Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 22 - Tiết 111 đến 115

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 22 - Tiết 111 đến 115

Ngữ văn - bài 22

Kết quả cần đạt

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ

- Thấy được ưu điểm, nhược điểm và biết cách sửa lỗi trong bài tập làm văn số 5 ( nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống)

- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tuởng, đạo lí

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Ngày dạy: Dạy lớp: 9B

Tiết 111-112. Văn bản:

 Hướng dẫn đọc thêm:

CON CÒ

 - Chế Lan Viên-

1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru

- Thấy được sự vận dùng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng

- Giáo dục cho học sinh tình mẹ con

2. Chuẩn bị của GV&HS.

a. Chuẩn bị của GV

- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 22 - Tiết 111 đến 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - bài 22
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ
- Thấy được ưu điểm, nhược điểm và biết cách sửa lỗi trong bài tập làm văn số 5 ( nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống)
- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tuởng, đạo lí
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 111-112. Văn bản:
 Hướng dẫn đọc thêm:
CON CÒ
 - Chế Lan Viên-
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru
- Thấy được sự vận dùng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
- Giáo dục cho học sinh tình mẹ con
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV 
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Nêu những nét đặc sắc nhất về nghệ thuật, nội dung của văn bản “chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten
Đáp án- biểu điểm
10đ – Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- Phông, H.Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn
* Giới thiệu (1’) Tình mẹ con (mẫu tử) thiêng liêng mà gần gũi đối với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc hoạ đông tây cổ kim mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam
b. Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung (15’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích *
Trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Chế Lan Viên? TB
Giáo viên giảng thêm:
- Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí và tính hiện đại
Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ của ông phong phú, đa rạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tuởng tượng, nhiều bất ngờ kì thú. Nhưng cũng có những đặc điểm này mà thơ Chế Lan viên không dễ đi vào công chúng đông đảo
- Chế Lan Viên (1920-1989) quê ở Quảng Trị là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX
- thơ ông giàu chất suy tưởng triết lí, đầm chất trí tuệ và tính hiện đại
- Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Hoàn cảnh ra đời cảu bài thơ? TB
- “con cò” là bài thơ thể hiện khá rõ một số phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên. Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru rất quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người. Bài thơ được sáng tác năm 1962 in trong tập “hoa ngày thường-chim báo bão (1967)
- Bài thơ được sáng tác năm 1962, in trong tập “hoa ngày thường-chim báo bão” (1967)
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
Bài thơ viết theo thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru khi đọc cần chú ý thể hiện đúng nhịp điệu của từng câu, từng đoạn. Thường mỗi đoạn được bắt đầu bằng những câu thơ có nhịp ngắn, lặp lại về cấu trúc, sau đó là những câu thơ dài mở ra với những liên tưởng xa rộng hoặc suy ngẫm triết lí. Khi đọc cần thể hiện được sự thay đổi giọng điệu và nhịp điệu
Giáo viên đọc 1 lần, gọi học sinh đọc 1 lần
Văn bản chia làm mấy phần? giới hạn và nội chính của từng phần? Khá
- Tác giả đã tự chia bài thơ thành 3 đoạn (phần). Bố cục nàu được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ-hình tượng con cò, trong mối quan hệ với cuộc con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả cuộc đời
Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
- Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người
Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong nhữn câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì? G
- Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống
Ở đoạn đầu bài thơ, tác giả có nhắc lại một số câu quen thuộc trong những bài ca dao ấy. Nhưng trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm long người mẹ và những lời hát ru
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hình tượng con cò trong các đoạn của bài thơ, để thấy được ý nghĩa biểu tượng vừa thống nhất vừa có sự phát triển qua các đoạn thơ ấy
II. Phân tích
1. Đoạn thơ thứ nhất (24’)
Gọi học sinh đọc đoạn 1 và nêu nội dung chính của đoạn
Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào? tại sao tác giả viết: “trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay”? Khá
- Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ thủa còn nằm nôi. Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần dần thầm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy
Học đinh đọc đoạn còn lại của phần 1
Trong đoạn em đọc, những câu ca dao nào đã được vận dụng? TB
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả? Khá
- Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao được dùng làm lời hát ru. Cách vận dụng ca dao của nhà thơ rất sáng tạo. Tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những cây ấy. Những câu ca dao đuợc gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao
- Các câu: “Con cò bay lả bay la-Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng” hay: “con cò bay lả bay la-bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng” chỉ gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc cả cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò trong những câu này gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thủa xưa
- Còn bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” lại có một nội dung và ý nghĩa tư tưởng khá sâu sắc. Con cò ở đây là tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lăn lội kiếm sống. Bài ca dao này gợi nhớ đến nhiều câu ca dao có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tuơng tự
Em liệt kê kể một số câu ca dao, câu thơ có hình ảnh con cò? G
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
- Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
- Lặn lội thân cò khi nằng khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò có ý nghĩa gì? Khá
- Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này-chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “ngủ yên, ngủ yên! chẳng phân vân”
Từ sự phân tích, em cho biết nội dung chính của đoạn thơ? Khá
- Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
Hết tiết 1
Chuyển ý:
Bài thơ được phát triển từ hình tượng trung tâm con cò, được gợi ra từ những câu ca dao rất quen thuộc. Nhưng bài thơ không phải là sự lặp lại đơn giản những hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao. Hình ảnh con cò trong ca dao đã đuợc tác giả phát triển, mở rộng ý nghĩa biểu tượng và tập trung hướng về biểu hiện tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, bền lâu đối với suốt cuộc đời mỗi đứa con. Ý nghĩa biểu tượng này được phát biểu quan đoạn thơ còn lại như thế nào
2. Đoạn thơ thứ hai
Học sinh đọc đoạn 2
Nêu nội dung chính của đoạn em đọc? Khá
- Hình ảnh con cò đi vào tiếm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
Những câu thơ nào diễn tả hình tượng con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ? TB
- Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Khá
- Thể thơ tự do, điệp từ
- Câu thơ có cấu trúc giống nhau, lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời du
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua đoạn thơ thứ hai? G
- Trọng đoạn hai; cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Ở đây, hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. Như thế hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ
Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ tron nôi
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Đến tuổi đến trường
Mai lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Và đến lúc trưởng thành:
Cánh có trắng bay hoài k ... ị luận một vấn đề tư tưởng đạo lý. Vậy cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí như thế nào, mời các em tìm hiểu bài học hôm nay
b. Dạy bài mới:
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (24’)
Cho học sinh đọc các đề bai
Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? chỉ rõ? Khá
- Các đề yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Điểm khác nhau cảu các đề bài trên là gì? TB
- Khác nhau:
Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh
Đề 1: suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn: “đẽo cày giữa đường”
Đê 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn
Đề 10: suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha nhu núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Dạng đề mở không có mệnh lệnh:
Đê 2: Đạo lí “uống nước nhớ nguồn”
Đề 4: Đức tính khiêm nhường
Đề 5: đức tính trung thực
Đề 7: tinh thần tự học
Đề 8: hút thuốc lá có hại
Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo
- Dạng đề mở không có mệnh lệnh: các đề còn lại
- Dạng đề mở không có mệnh lệnh: các đề còn lại
Theo em hai dạng đề này có sự khác biệt rõ ràng không? Vì sao? G
- Sự khác biệt ở hai dạng đề này không lớn lắm. Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận (nghị luận) là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí làm nhan đề viết một bài nghị luận
- Đối với những đề này các em phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận (tức là nhận định, đánh giá, tư tưởng, đạo lí nêu trong đề bài, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy
Mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự? Khá
Giáo viên yêu cầu học sinh ghi một số đề ra giấy, có em ghi lên bảng
Giáo viên cho học sinh thảo luận và nhận xét
Giáo viên có thể đưa một số đề bài sau
Đề có kèm theo mệnh lệnh:
Bàn về chữ hiếu
Suy nghĩ về câu thành ngữ Hán Việt: “Danh sư xuất cao đồ” (thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi)
Đề không kèm theo mệnh lệnh:
- Ăn vóc học hay
- Lá lành đùm lá rách
- Lòng nhân ái
Chuyển ý: 
Các em đã tìm hiểu một số dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Vậy cách làm bài nghị luận một vấn đề trên như thế nào?
II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1. Tìm hiểu đề và tìm ý (18’)
gọi học sinh đọc đề bài:
Đề bài: suy nghĩ về đạo lí: “uống nước nhớ nguồn”
Em hiểu đề bày này như thế nào? TB
- Kiểu văn bản: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạolí
- Nội dung: Sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí “uống nước nhớ nguồn”
- Giới hạn: Trong cuộc sống, trong văn học
Hãy tìm ý cho đề bài? G
- Giải thích nghĩa đen:
“nước” là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm mát, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống
“Nguồn” nới bắt đầu của mọi dòng chảy
- Giải thích nghĩa bóng:
Nước: Là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất (như ăn cơm, áo mặc, nhà hở, điện thắp sáng, nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất hoà bình) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục, tính ngưỡng, Nghệ thuật)
Nguồn: là những người làm ra thành quả, là lịc sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình
Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam? Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa như thế nào? G
- Đạo lí “uống nước nhớ nguồn: là dạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn” của thành quả
- “nhớ nguồn” là không vong ân bội nghĩa.
- “Nhớ nguồn” là học “nguồn” để sáng tạo những thành quả mới
- Đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc
- Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam
Hết tiết 114
Tiết 115
Chuyển ý: Các em đã tìm hiểu đề, tìm ý, bước tiếp theo khi tạo lập văn bản là lập dàn ý
2. Lập dàn bài (26’)
a. Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: đạo làm người, đạo lí cho toàn xã hội
Trình bày các luận điểm và luận cứ cũng như cách lập luận của phần thân bài? G
Giáo viên cho các em thảo luận theo nhóm, sau 5 phút đại diện nhóm đứng lên trình bày
Đáp án đúng:
* Giải thích câu tục ngữ:
- “Nước” ở đây là gì? cụ thể hoá các ý nghĩa của “nước”
- “ Uống nước” có ý nghĩa gì?
- “Nguồn” ở đây là gì? cụ thể hoá những nội dung của “nguồn”
* Nhận định, đánh giá (tức bình luận)
- Câu tục ngữ nên đạo lí làm người
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Câu tục ngữ nên một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội
- Câu tục ngữ là lới nhắc nhở đối với những ai vô ơn
- Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc
Nội dung của phần kết bài? TB
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay 
3. Viết bàiGiới thiệu phần viết bài ở SGK để học sinh hình dung khâu viết bài có nhiều cách diễn đạt, dẫn dắt khác nhau
- Cho học sinh viết phần mở bài
- Gọi học sinh đọc-giáo viên và học sinh nhận xét
Cho học sinh đọc các ý cần viết trong SGK phần thân bài
 Các em viết ra những câu và đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh? TB
- Giáo viên dành thời gian cho học sinh viết thêm phần thân bài
- Học sinh và giáo viên nhận xét
Em hãy viết phần thân kết bài? Khá
- Giáo viên cho học sinh viết
- Học sinh và giáo viên nhận xét
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
Đây là khâu cần thiét, giúp học sinh sửa được những lỗi như thiết liên kết hoặc liên kết chưa hợp lí, không chặt chẽ do viết vôi, viết nhầm, nghĩ chưa tới gây nên
Qua bài tập, em cho biết muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần lưu ý điều gì? TB
- Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận, giải thích, chứng mình, phân tích, tổng hợp
Nêu dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? G
Dàn bài chung
- Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận
- Thân bài:
+ giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng chung
- Kết bài:
Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến cảu người viết
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Nhắc học sinh học thuộc lòng ghi nhớ
Lập dàn bài cho đề bài: tinh thần tự học
III. Luyện tập
Mở bài:
Trong thực tế, tất cả những ai cắp sách đến trường thì đều được học một chương trình như nhau, thầy cô giáo như nhau; nhưng trình độ của mỗi người thường rất khác nhau bởi kết quả học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả tự học của họ
Nói các khác, tự học là một trong những nhân tố quyết định học tập của mỗi người
Thân bài:
a. Học là gì: học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào dó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức
Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo
Tự học: dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng
b. Tinh thần tự học là gì
Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập 
Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tự học một cách có hiệu quả
Là có ý phương pháp học hỏi ở bạn bè và những người khác
Kết bài:
Khẳng định vai trỏ của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người
c. Củng cố (1) Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần lưu ý điều gì? TB
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
Các em về nhà học bài, hoàn thiện bài tập
 - Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 5
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 115. Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả
b. Về kĩ năng: Củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng và đời sống
c. Về thái độ: Giáo dục các em có ý thức sửa lỗi trong bài viết tập làm văn của bản thân
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV 
- Đọc kĩ đáp án, biểu điểm, chấm bài chu đáo chính xác
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Xem lại lý thuyết về văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức:
a. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong giờ trả bài
* Giới thiệu (1’) Ở bài 20 các em đã viết bài tập làm văn số 5 về văn nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống bài viết của mỗi em có những thành công và hạn chế gì, tiết trả bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu những vấn đề trên
b. Dạy nội dung bài mới:
* Đề bài: (2’)
Hãy nhắc lại đề bài tập làm văn số 5? TB
Nêu yêu cầu của đề bài? Khá
I. Tìm hiểu đề (5’)
- Kiểu bài: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nội dung: 
- Giới hạn: 
II. Lập dàn ý (15’)
Nêu các ý trong phần mở bài? TB
A- Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề: Nhiều bạn vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
Nêu các ý trong phần thân bài? TB
B- Thân bài
- Lí giải tại sao trò chơi điện tử lại là món tiêu khiển, hấp dẫn đối với lứa tuổi học sinh hiện nay.
 + Sự phát triển của công nghệ thông tin
 + nhu cầu tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại ( máy vi tính, mạng In-tơ-nét)
 + Chơi điện tử có mặt tốt của nó nếu biết sử dụng đúng mức.
- Tác hại của việc mải chơi điện tử
 + Đối với học tập ( Sao nhãng học tập, học không tập trung, bỏ học, kết quả thấp kém)
 + Phạm những sai lầm khác ( Nói dối, ăn trộm tiền, ăn bớt tiền của người thân, tha hoá đoạ đức, vi phạm pháp luật)
 - Bài học rút ra đối với mỗi học sinh.
Cho biết nội dung phần kết bài? TB
C- Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
III. Nhận xét chung (5’)
Ưu điểm:
Đa số các em đã hiểu đề, viết theo đúng phương pháp bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Bài viết đã đảm bảo được các ý lớn cơ bản của đề bài. Bố cục bài rõ ràng, đủ ba phần: mở bài, thân bài kết bài. Chữ viết sạch sẽ đúng chính tả, ngữ pháp có nhiều em đạt được điểm khá giỏi như em:
Nhược điểm:
Một số em còn lúng túng khi làm bài nghị luận. Bài làm chưa đủ ý. Bố cục bài chưa rõ ràng, chưa mạch lạc. Chữ viết của một số em còn cẩu thả, sai chính tả, sai ngữ pháp
IV. Lỗi sai và chữa lỗi sai (15’)
Tìm lỗi sai? Khá
1. - Lỗi sai: chính tả, câu, diễn đạt, Lặp từ
được
Tìm lỗi sai? Khá
Chữa lỗi trên cơ sở giữ nguyên nội dung? G
 - Lỗi sai: diễn đạt, lặp từ
Chữa lỗi trên cơ sở giữ nguyên nội dung? G
- Chữa lỗi: 
Tìm lỗi sai? Khá
3. - Lỗi sai: diễn đạt, dùng từ sai:
Chữa lỗi trên cơ sở giữ nguyên nội dung? G
- Chữa lỗi:
chúng ta học tập
* Giáo viên đọc bài mẫu: của em
Tổng hợp điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
9A
9B
c. Củng cố (1) 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2’)
Các em về nhà tiếp tục sửa lỗi
Chuẩn bị bài: cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_22_tiet_111_den_115.doc