Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 8 - Tiết 36 đến 40

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 8 - Tiết 36 đến 40

Ngữ văn bài 8

Kết quả cần đạt

 Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới

Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

- Nắm được cốt truyện “truyện Lục Vân Tiên”. Qua đoạn thơ trích, hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tac giả và phẩm chất của hai nhân vật. Lục Vân tiên và Kiều Nguyệt Nga; thấy được đặc trưng phương thức khác hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Đỉnh Chiểu

- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Tiết 36 - Tiếng việt

TRAU DỒI VỐN TỪ

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ

b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu

c. Về thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu vốn từ tiếng việt

2. Chuẩn bị của GV&HS:

a. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Soạn giáo án

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 8 - Tiết 36 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn bài 8
Kết quả cần đạt
 Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới
Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
- Nắm được cốt truyện “truyện Lục Vân Tiên”. Qua đoạn thơ trích, hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tac giả và phẩm chất của hai nhân vật. Lục Vân tiên và Kiều Nguyệt Nga; thấy được đặc trưng phương thức khác hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Đỉnh Chiểu
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Tiết 36 - Tiếng việt
TRAU DỒI VỐN TỪ
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu
c. Về thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu vốn từ tiếng việt
2. Chuẩn bị của GV&HS: 
a. Chuẩn bị của GV: 
- Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: 
: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn đinh tổ chức: 9A:.. 9B:.
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Thuật ngữ là gì? Cho ví dụ minh họa
Đáp án – thang điểm
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khao học, công nghệ thông thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
- Ví dụ: học sinh tự chọn ví dụ chính sác
b. Dạy nội dung bài mới:
(1’) Các em khi viết bài văn hoặc khi nói thường mắc lỗi dùng từ. Để tránh lỗi này chúng ta cần phải biết cách làm tăng vốn từ của miìn, đó chính là công việc trau dồi vốn từ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ (11’)
1. Ví dụ 
* Ví dụ 1: “giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt”
Gọi học sinh đọc đoạn văn
Đây là ý kiến của cố thủ tướng - nhà văn hoá Phạm Văn Đồng
? Qua ý kiến vừa đọc, em hiểu tác giả muốn nói điều gì? G
- Ý kiến nêu ra 2 ý quan trọng đó là:
Tiếng việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nu cầu diễn đạt của người Việt
Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng việt mỗi cá nhân pảhi không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ
Giáo chép ví dụ ở phần 2 lên bảng
a. Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹo
b. các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm
c. trong những năm gần đây, nàh trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội
Gọ học sinh đọc lại ví dụ
? Xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên? Khá
- Trong ba câu này, người viết đều mắc lỗi dùng từ
+ Trong câu a: dùng thừa từ “đẹp”, đã dùng “thắng cảnh” thì không dùng “đẹp” nữa, vì “thắng cảnh” có nghĩa là “cảnh đẹp”
+ Trong câu b: dùng sai từ “dự đoán” vì “dự đoán” có nghĩa là “đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xày ra trong tương lai” . Vì thế ở đây chỉ có thể dùng những từ như: “phỏng đoán, ước đoán, ước tính”
+ Trong câu c: dùng sai từ “đẩy mạnh” vì “đẩy mạnh” có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhân lên”. Nói về quy mô thì có thể là “mở rộng hay thu hẹp”, chứ không thể nhanh hay chậm được
? Hãy giải thích vì sao có những lỗi này? Vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”? G
- Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng. Rõ ràng là không phải do “tiếng ta nghèo” mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”
? Như vậy “để biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì? Khá
- “Muốn biết dùng tiếng ta” thì trước hết phải năm được đẩy đủ và chính xác và sinh động những suy nghĩ tình cảm cảm xúc của mình và có vốn từ phong phú. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất qua trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt
? Muốn sử dụng tối tiếng việt ta làm thế nào? TB
- Muốn sử dụng tốt tiếng việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ
Gọi học sinh đọc ghi nhớ, nhắc các em học thuộc
II. Rèn luyện để làm tăng vố từ: (11’)
1. Ví dụ 1
Học sinh đọc đoặn văn:
? Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài như thế nào? Khá
- Cần hiểu được ý quan trọng nhất đó là: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân
Em hãy so sánh hình thức tray dồi vốn từ đã được nêu trong phần trên vàhính thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài? G
- Trong phần trên chúng ta đề cập đến việc trau dồi vốn từ thông qua qua trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ (đã biết nhưng có thể chưa biết rõ) còn việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện thoe hnhf thưc học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết
Tóm lại:
- Từ vựng của một ngôn ngữ không phải chia đều cho tất cả cac thành viên trong cộng động nói ngôn ngữ đó, mà ai học hỏi được nhiều hơn thì người đó nắm được vốn từ nhiều hơn. Từ đó đặt ra yêu cầu rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ của cá nhân. Các nhà văn lớn của thế giới và của Việt Nam như U.Sêch-xpia, Apuskin, Nguyễn Dulà những tấm gương sáng về trau dồi vốn từ bằng cách học hỏi từ ngữ của nhân dân mình
? Qua ví dụ em rút ra bài học gì? Khá
2. Bài học
Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng thêm vốn từ tức là việc thường xuyên phài làm để trau dồi vốn từ
? Muốn trau dồi vốn từ ta phải làm như thế nào? Khá
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng tù
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ. Cả hai hình thức đều quan trọng
Gọi học sinh đọc ghi nhớ và nhắc các em học thuộc
III. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1 (T101)
Học sinh đọc bài tập
Chọn cách giải thích đúng?
- Hâu quả: kết quả xấu
- Đoạt: chiếm được phần thắng
- Tinh tú: sao trên trời (nói khái quát)
2. Bài tập 2 (T101)
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, mỗi nhóm làm 3 ý, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày
Đáp án:
Tuyệt: dứt, không còn gì
Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống
Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp
Tuyệt tự: không có người nối dõi
Tuyệt thực: nhịn đói, không chiu ăn để phản đối - một hình thức đấu tranh
- Tuyệt: Cực kì, nhất
Tuyệt đỉnh: (điểm cao nhất, mức cao nhất)
tuyệt mật: cần được giữ bí mật tuyệt đối
Tuyệt tác: tác phẩm văn hoc, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn
Tuyệt trần: nhât trên đời, không có gì sánh bằng
3. Bài tập 3 (T102)
Gọi học sinh đọc bài tập
Các em làm phần a, phầnb, e làm ở nhà
a. “Về khuya, đường phố rất im lặng” dùng sai từ “im lặng”. Từ này dùng để nói về con người về cảnh tượng của con người. Có thể thay “im lặng” bằng: yên tính, vắng lặng
Chú ý: Trong cách nói: “Đường phố ơi! Hãy im lặng” vấn đề có hơi khác. Khi đó đướng phố được dùng theo phép nhân hoá
4. Bài tập 4 (T102)
Gọi học sinh đọc ý kiến của Chế Lan Viên
? Em hãy bình luận ý kiến của chế Lan Viên? G
- Tiếng việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết quan ngôn ngữ của những người nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiến nói của họ
c. Củng cố - luyện tập 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà
- Các em về nhà học bài, làm tiếp cac bài tập còn lại
- Chuẩn bị tiết sau viết bài tập làm văn số 2
- Hướng dẫn soạn bài: Thúy Kiều báo ân, báo oán
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 37 – văn bản
KIỂU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 (Trích: “Truyện Kiều”) - nguyễn Du-
1. Mục tiêu: giúp học sinh
a. Về kiến thức: Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp
b. Về kĩ năng: Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn du diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
 c. Về thái độ: Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, củ chỉ
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tại liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, phân tích, bình giảng ngữ văn 9 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài và làm bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn SGK
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A:..
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi kiểm tra
Đọc thuộc diễn cảm và nêu khái quát nghệ thuật, nội dung đoạn trích, cảnh ngày xuân
Đáp án - biểu điểm
(5đ) Học sinh đọc thuộc lòng diễn cảm
(5đ) Đoan thơ “cảnh mùa xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du
b. Dạy nội dung bài mới
Ở đoạn trích “chị em Thuý Kiều”, các em đã thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua bút pháp ước lệ cổ điển. Bài học hôm nay sẽ giúp các em cảm nhận được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình ở bài: “Kiểu ở lầu Ngưng Bích” và nghệ thuật tả thực qua bài: Mã Giám Sinh mua Kiều
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
? Em cho biết vị trí đoạ trích? TB
- Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định đi tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải. dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bính, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn
- Đoạn trích thuộc phần III: “gia biến và lưu lạc” gồm có 22 câu thơ (từ câu 1033 – câu 1054)
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
- Đọc đúng nhịp của thơ lục bát, giọng điệu chung có âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng để góp phần thể hiện được tâm sự thầm kín của Kiều trong cảnh ngộ éo le
? Giải nghĩa từ: bụi hông, chén đồng? TB
- Bụi hồng bụi có sắc đỏ, do gió bốc lên. (Trong văn học cổ, bụi hồng còn có nghĩa là cõi trần)
- Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau
? Kết cấu đoạn thơ như thế nào? Khá
- Sáu câu đầu: hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều
- Tám câu tiếp: nỗi thương nhớ cha mẹ và thương nhó cha mẹ của nàng
- Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật
Chúng ta phân tích theo kết cấu trên
Gọi học sinh đọc 6 câu thơ đầu
? Em hiểu gì về hai chữ “khoá xuân”? TB
-Nghĩa bình thường: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý thời xưa không được ra khỏi phòng ở). Ở trong câu thơ này Nguyễn Du  ...  rằng có đền đắp đến mấy cũng là chưa đủ:
	Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thuỷ chung với chàng.
Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa: ơn ai một chút chẳng quyên.
? Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Kiều Nguyệt Nga? 
- Kiều Nguyệt Nga là một cô gái thuỳ mị, nết na, con nhà gia giáo, rất mực đằm thắm ân tình
? Theo em nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ? G
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả thao phương thức thứ ba, tức là qua hành động, cử chỉ, lời nói.
? Điều đó cho thấy “Truyện Lục Vân Tiên” gần với loại truyện nào mà em đã được học? K
- Lục Vân Tiên là một truyện kể mang nhiều tính chất dân gian.
- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác ban đầu cũng là đọc để truyền miệng cho các môn đệ, rồi mọi người ghi chép lại và truyền đi trong dân gian, cũng chủ yếu là qua hình thức “kể thơ”, “nói thơ”. Vì thế khi miêu tả nhân vật, tú giả ít chú ý khắc hoạ chân dung ngoài hình, càng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm (như trường hợp các chuyện cổ tích dân gian). Nhân vật ở đây thường được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống, những xung đột của đời sống bằng hành động, cử chỉ , lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe. Thêm vào đó nhiệt tình ngợi ca hay phê phán của tú giả cũng làm cho nhân vật trở nên sống động, để lại những ấn tượng khó quyên.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích? K
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên dễ đi vào quần chúng
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết. Ở đoạn thơ đầu những lời đối thoại giữa không khí cuộc chiến đang sôi sục, một bên là lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, một bên là lời tên tướng cướp hống hách, kiêu căng. Đến đoạn đối thoại giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mền mỏng, xúc động chân thành.
III.Tổng kết – Ghi nhớ(3’)
? Em khái quát NT và ND của đoạn thơ? TB
NT: Kể truyện bình dị, sinh động, ngôn ngữ mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ.
ND: Truyện Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
IV. Luyện tập (5’)
GV phân vai cho các em đọc diễn cảm lời nói của nhân vật: Lục Vân Tiên, Phong Lai, Kiều Nguyệt Nga.
c. Củng cố (1')
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà 2’
- Các em về nhà học thuộc lòng và phân tích đoạn thơ.
- Làm bài tập trong SGK.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Tiết 40. Tập làm văn
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức: Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện
b. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng kết hợp kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
c. Về thái độ: Thêm yêu bộ môn TLV
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV
 - Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9A:
a. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Câu hỏi kiểm tra
- Tiết trước vừa viết bài số hai nên giáo viên kiểm tra vở chuẩn bị bài ở nhà của 4 em học sinh. Giáo viên nhận xét
b. Dạy nội dung bài mới:
(1’) Trong chương trình ngữ văn lớp 8, miêu tả chủ yếu được để cập đến ở dạng miêu tả bên ngoài. Đối với tả người đó là miêu tả ngoại hình. Ngữ văn 9 tiếp tục rèn luyện về miêu tả nhưng có nâng cao và phát triển thêm là miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vấn đề này
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (20’)
*Ví dụ 1: Kiểu ở lầu Ngưng Bích
Gọi học sinh đọc đoạn trích: Kiểu ở lầu Ngưng Bích (T139)
? Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều? TB
- Những câu thơ tả cảnh:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Hoặc:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyến ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trong ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
- Những câu thơ miêu tả nộ tâm:
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nông ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người âm.
? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau là miêu tả nội tâm? Khá
- Đoạn trích tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều: nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già
- Đoạn trước tả cảnh sắc thiên nhiên, có thể quan sát được: núi, trăng, cát, bụi hồng
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? G
- Đối tượng của miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắclà những điều có thể quan sát được trực tiếp. Còn đối tượng của miểu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vậtnhững gì không quan sát được một cách trực tiếp từ bên ngoài, nhưng có thể tự quan sát, thể nghiệm
- Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngaoiị hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạnh bên trong của nhân vật. Và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng, người đọc hiểu được hình thức bên ngoài: Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước tiến của nghệ thuật. Những tác phẩm văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn) nhìn chung không có miêu tả tâm trạng nội tâm. Nhân vật trong truyện cổ dân gian chủ yếu tự bộ lộ mình qua hành động, sự việc, ngôn ngữ. Tính cách nhân vật cũng đơn giản, một chiểu, phần lớn là các nhân vật chức năng-loại nhân vật sinh ra chỉ để làm một việc, thực hiện một chức năng mào đó. Phải đến giai đoạn sau này của văn học viết mới có miêu tả nộ tâm, miêu tả tâm trạng
? Cụ thể trong ví dụ cảnh ở lầu Ngưng Bích có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm Thuý Kiều? G
- Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông rộn ngợp hoang vắng để diễn tả Kiều có tâm trạng cô đơn, buồn đau, đau xót
- Cảnh chiều ta bên bờ biển: cách buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều sự cô đơn, thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương lòng thương nhó người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự? Khá
- Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật (những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình). Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm tính cách nhân vật
* Ví dụ 2: đoạn văn trích tác phẩm: “Lão Hạc” của Nam Cao
Gọi học sinh đọc ví dụ 2
? Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả? Khá
- Đoạn trích miêu tả khuôn mặt lão Hạc với những từ ngữ giàu sức gợi tả: mặt co rúm lai, các nếp nhăn xô lại, đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém mếugợi một khuôn mặt cũ kỹ gài nua khô héo qua đó thể hiẹn một tâm hồn đâu khổ, một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận vì bán một con chó, một kỷ vật duy nhất của đứa con trai để lại, mà lão hằng yêu quý, chăm sóc
Qua tìm hiểu phân tích một số ví dụ trên ta có thể thấy được miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động
Người ta có thể miêu tả nội tâm nhân vật trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật cũng có thể miêu tả nộ tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật
Đó cũng là bài học cần nhớ hôm nay
Gọi học sinh đọc ghi nhớ, nhắc các em về nhà học thuộc
II. Luyện tập (20’)
gọi một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
1. Bài tập 1
 Giáo viên hướng dẫn học sinh: trong đoạn trích này cần chú ý những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều như:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợ gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Yêu cầu chuyển thành văn xuôi trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều: người kể có thể kể ở ngôi thứ nhất có thể kể ở ngôi thứ 3
Giáo viên gọi học sinh đọc đoặn văn của mình
2. Bài tập 2 (T117)
Giáo viên nhận xét, góp ý và đọc một một văn bản mẫu
- Sau khi Kiều quyết định bán mình để chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn một ngã đàn ông đến nhà vương ông, gã đàn ông ấy khoảng hơn 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng. Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một ngã đàn ông vô công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàng điếm. Khi vào giữa nàh Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên lên ghế một cách ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò truyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống khô gã có vẻ đắc chí, ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối dở trò vén tóc, bắt tayđể “kiểm tra” nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ưng ý gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng nòi con buôntrong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dương như đang say sưa với cuộc mua bán thì nàng Kiều chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục, ề chềnàng đâu ngờ cuộc đời mình lai đến nông nỗi nàycuối cùng thì cuộc mua bán mặc cả đã đến hồi kết thúc. Chao ôi! một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được định giá “vàng ngoài bốn trăm” thôi ư
- Hướng dẫn học sinh trình bày miệng trên lớp bài tập này. Chú ý tâm trạng nàng Kiều lúc gặp Hoạn Thư
- Học sinh trình bày
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh về nhà làm tiếp
c. Củng cố - luyện tập:
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học bài làm bài tập
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên gặp nạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_8_tiet_36_den_40.doc