Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 76 đến 83

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 76 đến 83

NGỮ VĂN – BÀI 16

Kết quả cần đạt

- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới qua “cố hương”, thấy được vị trí của hình tường nhân vật “tôi”, tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm và xây dựng tính cách nhân vật

- Tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu ôn tập phần tập làm văn đã nêu ở bài 15

- Nắm vững các nội dung cơ bản của ba phần (văn tiếng việt, tập làm văn) trong sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1, biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới

Tiết 76-77-78. Văn bản

CỐ HƯƠNG

 - Lỗ Tấn-

1. Mục tiêu: giúp học sinh

a. Về kiến thức: thấy được tinh thần phê phán sâu sắc, xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới

b. Về kĩ năng: Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “cố hương”, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm

c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho học sinh

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 76 đến 83", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN – BÀI 16
Kết quả cần đạt
- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới qua “cố hương”, thấy được vị trí của hình tường nhân vật “tôi”, tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm và xây dựng tính cách nhân vật
- Tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu ôn tập phần tập làm văn đã nêu ở bài 15
- Nắm vững các nội dung cơ bản của ba phần (văn tiếng việt, tập làm văn) trong sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1, biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới
Tiết 76-77-78. Văn bản
CỐ HƯƠNG
 - Lỗ Tấn-
1. Mục tiêu: giúp học sinh
a. Về kiến thức: thấy được tinh thần phê phán sâu sắc, xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới
b. Về kĩ năng: Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “cố hương”, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho học sinh
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới 
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A;..9B;..
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Tóm tắt đoạn trích: “chiếc lược ngà” và nêu những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của đoạn trích đó
Đáp án - biểu điểm
(5đ) Học sinh tóm tắt đầy đủ diễn biến đoạn trích
(5đ) Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu
- Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện “chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
Giới thiệu (1’) Nối nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhiêu nhà thơ cổ kim, những khi có dịp trở về quê cũ sau nhiều năm xa cách, thì không phải ai cũng vui mừng. Vậy tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện “cố hương” của Lỗ Tấn trong lần về thăm quê lần cuối diễn ra như thế nào?
b. Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích *
? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Lỗ Tấn? TB
- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thônn, Từ lúc còn trẻ, ông đã từ giã gia đinh quyết tâm đi tìm con đường lập thân mới, khác với những thanh niên cùng quê đương thời, thoạt đầu, nghĩ rằng sức mạnh của khoa học và kỹ thuật có thể cứu được nước, ông lần lượt theo học các ngành hành hải, địa chất rồi y học. Nhưng rồi ông dần thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi được xã hội một cách triệt để. Ông bỏ nghành y, chuyển sang hoạt động văn học và nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”
- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc,. Ông có công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương đồ sộ, đa dạng
- Công trình nghiên cứu vầ tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là “gào thét” (1932) và “bàng hoàng” (1926
- “Cố hương” là một trong những chuyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “gào thét”. Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá
- Năm 1981 toàn thế giới kể niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá
- “Cố hương” là truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập truyện đầy tay “gào thét” (1923)
2. Đọc và tóm tắt:
Giáo viên hướng dẫn cách đọc
Các em chú ý đọc giọng điều chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng ấp úng của nhân vật Thuận thổ, giọng chao chát cảu thím Hai Dương giọng suy ngẫm, triết lí ở một số câu đoạn
- Giáo viên và học sinh đọc hể bài
- Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh
? Em hãy tóm tắt truyện “cố hương”? G
- Học sinh tóm tắt
- Giáo viên tóm tắt toàn bộ truyện trongn sách để học tốt ngữ văn 9 (trang 173-174-175)
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Khá
- Chọn ngôi kể thứ nhất cho nhân vật (“tôi” làm tăng đậm tính chất trữ tình của truyện. “tôi” trực tiếp quan sát cảm xúc, suy ngẫm, phát biểu quan niệm). Nhưng không thể đồng nhất “tôi” và tác giả mặc dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời mình nhưng đây vẫn là truyện ngắn (với những sáng tạo hư cấu nghệ thuật) có cách kêt gần như hồi kí, có sử nhiều chi tiết có thực
? Văn bản kể theo trình tự nào? Khá
- Tác giả kể theo trình tự thời gian trong một chuyến đi (vài ngày), với sự thay đổi không gian: trên đương, trên thuyền, ở quê; thay đổi thời gian (nhớ lại quá khứ hồi còn nhỏ dại, đan xen với thời gian hiện tại) kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ tính chất trữ tình biểu cảm va triết lí trong dòng tự sự của truyện
? Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”, em hãy tìm bố cục của truyện? G
- Truyện gồm 3 phần lớn
+ Phần 1 từ đầu đến đang làm ăn sinh sống, tình cảm và tâm trạng của “tôi” trên đường về quê
+ Đoạn hai tiếp đến: “sạch trơn như quét”: tình cảm và tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở quê cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương, với bố con Nhuận Thổ
+ Đoạn ba: “thuyền chúng ta thắng tiếnthành đường thôi”: tâm trạng và ý nghĩ của “tôi” trê đường rời quê
? Tìm phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện? G
- phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, chỉ có điều mạch tường thuật sự việc luôn bị gián cách bởi những đoạn hồi ức xen kẽ
- Chính vì vậy, chỉ có thể xem “cố hương” là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí
- Tuy phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự song biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò rất quan trọng trong truyện. Thứ nhất, như đã nói, vì truyện có nhiều yếu tố hồi kí. Thứ hai, vì ở “cố hương” cũng như ở nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn, tác giả đã dùng ngôi thứ nhất không chỉ dẫ dắt câu chuyện mà còn để biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng. Thứ ba, ngay cả khi dùng các phương thức biểu đạt khác, kể cả miêu tả và lập luận, tình cảm sâu kín của tác giả vẫn thấm đẫm trong mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết
? Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? TB
- Nhân vật anh Tấn “tôi”, Nhuận Thổ, chị Hai Dương-nàng tây thi đậu phụ, thằng bé Hoàng, thằng bé Thuỷ Sinh, bà mẹ, những người làng
- Trong số nhân vật trên có hai nhân vật chính là Nhuận Thổ và “tôi”
? Có hai hình ảnh nghệ thuật rất đặc biệt trong truyện là gì? Khá
- Hai hình ảnh “cố hương” và hình ảnh “con đường”. Đó là hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu cảm và biểu chưng
Hết tiết 1
Giáo viên hướng dẫn
Truyện có bố cục ba đoạn kể theo trình tự thời gian, qua đó cảm xúc, suy nghĩ, ước vọng về cố hương của nhân vật Tấn được bộc lộ. Chúng ta phân tích bố cục này
II. Phân tích
- Học sinh đọc thầm lướt từ đầulàm ăn sinh sống
1. Trên đường về quê (20’)
? Em hãy theo dõi phần đầu vănbản và cho biết cảnh làng quê trong con mắt người trở về sau 20 năm xa cách được miêu tả qua những câu văn nào? TB
- Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
- Đang giữa độ đông, gần về đến làng trời càng u ámthấp thoáng mấy thôn xóm tiều điều hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa
? Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra ở nơi cố hương? Khá
- Tuy mới ngồi trên thuyền, nhìn từ xa và chỉ qua cái khe hở mui thuyền, nhưng cảnh tượng cố hương hiện ra dự báo cuộc sống tàn tạ, nghèo khổ đang diễn ra ở cố hương
? Trước cảnh tượng ấy lời độc thoại nội tâm nào đã thốt ra trong lòng người trở về? Em hiểu được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng vọng nội tâm này? Khá
- A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?
- tiếng vọng nội tâm thốt ra thể hiện cảm giác ngạc nhiên, chua xót, không tin rằng đó là cái làng cũ đã in trong kí ức của người xa quê ấy
Hình ảnh quê hương trong hồi ức của Tấn lập tức hiện ra qua những câu văn nào? TB
- Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
- Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả cho được
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong phần truyện này? TB
- Đó là kể kết hợp với miêu tả, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức, từ đó bộc lộ những suy nghĩ tình cảm sâu kín của mình qua ngôn ngữ đọc thoại nội tâm, biểu cảm trực tiếp
? Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi ngồi trong thuyền trước cảnh vật cố hương như thế nào? Vì sao lại có tâm trạng ấy? G
- Ngồi trong thuyền, nhìn qua khe hở mui thuyền làng quê sau 20 năm mới gặp lại, trong lòng nhân vật “tôi” bỗng phảng phất nỗi buồn se sắt, tư ngạc nhiên đến hồi tưởng lại cảnh vật trước đó 20 năm, nỗi buồn hiu quạnh càng tăng lên. Đó là vì giữa cái mong ước, hi vọng và tưởng tượng của nhân vật trước và trong chuyến đi khác xa với thực tế. Cái cảnh thôn xóm tiêu điều, hoang vắng im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, u ám giữa đông khiến tâm hồn con người xa quê có phần hẫng hụt, thương cảm và buồn se lại, không nén được. Nhân vật “tôi” thấy thất vọng vì so với cái làng trong kí ức mà mình vẫn tường nhớ, thương yêu thì nó đẹp hơn nhiều
Khi nhìn tận mắt mấy cọng rơm khô phất phơ trên mái ngói thì nỗi buồn càng tăng, hình ảnh này diễn tả sự sa sút hoang phế buộc phải thay đổi ngôi nhà, rộng hơn là cả làng quê nói chung, phải có một cuộc sống mới, một xã hội mới
Tóm lại: Sự gia tăng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho chỉ trong mộ đoạn văn ngắn mà vừa tái hiện hình ảnh làng quê vừa bộc lộ xúc động của lòng người. Từ đó hình ảnh cố hương hiện lên trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê buồn thấ vọng thật đáng thương
Học sinh đọc tỉ mỉ.
2. Những ngày “tôi” ở quê
? Những ngày ở quê, nhân vật “tôi” đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó cuộc gặp mặt với nhân vật nào được kể nhiều nhất? TB
- Đó là Nhuận Thổ và chị Hai Dương
? Mối quan hệ của nhân vật “tôi” với Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào? TB
- Mối quan hệ ấy được kể trong quá khứ và hiện tại
? Nhân vật Nhuận Thổ có vị trí như thế nào trong truyện? Khá
- Hình tượng nhân vật Nhuận Thổ có vị trí rất quan trọng. Gần như mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Do quan hệ đặc biệt trong quá khứ giữa Nhuận Thổ và “tôi”. Chính sự thay đổi ấy là nhân tố tác động mạnh nhất đến tư tưởng, tình cảm của “tôi”
Giáo viên chuyển dẫn
Những ngày sau đó mẹ và “tôi” bàn đến chuyện dòn nhà bán đồ đặc. Mẹ nhắc “tôi” nghỉ ngơi vài hôm rồi đi thăm bà con trước khi lên đường. Mẹ nhắc đến anh Nhuận Thổ mạ đã nhắn lên, có lẽ anh ấy cũng săp đến. Câu  ... vai trò của người kể chuyện trong tự sự
Như vậy nội dung tập làm văn trong ngữ văn 9 vừa lặp lại vừa nâng cao cả về kiến thức và kĩ năng
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
? Vai trò, vị trí tác dụng của cac biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể? Khá
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuỵên, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, hoặc các hình thức vè, diễn cavà các yếu tố miêu tả
Ví dụ:
Khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người thuyế minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng so sánh, nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh và đương nhiên cũng phải vận dụng yếu tố miêu tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ thế nào? Màu sắc, không gian, hình khối cảnh vật xung quanh
Như vậy nếu thiếu các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả, bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động
3. Phân biệt văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả và văn bản miêu tả tự sự
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? Khá
Miêu tả
- Đối tượng miêu tả thường là các sự vật, con người hoàn cảnh cụ thể
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- Dùng nhiều trong tác phẩm văn chương nghệ thuật
- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết
- Ít tính khuôn mẫu
- Dùng nhiều so sánh liên tưởng
- Đa nghĩa
thuyết minh
đố tượng của thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật.
- trungthành với đặc điểm của đối tượng sự vật
- Ít dùng tuởng tượng so sánh, dùng nhiều tình huống cuộc sống khoa học, văn hoá
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu)
- Bảo đảm tính khách quan khoa học
- Đơn nghĩa
Tự sự:
Văn bản tự sự phải có: nhân vật chính và một số nhân vật phụ
4. Nội dung của văn bản tự sự ở SGK ngữ văn tập 1
/Sách ngữ văn 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? TB
- Nội dung văn bản tự sự: nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm nghị luận đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự
? Vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Khá
- Miêu tả nội tâm; giúp người đọc thấy rõ những suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, khắc hoạ góp phần thể hiện chân dung nhân vật
+ thường xuất hiện trong các đối thoại, độc thoại trong đó người ta nêu ra những nhận xét, phán đoán, lĩ lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó
- Miêu tả, nội tâm và nghị luận là hai yếu tố cần thiết trong văn bản tự sự có vai trò hỗ trợ cho tự sự và các yếu tố đó chỉ bổ trợ cho phương thức biểu đạt chính là tự sự
? Hãy cho một ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm? Khá
 Học sinh tự lấy trong các tác phẩm đã học
Ví dụ: thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo của con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như bên tai vọng lên tiếng đọc bài trầm bổng “hằng năm cứ vào cuối thumẹ tôi nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
( Lí Lan, cổng trường mở ra trong ngữ văn 7 tập I)
Hay những đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn “làng của Kim Lân”
? Hãy cho 1 ví dụ một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận? TB
- Ví dụ: đoạn văn trong “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái
- “Vua Quang Trung cưỡi voi doanh yên cử quân lính truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằngchớ bảo là ta không nói trước
Tìm một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận? G
Ví dụ: “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắmmỗi ngày một thêm buồn
(Nam Cao, Lão Hạc, trong ngữ văn 8 tập I)
5. Đối thoại, độc thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
? Thế nào là độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm? Khá
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. trong văn bản tự sự khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm
? Vai trò và tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? TB
- Đi sâu vào nội tâm nhân vật, độc thoại nội tâm nhằm để thấy rõ diễn biến tâm lí nhân vật bộc lộ được tình cảm của nhân vật, giúp co bài văn sinh động tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật
? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Khá
Ví dụ: “Tôi cất giọng véo von
Cái Cò cái Vạc cái Nông
 Nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí, ngữ văn 6 tập II)
Hết tiết 79
Chuyển ý:
Trong tiết học trước các em đã được ôn tạp về lí thuyết trong tiết học hôm nay chúng ta cùng vận dụng để giải quyết một số bài tập
II. Luyện tập (42’)
1.Bài tập 6 (220)
? Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba? Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu? Khá
Học sinh thảo luận nhóm, rút ra nhận xét
+ Kể theo ngôi thứ nhất làm tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện
+ Kể theo ngôi thứ ba có tác dụng giữ cho câu chuyện vẻ đẹp chân thật và khách quan, đồng thời vẫn có điều kiện thuận lợi để làm nổi bật chẫt trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật lại rất phù hợp với chính suy tư của tác giả
2. Bài tập 7 (220)
? Các nội dung của văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở lớp 6, 7, 8? Khá
- giống nhau
+ Văn bản tự sự có nhân vật chính và một số nhân vật phụ
+ Văn bản tự sự có cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ
- Khác nhau
+ Ở lớp 9 có thêm: Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm 
+ Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận
+ Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự
+ Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự
3. Bài tập 8 (câu 8 sgk)
? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự? Theo em, liệu có một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không? Khá
- Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó
- Trong thực tế khó có mọt văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất
4. Bài tập 9 (Câu 9 sgk 220)
? Đánh dấu X vào các ô trống mà văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố khác? Khá
STT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
miêu tả
nghị luận
biểu cảm
t.minh
điều hành
1
2
3
4
5
6
Tự sự
Miêu tả
nghị luận
biểu cảm
th.minh
Đ.hành
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
4. Bài tập 9 (câu 9 sgk 220)
? Một số tác phẩm tự sự được học trong sgk ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết luận? Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có ba phần đã nêu? Khá
- Bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết luận là bố cục mang tính “qui phạm” đối với học sinh, khi viết bài tập làm văn. Nó giúp cho các em bước đầu làm quen với “tư duy cấu trúc” khi xây dựng vănbản để sau này học lên cao các em có thể viết luận văn, luận án, viết sách. Nói cách khác, muốn viết được một văn bản hoàn hoả cac em cần phải tiến hành đồng thời ba thao tác tư duy là: tư duy khoa học, tư duy hình tuợng và tư duy cấu trúc
Một số tác phẩm tư sự được học trong sách giáo khoa ngữ văn tứ lớp 5 đến lớp 9 không bỏ cấu trúc bởi tính quy phạm “trường ốc” nữa, mà điều quan trọng nhất đối với học sinh chính là vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo
6. Bài tập 10 (câu 10 sgk T220)
? Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có gây được gì trong việc đọc hiểu các tác phẩm văn học tương ứng trong sgk ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ? Giỏi
-Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc-hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa ngữ văn
Ví dụ: Khi học về đối thoại và độc thoại nộ tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người học hiểu sâu hơn các đoạn trích “Truyện Kiều” cũng như truyện ngắn “làng” của Kim Lân
- Đoạn trích “Kiểu ở Lầu Ngưng Bích” với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và và đức hi sinh “Xót người tựa cửa hôm mai-ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (T94)
- Trong truyện ngắn “làng” của Kim Lân có hai đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà với vợ chồng ông Hai những đối thoại với ông Hai rất thú vị
+ Cuộc đối thoại thứ nhất: là chủ nhà “trục xuất” gia đinh ông Hai: “sáng hôm nay, lúc bà Hai sắp sửa quanh gánhem lại cứ nhớ đáo để đấy nhớ”
+ Cuộc đối thoại thứ hai: bà chủ nhà “mời” gia đình ông Hai ở lại nhà mình: “Đến cả mụ chủ nhà là người ông láo yên tríđược, được, chuyến này phải nuôi chí”
=> Qua hai cuộc đối thoại trên ta thấy mụ chủ nhà (một nhân vật phụ) có hai cách ứng xử rất khác nhau, dường như đối lập nhau nhưng lại rất thống nhất về thái độ chính trị. Tẩy chay tuyệt đối kẻ thì và những ai làm tay sai cho chúng, đồng thời sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người cùng cảnh ngộ. Như vậy thông qua đối thoại tính cách của nhân vật cũng được khắc hoạ sâu sắc và sinh động
7. Bài tập 12 (câu 12 sgk T220)
Nhứng kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ? Khá
- Giúp cho việc học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách ngữ văn đã cung cấp cho học sinh các để tài, nộ dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miểu tả nhân vật, sự việc
Cho học sinh tự tìm và phân tích vài ví dụ từ các tác phẩm tự sự, bức tranh của em gái “tôi”, “tôi đi học”, “trong lòng mẹ”, “Lão Hạc”, “Lặng lẽ Sa Pa”, “chiếc lược ngà”để học tập về cách kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” và cách kết hợp tự sự, biểu cảm, nghị luận với miêu tả
c. Củng cố (1)
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Về ôn lại các kiến thức vừa ôn tập
- Xem lại cac để tập làm văn trong sgk
- Lập dàn ý bài viết số 3 để tiết sau trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_16_tiet_76_den_83.doc