Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 12 Tiết 58 Văn bản: Bếp lửa (tiếp) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng me (hướng dẫn đọc thêm) - Nguyễn Khoa Điềm

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 12 Tiết 58 Văn bản: Bếp lửa (tiếp) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng me (hướng dẫn đọc thêm) - Nguyễn Khoa Điềm

Ngữ văn: Bài 12 -Tiết 58

Văn bản:

BẾP LỬA (tiếp)

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ

 LỚN TRÊN LƯNG ME.

 ( Hướng dẫn đọc thêm ) - Nguyễn Khoa Điềm –

A - Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Học sinh cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này .

 - Cảm nhận được giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ .

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc khúc hát ru, phân tích bố cục và h/ả trong bài thơ - hát ru trữ tình.

3. Thái độ : Học sinh có thái độ yêu quê hương đất nước .

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Thầy : Học bài hát “Lời ru trên nương” , soạn kĩ bài .

2. Trò : Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản

C - Các bước lên lớp :

1. Ổn định tổ chức : Sĩ số : 9A: 9B:

2. Kiểm tra bài cũ :

 H : Phân tích h/ả bếp lửa qua dòng hồi tưởng của nhà thơ

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 12 Tiết 58 Văn bản: Bếp lửa (tiếp) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng me (hướng dẫn đọc thêm) - Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 04/11/2008
Dạy ngày: 9A+ 9B: 06/11/2008
Ngữ văn: Bài 12 -Tiết 58
Văn bản: 	 
Bếp lửa (tiếp)
Khúc hát ru những em bé
 lớn trên lưng me.
 ( Hướng dẫn đọc thêm ) - Nguyễn Khoa Điềm –
A - Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
 - Học sinh cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này .
 - Cảm nhận được giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ .
 	2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc khúc hát ru, phân tích bố cục và h/ả trong bài thơ - hát ru trữ tình. 
3. Thái độ : Học sinh có thái độ yêu quê hương đất nước .
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy : Học bài hát “Lời ru trên nương” , soạn kĩ bài .
2. Trò : Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản
C - Các bước lên lớp :
1. ổn định tổ chức : Sĩ số : 9A: 9B: 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 H : Phân tích h/ả bếp lửa qua dòng hồi tưởng của nhà thơ 
Đáp án:
- H/ả bếp lửa, ngọn khói, mùi khói cùng h/ả người bà hiện lên trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người thanh niên đang xa quê hương-> Bà kể chuyện, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.
- Vẫn từ h/ả bếp lửa TG nhớ về bà, về những cử chỉ, việc làm tận tụy, đầy tình yêu thương, đùm bọc che chở của bà giành cho cháu khi bố mẹ đi công tác. 
- Đó là ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng và bền chặt vào tương lai cuộc k/c.
3. Tiến trình hoạt động dạy – học : 
ND hoạt động của Thầy - Trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1 Khởi động
HS trả lời GV dẫn vào bài
Hoạt động 2: HD đọc- hiểu văn bản
GV: Gọi học sinh đọc khổ tiếp.
GV nêu VĐ
H: Trở về hiện tại, tác giả muốn nói gì với bà ?
- HS trả lời
- GV. Nhắc bà việc nhóm lửa để nói cái ý không bao giờ quên quá khứ, không quên hình ảnh bà với bếp lửa của một thời ấu thơ nghèo khổ, gian nan mà ấm áp nghĩa tình.
H: Câu thơ kết bài có ý nghĩa gì ?
- H/ả bếp lửa khơi nguồn hồi tưởng và cũng kết thúc bằng chính h/ả ấy.
Hoạt động 3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ
H: Đặc sắc NT của bài thơ là gì ?
H: ND chính của bài ?
- HS trả lời
- GV nhấn mạnh
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: HD luyện tập
Hoạt động 1: Khởi động
GV giới thiệu và văn bản 2
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
GV. HD cách đọc: GVL: giọng tha thiết, ngọt ngào lưu ý các đoạn điệp khúc, Các câu thơ có đối xứng.
- GV đọc một đoạn, gọi học sinh đọc và nhận xét.
H. Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
- HS dựa và chú thích để trả lời (không ghi)
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả tác phẩm
- HS dựa vào chú thích để trả lời.
- GV kl 
H: Em hiểu A-Kay là gì ? Ka-lưi : nghĩa là gì ?
- H/s dựa vào chú thích để trả lời .
H: Theo em trung tâm cảm nghĩ của nhà thơ 
trong bài thơ “Khúc hát ...” ?
- Người mẹ Tà-Ôi thương con, thương bộ đội
dân làng và đất nước .
H: Bài thơ có thể chia ntn ?
- 3 khúc hát, mỗi khúc hát chia làm 2 lời ru 
 + Lời ru em ( tg nhập vai )
 + Lời ru con ( từ mẹ )
H: Vậy mỗi nội dung ấy hướng tới nội dung nào của bài thơ ?
- H/ả người mẹ .
- Tình yêu thương của mẹ dành cho con, bộ 
đội, dân làng và đất nước .
H: Từ đó, hãy đặt tên cho từng khúc hát ru trong bài thơ ?
- Khúc 1 : Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội .
- Khúc 2 : Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng .
- Khúc 3 : Khúc hát ru của người mẹ thương
con, thương đất nước .
H: Em có nhận xét gì về cấu trúc bài thơ ?
- Lặp lời và lặp câu :
 Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ .
 ...
 Ngủ ngoan A-Kay ơi
 Ngủ ngoan A-Kay hỡi .
- Lặp nhịp : Phần lớn các câu thơ đều ngắt 2 bước nhịp 4/4
H: Em thấy cấu trúc này gần với loại hình NT nào ?
- Gần với âm nhạc .
H: Theo em bài thơ này trở thành ca từ của bài hát nào ?
- Bài hát : Lời ru trên nương của nhạc sĩ Trần Hoàn .
GV: Dẫn dắt vào khúc ru 1
H: Hiện lên ở khúc ru 1 là hình ảnh người mẹ Tà Ôi đang làm gì? Câu thơ nào gây cho em xúc động nhất? Vì sao?
+ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
 Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời .
H: Trong lời ru trực tiếp của người mẹ ở khúc ru 1 em hiểu được gì về tình cảm của người mẹ Tà Ôi?
- Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến. Những câu thơ giàu sức gợi cảm biểu hiện tình cảm của mẹ với con, với bộ đội.
H. Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở khúc ru 1?
- HS trả lời, nhận xét
GV. Từ tạo hình nhất là từ láy “nhấp nhô” diễn tả thật sinh động không chỉ sự thiếu thốn đói khổ, gầy gò của mẹ mà còn cả sự cố gắng của mẹ trong công việc nặng nhọc và kéo dài theo nhịp chày lên xuống .
- Câu: lưng đưa nôi và tim hát thành lời đrất mới lạ và cảm động, ở đây người mẹ đưa nôi không phải bằng tay mà bằng lưng ( vì địu con sau lưng ) và hát bằng tim chứ không phải bằng miệng ( tiếng hát từ trong sâu thẳm tâm hồn ) .
H: Từ lời ru này một người mẹ ntn đã hiện lên ?
- HS trả lời
- GV chốt
GV: Y/c 1 em đọc lại khổ thơ 2
H. ở khúc ru thứ 2, hình ảnh người mẹ Tà Ôi được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể nào?
- Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi (Mẹ đang làm công việc LĐSX của người dân ở chiến khu)
H. Nỗi gian lao của người mẹ được tác giả diễn tả qua hình ảnh nào? Hãy phân tích?
- Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
-> Hình ảnh so sánh rất cụ thể diễn tả sự chịu đựng gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh mông, heo hút.
H. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai?
- HĐ nhóm 2’
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung và kl
Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ qua hai dòng thơ. Mặt trời của mẹ chính là đứa con thân yêu. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi, thiêng liêng của đời mẹ. Con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
H. ở khúc ru này, em thấy tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình cảm nào? Người mẹ mơ ước điều gì?
- HS dựa vào khúc ru thứ hai để trả lời.
Gọi học sinh đọc khúc ru 3
H. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua khúc ru thứ 3 qua công việc gì? Hãy nêu cảm nhận về hình ảnh mẹ ở khúc ru này?
- Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
...
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
-> Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm, với lòng tin vào thắng lợi.
H. Câu thơ “Từ trên lưng mẹ ... em vào Trường Sơn” mang ý nghĩa khái quát gì?
- Là sự khái quát về sức mạnh, sự trưởng thành nhanh chóng kì lạ của những chiến sĩ trẻ từ trên lưng mẹ, từ trong đói khổ.
H. Tình thương và mơ ước của người mẹ Tà Ôi ở khúc ru thứ 3 có gì khác so với khúc ru thứ nhất, thứ hai.
- HS nêu ý kiến, GV kết luận
H. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết về người mẹ Tà Ôi với một tình cảm như thế nào?
- Với tình cảm trân trọng, lời thơ tha thiết, ngọt ngào, hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.
H. Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu thế nào về những mong ước, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?
- HĐ nhóm 3’
- HS trình bày, nhận xét, GV kết luận.
Qua 3 khúc ru, tình cảm, khát vọng của người mẹ ngày càng rộng lớn, ngày càng hoà nhập cùng công cuộc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước. Từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà Ôi, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Hoạt động 3 : Tổng kết rút ra ghi nhớ 
H: Khúc hát ... tràn đầy tình yêu thương, trong tình yêu thương đó, h/ả người mẹ Tà-Ôi đã hiện lên với những đức tính cao đẹp nào ?
- Thương con, thương bộ đội, dân làng và đất nước .
- Gắng làm lụng, đấu tranh và hi vọng vì tình yêu thương đó .
H: Người mẹ ấy đã thể hiện ước vọng và ý chí gì của nhân dân ta trong cuộc k/c chống Mĩ ?
- Tha thiết với cuộc sống tự do, hạnh phúc .
- Quyết chiến đấu cho cuộc sống này .
Hoạt động 4 : HD luyện tập .
Y/c H/s đọc diễn cảm thuộc câu thơ, đoạn 
thơ mình thích, giải thích lí do ?
 1’
2’
3’
30’
Văn bản: Bếp lửa (Tiếp)
3. Suy ngẫm về bà:
+ Giờ cháu đã đi xa
- Nhắc bà việc nhóm lửa để nói cái ý không bao giờ quên quá khứ, không quên hình ảnh bà với bếp lửa của một thời ấu thơ nghèo khổ, gian nan mà ấm áp nghĩa tình.
IV/ Ghi nhớ:
V/ luyện tập:
 Cho h/s đọc bài tham khảo “ Bếp lửa, tình người” (SBS-327)
Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 (Nguyễn Khoa Điềm)
I. Đọc , thảo luận chú thích :
a. Đọc:
b. Thảo luận chú thích :
2. Đọc và thảo luận câu hỏi:
II. Hướng dẫn Tìm hiểu văn bản :
1. Khúc hát ru 1
- Người mẹ mong ước có nhiều gạo trắng ngần, con khôn lớn khoẻ mạnh để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội đánh Mĩ.
- Đây là người mẹ giàu tình thương , giàu lòng yêu nước .
2. Khúc hát ru 2:
 ...
- Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn với tình thương buôn làng, quê hương gian khổ. Bởi vậy mẹ mong ước con mau lớn giúp mẹ lao động SX.
3. Khúc hát ru 3
- Tình thương con của người mẹ gắn liền với tình yêu đất nước. Mẹ mong ước con trở thành người lính chiến đấu vì độc lập tự do thiêng liêng. Mẹ mơ ước được thấy Bác Hồ, con được sống trong độc lập tự do.
IV/ Ghi nhớ :
V/ Luyện tập :
4. Củng cố (2’)
 Gv nhấn mạnh đơn vị KT co bản của tiết học .
5. HD h/s học bài : (1’)
 - Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ, học ND bài .
 - Hoàn thiện các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_12_tiet_58_van_ban_bep_lua_tiep_khuc_h.doc