Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 20 - Tiết 101 đến 103

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 20 - Tiết 101 đến 103

Ngữ văn bài 20

Kết quả cần đạt

- Nắm được yêu cầu của chương trình địa phương phần tập làm văn để thực hiện ở bài 28

- Thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả

- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập gọi-đáp, phụ chú trong câu; biết đặt câu có thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú

- Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Ngày dạy: Dạy lớp: 9B

Tiết 101

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần tập làm văn)

1. Mục tiêu : Giúp học sinh

a. Về kiến thức: Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương

b. Về kĩ năng: Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh

c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước cho học sinh

2. Chuẩn bị của GV&HS.

a. Chuẩn bị của GV - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tìm hiều những hiện tượng thực tế ở địa phương Sơn La

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 20 - Tiết 101 đến 103", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn bài 20
Kết quả cần đạt
- Nắm được yêu cầu của chương trình địa phương phần tập làm văn để thực hiện ở bài 28
- Thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập gọi-đáp, phụ chú trong câu; biết đặt câu có thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú
- Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 101
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần tập làm văn)
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức: Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương
b. Về kĩ năng: Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước cho học sinh
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tìm hiều những hiện tượng thực tế ở địa phương Sơn La
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong SGK
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra 15 phút
Trình bày cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Đáp án-biểu điểm
4đ - Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lậpdàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết
4đ – Dàn bài chung
Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề
Thân bài: liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá nhận định
Kết bài: kết luân, khẳng đinh, phủ đinh, lời khuyên
2đ – Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết
* Giới thiệu (1’) Ở bất cứ một địa phương nào cũng đều có những sự việc, hiện tượng đáng quan tâm trong mọi lĩnh vực. Để giúp cac em hiểu về địa phương Sơn La, nơi các em đang sống, hôm nay T sẽ hướng dẫn các em viết bài phản ánh tình hình địa phương Sơn La
b. Dạy nội dung bài mới
1. Yêu cầu (4’)
Nêu yêu cầu của bài này là tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương
Em hiểu như thế nào về yêu cầu của chương trình địa phuơng? G
- Tìm hiểu suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương
Ở địa phương Sơn La có rất nhiều sự việc hiện tượng được quan tâm như vấn đề môi trường, vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các em phải tìm hiểu, suy nghĩ rồi viết bài trình bày ý kiến của mình dưới dạng nghị luận
2. Cách làm (17’)
Em hãy xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương? Khá
- Vấn đề mối trường:
+ Hậu quả của việc phá hoại rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán
+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị
+ Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì, ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn
- Vấn đề quyền trẻ em:
+Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ những trẻ em khó khăn
+ Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng khung cảnh quan sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan, ngoại khoá
- Vấn đề xã hội
+ Sự quan tâm, giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng); những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (bị thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo)
+ Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em
+ Những vấn đề có liên quan đến tham những, tệ nạn xã hội
Nêu cách làm đối với những vấn đề đã nêu ở trên? G
- Đối với sự việc, hiện tượng được chọn, phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm
- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của cá nhân
- Viết bài trình bày sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến của bản thân. Bài viết khoảng 1500 chữ trở lại, có bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài, có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng; về kết cấu: có chuyển mạch, chiếu ứng, đọc lên thấy có sức thuyết phục
Giáo viên lưu ý các em:
Trong bài làm, các em không được ghi tên thật của những người liên quan đến sự việc, hiện tượng vì như vậy bài làm mất tính chất của bài tập làm văn
3. Những điều cần lưu ý (3’)
Giáo viên dặn học sinh những yêu cầu
Đây là bài luyện tập làm văn viết bài, phản ánh tình hình địa phương, không phải là báo cáo, tường trìng hay đơn khiếu nại trong thực tế, do đó các em cần lưu ý
Về nội dung: tình hình, ý kiến và nhận định của các em phải nêu rõ ràng cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục
Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật, vì như vậy phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác
4. Thời gian nộp bài (3’)
- Để chuẩn bị cho hoạt động ngữ văn bài 28, lớp trưởng thu bài dần tù 24-25. Mỗi em viết được ít nhất 3 bài thuộc 3 vấn đề đã nêu ở phần 2 trong bài
c. Củng cố (1) Cách viết bài lập luận
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà đọc kỹ yêu cầu và cách làm
- Có kế hoạch sưu tầm viết bài để nộp kịp thời
- Chuẩn bị bài: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 102. Văn bản
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
 - Vũ Khoan-
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức:
- Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thế kỉ mới
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tìm hiểu văn nghị luận
c. Về thái độ: Giáo dục lối sống tốt đẹp
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
. b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và tìm hiểu bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Kiểm tra sĩ số:
a. Kiểm tra bài cũ: 2’
- Việc chuẩn bị bài của học sinh – giáo viên nhận xét
* Giới thiệu(1’) Vào thế kỉ XXI, thiên niên kỉ thứ ba, thanh niên Việt Nam đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi không? Một trong những lời khuyên, những lời chuyện trò về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của tác giả Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001
b. Dạy bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung (10’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích
Giảng tóm tắt về tác giả và ghi bảng
Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng bộ ngoại giao, bộ trưởng bộ thương mại hiện nay là phó thủ tướng chính phủ
- Bài viết này đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in vào tập “một góc nhìn của tri thức” nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm 2002
2. Đọc văn bản
Giáo viên hướng dẫn cách đọc
Khi đọc chú ý thể hiện đúng thái độ của tác giả qua giọng điệu trầm tĩnh, khách quan , nhưng không xa cách, nói một vấn đề hệ trọng nhưng không cao giọng thuyết giáo mà gần gũi giản dị
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
Giáo viên nhận xét các đọc của học sinh
Giải thích các từ ngữ: kinh tế tri thức, hội nhập? TB
- Học sinh dựa vào chú thích để trả lời
Văn bản thuộc kiểu loại gì? TB
- Nghị luận về một vấn đề xã hội, giáo dục
Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Khá
- thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. Thông thường, sau một thời gian dài, chuẩn bị bước vào một chặng mới, người ta có như cầu nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng đường mới. Thời điểm chuyển giao thời gian ở đây lại đặc biệt có ý nghĩa đó là sự chuyển giao hai thế kỷ, hai thiên niên kỉ. Riêng đối với dân tộc ta, thời điểm này lại càng có ý nghĩa quan trọng: công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã đạt được những thành quả bước đầu và chúng ta tiến sang thế kỷ mới với mục tiêu phấn đấu rất cao, giải quyết nhiệm vụ cơ bản là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy bài viết của tác giả có ý nghĩa rất kịp thời
Bài viết đã nêu vấn đề gì? G
- Đề tài mà tác giả bàn luận ở đây đã được nêu rõ trong nhan đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. Luận điểm cơ bản của bài cũng được nêu lên ngay trong câu đầu: “lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề vừa nêu? G
- Vấn đề ấy không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỷ mà còn co ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bời vì, nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển, nếu không muốn tụt hậu, đối với mỗi người và mọi dân tộc. Điều đó lại càng cần thiết với dân tộc ta khi thực sự đi vào công cuộc xây dựng, phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay
II. Phân tích
1. Trình tự lập luận của tác giả (9’)
Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả trong văn bản này? Khá
Các luận cứ của tác giả
a. Chuẩn bị hành tranh vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người
Đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của văn bản. Nó có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra hướng lập luận của toàn bộ văn bản
Các lí lẽ nêu lên để xác minh cho luận cứ này là gì? TB
- Các lí lẽ nêu lên để xác minh cho luận cứ này là:
Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử
Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càn nổi trội
b. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
Luận cứ này được triển khai trong hai ý:
- Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế
- Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nhiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới
Đây là luận cứ trung tâm, qua ... n ảnh hưởng sự bao cấpsùng ngoại hoặc bài ngoại quá mứckhôn vặtkhông coi trọng chữ tín
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả khi trình bày phân tích luận điểm này? Tác dụng như thế nào? Khá
- Tác giả không chia thành hai ý rõ rệt: điểm mạnh và điểm yếu, mà cách lập luận là nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó lại là điểm yếu. Cách lập luận như vậy là thấu đáo và hợp lí, không tĩnh tại: trong cái mạnh lại có thể chứa đựng cái yếu, nếu xem xét từ một yêu cầu nào đó
- Điều đáng chú ý nữa trong cách lập luận của tác giả là điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chứ không phải chỉ nhìn trong lịch sử
- Những cái yếu đưa ra co khi đã trở thành thói quen, nếp nghĩ, nếp sống tính cách của con người Việt Nam, lại lẫn lộn với cái mạnh, có khi ta lầm tưởng là cái mạnh. Khó khăn nguy hại là ở chỗ đó. Vì vậy cần nhận rõ cái mạnh đã đành nhưng cần hơn là nhận rõ cái yếu trong tính cách và thói quen của chúng ta
Qua phân tích, em cho biết điểm mạnh, điểm yếu của người Việt nam là gì? Khá
- Điểm mạnh của người Việt Nam là thông minh nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm
- Điểm yếu cần khắc phục là: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn
Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam? Khá
- Lâu nay, khi nói đến tính cách dân tộc và phẩm chất con người Việt Nam nhiều người thường chỉ thiên về khẳng định những cái hay, cái tốt, cái mạnh. Điều này không phải không có cơ sở và cũng là cần thiết, nhất là khi chúng ta cần phát huy sứ mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lượcm giành lại độc lập và thống nhất tổ Quốc. Nhưng mặt khác, nếu chỉ nói một phía những ưu điểm sẽ dẫn đến tình trạng hiểu không đúng về dân tộc mình, ngộ nhận, tự đề cao quá mức, dẫn đến tâm lí tự thoả mãn, không học người khác. Tâm lí ấy có hại và cản trở sự vươn lên páht triển của đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đòi hỏi mọi người phải nhìn rõ cả điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc, có sự thôi thúc vươn lên, vứt bỏ những cái yếu kém, vượt qua những hạn chế để sánh vai được với những đất nước phát triển, văn minh, tiến bộ. Thái độ của tác giả là tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch về một phía, khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc
Trong văn bản tác giả dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ, cho biết ý nghĩa tác dụng của chúng? Khá
- Bài viết đề cập một vấn đề quan trọng trong đời sống dân tộc trước một thời điểm lịch sử, nhưng tác giả không dùng cách nói trang trọng, cũng không sử dụng nhiều tri thức uyên bác, sách vở. Ngôn ngữ của bài là ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, dùng cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu. Một trong những biện pháp để tạo được sắc thái ngôn ngữ ấy là việc sử dụng khá nhiều thành ngữ. Cách nói cua thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà ngắn gọn
Ví dụ: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”, “trâu buộc ghét trâu ăn”, “bóc ngắn cắn dài”
III. Tổng kết - Ghi nhớ(4’)
Nêu khái quát nghệ thuật và nội dung của văn bản vừa phân tích? TB
- Nghệ thuật: trình tự lập luận chặt chẽ, hợp lý dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ
- Nội dung: Tác giả giúp ta thấy được điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước di vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới
IV. Luyện tập (5’)
Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu
Giáo viên cho học sinh trình bày. Giáo viên nhận xét
c. Củng cố (1) Tác giả Vũ Khoan 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em đọc lại văn bản, phân tích lại văn bản
- Làm bài tập 1, 2 (sgk T31)
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 103. Tiếng việt
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Mục tiêu : Giúp học sinh: 
a. Về kiến thức - Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi đáp và phụ chú 
- Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu
- Biết đặt câu có thành phần gọi đáp. Thành phần phụ chú
b. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp
c. Về thái độ: Thêm yêu bộ môn tiếng việt
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV 
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Em hãy cho biết các thành phần biệt lập đã học là những thành phần nào? Nêu tác dụng và đặt câu văn minh họa
Đáp án-biểu điểm
- Có hai thành phần biệt lập đã học đó là: thành phần tình thái và thành phần cảm thán
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
Ví dụ: hcó lẽ tôi đã nhầm, vì vậy tôi xin lỗi bạn
- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người no í (vui buồn, mừng, giận)
Ví dụ: A! mẹ đã về
* Giới thiệu(1’) Các em đã được học hai thành phần biệt lập thường dùng khi nói hoặc viết. Ngoài ra thành phần biệt lập còn có thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú, chúng ta tìm hiểu tiếp trong tiết học hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới
I. Thành phần gọi đáp (11’)
1. Ví dụ
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ
a. Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b. []- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ
Những từ ngữ gạch chân dùng để làm gì? Từ ngữ nào được dùng để gọi từ, từ ngữ nào được dùng để đáp? TB
- từ ngữ “này” dùng để gọi
- Cụm từ “thưa ông” dùng để đáp
Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? G
- Trong câu a, nghĩa sự việc trong câu là: súng nó bắn rát thế. Nếu ta bỏ từ “này” nghĩa của câu không thay đổi
- Trong ví dụ b, nghĩa sự việc trong câu là: “chúng cháu ở Gia Lâm lên”. Nếu ta bỏ cụm từ “thưa ông” nghĩa của câu cũng không thay đổi
- Như vậy những từ ngữ: “này”, “thưa ông” không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu => nó cũng là thành phần biệt lập
Theo em trong những từ ngữ gạch chân, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? Khá
- Từ “này” dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp) - gọi là phần gọi
- Cùm từ “thưa ông” có tác dụng duy trì sự giao tiếp - gọi là phần đáp
Qua hai ví dụ, em cho biết thế nào là thành phần gọi đáp? TB
2. Bài học 
- Thành phần gọi-đáp là thành phần biệt lập, được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
Lấy ví dụ có thành phần gọi-đáp? Khá
- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? Tạo quan hệ giao tiếp
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. :duy trì quan hệ giao tiếp
II. Thành phần phụ chú (11’)
1. Ví dụ
Gọi học sinh đọc ví dụ
a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh-và cũng là lúc đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi
b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm
Xác định thành phần làm nòng cốt câu? G
- Học sinh xác định, giáo viên gạch chân vào ví dụ
Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không? Vì sao? Khá
- Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu nêu trên vẫn là những câu nguyên vẹn
Điều này chứng tỏ thành phần được gạch chân không phải là một bộ phần thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó, nó là thành phần biệt lập
Ở câu a, các từ ngữ in đậm được thêm bào để chú thích cho cùm từ nào? TB
- Những từ ngữ in đậm ở câu a chú thích thêm cho “ đứa con gái đầu lòng”
Trong câu b, cụm chủ vị in đậm chú thích điều gì? Khá
- Trong ba cụm chủ-vị ở câu b, “tôi nghĩ vậy” là cụm chủ vị chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm chủ-vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể
“Tôi nghĩ vậy” có ý giải thích thêm rằng điều “Lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng “tôi” cho đó là lí do làm cho “tôi càng buồn lắm
Những từ ngữ gạch chân trong hai ví dụ gọi là thành phần phụ chú
2. Bài học
Em hiểu phụ chú là thành phần như thế nào? TB
- Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dầu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoăc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm
gọi học sinh đọc ghi nhớ, nhắc các em học thuộc
* Ghi nhớ sgk T32
II. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1 sgk T32
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích sau và cho biết từ nào được dùng đề gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên-dưới ahy ngang hàng, thân hay sơ)? TB
- Từ dùng để gọi “này”
- Từ dùng để đáp “vâng”
- Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên (nhiều tuổi)-dưới (ít tuổi)
- Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
2. Bài tập 2 (T32)
Tìm thành phần gọi-đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi-đáp đó hướng đến ai? Khá
- Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi
- Đối tượng huớng tới của sự gọi tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt, không hướng đến riêng ai
3. Bài tập 3 (T33)
Giáo viên: Cho các em thảo luận theo nhóm, sau 4 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
Đáp án đúng
a. Thành phần phụ chú “kể cả anh” giải thích cho cụm từ: mọi người
b. Thành phần phụ chú: “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giai thích cho cụm từ: những người nắm giữ chía khoá của cánh cửa này.
c. Thành phần phụ chú “người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới” giải thích cho cụm từ: Lớp trẻ
d. Thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tính “tôi”
- Thành phần phụ chú “thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cmả trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” với nhân vật cô bé nhà bên”
4. Bài tập 5 (T33)
Gọi học sinh đọc bài tập
- Yêu cầu thực hành viết một đoạn văn có thành phần phụ chú
- Gọi học sinh đọcbài, giáo viên và học sinh nhận xét
c. Củng cố (1) Em hiểu phụ chú là thành phần như thế nào? 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập còn lại
- Ôn lý thuyết để viết bài tập làm văn số 5
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 104-105
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV b. Chuẩn bị của HS
3. Tiến trình bài dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_20_tiet_101_den_103.doc