Giáo an Ngữ văn 9 - Bài 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn

Giáo an Ngữ văn 9 - Bài 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn

Bài 9. Tiết 41. Lục Vân Tiên gặp nạn

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Học sinh phải nắm được nội dung của đoạn trích, hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời.

- Các em phải nắm được một số nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích.

2. Kĩ năng : Luyện cho các em kĩ năng đọc, kĩ năng phân tích nhân vật.

3. Tư tưởng : giáo dục cho các em biết phân biệt giữa thiện và ác. Hướng các em theo cái thiện lên án cái ác.

II. Chuẩn bị

Gv: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

Hs: sách giáo khoa lớp 9 tập 1, vở ghi, vở soạn.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo an Ngữ văn 9 - Bài 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9. Tiết 41. Lục Vân Tiên gặp nạn
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức : Học sinh phải nắm được nội dung của đoạn trích, hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời.
Các em phải nắm được một số nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích.
Kĩ năng : Luyện cho các em kĩ năng đọc, kĩ năng phân tích nhân vật.
Tư tưởng : giáo dục cho các em biết phân biệt giữa thiện và ác. Hướng các em theo cái thiện lên án cái ác.
Chuẩn bị
Gv: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
Hs: sách giáo khoa lớp 9 tập 1, vở ghi, vở soạn.
Ổn định tổ chức lớp 
9A1:.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” , em thấy Nguyệt Nga là người như thế nào?
Trả lời: qua cách xưng hô, hành động của Nguyệt Nga cho thấy Nguyệt Nga là tiểu thư khuê các. Nàng rất khiêm nhường, dịu dàng và rất trọng ân nghĩa.
Lời vào bài mới
Trên đời cái thiện và cái ác nhiều khi lại đi liền với nhau như một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của hoá công để thử thách kiểm nghiệm lòng người, tình người. Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu sống nói rõ về vấn đề này và để hiểu chi tiết hơn hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
Tiến trình bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hỏi: Đoạn trích thuộc phần thứ mấy của tác phẩm ?
GV hướng dẫn cách đọc: giọng kể chuyện phù hợp, giọng tái hiện lời nói của Vân Tiên và Ông Chài.
GV: Đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc.Sau đó nhận xét cách đọc.
GV giải thích một số từ khó: Giao Long là con rồng nước ( cá sấu).
Chích là cái đầm, cái hồ.
Hỏi: Đoạn trích gồm mấy sự việc chính? Đó là những sự việc nào?
Trả lời: Gồm hai sự việc chính: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên và gia đình ông Ngư cứu Vân Tiên.
Hỏi: Qua đó ta chia đoạn trích này làm mấy phần?
Hỏi: Qua những sự việc trên hãy cho biết chủ đề của đoạn trích này?
GV dẫn dắt: Vân Tiên đang trên đường đi thi thì được tin mẹ mất, chàng bỏ thi về chịu tang mẹ, do quá thương mẹ Vân Tiên đã khóc rất nhiều đến nỗi mù cả hai mắt, trong túi lúc này lại hết tiền. Đang bơ vơ trên đất khách quê người chàng gặp Trịnh Hâm và nhờ Trịnh Hâm giúp đỡ. Trịnh Hâm đã hứa đưa Vân Tiên về quê nhưng hắn ta lại âm mưu hãm hại Vân Tiên. Hắn đã lừa trói Tiểu Đồng vào gốc cây và nói dối Vân Tiên rằng đã bị hổ vồ. khi Vân Tiên hoàn toàn bơ vơ, trơ trọi thì lúc này Trịnh Hâm mới ra tay.
GV lưu ý về mối quan hệ giữa Trịnh Hâm và Vân Tiên: Trịnh Hâm và Vân Tiên là bạn bè từng đối thơ với nhau nhưng Vân Tiên tỏ ra là một người rất thông minh, tài giỏi.
Hỏi: vì sao Trịnh Hâm lại hãm hại Vân Tiên?
Hỏi: Trịnh Hâm lo cho con đường tiến than của mình nhưng khi Vân Tiên đang trong tình cảnh này thì mối lo đó còn cơ sở không?
Trả lời: không.
Hỏi: Vậy qua đó chứng tỏ hắn là người như thế nào?
Trả lời: Trịnh Hâm là con người độc ác và dường như cái ác đã ngấm vào máu thịt và trở thành bản chất của hắn.
Hỏi: Tìm các chi tiết miêu tả kế hoạch hãm hại Vân Tiên của Trịnh Hâm?
Trả lời:
+ Phân tán thầy trò Vân Tiên.
+ Thời gian: đêm khuya.
+ Không gian: giữa khoảng trời nước mênh mông.
+ Hành động: xô Vân Tiên xuống nước và kêu cứu.
Hỏi: Qua đó ta thấy đây là hành động như thế nào?
Trả lời: là hành động được toan tính sắp đặt từ trước, rất bất nhân bất nghĩa.
Hỏi: vậy ta thấy Trịnh Hâm là con người có bản chất như thế nào?
Hỏi: chi tiết Giao Long cứu Vân Tiên có ý nghĩa gì?
Trả lời: Giao Long là một loài ác thú mà lại cứu Vân Tiên. Tác giả thể hiện quan điểm “ở hiền gặp lành” và cho thấy Trịnh Hâm không bằng loài cầm thú.
Hỏi: em có nhận xét gì về đoạn trích này?
Hỏi: cảnh gia đình Ông Chài chạy chữa cứu sống Vân Tiên thể hiện rõ qua chi tiết nào?
Trả lời: vớt ngay lên bờ, hối con vầy lửa, ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Hỏi: em hình dung cảnh gia đình Ông Chài cứu Vân Tiên như thế nào?
Hỏi: đây là hành động như thế nào?
Trả lời: hành động rất khẩn trương cứu người như cứu hoả, đối lập hoàn toàn với toan tính thấp hèn của Trịnh Hâm.
Hỏi: khi biết rõ hoàn cảnh của Vân Tiên, Ông Ngư đã nói với chành như thế nào?
Hỏi: ý nghĩa của từ “hẩm hút” trong đoạn trích này?
Trả lời: cho ta thấy cuộc sống đạm bạc, thanh bần của Ngư Ông. Đồng thời là một từ mang sắc thái địa phương (Nam Bộ).
Hỏi: qua câu thơ:
“Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn?”
Cho em hiểu gì về Ngư Ông? Ta đã thấy quan điểm này ở nhân vật nào?
Trả lời: Ngư Ông rất hào hiệp và có cùng quan điểm với Vân Tiên:
“Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
GV: qua câu thơ
“ Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”
Cho ta thấy đây là một cuộc sống không màng danh lợi.
Hỏi: hãy tìm những chi tiết miêu tả cuộc sống của Ông Ngư?
Trả lời:
 “ Rày doi mai vịnh vui vầy
.
Một bầu trời đất vui thầm ai hay”
Hỏi: như vậy ta thấy Ông Ngư có cuộc sống như thế nào?
Trả lời: cuộc sống tự do chan hoà với thiên nhiên.
Hỏi: câu thơ nào thể hiện Ông Ngư là một người có tài?
Trả lời:
“ Kinh luân đã sẵn trong tay
Thung dung dưới thế vui say trong trời”
Hỏi: vậy Ông Ngư có quan niệm sống như thế nào?
GV: Ngư Ông cũng như các nhân vật Ông Tiều, Ông Quán là những người lao động nghèo nhưng có lối sống, quan niệm sống rất thanh cao của những ẩn sĩ, nhà nho làu thông kinh sử lánh đời sống một cuộc sống đạm bạc thanh bần hoà cùng thiên nhiên. Đây chính là quan điểm tiến bộ về nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu.
Hỏi: tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích?
Hỏi: đoạn trích thể hiện nội dung gì?
GV: gọi một học sinh đọc diễn cảm đoạn trích.
GV: yêu cầu các em học thuộc lòng đoạn trích.
GV: yêu cầu các em soạn văn bản “cây trứng gà bất tử và mía vùng cao”
 Giới thiệu đoạn trích
Vị trí: thuộc phần thứ hai của tác phẩm.
Bố cục: 2 phần
+ Đoạn 1: 8 câu thơ đầu g Trịnh Hâm ra tay hãm hại Vân Tiên.
+ Đoạn 2: còn lại g Vợ chồng Ông Chài cứu sống Vân Tiên
Chủ đề: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
Phân tích
1. Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm.
Động cơ: Trịnh Hâm đố kị, ghen ghét lo cho con đường tiến thân của mình.
Bản chất: là kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
Với 8 dòng thơ tác giả đã kể về một tội ác tày trời, lột tả được tâm địa của một kẻ bất nhân bất nghĩa.
2. Ông Ngư và gia đình cứu Vân Tiên. 
Cả gia đình dường như nhốn nháo chạy chữa cứu Vân Tiên.
Biết tình cảnh của Vân Tiên, Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.
Þ Quan niệm sống của Ông Chài.
Cuộc sống thanh bạch, ngoài vòng danh lợi, tự do, phóng khoáng giữa thiên nhiên.
Tổng kết
Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, dân giã giàu chất Nam Bộ, hình ảnh khoáng đạt.
Nội dung: đoạn trích đã thể hiện sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn. Đồng thời gửi gắm lòng tin yêu của tác giả đối với nhân dân lao động.
Luyện tập
 Dặn dò
Bài cũ:
Bài mới:
VII.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 9 tiet 41 luc van tien gap nan.doc