A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
1. Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
3.Nhận thức được sự quan tâm chăm lo của Đảng- Nhà nước ta đối với trẻ em.
B/ CHUẨN BỊ:
- GV : Soạn giáo án, đọc tham khảo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- HS : xem và soạn bài theo câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định lớp: Điểm danh.
II/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Nêu luận điểm chính của bài viết "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"? Để lí giải, làm sáng tỏ luận điểm ấy, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
Bài 3: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 1. Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 2. Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 3.Nhận thức được sự quan tâm chăm lo của Đảng- Nhà nước ta đối với trẻ em. B/ CHUẨN BỊ: - GV : Soạn giáo án, đọc tham khảo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - HS : xem và soạn bài theo câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản. C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định lớp: Điểm danh. II/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu luận điểm chính của bài viết "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"? Để lí giải, làm sáng tỏ luận điểm ấy, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? III/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Lúc sinh thời, Bác Hồ rất yêu thương và quan tâm đến các cháu thanh thiếu niên và nhi đồng. Người đã từng khẳng định: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan Ấy vậy mà cho đến những thập niên 90 của thế kỷ XX, trên thế giới vẫn còn rất nhiều trẻ em sống lang thang, đói rách nơi đầu đường, xó chợ, không mái ấm gia đình, bị bóc lột, bị đày đoạ, bị phó mặc bởi chiến tranh, bệnh dịch, chết chóc...Đứng trước thực trạng đau lòng đó, các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới đã nhóm họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc vào ngày 30/09/1990 để bàn về Sự sống còn- quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đồng thời ra Tuyên bố chung về vấn đề nầy. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu những nội dung chính trong bản tuyên bố ấy để thấy được sự quan tâm của cộng đồng thế giới về trẻ em như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1- Đọc, tìm hiểu chung về văn bản. Bước1: Tìm hiểu xuất xứ của phần trích. + Xem phần trong ngoặc đơn cuối văn bản và chú thích 1- SGK, em hãy cho biết xuất xứ của phần trích? Bước2: Đọc, Tìm hiểu chú thích. - GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp đến hết(2-3em). - GV lưu ý các em một số từ khó. Bước3: Xác định thể loại văn bản + Theo em, tuyên bố, tuyên ngôn thuộc thể loại văn bản nào đã học?Bản tuyên bố này có tính nhật dụng không?Vì sao?(có – vì đề cập đến quyền trẻ em) Bước4:Xác định bố cục phần trích + Đoạn trích gồm 17 mục, ta có thể tách bố cục thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần? * GV: Sau phần nhiệm vụ(mục 17), bản tuyên bố còn có phần Cam kết và phần Những bước tiếp theo khẳng định quyết tâm và nêu ra một chương trình, các bước cụ thể cần phải làm.Điều đó chứng tỏ sự quan tâm một cách toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em. + Em có nhận xét gì về bố cục của đoạn trích? Hoạt động 2- Tìm hiểu chi tiết đoạn trích. Bước1: Tìm hiểu sự thách thức - Gọi HS đọc phần 1 + Bản tuyên bố đã nêu ra những thực tế gì về cuộc sống của trẻ em trên thế giới? -HS suy nghĩ, trả lời. + Em có nhận xét gì về lí lẽ, dẫn chứng ở đoạn này? Bước2: Tìm hiểu những cơ hội thuận lợi trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em - Gọi HS đọc phần 2 +Em hãy cho biết bản tuyên bố đã chỉ ra những thuận lợi gì trong việc cải thiện cuộc sống của trẻ em? -HS thảo luận, trả lời Bước3: Tìm hiểu những nhiệm vụ cụ thể trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em - Gọi HS đọc phần 3 + Bản tuyên bố đã vạch ra những nhiệm vụ gì trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em? -HS thảo luận,trả lời. +Em có nhận xét gì về những nhiệm vụ mà bản tuyên bố đã vạch ra? Hoạt động 3- Tổng kết + Em hãy khái quát nội dung của bản tuyên bố? + Nhận xét về nghệ thuật của bản tuyên bố?(bố cục? Cách sắp xếp các ý?) * Trình bày nhận thức của em về vẩn đề chăm sóc bảo vệ trẻ em hiện nay của Đảng, Nhà nước ta? *Em phải làm gì để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc ấy? -HS suy nghĩ, trả lời I/ Đọc, tìm hiểu chung về văn bản: 1/ Xuất xứ: - Phần văn bản này được trích từ bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em tổ chức tại LHQ ngày 30/9/1990 bàn về vấn đề: Sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em do NXB Chính trị quốc gia kết hợp với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em xuất bản 1990 tại Hà Nội. 2/ Đọc, Tìm hiểu chú thích: a/ Đọc: - Đọc rõ ràng, mạch lạc.(vì đây là bản tuyên bố). b/Chú thích: 2,3,4,6. 3/ Thể loại: Nghị luận chính trị-xã hội(thuộc nhóm VBND). 4/ Bố cục: 3 phần: a/ Sự thách thức: Vạch rõ thực trạng cuộc sống khốn khổ của rất nhiều trẻ em trên thế giới, đó cũng chính là những thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo. b/ Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. c/ Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể của các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em. Bố cục chặt chẽ, hợp lí.(Nêu vấn đề:giới thiệu mục đích, nhiệm vụ của Hội nghị, khẳng định quyền được sống, được phát triển của trẻ em-Vạch rõ thực trạng cuộc sống khốn khổ của trẻ em- Chỉ ra những điều kiện thuận lợi ...- Đề ra những nhiệm vụ cụ thể thiết thực-Cam kết quyết tâm, vạch ra chương trình cụ thể cần phải làm...) II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1/ Sự thách thức: Thực trạng cuộc sống khốn khổ của rất nhiều trẻ em trên thế giới, đó cũng chính là những thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo. - Vô số trẻ em ở khắp nơi bị phó mặc cho những hiểm hoạ, chịu nhiều nỗi bất hạnh: + Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. bị tàn tật, bị ruồng bỏ, bị lãng quên, bị đánh đập, bị bóc lột, bị đối xử tàn nhẫn. +Hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật. Đây là những thách thức lớn đặt ra với các nhà lãnh đạo chính trị. * Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ gọn rõ, thuyết phục làm nổi bật thực trạng cuộc sống khốn khổ của trẻ em. 2/ Cơ hội: -Những điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em: + Sự liên kết lại của các quốc gia giúp có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh trẻ em. + Có Công ước LHQ về quyền của trẻ em làm cơ sở pháp lí, tạo ra một cơ hội mới để bảo vệ quyền và phúc lợi cho trẻ. + Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày có càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn bệnh tật... + Phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tập trung được nguồn tài nguyên, kinh phí lớn phục vụ cho các mục tiêu phi quân sự, tăng cường phúc lợi xã hội cho trẻ em. 3/ Nhiệm vụ: + Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ. + Quan tâm chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. + Đảm bảo quyền bình đẳng nam- nữ trong trẻ em, không phân biệt đối xử. + Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc THCS(xoá mù chữ) + Thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình chăm sóc tốt các bà mẹ mang thai và sinh đẻ. + Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm, lòng tin...giúp trẻ em tự nhận thức bản thân mình và dễ dàng hoà nhập với cộng đồng. + Bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển đều đặn của nền kinh tế(vì nó ảnh hưởng rất lớn đến số phận của trẻ em) Nhiệm vụ vừa cụ thể, vừa toàn diện, vừa cơ bản lại vừa hết sức bức thiết. III/ Tổng kết: 1/ND: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay. 2/NT: Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. *Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng (Các lớp học mầm non, Phổ cập Tiểu học- THCS, Bệnh viện nhi, Nhà văn hoá thiếu nhi, Chương trình tiêm chủng quốc gia phòng chống một số bệnh nguy hiểm cho trẻ, Trường dành cho trẻ khuyết tật, khiếm thị, Nhà tình thương, Trại trẻ em đường phố, Các tổ chức, các quỹ UBBVCSBMTE,Quỹ nhi đồng, Nhà xuất bản thiếu nhi ...) IV/ Củng cố : - Ở phần Sự thách thức tác giả đã nêu lên những khó khăn gì ? - Hiện nay các nhà lãnh đạo thế giới có những cơ hội thuận lợi nào trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em? - Bản Tuyên bố đã nêu những nhiệm vụ cụ thể như thế nào? V/ Dặn dò : - Về học thuộc bài. - Soạn bài “Các phương châm hội thoại (tiếp theo)”- Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
Tài liệu đính kèm: