NGỮ VĂN – BÀI 6
Kết quả cần đạt
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của “Truyện kiều”
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thuý Kiều. Hiểu được phương diện cảm hứng nhân văn trong “truyện kiều”: Sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người
- Thấy được tài miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: cảnh ngày xuân trong sáng, tươi đẹp qua bút pháp tả và gợi; từ ngữ, hình ảnh, giàu chất tạo hình, tả cảnh mà nói lên được tâm trạng
- Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ; từ đó nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ
- Nhận ra ưu nhược điểm trong bài tập làm văn số 1, biết sửa lỗi
NGỮ VĂN – BÀI 6 Kết quả cần đạt - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của “Truyện kiều” - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thuý Kiều. Hiểu được phương diện cảm hứng nhân văn trong “truyện kiều”: Sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người - Thấy được tài miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: cảnh ngày xuân trong sáng, tươi đẹp qua bút pháp tả và gợi; từ ngữ, hình ảnh, giàu chất tạo hình, tả cảnh mà nói lên được tâm trạng - Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ; từ đó nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ - Nhận ra ưu nhược điểm trong bài tập làm văn số 1, biết sửa lỗi Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A Ngày dạy: Dạy lớp: 9B Tiết 26 – văn bản “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 1. Mục tiêu: Giúp học sinh a. Về kiến thức: Nắm đươc những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du b. Vê kỹ năng: Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của “truyện kiều” từ đó thấy được “truyện kiều” là kiệt tác của văn học dân tộc c. Về thái độ: Giáo dục cho học sinh tinh cảm yêu mến va tự hào về nền văn học, những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc 2. Chuẩn bị của GV&HS a. Chuẩn bị của GV - Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế baig giảng ngữ văn 9 - Đọc tác phẩm “truyện kiều”, soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn trong SGK - Tìm đọc tác phẩm “truyện kiều” 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: 9A: 9B:. a. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm vở soạn văn của học sinh - Nhận xét b. Dạy bài mới - Trong nền văn học cổ Việt nam ở nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX nổi lên một tên tuổi mà nhiều học giả và bạn đọc trong và ngoài nước đều nhát trí đánh giá là: đại thi hào của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà nhân đạo chủ nghĩa kiệt xuất, một bậc thầy về sử dụng tiếng việt. đó chính là Nguyễn Du. Vì sao Nguyễn Du lai được đánh giá cao như vậy. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu lời giải đáp đó Giáo viên ghi tên bài lên bảng I. Tác giả Nguyễn Du 1. Thời đại ? Thời đại xã hội mà Nguyễn Du sống có đặc điểm gì ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông? TB - Nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là thời đại diễn ra sự khủng hoản trầm trọng củ chế độ phong kiến Việt Nam - Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc. Ở miền Bắc là vua Lê chúa Trịnh, ở miền Nam là chúa Nguyễn. Triều đình lục đục, vua chúa ăn chơi sa đoạ, anh em chém giết lẫn nhau tranh giành quyền lực - Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn - Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập - Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen thay đổi sơn hà”, quét sạch các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn và hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Nhưng rồi, phong trào Tây Sơn thất bại, chế đọ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực (“trải quan một cuộc bể dâu- Những điều trông thấy thật đau đớn lòng”) 2. Gia đình ? Em nêu những hiểu biết của mình về gia đình Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác “Truyện Kiều”? Khá - Gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Theo gia phả, thì ông là “dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ” cả nhà, cha con, chú bác, anh em đều là người khoa giáp, làm quan to đời nhà Lê) - Cha là Nguyễn Nghiễm (1707 – 1775) đỗ tiến sĩ từng làm tể tướng. Mẹ là Trần Thị Tần (1740-1778) đẹp nổi tiếng đất kinh bắc, quê hương hát quan họ, vợ lẽ yêu thứ ba của cha ông - Các anh Nguyễn Du đều làm to cả. Đặc biệt là Nguyễn Khản, một người anh khác mẹ, đỗ tiến sĩ làm tới chức thượng thư bộ lại, tước toản quận công được chúa trịnh rất tin dùng, cho ra vao tự do nơi cung cấm, và là một người tai hoa, phong lưu rất mực, hát xướng ăn chơi có tiếng ở thành Thăng Long lúc bấy giờ - Nói tóm lại: Nguyễn Du xuất thân từ (hàng) gia đình quí tộc có truyền thống văn học, có nhiều người làm quan. Hẳn các em còn nhớ câu truyền ngôn: Bao giờ ngàn Hống hết cây, Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan 3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ? Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn du? G - Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên, quê ở hà Tĩnh - Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm nên vốn sống của nhà thơ phong phú phần nào có ảnh hưởng lớn đến sáng tác văn học - Nguyễn Du từ thủa nhỏ đã phải sống thiếu tình cha tình mẹ. Nhà thờ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà Nguyễn, ông đã từng đi sứ Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sốngtất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đen sáng tác của nhà thơ - Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong truyện Kiều: “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du đối với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tổ Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hết, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trong thấy cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút bút lực ấy” - Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Năm 1965 thế giới đã mọng trọng kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông - Ông là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa - Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du (để lại) nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị ? Trình bày sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? Khá - Nguyễn Du là một thiên tài văn học ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm chứa đựng một tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Thơ chữ Hán gồm 9 tập thơ Thanh Hiên tổng số 243 bài thi tập, bắc hành tạp lục, nam trung tạp ngâm - Thở viết bằng chứ Nôm gồm: văn chiêu hồn thác lời trai phường nón, văn tế sống hai cô giá Trường Lưu, và đặc biệt là tác phẩm đoạn trường tân thanh, đây là tác phẩm xuất sắc nhất, là cuốn truyện dài bằng thơ nôm tên thường gọi là Truyện Kiều. Với tác phẩm này Nguyễn Du đã nâng tiếng việt lên thành ngôn ngữ văn học Về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du các em cần hỏi? Chuyển ý: Trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn Du, Truyện Kiều là kiệt tác số một. Từ khi ra đời đến này, Truyện Kiều đã được in lại nhiều lần, dã được phiên âm quốc ngữ, dich ra tiếng pháp, phát hành rộng rãi ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Vì sao Truyện Kiều lại có sức sống mãnh liệt như vậy II. Tác phẩm Truyện Kiều 1, nguồn gốc ? Truyện Kiều ra đời vào thời gian nào? Nêu xuất sứ của tác phẩm? TB - Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào những năm đầu thế kỉ XIX, lúc đầu có tên là: Đoan trường tân thanh. Đoạn trường: đứt ruột; tân thanh: tiếng nói mới. Nghĩa chung là: tiếng nòi mới đứt ruột - Truyền Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết đinh thành công của tác phẩm Truyện Kiều, tác giả có đua vào cốt truyện “kim vân kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật tự sự kể chuyện bằng thơ, đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên. Điều này các em sẽ được rõ hơn khi học những trích đoạn Truỵên Kiều Viết “Truyện Kiều” Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện “kim vân kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) ? Em cho biết Truyện Kiều được viết theo thể loại nào? Gồm bao nhiêu câu? TB - Truyện Kiều được viết theo thể loại truyện thơ nôm lục bát, một loại truyện thơ xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỉ XVII, phát triển phồn thình vào thế kỷ XVIII-XIX. Truyện dài 3254 câu thơ lục bát - Truyện dài như vậy mà muốn hiểu được tác phẩm trước hết ta phải hiểu đựơc tác phẩm 2. Tóm tắt tác phẩm ? Truyện Kiều gốm có mấy phần? đó laf những phần nào? TB - Truyện Kiều gốm có 3254 câu thơ lục bát - Gồm 3 phần: - Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ a. Phần thứ nhất: ? Em hãy tóm tắt phần gặp gỡ và đính ước? Khá Gặp gỡ và đính ước Gồm có 574 cây trong đó 10 câu đầu là lời của tác giả - Thúy Kiều là con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại. Nàng sống cùng cha mẹ và hai em là Thuý Vân và Vương Quan ở Bắc kinh trong cảnh phong lưu êm đềm. Nhân ngày tết Thanh minh, ba chị em đi tảo mộ và chơi xuân, gặp mộ Đạm Tiên Kiều thắp nén hương khấn vái. Rời mộ Đạm Tiên Kiều gặp Kim Trọng, một văn nhân hào hoa phong nhã, bạn đồng môn của Vương Quan – nàng đã đem lòng yêu mến. Phần Kim Trọng, chàng cũng nặng lòng tương tư Kiều và tìm cách dọn đến dần nhà Kiều, hai người gặp nhau và hẹn ước. Nhân dịp gia đình về quê ngoại mừng thọ, Kiều đã sang nhà Kim trọng, hai người đã thề nguyền đính ước với nhau b. phần thứ hai: ?Tóm tắt tiếp phần hai: gia biến và lưu lạc? G Gia biến và lưu lạc gồm có 2398 câu - Ngay sau buổi thề nguyền Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Trước cảnh gia biến, Kiều đã quyết định bán mình để cứu cha và em. Mã Giám Sinh đánh tiếng cứu Kiều về làm vợ lẽ, kì thực là mua Kiều về làm gái lầu xanh của gã và mụ Tú Bà. Phần bị gã họ Mã lừa dối làm nhục, lại biết mình bị đẩy vào lầu xanh, nhân lúc Tú Bà sắp sấn vào đánh đập, Kiều rút dao ra để quyên sinh nhưng không chết. Tú bà phải lo thuốc thang và cho nàng ra ở lầu ngưng bích để chờ kén chồng. - Tú Bà đã thuê Sở Khanh rủ Kiều đi trốn để có cớ ép buộc nàng phải tiếp khách làng chơi. Tại đây Kiều gặp Thúc Sinh-một khách làng chơi hào phóng và say đắm tài sắc của nàng đã chuộc nàng ra, cưới nàng làm vợ lẽ. Được một thời gian, Kiều bị vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư sai người bắt cóc đem về Vô Tích đánh ghen và bắt làm đứa ở, sau cho ra giữ chùa âm các. Nhân việc Thúc Sinh lén đến thở than chuyện cũ với Kiều bị Hoạn Thư bắt gặp, Kiều hoảng sợ bỏ trốn đến nương nhờ ngôi chùa của sư bà Giác Duyên, Sợ gia đình Hoạn Thư dò la tin tức, sư bà gửi Kiều cho người đàn bà họ Bạc chăm nom. Bạc bà ghép và ép gả Kiều cho cháu là Bạc Hạnh. Bạc Hành lại là tay buôn người nên Kiều bị rơi vào lầu xanh lần thứ hai - Tại đây Kiều gặp Tử ... từ “nước” và từ “muối”? G - Cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở nhữg đặc tính bên ngoài của sự vật (dạng lỏng hau rắn) màu sắc, mùi vị như thếnào? Có ở đâu hay từ đâu mà có) đó chính là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính - Còn cách giải thích thứ hai thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật (được cấu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa những yếu tố đó như thế nào?) ? Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức hoá học? Khá - Những đặc tính này không thể nhận biết được quan kinh nghiệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó. Do đó nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là hoá học) thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là cách là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ Ví dụ 2: Gọi học sinh đọc ví dụ 2. ? Em đã học các định nghĩa này ở những bộ phận nào? TB - Thạch nhũ (môn địa lí) - ba-dơ (tiếng anh) trong hoá học - Ẩn dụ (ngữ văn) - Phân số thập phân (môn toán học) ? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào? G - Thuật ngnữ này chủ yếu được dùng trong loại văn bản về khoa học, công nghệ. Cấn chú ý từ “chủ yếu”. Như vậy, có nghĩa là thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác. Chẳng hạn, một bản tin, một phóng sự hay một bài bình luận trên báo chí cũng có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến nhữg khái niệm có liên quan ? Thế nào la thuật ngữ? TB 2. Bài học - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ Gọi học sinh đọc ghi nhớ II. Đặc điểm của thuật ngữ 1. Ví dụ * ví dụ 1: những thuật ngữ trên không có nghĩa nào khác Ví dụ 2: Muối: thuật ngữ: không có tính biểu cảm b. muối từ thông thường có tình biểu cảm là chỉ tích chất sâu đậm của con người ? Thử tìm xem nhưng thuật ngữ ở trên còn có nghĩa nào khác không? Khá - Những thuật ngữ trên không có nghĩa nào khác Các từ ngữ không phải thuật ngữ thường có nhiêu nghĩa: - Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân - Ngày xuân em hãy còn dài Gọi học sinh đọc ví dụ ? Cho biết trong hai ví dụ, ở ví dụ nào, từ “muối” có sắc thái biểu cảm? G - Từ muối thứ nhất là một thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi lê những ý nghĩa bóng bẩy, muối là muối chứ không phải là một cái gì khác - Còn từ muối thứ hai là một từ thông thường, gừng cay muối mặn chỉ tình cảm sâu đậm của con người ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? TB 2. Bài học - Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất đinh, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ - Thuật ngữ không có tính biểu cảm Nói thêm: Thuật ngữ là lớp từ vựng đặc biệt của mọt ngôn ngữ. Lớp từ vựng này bao gồm các từ và ngữ cố định, gọi chung là từ ngữ, biểu thị các khái niệm khoa học và công nghệ các từ ngữ này có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Tính chính sác: thuật ngữ thể hiện rõ ràng chặt chẽ các khái niệm. Trong hệ thống thuật ngữ của một lĩnh vực chuyên môn, về nguyên tắc, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Tính chính xác đòi hỏi hệ thống thuật ngữ không có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa và đồng nghĩa, những hiện tượng rất phổ biến đối với những từ ngữ thông thường. - Tính hệ thống: các khái niệm của một nghành chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy các thuật ngữ biểu thị những khái niệm này cũng tạo thành một hệ thống chặt chẽ - tình quốc tế: khác với những từ ngữ thông thường, thuật ngữ biểu thị các khái niệm chuyên môn là tài sản chung của nhân loại, thể hiện kết quả nhận thức về thế giới của nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, nghĩa của thuật ngữ có tính quốc tế III. Luyện tập 1. Bài tập 1 (SGK T89) Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, sau hai phút, đại diện nhóm lên trình bày lên bảng - Vận dụng kiên thức đã học ở các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, toán học, vật lí, hoá học, sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào? - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (vật lí) - Xâm thực là làm huỷ hoại dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do cac tác nhân: gió, sóng biển, băng hà, nước chảy (địa lý) - Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (hoá học) - Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa (ngữ văn) - Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (lịch sử) - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (sinh học) - Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ . Đợn vị đo M3/s (địa lí) - trọng lực là lực hút của trái đất (vật lí) - Khí áp là sưc ép của khí quyển lên bề mặt trái đất (địa lí) - Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên (hoá học) - Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (lịch sử) - Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại một điểm giữa của đoạn ấy (toán học) 2. Bài tập 2 (SGK T 90)Gọi học sinh đọc đoạn thơ ? Trong đoạn trích “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây nó có ý nghĩa gì? - “Điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ. Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa đòn bẩy) c. Củng cố - Luyện tập: (1) Nêu đặc điểm của thuật ngữ d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà - Các em về nhà học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại - Hướng dẫn chuẩn bị bài: về nhà lập dàn ý đề bài số một Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A Ngày dạy: Dạy lớp: 9B Tiết 30 - Tập làm văn TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 1. mục tiêu: a. Về kiến thức; Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả. b. Về kĩ năng: Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài. c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước. 2. Chuẩn bị của GV&HS: a. Chuẩn bị của GV: Chấm, chữa bài, soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị dàn ý của để bài 3 Tiến trình bài dạy * Ổn đinh tổ chức: 9A; 9B:. a. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của 3 em học sinh b. Dạy bài mới (1’) Tuần trước các em đã làm bài tập làm văn số 1 hôm nay T sẽ trả bài để mỗi em thấy được ưu điểm, nhược điểm của bài mình làm.Song điều quan trong hơn cả là lớp ta phải rút ra những bài học chung về cách làm bài để các em có thể đạt kết quả tốt hơn trong những bài làm sau ? Em hãy đọc lại đề làm văn số 1? TB Đề bài: Cây Hoa Ban ở quê em. I. Tìm hiểu đề (2’) ? Với đề bài này em nên định hướng như thế nào cho bài viết? Khá Kiểu văn bản: thuyết minh Nội dung: cây hoa ban Giới hạn: ở quê em II. Tìm ý, lập dàn ý (10’) ? Em hãy xác đinh các ý lớn cần có trong bài? G 1. Tìm ý: Cây hoa ban có nguồn gốc, vai trò và ý nghĩa như thế nào? Giá trị và lợi ích của cây hoa ban 2. Lập dàn ý: a. Mở bài ? Phần mở bài gồm các ý nào? TB Giới thiệu khái quát về cây hoa ban có miêu tả cảnh - Bạn đến Sơn La vào mùa xuân sẽ thấy núi như được khoác tấm áo trắng mới tinh, bởi khắp nơi tràn ngập hoa ban nở - Hoa ban là loài cây thân gỗ vỏ dày xù xì, nở hoa về mùa xuân sống chủ yếu ở vùng rừng núi Tây Bắc b. Thân bài: ? Trình bày các ý trong phần thân bài? - Giới thiệu chi tiết về loài cây hoa ban về các phương diện: - Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây-kết hợp kể chuyện + Cây hoa ban có từ ngàn xưa mọc hoang dại trong rừng thường mọc tập trung trên sườn núi, sườn đồi. Mùa xuân hoa nở gợi không khí tết đến xuân về + Đối với người Thái Tây Bắc ngọn và hoa của cây hoa ban là một món ăn ưa thích như đồ chín làm nộm hoặc nấu canh + Cây hoa ban còn có giá trị tinh thần vô giá đối với người Tây Bắc vì nó gắn với câu chuyện tình yêu đôi lứa -kể chuyện - Đặc điể, cây hoa ban + Hình dáng: Cây thẳng vươn cao cảnh toả rộng + Vỏ cây: dày, xù xì + Lá: hình cánh bướm + Hoa: có bốn cánh, nhị dài, màu trắng hoặc hồng đỏ ở gốc cánh hoa có những tia màu đỏ tươi (phần này cần miêu tả) - Giá trị và lợi ích của cây hoa ban + Cây hoa ban ưa vùng sườn núi, sườn đôi nên ghóp phần tạo thành rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, giữ nước, góp phần điều hoà khí hậu + Cây hoa ban trồng dọc các con đường tạo boàn mát, đồng thời tạo ra một nét riêng rất đẹp cho một thị xã miền núi đang ngày càng “thay da đổi thịt” + Cây hoa ban xinh đẹp thu hút khách di lịch bốn phương đến thăm quê hương Tây Bắc + Cây hoa ban Tây Bắc được trồng tại lăng Bác Hồ ở Hà Nội đã vươn cao, toả rộng, nở hoa rất đẹp c. kết bài: (4’) Ưi điểm: Đa số các em đã hiểu đề bài, đã vận dụng lý thuyết để thuyết minh loài hoa ban, rất gần gũi với các em. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Các em đã biết vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả để thuyết minh cho sinh động, hấp dẫn. Giữa các đoạn đã có sự liên kết với nhau. Diễn đạt trôi chảy, sai chính tả rất ít Nhược điểm: Một bài làm thuyết minh chưa sâu, còn thiếu ý, chưa kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố miêu tả, tự sự trong quá trình thuyết minh. Chữ viết còn cẩu thả, sai lỗi chính tả. Bố cục bài của một số em chưa rõ ràng, chưa mạch lạc IV. Lỗi sai và sửa chữa lỗi của bài viết (23’) ? Xác định lỗi sai? TB - Lặp từ, không có dấu câu, lỗi chính tả, diễn đạt 1. trên khắp vùng miền vùng quê trên đất nước Việt Nam đều có những nét đặc chủng những loại cây hoa cây quả đặc chưng ? Em chữa lại cho đúng? G Chữa: Mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam đều có những loài hoa, cây quả, sản vật riêng đặc trưng cho xứ sở của mình ? Em cho biết lỗi sai của phần viết trên bảng? G - Dấu câu, diễn đạt 2. Hoa là loài thân gỗ có vỏ xù xì như da cóc Chữa: - Cây hoa ban thuộc loài thân gỗ có vỏ xù xì 3. Các loài hoa cũng vậy chúng cũng biết biểu lộ được tình cảm của mình về nơi mình sống. Trên chúng tôi. Trên Tây Bắc có một loài hoa ? Vẫn giữ nội dung, em khắc phục các lỗi? G Chữa: Mỗi loài hoa có một đời sống tình cảm riêng, chũng cũng biết toả hương khoe sắc đẻ góp cho đời những hương vị ngọt ngào. Khi nhắc tới Tây Bắc là du khách nhớ ngay đó là sứ sở của hoa ban Đọc bài mẫu, công bố kết quả Giáo viên đọc bài của em: Điểm Lớp G K Tb Y 9A 9B - Giáo viên trả bài, dành thời gian cho các em sửa lỗi - Hỏi các em có ý kiến gì để giáo viên giải quyết . Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà (2’) - Các em về nhà đọc lại bài, sửa các lỗi sau - Mượn đọc bài của các bạn điểm cao - Hướng dẫn chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tài liệu đính kèm: