Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Chất (tiếp)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Chất (tiếp)

I/- MỤC TIÊU:

Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đồi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu học sinh biết hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải có kiến thức về cái chất để biết phân biệt và sử dụng chúng.

- Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết làm thế nào để có thể học tốt môn hoá học.

II/- PHƯƠNG PHÁP:

-Thí nghiệm , trực quan

III/- CHUẨN BỊ:

- Dụng cụ: Đèn cồn, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, ống hút

- Hoá chất: Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên (nước ao, nước khoáng).

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Chất (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
TUẦN 2:
Tiết 3: 	CHẤT (TT)
I/- MỤC TIÊU: 
Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đồi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích. 
- Bước đầu học sinh biết hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải có kiến thức về cái chất để biết phân biệt và sử dụng chúng. 
- Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết làm thế nào để có thể học tốt môn hoá học.
II/- PHƯƠNG PHÁP: 
-Thí nghiệm , trực quan 
III/- CHUẨN BỊ: 
- Dụng cụ: Đèn cồn, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, ống hút 
- Hoá chất: Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên (nước ao, nước khoáng).
IV/- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/- Ổn định: Kiểm diện 
2/- KTBC: 
* Hoạt động 1: 
- Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? 
Giáo viên gọi học sinh nhận xét-ghi điểm.
3/- Bài mới: 
* Hoạt động 2 (15’) 
Giáo viên: -Nêu mục tiêu của tiết học.
-Hướng dẫn học sinh quan sát các chai nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên. 
-Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm dùng ống hút nhỏ lân 3 tấm kính.
Tấm 1: Nhỏ nước cất 
Tấm 2: Nhỏ nước tự nhiên 
Tấm 3: Nhỏ nước khoáng. 
Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết .Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các tấm kính và ghi lại hiện tượng. à từ kết quả thí nghiệm trên em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên? 
Giáo viên thông báo: 
- Nước cất là chất tinh khiết 
- Nước tự nhiên là hỗn hợp.
- Em hãy so sánh và cho biết chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào? 
- Giáo viên dùng hình vẽ để giới thiệu về cách chưng cất nước tự nhiên thành nước cất
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận sự khác nhau về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp. 
Qua phần này giáo viên cho học sinh làm bài tập nhỏ. 
Em hãy lấy 5 ví dụ hỗn hợp, 2 ví dụ chất tinh khiết. 
(học sinh nêu đúng giáo viên ghi điểm)
*Hoạt động 3: 
Giáo viên đặt vấn đề: Trong thành phần của nước biển có chứa 3-% muối ăn. Muốn tách riêng được muối ăn ra khỏi nước biển (hoặc nước muối) ta làm thế nào? 
Học sinh nêu cách làm: Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của muối ăn và nước. 
Đặt vấn đề: Làm thế nào để tách đường tinh khiết ra khỏi hỗn hợp đường tinh khiết và cát. 
Học sinh thảo luận nhóm dựa vào 
câu hỏi gợi ý. 
+ Đường, cát có tính chất vật lí nào khác nhau? 
+ Nêu cách tách. 
- Qua hai TN trên đây hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. 
4/-Củng cố và luyện tập: 
 Giáo viên gọi học sinh nhắc lại: Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần có tính chất khác nhau như thế nào? 
Nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp? 
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 - Bài tập về nhà 7,8/11
- Dặn học sinh chuẩn bị bài thực hành. 
- Giám sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm. 
- Giúp phân biệt chất này với chất khác, biết cách sử dụng chất biết ứng dụng chất thích hợp. 
I/- Chất tinh khiết: 
1/- Chất tinh khiết và hỗn hợp 
-Hiện tượng :tấm 1 không có vết cặn.
Tâm 2:có vết cặn.
Tấm 3 :có vết cặn mờ.
Kết luận :Nước cất không có lẫn chất khác .
Nước khoáng và nước tự nhiên có lẫn một số chất tan. 
a)- Hỗn hợp: Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau. 
b)- Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất (không lẫn chất khác) 
- Chất tinh khiết có tính chất vật lý, tính chất hoá học nhất định. 
- Hỗn hợp có tính chất thay đổi (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp) 
2/- Tách chất ra khỏi hỗn hợp: 
Nước: Tos 100oC 
Muối ăn: Tos 1450oC 
Cách làm: Ta đun nước muối ở nhiệt độ 100oC tì nước bốc hơi còn lại muối àta thu được muối ăn từ nước biển.
Cách làm: cho hỗn hợp vào nước, khuấy đều, dùng giấy bạc để lọc phần không tan, ta được hỗn hợp nước đường, đun sôi nước đường để nước bay hơi, còn lại đường kết tinh à ta thu được đường tinh khiết. 
Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý. 
V/- RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET03.doc