Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 60: Ôn luyện về dấu câu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 60: Ôn luyện về dấu câu

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về dấu câu đã học từ lớp 6 đến lớp 8

2. Rèn luyện kĩ năng: Sử dụng và kĩ năng sửa lỗi về dấu câu.

3. Khả năng tích hợp: Tích hợp với các phần văn và phần TLV đã học.

B/ CHUẨN BỊ:

 Gv và học soạn bài đầy đủ, chu đáo trước ở nhà.

 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập về các lỗi thường gặp, ghi bài 3

C/ LÊN LỚP:

1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.

2. Bài cũ: Nêu các loại dấu câu mà em đã được học ở lớp 6.7.8 ? Nêu một ví dụ về việc sử dụng dấu câu mà em cho là sai? Giải thích tại sao?

3. Bài mới: Trong việc tạo văn bản, để có được một vb rõ ràng, chính xác, khoa học, người ta không chỉ chú trọng đến việc lựa chọn từ ngữ, câu, đoạn mà còn phải thận trọng khi dùng dấu câu. Hiện nay, hs mắc lỗi rất nhiều trong quá rình dùng dấu câu. Chúng ta sẽ cùng đi tìm những lỗi ấy và sửa chữa.

I/ Tổng kết về dâu câu.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 60: Ôn luyện về dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11/12/2004 
Ngày dạy: 16/12/2004 
	Tiết 60: Oân luyện về dấu câu
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về dấu câu đã học từ lớp 6 đến lớp 8
Rèn luyện kĩ năng: Sử dụng và kĩ năng sửa lỗi về dấu câu.
Khả năng tích hợp: Tích hợp với các phần văn và phần TLV đã học.
B/ CHUẨN BỊ:
	Gv và học soạn bài đầy đủ, chu đáo trước ở nhà.
	Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập về các lỗi thường gặp, ghi bài 3 
C/ LÊN LỚP: 
1. Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
2. Bài cũ: Nêu các loại dấu câu mà em đã được học ở lớp 6.7.8 ? Nêu một ví dụ về việc sử dụng dấu câu mà em cho là sai? Giải thích tại sao?
Bài mới: Trong việc tạo văn bản, để có được một vb rõ ràng, chính xác, khoa học, người ta không chỉ chú trọng đến việc lựa chọn từ ngữ, câu, đoạn mà còn phải thận trọng khi dùng dấu câu. Hiện nay, hs mắc lỗi rất nhiều trong quá rình dùng dấu câu. Chúng ta sẽ cùng đi tìm những lỗi ấy và sửa chữa.
I/ Tổng kết về dâu câu.
Hs đã được chuẩn bị ở nhà nên đến lớp thuyết trình, các học sinh khác bổ sung, nhận xét.
STT
DẤU CÂU
CHỨC NĂNG
VÍ DỤ
1
Dấu chấm
Kết thúc câu trần thuật
Em đang học bài.
2
Dấu chấm hỏi
Kết thúc câu nghi vấn
Bạn học bài chưa?
3
Dấu chấm than
Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
Cả lớp hãy im lặng!
Trời ơi, tôi đau quá !
4
Dấu phẩy
Phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.
Hôm nay, trời mưa.
5
Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm. 
6
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Biểu thị sự liệt kê.
-Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
8
Dấu gạch nối
- Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm.
9
Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần có chức năng chú thích
10
Dấu hai chấm
Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
11
Dấu ngoặc kép
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí,tập san dẫn trong câu văn.
	II/ Các lỗi thường gặp về dấu câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
II/
1. Đọc các ví dụ trên bảng phụ. ( gv treo bảng phụ – ví dụ trang 151).
2. Mối ví dụ ở trên sử dụng dấu câu đã đúng chưa? Em có thể sửa lại cho đúng.
3. Từ những ví dụ đó, em rút ra các lỗi thường gặp khi dùng dấu câu?
III/
Bài 1.2: Hs lên bảng điền vào chỗ trống thích hợp và sửa lỗi.
Bài 3: Điền dấu câu thích hợp. ( treo bảng phụ).
Một hôm(,) tôi vào công viên(,) đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc(.) Đến lúc ra ngơài phố lác đác lên đèn(,) tôi muốn đứng dậy bước ra cổng (.) Bỗng tôi dừng lại (.) Sau bụi cây (,) tôi nghe tiếng em bé đang khóc (.)
Bước tới gần (,) tôi hỏi (:) 
( -) Này(,) em làm sao thế(?)
Em ngẩng đầu lên nhìn tôi(,)
Đáp(: )
(-) Em không sao cả (.)
(-) Thế tại sao khóc( ?) Em đi về thôi( !) Trời tối rồi ( .) Công viên sắp đóng cửa rồi đấy( .)
II/
Đọc ví dụ.
2-
Bài1:
 Dùng dấu chấm để tách thành 2 câu.
Bài 2: Thay dấu chấm bằng dấu phẩy.
Bài 3: Dùng dấu phẩy để tách các bộ phận trong câu.
Bài 4: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này!
3- Tự bộc lộ và đọc ghi nhớ sgk.
III/
Bài 1.2, 3: hs lên bảng làm, có nhận xét bổ sung.
II/
* Ví dụ: sgk
Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. - Dùng dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ của câu khi cần thiết.
- Dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy không đúng chỗ trong câu.
Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
à Ghi nhớ: sgk
III/ Luyện tập.
Bài 1: , . . , : - ! ! ! , , . , . , , , . , : - ? ? ? !
Bài 2: 
A/ mới về? Mẹ dặn là anhnay.
B/ sản xuất, có câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách”.
C/ năm tháng, nhưng.
* Dặn dò:
	Học bài và soạn bài thuyết minh một thể loại văn học: Soạn thật chu đáo theo hướng dẫn sgk.
	Đọc lại một số bài thơ Đường luật đã học ở lớp 7 và 2 bài thơ ở lớp 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 60.doc