - Y/c học sinh quan sát ví dụ ? Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì. - Y/c học sinh quan sát ví dụ ? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới trong các thành phần đồng chức ? Hãy đặt dấu đó cho thích hợp - Y/c học sinh quan sát ví dụ ? Đặt câu (?) ở cuối câu 1 và dấu chấm cuối câu 2 đúng chưa ? Vì sao. ? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì ? Có những lỗi nào thường gặp về dấu câu. - Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK. - GV đọc cho học sinh chép, chú ý dùng dấu câu đúng chỗ. ? Phát hiện lỗi dấu câu, thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết) ? Hãy chỉ ra và chữa các lỗi về dấu câu trong ví dụ sau: + Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả. + Công việc nhà, chồng ... + Công việc nhà chồng, chị ... II. Các lỗi thường gặp về dấu câu. 1. Dấu chấm ngắt câu khi câu đã kết thúc - HS đọc, quan sát - Thiếu dấu câu sau từ ''xúc động'' - Dấu chấm - viết hoa chữ (t) ở đầu câu 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc - HS quan sát ví dụ - Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là sai vì câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy 3. Thiếu dấu thích hợp để để tách các bộ phận của câu khi cần thiết - HS quan sát ví dụ - Thiếu dấu phẩy 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu - Cam, quít, bưởi, xoài ... - HS quan sát ví dụ - Sai vì câu 1 không phải câu nghi vấn đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm. Câu 2 là câu nghi vấn nên dùng (?). Câu 3 dùng (!) sau câu cầu khiến. 5. Ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ III. Luyện tập . 1. Bài tập 1 - Lần lượt dùng các dấu câu : (,) (.) (.) (,) (:) (-) (!) (!) (!) (!) (,) (,) (.) (,) (.) (,) (,) (,) (.) (,) (!) (-) (?) (?) (?) (!) 2. Bài tập 2 a) ... mời về ? (thay dấu chấm (,) = (?) mẹ dặn là anh ... nay. (Bỏ dấu (:) và ('' '') b) Từ xưa, trong cuộc sống ... sx, vì vậy, có câu TN ''lá lành ...'' c) ... tháng, nhưng ... (thay dấu (.) bằng dấu (,) 3. Bài tập 3 - Câu mơ hồ do thiếu dấu câu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu. đọc câu này, có đến 3 khả năng trả lời câu hỏi: Ai lo liệu tất cả? Dùng dấu phẩy để ngắt các bộ phận trong câu 1 cách thích hợp IV. Củng cố:(3') - Hệ thống lại các công dụng dấu câu, các lỗi tránh khi dùng dấu câu . V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Ôn tập TV đã học từ đầu năm - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tiếng Việt. Tuần 15 Tiết 60 Ngày soạn: 8/12/2006 Ngày dạy: 18/12/2006 kiểm tra tiếng việt A. Mục tiêu. - Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I lớp 8 - Rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt - Nghiêm túc làm bài B. Chuẩn bị: - Gv :Ra đề kiểm tra - Hs ôn tập C.Tiến trình bài kiểm tra. I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III.Hoạt động kiểm tra: Giáo viên giao đề. 2. Quản lớp cho học sinh làm bài. Đề bài Phần I: Trắc nghiệm ( 3,5điểm) Câu1. Sự xắp xếp các nhóm từ sau đúng hay sai? A/ Đồ dùng gia đình: Giường tủ, bàn ghế, xe điện, xe đạp. B/Hoa: hoa lan, hoa huệ, hoa mắt, hoa đài. C/Gia đình: Ông bà, cha mẹ, thợ xây, bộ đội. A/ Đúng B/ Sai Câu2: Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được một câu giải thích đúng nghĩa của các từ tượng hình, tượng thanh sau: A B 1/Mủm mỉm a)Có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt tạo vẻ sinh động. 2/Thướt tha b)Kiểu cười không nghe tiếng, chỉ trông thấy dáng môi hơi mấp mé và cử động nhẹ. 3/Long lanh c)Âm thanh cao và trong, phát ra với nhịp độ mau. 4/ Lanh lảnh d)Có dáng cao rủ xuống và chuyển động một cách mềm mại, uyển chuyển. 1-...... 2-...... 3-...... 4-...... Câu3: Trong giao tiếp, chúng ta có nên sử dụng thường xuyên các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội không? A/Có B/Không Câu4: Từ “mà” trong hai câu thơ sau thuộc từ loại gì? “Người mà đến thế thì thôi Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi” A/ Trợ từ. B/ Thán từ. C/Tình thái từ. D/Quan hệ từ. Câu5: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có sử dụng thán từ. A/Hỡi ơi lão Hạc! B/ Con vua thì lại làm vua. C/Tú hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà. D/ Nào đi tới! Bác Hồ ta nói. Câu6: Điền từ thích hợp vào chỗ( ......) để nối các vế trong những câu ghép sau: A/Chúng ta .......hi sinh tất cả.......không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. B/Trời tối rồi.....họ vẫn chưa về. C/Trời......mưa lớn, nước sông .......lên to. D/Anh đi.......tôi đi. E/.....nhà xa trường ...........em vẫn đi học đúng giờ. Phần II: Tự luận( 6,5 điểm). Câu1. Phát hiện các biện pháp nói giảm, nói tránh trong những đoạn trích sau và nêu tác dụng của chúng. A/ Ông mất năm nao ngày độc lập Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao Bà về năm đói làng treo lưới Biển động hòn Mê giặc bắn vào. B/ Ăn ở với nhau được đứa con trailên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài cũng bỏ đi để cô ở lại một mình. Câu2: A/ Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép sau: 1/Nếu có thời gian thì tôi sẽ đến thăm bạn. 2/nếu tỉnh anh có nhiều mía thì tỉnh tôi lại có nhiều dừa. 3/Tôi đọc sách và Lan xem ti vi. 4/Trời mưa và đường lầy lội. 5/Mĩ đánh cả nước, cả nước đánh Mĩ. B/ Từ các ví dụ trên, hãy cho biết khi xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép cần lưu ý điều gì? Đáp án- Biểu điểm. Phần I. Phần trắc nghiệm. Câu1. Câu2. Câu3. Câu4. Câu5. Câu6. Phần II. Phần tự luận. Câu1. A/ - Nói giảm, nói tránh: mất; về. - Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương. B/ - Nói giảm, nói tránh: chết; bỏ đi - Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương. Câu2. Quan hệ giữa các vế câu ghép là: A/ 1.Quan hệ 2.Quan hệ 3.Quan hệ 4.Quan hệ 5.Quan hệ B/ Khi xác định quan hệ giữa các vế câu ghép cần chú ý vào: Quan hệ từ và các cặp quan hệ từ. Các cặp từ hô ứng. Hoàn cảnh, văn cảnh cụ thể. IV. Củng cố: - Giáo viên thu bài về nhà chấm. Nhận xét qua về giờ kiểm tra. V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn kĩ lại phần Tiếng Việt. - Làm tốt các bài tập trong sách bài tập. - Chuẩn bị tốt cho ôn luyện, thi học cuối năm.
Tài liệu đính kèm: