Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5, 5: Trong lòng mẹ (Trích ”Những ngày thơ ấu” - Nguyên Hồng)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5, 5: Trong lòng mẹ (Trích ”Những ngày thơ ấu” -  Nguyên Hồng)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1: Kiến thức: Giúp hs hiểu được :

Tình cảnh đáng thương và nõi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, tình thương yêu mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.

 Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng: Thấm đượm trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

2. Tư tưởng: Giáo dục lòng quí trọng , nâng niu tình cảm gia đình nhất là tình mẫu tử.

3: Rèn luyện kĩ năng. Đọc – hiểu vb hồi kí ( tự truyện ) có đan xen tự sự- miêu tả- biểu cảm; Phân tích tâm trạng nhân vật.

4: Khả năng tích hợp: Trường từ vựng; Bố cục vb; Tôi đi học,; Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

B/ CHUẨN BỊ:

 Gv và hs soạn bài chu đáo ở nhà; Chân dung nhà văn Nguyên Hồng.

 Gv chuẩn bị bảng phụ; Hs tập hoạt cảnh về đoạn đối thoại giữa bé Hồng và bà cô, vẽ bức hoạ ở sgk.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 6435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5, 5: Trong lòng mẹ (Trích ”Những ngày thơ ấu” - Nguyên Hồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 08/09/2004 Tuần 2 - Bài 2 
Ngày dạy: 13/09/2004
TIẾT 5- 6: Trong lòng mẹ
( Trích” Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1: Kiến thức: Giúp hs hiểu được :
Tình cảnh đáng thương và nõi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, tình thương yêu mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.
	Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng: Thấm đượm trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
2. Tư tưởng: Giáo dục lòng quí trọng , nâng niu tình cảm gia đình nhất là tình mẫu tử.
3: Rèn luyện kĩ năng. Đọc – hiểu vb hồi kí ( tự truyện ) có đan xen tự sự- miêu tả- biểu cảm; Phân tích tâm trạng nhân vật.
4: Khả năng tích hợp: Trường từ vựng; Bố cục vb; Tôi đi học,; Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
B/ CHUẨN BỊ:
	Gv và hs soạn bài chu đáo ở nhà; Chân dung nhà văn Nguyên Hồng.
	Gv chuẩn bị bảng phụ; Hs tập hoạt cảnh về đoạn đối thoại giữa bé Hồng và bà cô, vẽ bức hoạ ở sgk. 
C/ LÊN LỚP:
 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
	- “ Tôi đi học” dược viết theo thể loại nào? Vì sao?
	- Em thích nhất đoạn văn nào ? vì sao? 
 3/ Bài mới: Nếu như Thanh Tịnh đã để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc ngỡ ngàng, xúc động của ngày đầu tiên đi học thì Nguyên Hồng lại làm thổnthức bao trái tim con người về tuổi thơ đầy cay đắng nhưng cũng rất ngọt ngào qua đoạn trích..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
I/
1. Tóm tắt những nét chính về nhà văn Nguyên Hồng?
2.
a/ Nêu xuất xứ về đoạn trích
Thể loại và phương thức biểu đạt trong đoạn trích?
b/ Tìm từ trái nghĩa với “ giỗ đầu”,đồng nghĩa với tư “ đoạn tang”? ; giải thích thành ngữ “ Tha phương cầu thực”?
c/ Chuyện gì được kể trong hồi kí? Nhân vật chính là ai? Từ vấn đe åtên em hãy chia bố cục của vb?
II/
1.Đọc đoạn1 và chú ý đoạn đối thoại.
a. Tại sao Hồng phải ở với bà cô?
b/ Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé H như thế nào?
c. Nhân vật bà cô có quan hệ thế nào với bé H?
d. Đọc diễn cảm đoạn đối thoại trên bảng phụ, em hãy liệt kê các chi tiết điển hình về nhân vật bà co . Nêu ra cảm nhận của em về các chi tiết đó?
* Bà cô cưòi hỏi chứ không phải lo lắng hỏi hay âu yếm hỏi, nghiêm nghị hỏi
e. Vì sao H nhận ra ở lời nói ấy có ý nghĩa cay độc và tanh bẩn?
g. Lời nói đó bộc lộ tính cách gì của bà cô? 
h. Theo em,lời lẽ nào là cay độc nhất ? vì sao?
 i. Tìm những chi tiết bộc lộ cảm nghĩ của bé H đối với người cô? ( bảng phụ)
j. Phương thức nào được vận dụng ở đoan văn? Tác dụng? 
k. Hiểu gì thêm về trạng thái tâm hồn bé Hồng? 
m.Kể về cuộc đối thoại tác giả đã dùng nghệ thuật gì?Nêu ý nghĩa của nghệ thuật đó?
TIẾT 2:
2b:
1. Nhìn vào phần 2 va cho biết khi gặp mẹ, tình yêu thương, nỗi khát khao mong chờ đã được bộc lộ trực tiếp qua cử chỉ nào? Tâm trạng?
* Một so sánh trong giả thiết “ như cái ảo ảnhsa mạc”niềm vui sướng hạnh phúc trần gian vô hạn của đứa con đang khao khát gặp mẹ. 
2. Khi được nằm trong lòng mẹ, người con cảm nhận về mẹ và xúc cảm như thế nào?
3. Phương thức biểu đạt ở đoạn văn?
4. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé H từ những biểu hiện tình cảm đó? 
IV/ 
1. Thảo luận : chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
2. Gv treo bảng phụ lên bảng để hs theo dõi và làm bài tập cảm nhận. 
3. Yêu cầu hs lên bảng đóng hoạt cảnh.
I/ 
1- Nguyên Hồng là nhà văn lớn của VHVN hiệnđại với tiểu thuyết : bỉ vỏ, cử biển, tập thơ: trời xanh, sông núi quê hương.
2.
a/ Trích “ Những ngày thơ ấu” với tuổi thơ chịu nhiều cay đắng.Phương thức kể chuyện, miêu tả, biểu cảm.
b/ Giaiû thích ngăn gọn các từ trên.
Giỗ đầu – giỗ hết; đoạn tang- mãn tang, hết tang; Thành ngữ chỉ những người vì hoàn cảnh phải rời xa quê hương đến nơi khác làm ăn sinh sống,
c/ Bé Hồng mồ ccâi cha, bị hắt hủi nhưng vẫn một lòng thương yêu mẹ. Vì vậy vb có thể chia làm 2 đoạn.
II/
1-
a- Cảnh ngộ: mồ côi cha, mẹ do nghèo túng phải tha hương cầu thực, Hồng phải sống nhờ nhà người cô.
b- Tự bộc lộ.
c- Quan hệ ruột thịt.
d- Cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: Mày có vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu?
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và còn thăm em bé chứ. ( bảng phụ) 
e- Lời nói chứa đựng sự độc ác dành cho người mẹ và bé Hồng.
g- Hẹp hòi, tàn nhẫn.
h- Tự bộc lộ.
i- chi tiết:
- Cô có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi.
- Hai tiếng em bé kéo dài thật ngọt đã xoắn chặt lấy tâm can tôi.
- Giá những cổ tục thôi.
j- Phương thức hiểu cảm bộc lộ tâm trạng nhân vật.
k- Trạng thái đau đớn tủi nhục xót xa, căm phẫn đến tột cùng.
m- hai tính cách trái ngược: Hẹp hòi tàn nhẫn> < trong sáng giàu tình yêu thương.Qua đó làm nổi bật tính cách ỳan nhẫn của bà cô và khẳng định tình mẫu tử.
2b
1- Tiếng gọi thất thanh thảng thốt, bối rối mmừng rỡ, hi vọng.
- Hành động: thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân, oà khóc ,khóc nức nở.
Giọt nước mắt của sự mừng vui, tủi cực hạnh phúc.
2. Khi nằm trong lòng mẹ, cảm nghĩ:
- Phải bé lại để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
3- Biểu cảm
4- Tự bộc lộ.
IV/ 
1- Thảo luận theo nhóm: Dựa vào phần tiểu dẫn, đoạn trích vừa học.
2. Hs nhìn bảng phụ để chọn và lí giải.
3. Diễn hoạt cảnh.
I/ Giới thiệu chung.
1. Tác giả: sgk.
2. Tác phẩm.
a. Thể loại: Hồi hí( tự truyện) kêt hợp tự sự ,miêu tả, biểu cảm.
b. Từ khó.
c. Bố cục: 2 đoạn
từ đầuđến chứ.
Còn lại.
II/ Phân tích.
1. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
a/ Cảnh trò chuyện với bà cô.
* Cảnh ngộ: Mồ côi cha, sống nhờ người cô.
-> Cô độc, đâu khổ, luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. 
* Bà cô và bé Hồng.
A1. Bà cô
-cười hỏỉ
- giọng vẫn ngọt
- vỗ vai cười và nói
-> Lời nói cử chỉ mỉa mai, hắt hủi, xúc phạm.
* Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.
A2. Bé Hồng:
- cô cười rất kịch.
- Cúi đầu
- Lòng thắt lại, khoé mắt cay cay
- Nước mắt ròng ròng.
- Cười dài trong tiếng khóc.
-> Nỗi đau đớn xót xatủi cực nhưng ngập tràn tình yêu thương mẹ.
* Lối tương phản độc đáo khẳng định tình mẫu tử trong sáng, cao cả của bé Hồng đối với mẹ.
b/ Cảnh Hồng gặp mẹ.
- Cử chỉ : chạy đuổi theo chiếc xe, gọi Mợ -> vội vã, rối rít.
- Hành động: Thở hồng hộc
Trèo lên xe, ríu cả chân
Ngồi lên đệm xe
Đầu ngả vào cánh tay mẹ
Gặp mẹ, oà khóc nức nở
-> Hạnh phuúc, mãn nguyện.
- Xúc cảm: Người mẹ trong cái nhìn chứa chan hạnh phúc hiên ên thật đẹp, phúc hậu. Cảm giác của người con sung sướng, rạo rực.
* Biểu cảm trực tiếp: con người có nội tâm sâu sắc, yêu mẹ mãnh liệt, khát khao yêu thương.
III/ Tổng kết:
-Kết hợp tinh tế giữa kể, tả và cảm xúc; Lời văn dạt đao cảm xúc chân thành; Xúc cảm nồng nàn, mãnh liệt “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
- Ghi nhớ sgk.
IV/ Luyện tập
Bài 1: Thảo luận.
Bài 2: Nhân vật bé H đã gợi ra nhiều số phận con người:
- Đó là nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hòi.
- Đó là một số phận đau khổ và bất hạnh.
- Đó là một số phận đau khổ nhưng không bất hạnh.
- Đó là một đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu thương trong sáng dành cho mẹ.
Em chọn ý nghĩa nào? Tại sao?
Bài 3: Diễn hoạt cảnh.
Dặn dò:
Về nhà học bài, học ghi nhớ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về niềm hạnh phúc, cảm giac sung sướng điểm của chú bé Hồng khi ở trong lòng mẹ
Soạn bài : Trường từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5.6.doc