Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 104

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 104

A MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

-Hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn giàu chất hồi tưởng chất thơ của Thanh Tịnh.

-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức-biểu cảm phát hiện và phân tích nhân vật tôi-người kể chuyện.

-Liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.

B CHUẨN BỊ:

-Đồ dùng: nếu có điều kiện cho học sinh xem băng hình về ngày khai giảng.

-Dự kiến các khả năng tích hợp:

+Tích hợp ngang với Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ(TV); Tính thống nhất về chủ đề văn bản(TLV)

+Tích hợp dọc: Cổng trường mở ra ( lớp 7)

C TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1)Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số.

 2)Bài cũ:

 3)Bài mới:

 

doc 171 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 1
Tuần: 1 -Tiết:1,2
NS: ND:
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
AMỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
-Hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn giàu chất hồi tưởng chất thơ của Thanh Tịnh.
-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức-biểu cảm phát hiện và phân tích nhân vật tôi-người kể chuyện.
-Liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
BCHUẨN BỊ:
-Đồ dùng: nếu có điều kiện cho học sinh xem băng hình về ngày khai giảng.
-Dự kiến các khả năng tích hợp: 
+Tích hợp ngang với Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ(TV); Tính thống nhất về chủ đề văn bản(TLV)
+Tích hợp dọc: Cổng trường mở ra ( lớp 7)
CTIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
	3)Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Ở lớp 7 các em được học bài gì? của ai? Nói về chuyện gì thể hiện tâm trạng gì, thuộc kiểu văn bản gì?
-Dựa vào chú thích, em có thể cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?
(Tôi đi học là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng văn xuôi 30-45 Thạch Lam, Hồ Zếnh,Thanh Tịnh loại tiểu thuyết tình cảm, truyện thường không có cốt truyện, lớp 8 cũ có GLĐM của TL)
-Giáo viên có thể giới thiệu thêm về tác giả Thanh Tịnh.
(TT 1911-1988 tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh. Ông học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm rồi vào nghề dạy học. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông có mặt trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện ngắn, truyện dài, thơ ca, bút ký văn học Nhưng ông thành công nhất là lĩnh vực truyện ngắn(Quê mẹ) và thơ. Những truyện ngắn hay nhất của TT nhìn chung toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, ngọt ngào quyến luyến. Tôi đi học là một trường hợp tiêu biểu.)
-Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ –1941 ,những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”.
*Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích.
-Giáo viên lưu ý học sinh cách đọc tác phẩm giọng chậm, buồn, lắng sâu chú ý các câu nói của nhân vật cho phù hợp.
-Giáo viên đọc, cho học sinh đọc tác phẩm.
-Học sinh đọc chú thích, giáo viên lưu ý các chú thích 2,6,7.
(ông đốc là danh từ riêng hay danh từ chung? Tìm xem trong trường ông đốc là ai? Lạm nhận là gì? Lớp 5 bây giờ có phải là lớp 5 mà em đã học không? )
-Xét về mặt thể loại, có thể xếp bài này vào loại văn bản nào?
(văn bản biểu cảm vì truyện là cảm xúc tâm trạng nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên )
-Truyện có thể chia thành những đoạn như thế nào? 
(5 đoạn: khơi nguồn kỷ niệm; tâm trạng và cảm giác nhân vật tôi khi đi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên; tâm trạng và cảm giác của tôi khi cùng mẹ đến trường; tâm trạng và cảm giác của tôi khi nghe ông đốc gọi danh sách và rời tay mẹ vào lớp; khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên)
*Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản.
-Cho học sinh đọc 4 câu đầu.
-Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
-Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỷ niệm cũ như thế nào? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy?
(Những cảm xúc của tác giả qua các từ nao nức, mơn man góp phần rút ngắn khoảng thời gian quá khứ và hiện tại, làm cho câu chuyện xảy ra từ lâu lắm mà như hôm qua)
Tiết 2:
-Cho học sinh đọc đoạn 2: Buổi mai hôm ấytrên ngọn núi
-Những chi tiết nào diễn tả tâm trạng thay đổi của nhân vật tôi trong cử chỉ, hành động và lời nói khi cùng mẹ đến trường khiến em chú ý? 
(đó cũng là một tâm trạng rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường, những động từ diễn tả hành động của tôi khiến người đọc hình dung tư thế và cử chỉ ngây ngô đáng yêu của chú bé)
-Giáo viên đọc đoạn 3: Trước sân trường đến các lớp
-Tâm trạng của tôi khi đến trường, đứng giữa sân, khi nhìn mọi người, cảnh các bạn học sinh cũ vào lớp..thì tâm trạng của tôi như thế nào? lo sợ, bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng hay chơ vơ, lúng túng? Ý kiến của em?
-Tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách mới như thế nào? 
-Vì sao tôi lại bất giác giúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, có phải chú bé này tinh thần yếu đuối không?
-Cho học sinh đọc đoạn cuối.
-Khi bước vào chỗ ngồi trong lớp tâm trạng của nhân vật tôi lạ 
 IGiới thiệu chung:
1)Tác giả : SGK/8
2)Tác phẩm: 
aHoàn cảnh sáng tác: Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ-1941.
bNội dung:Trong cuộc đời mỗi con người, kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.
 II Đọc-hiểu văn bản:
1)Đọc-chú thích:
2)Tóm tắt:
3)Phân tích:
3.1Khơi nguồn kỷ niệm:
-vào cuối thu lá ngoài đường rụng, mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức, kỷ niệm mơn nanmấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường
àCảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
3.2Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường :
-Con đường này tôi đã đi quen thay đổi lớn tôi đi học
-..tôi cảm thấy mình trang trọng đứng đắn
-..quyển vở mới trên tay tôi bắt đầu thấy nặng..xóc lên và nắm lại cẩn thận
-Mẹ đưa bút thước cho con cầm
à Tâm trạng hăm hở, háo hức 
3.3Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đến trường:
-Trước sân trường Mỹ Lý dày đặc cả người, trường Mỹ Lý xinh xắn
-Lòng tôi lo sợ vẩn vơ
-Cảm thấy mình chơ vơhai chân các cậu cứ dềnh dàngtoàn thân cứ run run
àTâm trạng chơ vơ vụng về lúng túng.
3.4Tâm trạng của nhân vật 
lùng như thế nào? 
-Hình ảnh con chim liệng vỗ cánh bay cao có nghĩa thế nào? 
-Chi tiết Tôi đi học ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
-Trình bày cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
(Các phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này; Ông đốc là hình ảnh người thầy một người lãnh đạo từ tốn bao dung, chứng tỏ ông là người vui tính, bao dung; trách nhiệm tấm lòng của của gia đình nhà trường đối với thế hệ tương lai)
-Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn.
-Văn bản trên có kết hợp các loại văn bản miêu tả, kể chuyện , biểu cảm không? Tác dụng?
-Vai trò thiên nhiên trong truyện ngắn này như thế nào? 
-Chất thơ của truyện được thể hiện những yếu tố nào?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/9
*Hoạt động 4: Luyện tập.
-Giáo viên cho học sinh luyện tập theo câu hỏi trong SGK/9.
-Cho học sinh làm bài 1, có thể gợi ý để các tổ thảo luận đọc bài đại diện của nhóm.
-Bài 2 cho các em về nhà làm.
tôi khi nghe ông đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp.
-Nghe gọi đến tên giật mình và lúng túng
-..Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn
-Tôi bất giác quay lưng lại rồi.. nức nở khóc theo..
-..tôi chưa thấy lần nào xa mẹ như lần này xa mẹ một chút nào hết
àTâm trạng lo lắng, hồi hộp 
3.5Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi vào lớp học.
-Tôi nhìn bàn ghếlạm nhận..
-Một con chim..
àTâm trạng vừa xa lạ vừa gần gũi nhưng vừa ngỡ ngàng lại vừa tự tin.
*Các hình ảnh so sánh đặc sắc:
-Tôi quên thế nào được bầu trời quang đãng.
-Ý nghĩ ấy thoáng qualướt ngang trên ngọn núi.
-Họ như những con chimrụt rè trong cảnh lại.
àCác so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm gắn với những hình ảnh thiên nhiên tươi sáng, trữ tình.
*Nghệ thuật:
-Đặc sắc nghệ thuật: bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian; Tác phẩm giàu chất trữ tình đan xen giữa tự sự và miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
-Sức cuốn hút của truyện: tình huống truyện, tình cảm con người với con người, hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm. 
 IIITổng kết:
 Ghi nhớ SGK/ 9.
 IVLuyện tập: 
	4/Hướng dẫn về nhà
-Nêu nội dung chính của tác phẩm.
-Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm là gì?
-Học bài, làm bài luyện tập 2.
-Soạn bài Trong lòng mẹ(Nguyên Hồng)
Tuần: 01- Tiết:03
NS: ND:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
AMỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
 Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
-Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
BCHUẨN BỊ
-Học sinh soạn bài theo hướng dẫn giáo viên, ôn lại kiến thức đã học ở lớp 7: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa.
-Tích hợp với dọc kiến thức quan hệ đồng nghĩa ..(lớp 7) 
-Tích hợp ngang với Tôi đi học – Tính thống nhất về chủ đề văn bản.
CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2)Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3)Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
-Ở lớp 7 các em đãhọc về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Tìm một số ví dụ về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa?
(Giáo viên cho học sinh tìm ví dụ sau đó ghi lên bảng phụ) 
-Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên?
(có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa: các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể; các từ trái nghĩa có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu)
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm
-Cho học sinh quan sát sơ đồ trong SGK.
-Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá vì sao?
(động vật bao hàm cả thú, chim, cá)
- Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú,sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá chim? Vì sao?
-Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ nào hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
*Hoạt động 3: tổng hợp  ...  Tác hại của lối học ấy là gì?
?Bài tấu có đoạn bàn về phép học đó là những phép học nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất? Vì sao?
?Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.
MỤC ĐÍCH CHÂN CHÍNH CỦA VIÊÏC HỌC
Phê phán những lệch lạc sai trái
Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn
TÁC DỤNG CỦA VIỆC HỌC CHÂN CHÍNH
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/79
*Hoạt động 3
?Em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ Học đi đôi với hành?
IGiới thiệu chung
1/ Tác giả :
 -NT (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở Mật Thôn, Đức Thọ, Hà Tĩnh. 
 -Ông thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt, làm quan triều Lê, giúp triều Tây Sơn, QT mất ông về ở ẩn.
 2/Tác phẩm : 
a.Hoàn cảnh sáng tác: Bàn về phép học là bài tấu của NT gửi vua QT vào tháng 8/1791.
 b. Nội dung: Mục đích của việc học
III..Đọc hiểu văn bản :
*Cáo: SGK.
1)Đọc và chú thích
2)Phân tích:
2.1. Đoạn mở đầu: nêu mục đích chân chính của việc học.
-Ngọc không mài người ..
à Mục đích: học để làm người. 
-Phê phán những lối học cũ:
Người ta đua nhauđiều tệ hại ấy
-Tác hại: nước mất, nhà tan.
2.2.Nội dung và phương pháp học tập:
-Việc học phải được phổ biến rộng rãi: 
Mở thêm trường , mở rộng thành phần học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
-Phương pháp:
 -học từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất
-Học đi đôi với hành.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/79.
IV.Luyện tập:
	4)Hướng dẫn về nhà:
-Nêu bố cục của thể cáo. Cáo khác hịch và chiếu ở chỗ nào?
-Học bài và làm bài luyện tập.
-Soạn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
	 **********************************************************
Tuần: 26- Tiết: 102
NS: -ND: 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
AMỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
-Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
 	BCHUẨN BỊ:
+Giáo viên:SGK+SGV+GÁ.
-Hướng dẫn học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
+Tích hợp dọc với phần tập làm văn ở lớp 7: ôn tập lập luận; với các tác phẩm nghị luận ở lớp 7 và lớp 8, cách viết đoạn văn nghị luận.
-Chuẩn bị: một số đoạn văn trình bày theo 2 kiểu diễn dịch và quy nạp để làm mẫu phân tích.
CTIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
-Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh (bài tập số 1 và 2 trong SGK)?
	3)Bài mơí:
*Hoạt động 1: 
-Em có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra ở mục II.1 được không ?Vì sao?
(Luận điểm a còn có nội dung không phù hợp với vấn đề trong đề bài đó là lao động tốt nên bỏ nội dung này; Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được làm sáng rõ cần thêm những luận điểm như đất nước rất cần những người tài giỏi phải chăm học mới học giỏi; sự sắp xếp các luận điểm còn chưa hợp lý 
-Sau đó cho học sinh thêm bớt, điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm ấy, nhằm đạt được một bố cục rành mạch hợp lý và chặt chẽ. Chẳng hạn như cách sắp xếp trên.
*Hoạt động 2:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày luận điểm.
-Học sinh đọc luận điểm e trong SGK: “Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống”
-Cách nêu luận điểm trên học tập của ai? (HTS-TQT)
-Để giới thiệu luận điểm e có 3 cách giới thiệu em chọn cách nào?
(Cách 1 và 3)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp lạimục b
(cách sắp xếp chấp nhận như thế là phù hợp)
-Giáo viên hướng dẫn luyện tập mục c.
-Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản HTS Lúc bấy giời được không .Theo em nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?
-Cho học sinh làm theo những cách khác giáo viên nhận xét bổ sung.
-Hướng dẫn học sinh làm câu d.
-Giáo viên nhận xét 
Đối với người viết thành thạo thì cách chuyển đoạn DD sang QN thì không khó nhưng đối với học sinh thì phải thêm từ ngữ, làm thế nào không thay đổi nội dung là được.
-Cho học sinh trình bày đoạn văn đã viết.
-Cho học sinh làm bài luyện tập.
I.Nội dung luyện tập
1)Xây dựng hệ thống luận điểm:
-Luận điểm a còn có nội dung không phù hợp với vấn đề nêu trong đề bài. Đề bài nêu phải học tập chăm chỉ hơn luận điểm lại nói đến lao động tốt. Cần dứt khoát loại bỏ nội dung đó.
-Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ. Cần thêm: luận điểm đất nước rất cần những người tài giỏi, phải chăm mới học giỏi, mới thành tài.
-Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lý
+Luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc
+Luận điểm d không nên đứng trước luận điểm c
2)Trình bày luận điểm:
1.1.Thêm bớt điều chỉnh và sắp xếp lại luận điểm để đạt được mục đích rành mạch, hợp lý và chặt chẽ
-Có thể sắp xếp như sau:
a.Đất nứơc đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên đài vinh quang sánh kịp với bạn bè năm châu.
b.Quanh ta đang có nhiều tấm gương học giỏi có thể đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
c.Muốn học giỏi, thành tài thì phải học chăm
d.Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi chưa chăm học làm cho thầy cô cha mẹ lo buồn
e.Nếu bây giờ càng chơi bời không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g.Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở thành người có ích .
-Cách giới thiệu khác:
Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là , một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng
-Một số bạn lại phát biểu công khai: Tuổi học trò là tuổi vui chơi; tội gì không vui chơi cho thoải mái đi!Các bạn ấy chưa Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là , một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng
-Một số bạn lại phát biểu công khai: Tuổi học trò là tuổi vui chơi; tội gì không vui chơi cho thoải mái đi!Các bạn ấy chưa thấy rằng
-Học tập cần phải gắn liền với vui chơi thì mới hài hoà, phát triển cân đối con người. Dựa vào lý lẽ ấy không chịu học hành nghiêm chỉnh, các bạn ấy chưa thấy rằng
2.2.Nên sắp xếp những luận cứ (SGK/83) như thế nào để luận điểm được rành mạch chặt chẽ?
-Cách sắp xếp trong SGK là tốt.
-Tuy nhiên cũng có thể có những cách sắp xếp khác.
2.3.Có thể có cách kết thúc như tác phẩm HTS.
-Có thể nhưng phải thay đổi từ ngữ cho phù hợp.
2.4.Đoạn văn trên theo cách QN.
-Biến thành đoạn DD nhưng phải phù hợp nội dung.
II.Luyện tập:
Bài tập SGK/84.
	4)Hướng dẫn về nhà:
-Ôn lại về luận điểm.
-Xem lại bài luận điểm.
-Chuẩn bị viết bài số 6.
	 *************************************************
Tuần:26 -Tiết:103,104
NS: -ND: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
AMỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh kết hợp giải thích một vấn đề xã hội gần gũi với các em.
-Tự đánh giá chính xác trình độ tập làm văn nghị luận của bản thân, tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
 BTIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
	3)Bài mơí
I..Đề ra:
Câu nói của M.Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
*Yêu cầu của đề bài
-Làm đúng theo yêu cầu của bài văn chứng minh và giải thích đã học ở lớp 7, trình bày các luận điểm trong bài văn nghị luận .
-Các kỹ năng dùng từ đặt câu, nhất là kỹ năng sử dụng kiểu câu phủ định.
*Dàn ý:
a)Mở bài: (1,5đ)
-Nêu tác dụng của sách đối với con người và xã hội như thế nào? 
-Câu nói của M.Go-rơ-ki
(Nói đến M. Go-rơ-ki không thể không nói đến việc tự học, tự học phải cần đến sách. Do đó không thể không nói đến sách. Sách có tác động tuyệt diệu đến chúng ta.)
	b)Thân bài: (7đ)
-Tác dụng của sách đối với con người từ xa xưa, khi chưa có các công cụ hiện đại thì nhân loại đã nghĩ đến sách.
-Sách giúp cho con người khámphá thế giới xung quanh về vũ trụ, xã hội khoa học
-Sách là sự kết tinh những tư tưởng tiến bộ nhất của con người 	
-Con người luôn cần đến sách.
-Dẫn chứng: Sách văn học, tự nhiên xã hội  giúp ta biết thêm những công trình nghiên cứu khoa học, biết hiện thực của xã hội phong kiến như thế nào? 
-Ngoài ra sách còn là chìa khoá giúp con người tự hiểu biết khám phá chính mình.
-Chọn lựa sách tốt để tham khảo, loại trừ sách không tốt. Sắp xếp thời gian để đọc cho phù hợp.
	c)Kết bài:
-Nhận định chung về câu nói của M. Go-rơ-ki.
-Liên hệ bản thân.
IIDự kiến thang điểm:	 
-Điểm 9-10: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày luận điểm, luận cứ và lập luận logic.
-Điểm 7-8: Bố cục đầy đủ, diễn đạt tương đối trôi chảy, có thứ tự nhưng chưa mạch lạc các luận điểm, luận cứ và lập luận.
-Điểm 5-6: Trình bày tương đối rõ ràng, biết trình bày luận điểm đủ nội dung đề ra.
-Điểm 3-4: Diễn đạt lủng củng, vụng về, sai nhiều chính tả, không biết cách trình bày các luận điểm, bài sơ sài, lơ mơ về nội dung đề ra.
 -Điểm 1-2: Sai chính tả, lạc đề, bố cục không có, chưa hiểu thể loại nghị luận.
	4/Hướng dẫn về nhà
-Giáo viên nhắc nhở học sinh và thu bài.
-Chuẩn bị bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
-------------------------------o0o---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8-2.doc