Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73, 74: Nhớ rừng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73, 74: Nhớ rừng

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

Thấy được bút pháp lãng mạn, đầy truyền cảm của nhà thơ.

2. Tư tưởng: Biết sống chân thành, vươn lên cái đẹp , cuộc sống tự do , tự lập. Đấu tranh trước cái xấu xa, giả dối.

3. Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm thể thơ 8 chữ , phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

4. Khả năng tích hợp: Bài câu nghi vấn, viết đoạn văn thuyếtminh, liên hệ tới cuộc sống xã hội VN những năm 30 thế kỉ XX.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.

 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi phần tổng kết; đọc thêm về Thế Lữ trong Thi nhân VN, đọc tham khảo một số bài viết về bài thơ Nhớ rừng; vẽ bức hoạ ở sgk.

C/ LÊN LỚP:

1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Bài mới:ở VN những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là cuộc cách mạng thơ ca, một thời đại thi ca. Đó là một phong trào có tính chất lãng mạn gắn liền với những tên tuổi những nhà thơ như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Tế Hanh Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Ong góp phần làm nên chiến thẵng vẻ vang cho thơ mổitng cuộc đấu tranh sôi nổi, gay gắt giữa Thơ mới và Thơ cũ( thơ Đường luật gò bó, khuôn mẫu.) với những chủ trương bênh vực thơ cũ bằng những bài Thơ mới đặc sắc về tư tưởng và bằng cả nghệ thuật: nhớ rừng, tiếng sáo thiên thai, giây phút chạnh lòng, cây đàn muôn điệu Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Thế Lữ in trong tập mấy vần thơ ( 1943). Chúnh ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thơ này.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 7797Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73, 74: Nhớ rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2005 Tuần 19 Bài 18
Ngày dạy: 17/01/2005 Tiết 73.74: Nhớ rừng
	( Thế lữ )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
Thấy được bút pháp lãng mạn, đầy truyền cảm của nhà thơ.
Tư tưởng: Biết sống chân thành, vươn lên cái đẹp , cuộc sống tự do , tự lập. Đấu tranh trước cái xấu xa, giả dối.
Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm thể thơ 8 chữ , phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
Khả năng tích hợp: Bài câu nghi vấn, viết đoạn văn thuyếtminh, liên hệ tới cuộc sống xã hội VN những năm 30 thế kỉ XX.
B/ CHUẨN BỊ: 
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
	Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi phần tổng kết; đọc thêm về Thế Lữ trong Thi nhân VN, đọc tham khảo một số bài viết về bài thơ Nhớ rừng; vẽ bức hoạ ở sgk.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài mới:ở VN những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là cuộc cách mạng thơ ca, một thời đại thi ca. Đó là một phong trào có tính chất lãng mạn gắn liền với những tên tuổi những nhà thơ như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Tế HanhThế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Oâng góp phần làm nên chiến thẵng vẻ vang cho thơ mổitng cuộc đấu tranh sôi nổi, gay gắt giữa Thơ mới và Thơ cũ( thơ Đường luật gò bó, khuôn mẫu..) với những chủ trương bênh vực thơ cũ bằng những bài Thơ mới đặc sắc về tư tưởng và bằng cả nghệ thuật: nhớ rừng, tiếng sáo thiên thai, giây phút chạnh lòng, cây đàn muôn điệuNhớ rừng là bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Thế Lữ in trong tập mấy vần thơ ( 1943). Chúnh ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thơ này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1. Yêu cầu hs đọc phần chú giải sgk. GV trích câu nói của Hoài Thanh về Thế Lữ.
2. Yêu cầu 1 hs đọc bài.
3. Theo dõi bài thơ và cho biết điểm mới của bài thơ này về hình thức so với 1 số bài thơ Đường.
4. Yêu cầu hs đọc từ khó sgk.
5. Bài thơ có mấy ý? Nêu đoạn tương ứng? 
II/ 
1a. Nhìn đoạn 1 cho biết hổ cảm nhận được nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?
b. Trong đó, nỗi khổ nào biến thành khối căm hờn? Vì sao?
c. Em hiểu nỗi khổ này như thế nào?
d. Nhìn đoạn 4 : Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua chi tiết nào?
e. Dưới cái nhìn của hố thì cảnh ở đây có gì đặc biệt?
g. Cảnh tượng ấy tạo nên phản ứng nào trong tình cảm của hổ?
h. Em hiểu niềm uất hận ngàn thâu như thế nào?
i. Từ 2 đoạn thơ trên, em hiểu gì về tâm sự của hổ ở vườn bách thú?
2a. Nhìn đoạn 2 và cho biết cảnh sơn lâm được gợi tả qua chi tiết nào?
b. Nhận xét về cách dùng từ ở đoạn này?
c. Trong khung cảnh ấy, vị chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào?
d. Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu câu thơ?
e. Hình ảnh vị chúa tể được khắc hoạ với vẻ đẹp ra sao qua những từ ngữ ấy?
g. Nhìn đoạn 3: Trong nỗi nhớ rừng xưa của hổ về một thời oanh liệt, hình ảnh con hổ xuất hiện ở những thời điểm khác nhau. Em hãy chỉ ra những thời điểm đó và phân tích? Chú ý các từ ngữ được lặp lại.
h. Các điệp từ đâu, với câu cảm thán Than ôicó ý nghĩa gì?
* Hai cảnh hoàn toàn trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối với một bên là cảnh con hổ đã từng ngự trị ngày xưa chân thật, phóng khoáng, sôi nổi. Qua đó diễn tả khát vọng tự do, cao cả. Trạng thái của con hổ ở vườn bách thú cũng là của con người.
TIẾT 2:
3a. Đọc câu đầu và câu cuối của đoạn 5, nêu cảm nhận của em về 2 câu này?
b. Giấc mộng ngàn của con hổ là giấc mộng gì?
Từ nỗi đau giấc mộng ngàn to lớn của con hổ đã phản ánh khát vọng giải phóng tự do của con người.
III/
1. Tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú có những điều gì sâu sắc làm em chú ý?
2. Nếu nhớ rừng là 1 thi phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em chỉ ra những điểm mới của thơ lãng mạn VN.
* Sau khi hs thảo luận phát biểu, gv treo bảng phụ phần nghệ thuật ở tổng kết.
IV/
Yêu cầu 1 hs đọc diễn cảm bài thơ.
I/
1- Đọc sgk.
2- Hai hs đọc bài, 2 hs nhận xét cách đọc bài của bạn.
3- Số câu số chữ không hạn định, vần thay đổi, luật không cố định.
4-Đọc từ khó sgk.
5- Thảo luận theo bàn:
Đoạn 1.4: Tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú.
Đoạn 2.3: Nỗi nhớ rừng của con hổ.
Đoạn 5: Khát khao của con hổ.
II/
1a- Bị tù hãm nên nằm dài trông ngày tháng.; ở chung với bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư; làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
b- Trong đó, nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Vì hổ là 1 chúa sơn lâm, vốn được cả loài người khiếp sợ.
c- Nỗi căm hờn kết đọng không có cách nào giải thoát
d- Tự bộc lộ.
e- Nhỏ bé, đểu giả vô hồn.
g- Niềm uất hận.
h- Trạng thái bực bọi, u uất kéo dài.
i- Chán ghét thực tại giả dối khát khao sống tự do.
2a- bóng cả, cây già
b- Điệp từ, từ gợi tả.
c- Tự bộc lộ.
d- Từ ngữ gợi tả, nhịp thơ ngắn, thay đổi.
e- Ngang tàng, lẫm liệt.
g- Tự bộc lộ.
h- Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp sự nuối tiếc cuộc sống độc lập tự do. Đây là tiếng than u uất.
3a- tự bộc lộ.
b- Giấc mộng to lớn nhưng đau xót bất lực. Đó là một nỗi đau bi kịch.
III/
1- nỗi chán ghét thực tại tù túng, khát vọng tự do.
2- Hs thảo luận nhóm.
- Lời thơ phản ánh nỗi chán ghét thực tại, hướng tới ước mơ về một cuộc sống tự do, chân thật.
- Giọng thơ ào ạt, khoẻ khoắn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ gần gũi.
* Đọc ghi nhớ sgk.
IV/
Hs đọc diễn cảm bài thơ.
I/ Giới thiệu chung
Tác giả: sgk
Tác phẩm
Đọc
Thể loại: thơ tự do.
Giải thích từ khó:
Bố cục: 3 đoạn.
II/ Phân tích
1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
- Tâm trạng:
 Gậm một khối căm hờn
 Ta nằm dài..
 Giương mắt
 Chịu ngang bầy
Nỗi khổ bị tù hãm, nỗi nhục bị biến thành trò chơi, nỗi bất bình bị ở chung với bọn thấp kémà căm hờn, uất ức.
- Cảnh vườn bách thú:
 Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen giả suối, len dưới nách, mô gò thấp kém.
à giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
* Tâm trạng chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, khát khao sống tự do.
2. Cảnh con hổ ở chốn sơn lâm hùng vĩ.
* Cảnh sơn lâm.
- bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, hét núi
điệp từ, từ gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
b. Hình ảnh “chúa sơn lâm”.
- Ta bước chân – dõng dạc
 Lượn tấm thân nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm
Mắt thầnquắcmọi vật im hơi.
à Nhịp thơ nhắn khắc hoạ vẻ đẹp ngang tàng, lẫm liệt, dũng mãnh, uy lực của vị chua tể giữa núi rừng hùng vĩ.
- Đêm vàng- bờ suối/ Ta say mồi- uống ánh trăng tan.
à Hình ảnh lãng mạn
Ngày mưa/ Ta lặng ngắm giang san đổi mới.
à hình ảnh một đế vương.
Bình minh/ Tiếng chim ca giắc ngủ
à cảnh chan hoà ánh sáng, âm thanh rộn rã ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
Những chiều lênh láng máu/ Ta đợi chết mảnh mặt trời
à hình ảnh dữ dội, oanh liệt.
* Những điệp từ đâu, nào đâu cùng câu cảm thán đã thể hiện nỗi xót xa, niềm nuối tiếc khôn nguôi của con hổ.
Khát khao của con hổ.
Hỡi oai linh..
Hỡi cảnh rừng
Câu cảm thán thể hiện giấc mộng to lớn, mãnh liệt nhưng đau xót, bất lực và khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
III/ Tổng kết:
1. Tâm trạng chán ghét cuộc sống thực tại giả dối, tầm thường và khát vọng cuộc sống tự do của con hổ nhưng cũng la của người dân VN.
2. Cảm xúc lãng mạn tràn ngập trong bài thơ: ( bảng phụ).
-Mạch cảm xúc cuồn cuộn, dâng trào.
-Biểu tượng phù hợp.
-Hình ảnh thơ giàu tính tạo hình, đầy ấn tượng.
-Ngôn ngữ, nhạc điệu dồi dào, ngắt nhịp linh hoạt, liền mạch, phong phú.
* Ghi nhớ: sgk.
IV/ Luyện tập:
Đọc diễn cảm bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 73.74.doc