Ngữ văn - bài 18
Kết quả cần đạt
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong làm văn nghị luận
Tiết 91-92. Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(trích) - Chu Quang Tiềm –
1. Mục tiêu : Giúp học sinh .
a. Về kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
b. Về kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yếu mến những tri thức bổ ích, lý thú thông qua việc đọc sách
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Tìm đọc cuốn văn bản hoàn chỉnh
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A: 9B; .
a. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh
- Giáo viên nhận xét để uốn nắn các em
Giới thiệu(1) Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn, ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Qua bài viết “bàn về đọc sách” hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những vấn đề trên
Ngữ văn - bài 18 Kết quả cần đạt - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ - Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong làm văn nghị luận Tiết 91-92. Văn bản BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (trích) - Chu Quang Tiềm – 1. Mục tiêu : Giúp học sinh . a. Về kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách b. Về kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yếu mến những tri thức bổ ích, lý thú thông qua việc đọc sách 2. Chuẩn bị của GV&HS: a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9 - Tìm đọc cuốn văn bản hoàn chỉnh - Soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: 9A:9B;. a. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh - Giáo viên nhận xét để uốn nắn các em Giới thiệu(1) Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn, ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Qua bài viết “bàn về đọc sách” hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những vấn đề trên b. Dạy nội dung bài mới I. Đọc và tìm hiểu chung 1.Giới thiệu về tác giả - tác phẩm. Gọi học sinh đọc chú thích * Nêu những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm? TB Ngoài những kiến thức bạn vừa nêu, cô bổ sung thêm: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đấu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau - Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc - “Bàn về đọc sách trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”Giáo viên nêu 2. Đọc văn bản. Yêu cầu đọc Đây là một bài văn nghị luận bàn về việc đọc sách, các em đọc bài to, rõ ràng, nhấn mạnh vào các luận điểm chính trong bài Giáo viên và học sinh đọc hết bài Bài văn thuộc kiểu văn bản nào? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Khá - Bài văn thuộc kiểu văn bản nghị luận - Vấn đề nghị luận của bài viết này là bàn luận về việc đọc sách Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt cách luận điểm cơ bản của tác giả khi triển khai vấn đề ấy? Khá - Phần 1: Từ đấu đến: “thế giới mới” sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách - Phần 2: tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”: nên các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay - Phần 3: đoạn còn lại: bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả) Chúng ta phân tích bố cục đã chia II. Phân tích Học sinh đọc thầm lướt đoạn 1 Luận điểm chính của đoạn văn là gì? TB - Tầm quan trọng của việc đọc sách 1. Tầm quan trọng của việc đọc sách Để nêu rõ tầm quan trọng của việc đọc sách tác giả đưa ra những chứng cứ nào? K - Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn - Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại [] là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại - Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại, tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức lời dạy mà biết người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được Tác giả đã dùng phép nghị luận gì để trình bày tầm quan trọng của việc đọc sách ? Khá - Tác giả đã giải thích vấn đề bằng phép nghị luận phân tích và tổng hợp để thuyết phục người đọc, người nghe. Đầu tiên, tác giả nêu ra luận điểm: “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Tiếp theo tác giả dùng lí lẽ giải thích cặn kẽ về học vấn, về sách, về đọc sách, làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách trên con đường học vấn của mỗi một con người Tác giả phân tích cụ thể từng khía cạnh (học vấn, sách, đọc sách) bằng giọng chuyện trò, tâm tình, rồi tổng hợp lại bằng một lời bàn giàu hình ảnh “có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới” Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? việc đọc sách có ý nghĩa gì? G - Mặc du là một tác phẩm dịch song mỗi chùng ta vẫn hiểu ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại: sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng qúy báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay - Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên c on đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua Qua phân tích, em cho biết tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách? Khá - Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức Hết tiết 1 Chuyển ý: Ở tiết 1 các em đã hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách được tác giả Chu Quang Tiềm trình bày như thế nào trong đoạn trích mời các em tìm hiểu tiếp Học sinh đọc từ: Lịch sửtiêu hao lực lượng 2. Cái khó của việc đọc sách (15’) Nêu luận điểm chính của đoạn văn này? TB Theo Chu Quang Tiềm đọc sách có dễ không? tại sao? TB - Trong tình hình hiện nay sách vở càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Hiện nay việc đọc sách thường đứng trước hai cái khó (hai thiên hướng sai lệch) + Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu dễ sa vào lối ăn chơi nuốt sống chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm - Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu [] lướt qua tuy rất nhiều nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống cái chất không tiêu được tích lại càng nhiều thì càng dế sinh ra bệnh đau dạ dày nhiều thói hư danh nông cạn đều do lối ăn chơi nuốt sống đó mà ra + Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với cuốn sách không thật có ích - hai là; sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng [] đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phận Quan sát, em có nhận xét gì về cách phân tích, bàn luận vấn đề của tác giả ở đoạn này? Cụ thể như thế nào? G - Để phân tích bình luận hai cái bại trong việc đọc sách trong thời đại ngày nay. thời đại sách được xuất bản in ấn rất nhiều “chất đầy thư viện: tác giả đã sử dụng phép so sánh khá tỉ mỉ mà quen thuộc với mọi người “tiếc quá” “tuy rất nhiều” nhưng “đọng lại” thì rất ít giống như ăn uốnggiống như đánh trận Em hiểu đọc sách không chuyên sâu là là thế nào? Để chứng minh cho cái hại đó tác giả đã lập luận như thế nào? Khá - Đọc không chuyên sâu nghĩa là bạn đọc nhiều, đọc lấy số lượng mà không kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt, nên “liếc qua” nhiều mà đọng lại chẳng được bao nhiêu. Để chứng minh cho điều này, tác giả đã so sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ “quí hồ tinh bất quí hồ đa” (ít mà tích còn hơn nhiều mà chẳng có gì) họ đã: miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần cả đời dùng mãi không cạn. Lối đọc ngày nay thì ngược lại, đọc nhiều đọc nhanh như “ăn tươi nuốt sống”. Cách đọc để “học khoang như người giàu khoe của”. Tác giả châm biếm một học giả trẻ khoe đọc hang vạn cuốn sách nhưng thu lượm chẳng được bao lâu. Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian, công sức mà có khi còn mang hại. Tác giả so sánh lối đọc sách ấy với việc ăn uống vô tội vạ. “ăn tươi nuốt sống” các thứ không tiêu hoá được, càng ăn nhiều thì càng rễ sinh ra bệnh vì thế mà lời bàn của tác giả thật sâu xa, chí lí Nêu ý kiến của em về việc tác giả bàn đến cái hại thứ hai của việc đọc sách hôm nay? TB - Sách nhiều dễ khiến người ta đọc lạc hướng là gặp sách nào đọc sách ấy, không tìm những cuốn sách bổ xung, phụ trợ và nâng cao. học vấn mà mình đang cần tiếp nhận, trau dồi đọc phải những cuốn sách nhạt nhẽo, vô bổ, thậm chí là sách độc hại. Cách đọc lạc hướng ấy được tác giả ví với “như người chiến sĩ đánh trận không tìm đúng mục tiêu”, “chỉ đá bên đông, đấm bên tây” hậu quả là “tự tiêu hao lực lượng” nghĩa là tự hại mình cách so sánh thật sinh động mời mẻ mà gần gũi Theo em những ý kiến của Chu Quang Tiềm có đúng với tình hình đọc sách của học sinh THCS hiện nay? TB Học sinh hiện nay đọc sách như “cưỡi ngựa xem hoa” cầm cuốn sách hay tập sách về khoa học, nhiều bạn đọc lướt qua trang này trang khác mà không biết nội dung ra sao, ý nghĩa sâu xa, ý tưởng của câu chuyện như thế nào, không thu lượm được gì bổ íchlựa chọn như thế thì tự tiêu hao lực lượng - Lời cảnh báo của tác giả chỉ là một so sánh nhẹ nhàng nhưng gợi cho ta liên hệ tới biết bao thực tế nặng nề * Đọc sách để có học vấn, đọc sách để học thật không dễ nên cần lựa chọn sách và và cách đọc sách cho có hiệu quả Chuyển ý: Từ việc chỉ ra cái khó của việc đọc sách, tác giả đã bàn về việc lựa chọn sách để đọc và cách đọc sách như thế nào ta tìm hiểu tiếp Đọc thầm lướt đoạn văn từ “đọc sách không cốt lấy nhiềuhết” 3. Phương pháp đọc sách (18’) Đoạn văn diễn tả điều gì? TB Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc như thế nào? - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thật sự có giá trị, có lợi ích cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi kết cận với chuyên môn của mình Tìm những câu văn thể hiện ý kiến bàn về cách lựa chọn sách khi đọc trong văn bản? TB - đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là chọn cho tinh đọc cho kĩđem thời gian, sức lựcmà đọc một quyển thật sự có giá trị - “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán-thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay” - Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ lập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng cho tự do đến mức làm thay đổi khí chất - Một loại là đọc sách để có kiến thức phổ thôngmột loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn - Mỗi môn phải chọn lấy ... Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp (25’) 1. Ví dụ Gọi học sinh đọc văn bản trang phục SGK, T9 Văn bản bàn về vấn đề gì? Khá - Văn bản nêu lên vấn đề văn hoá trong trang phục, vấn đề các quy tắc ngầm của văn hoá buộc mọi người phải tuân theo cách ăn mặc, trang phục - Ở đoạn mở bài viết đã nêu ra những dẫn chứng gì về trang phục? TB - Học sinh phát hiện, giáo viên ghi bảng + Thông thường trong doanh trại hay nơi cổng, có lẽ không ai ăn mặc chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ, nhưng phanh hết áo lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người Vì sao không ai làm các điều phi lí như tác giả đã nêu ra? Khá Vì ăn mặc như vậy thiếu chỉnh tề, không đồng bộ, trông rất chướng mắt Vì sao mà không ai làm thế? Đó là do họ bị dàng buộc bởi một quy tắc trong trang phục đó là quy tắc đồng bộ chỉnh tề Việc không làm đó cho ta thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người? G + ăn mặc phải đồng bộ và chỉnh tề + Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung (nơi công cộng) và riêng (tuỳ công việc, sinh hoạt) Từ các dẫn chứng tác giả nhằm nêu lên hai nguyên tắc trong ăn mặc của của con người “ăn cho mình, mặc cho người” đó là văn hoá xã hội và “y phục xứng kì đức” tức là: ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Đây cũng chính là hai luận điểm chính trong văn bản Tác giả đã dùng phép lập luận nào để sinh ra hai luận điểm đó? - Tác giả dùng phép lập luận phân tích để rút ra hai luận điểm đó Ở luận điểm thứ nhất, tác giả đã dùng phép lập luận phân tích các dẫn chứng như thế nào? Khá * Luận điểm 1. “ ăn cho mình, mặc cho người” tác giả đã phân tích những tình huống giả định để cho thấy một sự ràng buộc vô hình bên trong - Cô gái một mình trong hang sâukhông tô đỏ chót móng chấn móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay đi câu cá ngoài đồng vắngáo sơ mi là thẳng tắp - Đi đám cưới không thể lôi thôi nhếch nhác, mặt nhọ nhem, chân lấm tay bùn - Đi dự đám tang không được ăn mặc loè loẹt, nói cười oang oang Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những qui tắc ngầm, phải tuân thủ đó là văn hoá xã hội, qui tắc này chi phối cách ăn mặc của con người Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội “có phải là câu tổng hợp các ý đã phát triển ở trên không? Khá - Đây là câu tổng hợp đã phân tích ở trên, đó chính là nhận định của tác giả được làm rõ từ các ý phát triển ở trên, đã thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng Từ việc tổng hợp qui tắc ăn mặc, bài viết mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? * Luận điểm 2: “y phục xứng kì đức” - Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm cho mình tự xấu đi mà thôi - Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường Nêu các điều kiện qui định cái đẹp của trang phục như thế nào? - Trang phục phù hợp thì mới đẹp, sự phù hợp với môi trường phù hợp với hiểu biết, phù hợp với đạo đức - Bài viết đã dung phép lập luận gì để “chốt” vấn đề? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong văn bản? Khá - dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề thường đặt cuối bài văn “thế mới biết trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức hợp môi trường là trang phục đẹp Vai trò của phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào? (pháp phân tích giúp hiểu vấn đề như thế nào? Phép tổng hợp giúp khái quát vấn đề như thế nào?) G - Phép phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể - Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc 2. Bài học Qua phân tích hãy nêu ý hiểu của em về phép phân tích và tổng hợp? Khá - Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp - Phép phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giải thích, so sánh, đối chiếuvà các phép lập luận giải thích chứng minh - Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có lập luận, lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, có phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk T 10 II. Luyện tập (15’) 1. Bài tập 1 (T10) Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 Tác giả phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách là một con đường giao tiếp của học vấn - Tác giả đã phân tích luận điểm theo thứ tự + Thứ nhất học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau + Thứ hai, bất kì muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ “kho tàng quí báu” được lưu giữ trong sách nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi + Thứ ba, đọc sách là “hưởng thụ” thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiêu đề cho sự phát triển của học thuật của mỗi người 2. Bài tập 2 (T10) Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào? - Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách đọc là + Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích + Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình + Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan với nhau nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức 3. Bài tập 3 (T10) Tác giả phân tích tầm quan trọng của đọc sách như thế nào? - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao + Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức + Không chọn sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả + Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không có ích lợi gì 4. Bài tập 4 (T10) Phân tích vai trò như thế nào trong lập luận - Trong văn bản nghị luận, phân tích là một thao tác mà bắt buộc người manh tính tất yếu, bởi nếu không phân tích thì không thể làm sáng tỏ được luận điểm và không thể thuyết phục được người dọc, người nghe. Phương pháp phân tích cần thiết để nhận thức các mâu thuẫn, mối liên hệ của sự vật, hoặc hiểu rõ các khuynh hướng phát triển của sự vật không có phân tích thì không có tổng hợp c. Củng cố (1) d. Hướng dẫn học bài và làm bài (2’) - Về học bài - Suy nghĩ: Chuẩn bị bài luyện tập phân tích và tổng hợp Tiết 95 Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 1. Mục tiêu : Giúp học sinh . a. Về kiến thức: Có kĩ năng phân tích và tổng hợp b. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận c. Về thái độ: Giáo dục ý thức trình bày vấn đề bằng phân tích và tổng hợp 2. Chuẩn bị của GV&HS: a. Chuẩn bị của GV:- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS:ôn tập văn nghị luận, học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức a. Kiểm tra bài cũ (3’) Sự chuẩn bị của HS Yêu cầu học sinh trả lời: Giới thiệu bài: Các em đã biết phân tích là thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi không phân tích thì không làm sáng tỏ được vấn đề và không thuyết phục được người đọc, người nghe. Vì vậy, cần rèn luyện kĩ năng phân tích và tổng hợp b. Dạy nội dung bài mới (1’) 1. Bài tập 1 (T11) 15’ a. Đoạn văn của Xuân Diệu Giáo viên đưa bảng phụ ghi bài thơ “thu điếu” của Nguyễn Khuyến Gọi học sinh đọc lại Phân tích cái hay của bài thơ “thu điếu của Nguyễn Khuyến Gọi học sinh đọc đoạn văn của Xuân Diệu - Lớp theo dõi phép lập luận của tác giả trong đoạn văn Tác giả đã vận dụng phép nghị luận nào trong đoạn văn này? Lập luận về vấn đề gì? TB - Thứ nhất: Cái hay thể hiện ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo (phối hợp các màu xanh khác nhau) - Thứ hai: cái hay thể hiện ở những cử động: Thuyền nhích, sóng gợn tí, lã sẽ đưa đưa vèo, tâng mây lơ lửng, con cá động (phối hợp các cử động nhỏ - Thứ ba: cái hay thể hiện ở các vần thơ: Tử vận, hiểm hóc (tử vận là chỉ có một vần duy nhất- ở bài này là vần “eo”) hiểm hóc ở chỗ thanh bằng ở các tiếng gieo vần, các từ và nghĩa kết hợp tự nhiên và không non ép Tóm lại: Nhà thơ Xuân Diệu đã phân tích cái hay của lời bài thơ 3 mặt, ở các điệu xanh, ở những cử động khẽ, ở các vần thơ. Ở mỗi mặt như thế lại nêu ra các ví dụ cụ thể. Những cái hay này gắn với phẩm chất riêng của bài thơ b. Đoạn văn của Nguyên Hồng: phân tích “mấu chốt của thành đạt” Luận điểm chính của đoạn văn này là gì? TB - Luận điểm: “mấu chốt của thành đạt là ở đâu” Tác giả dùng phép lập luận nào? chỉ ra trình tự của lập luận đó trong văn bản này - Đoạn văn dùng lập luận phân tích - Trình tự phân tích + Đoạn mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt + Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan điểm đúng sai thế nào và kết lại việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người Có thể hiểu cụ thể từng ý phân tích như sau - Nhứ nhất, do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần) gặp thời, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú - Thứ hai: do nguyên nhân chủ quan (đây là điều kiện đủ) tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau phẩm chất đạo đức tốt đẹp 2. Bài tập 2 (T12) Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Cho học sinh thảo luận theo nhóm, theo bài Vấn đề cần phải phân tích là: một số học sinh học quan loa đối phó không học thật sự, cẩn giải thích hiện tượng này rồi mới phân tích Gợi ý: + Học đối phó là học mà không việc học làm mục đích xem việc học là việc phụ + Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với yêu cầu (ý) đòi hỏi của thầy cô, của thi cử + Do học bị động, nên không thấy hứng thú, đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp + Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học + Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch 3. Bài tập 3 (T12) Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 (T12) - Đây là bài tập tích hợp, cần phân tích các lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách - Học sinh suy nghĩ, viết ra giấy, sau đó trình bày ý của mình + Sách đúc kết chi thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay + Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm + Đọc sách không cần nhiều, mà vẫn đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm được quyển đó mới có ích + Bên cạnh đọc sách chuyên môn (chuyên sâu) phục vụ ngành nghề còn cần phải đọc rộng, kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn 4. Bài tập 4 (T12) (3’) Bài tập này làm ở nhà, giáo viên hướng dẫn - Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó, trên cơ sở phân tích ở bước 1, hoạt động 2 - Tổng hợp những điều đã phân tích về đọc sách (như trên) c. Củng cố(1) d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’) - Về nhà đọc lại các bài tập đã làm trên lớp - Hoàn thiện các bài tập chưa xong - Làm bài tập 4 (T12) - Chuẩn bị bài: tiếng nói của văn nghệ
Tài liệu đính kèm: