Giáo án Ngữ văn 9 - Cả năm - Giáo viên: Lê Thị Lệ - Trường THCS Nghi Trung

Giáo án Ngữ văn 9 - Cả năm - Giáo viên: Lê Thị Lệ - Trường THCS Nghi Trung

 Tuần 1 Thứ 14/08/2010

Tiết: 1- 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo

gương Bác.

B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị máy chiếu giấy trong in một số hình ảnh về cách sống và cách làm việc của Bác. Ti vi đĩa hát một vài bài hát về Bác.

 - Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.

C. Hoạt độn g dạy học:

-Hđ1: Giới thiệu bài :

-Giới thiệu chương trình ngữ văn 9 một cách sơ lược

-đặt câu hỏi gợi dẩn cho học sinh ôn lại cụm văn bản nhật dụng đã học trong chương trình 6,7,8:

h-Thế nào là văn bản nhật dụng?

h-Những văn bản nhật dụng đã học bàn về các chủ đề nào?

h-vậy sau khi đã chuẩn bị bài - em hảy cho biết văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ đề nào?

*Sự hội nhập với thế giới -giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Giáo viên giới thiệu bài học: Mở đài cho học sinh nghe bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”

- Chiếu lên man hình một số hình ảnh về Bác (nhà sàn )

- Gv: như vậy ta biết Bác Hồ không những là nhà yêu nước ,nhà cách mạng vĩ đại mà Bác còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẽ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong phong cach của Người.

 

doc 205 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Cả năm - Giáo viên: Lê Thị Lệ - Trường THCS Nghi Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Thứ 14/08/2010
Tiết: 1- 2 	Phong cách Hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà)
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo
gương Bác.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị máy chiếu giấy trong in một số hình ảnh về cách sống và cách làm việc của Bác. Ti vi đĩa hát một vài bài hát về Bác. 
	- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.
C. Hoạt độn g dạy học: 
-Hđ1: Giới thiệu bài :
-Giới thiệu chương trình ngữ văn 9 một cách sơ lược 
-đặt câu hỏi gợi dẩn cho học sinh ôn lại cụm văn bản nhật dụng đã học trong chương trình 6,7,8:
h-Thế nào là văn bản nhật dụng?
h-Những văn bản nhật dụng đã học bàn về các chủ đề nào?
h-vậy sau khi đã chuẩn bị bài - em hảy cho biết văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ đề nào?
*Sự hội nhập với thế giới -giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. 
- Giáo viên giới thiệu bài học: Mở đài cho học sinh nghe bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” 
- Chiếu lên man hình một số hình ảnh về Bác (nhà sàn)
- Gv: như vậy ta biết Bác Hồ không những là nhà yêu nước ,nhà cách mạng vĩ đại mà Bác còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẽ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong phong cach của Người. 
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
Hđ2: Bài mới:
Hướng dẩn đọc- hiểu văn bản: Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh đọc tiếp.
? Nêu xuất xứ của văn bản.
- Giáo viên nêu những từ ngữ khó rồi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từng chú thích.
? Em hãy nêu bố cục của văn bản?
- Gọi học sinh đọc bài
? Con đường nào đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với tri thức văn hoá của nhân loại?
? Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua những nơi nào?
? Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác đã làm gì?
? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh? 
? Những ảnh hưởng quốc tế cùng với văn hoá dân tộc đã tạo nên ở Hồ Chí Minh một nhân cách như thế nào?
? Tìm những chi tiết cho thấy vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng.
- Gọi HS đọc bài
? Là một vị chủ tịch nước, em thấy cuộc sống của Người như thế nào?
(Gợi ý: Nơi ở, trang phục, ăn uống, tài sản...)
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến các bậc hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Có người nói rằng ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
? Cảm nhận của em về vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
? Nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
? Nêu những biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Học sinh nghe
I - Đọc - Hiểu văn bản.
1) Đọc: Hai học sinh đọc bài. Cả lớp theo dõi
2) Tìm hiểu chú thích.
- Học sinh dựa vào SGK để nêu được xuất xứ của văn bản.
- HS giải nghĩa được những từ ngữ khó.
3) Bố cục: Hai phần
- Từ đầu...rất hiện đại. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Còn lại. Nét đẹp trong lối sống của Người.
4) Phân tích
a) Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
 ( Học sinh đọc phần 1- SGK)
- Hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đi qua nhiều nơi, ghé lại nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới.
=> Người có vốn hiểu biết rất sâu rộng về tri thức văn hoá nhân loại.
- Học sinh phải nêu được các châu lục mà Bác đã đến: - Châu Âu
 - Châu á
 - Châu Phi
 - Châu Mỹ
- Nắm được phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ( nói, viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga)
- Học hỏi qua công việc( làm nhiều nghề khác nhau...)
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
(Học sinh thảo luận trả lời)
- Tiếp thu có chọn lọc ( tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực của CNTB) 
- Tiếp thu một cách chủ động, tích cực.
=> Trên nền tảng văn hoá dân tộc, kết hợp với những tinh hoa văn hoá nhân loại đã tạo nên một nhân cách vĩ đại, một lối sống bình dị, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Yêu cầu nêu được: " Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như ịch Hồ Chí Minh"
b) Nét đẹp trong lối sống của người.
 ( Học sinh đọc phần còn lại)
- Nơi ở: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh ao như cảnh làng quê quen thuộc: "vẻn vẹn có vài phòng dùng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"...
- Trang phục: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
- Tài sản: Chiếc vali con, vài vật kỷ niệm...
=> Sống giản dị đạm bạc như bậc hiền triết ngày xưa.
- Học sinh thảo luận - trả lời:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
=> Đây là một cách sống có văn hoá, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ " cái đẹp là sự giản dị tự nhiên". 
- Học sinh nghe:
- Học sinh thảo luận theo nhóm- cử đại diện trình bày- giáo viên nhận xét.
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ.
=> Hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng luôn bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
5) Tổng kết.
- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên: " có thể nói....Hồ Chí Minh", " Quả như một câu chuyện... trong cổ tích".
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập: Vĩ đại mà giản dị, gần gũi; am hiểu nhiều nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam
 HĐ III: hướng dẫn học bài 
 - Đọc bài: Hồ Chí Minh: niềm hy vọng lớn nhất.
 -Học sinh kể một số mẫu chuyện về Bác Hồ mà mình đã sưu tầm được. 
 - Soạn bài mới :Các phương châm hội thoại 
 Ngày 15/ 8/2010
 Tiết: 3 
các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạtđược: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm.
	- Học sinh : Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
 ĐịNH HƯớNG Hoạt động của trò
HĐI: Bài cũ:
- Thế nào là hội thoại?
HĐII: Bài mới:
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn đối thoại SGK- gọi 2 học sinh đọc phân vai.
? Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao?
- Gợi ý: Bơi nghĩa là gì? Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy theo em điều mà An muốn biết là gì?
? Câu trả lời như thế có thể coi là một câu nói bình thường không? Vì sao?
? Qua đó, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Gợi ý: Ghi nhớ 1- SGK
Gọi học sinh đọc truyện cười: 
 "Lợn cưới áo mới"
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra cần hỏi và trả lời như thế nào?
? Qua câu chuyện, ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
? Để đảm bảo phương châm về lượng, trong giao tiếp cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Giáo viên gọi học sinh đọc truyện: "Quả bí khổng lồ".
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Giáo viên nêu ra một số tình huống:
* Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì có nên thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Vì sao?
* Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì có nên nói với thầy (cô giáo) là bạn ấy bị ốm không?
? Nếu gặp trường hợp như vậy, chúng ta phải nói như thế nào?
? Qua 2 tình huống trên, em rút ra được bài học gì?
? Để đảm bảo phương châm về chất, cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Bài tập1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
*Lu ý: Có một vài trường hợp đồng nghĩa lại được chấp nhận:
- Cây cổ thụ: (thụ = cây)
- Anh trai, chị gái: ( anh = trai; chị = gái) => Quan hệ ruột thịt.
- Thấy bạn đang đọc sách, ăn cơm nhưng ta vẫn hỏi: Đọc sách đấy à?
 Ăn cơm đấy à?
=>Dạng câu hỏi này dùng để chào.
Bài tập 2. Điền vào chỗ trống:
Bài tập 3. Gọi HS đọc truyện cười
Bài tập 4. Vì sao đôi khi người nói phải dùng cách nói như vậy?
Bài tập 5. Giải nghĩa các thành ngữ sau:
- Ăn đơm nói đặt.
- Ăn ốc nói mò
- Ăn không nói có
- Cãi chày cãi cối
Giáo viên nêu một số thành ngữ cho HS giải nghĩa:
- Khua môi múa mép
- Nói dơi nói chuột
- Hứa hươu hứa vượn
Giáo viên: Đây là điều tối kị trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vì một yêu cầu khác cao hơn thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ (Bí mật quốc gia, mục đích nhân đạo...)
Ví dụ: - Đối với kẻ địch, không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai hết mọi bí mật của đơn vị. 
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh nan y, thầy thuốc không nên nói sự thật về bệnh tật cho họ. Để những ngày sống cuối đời của họ thật vui vẻ. => Vì mục đích nhân đạo, tình nhân ái giữa con người...
- HS trình bày, giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới
I. Phương châm về LƯợNG:
1) Ví dụ: 
 Học sinh đọc ví dụ
- Câu trả lời không mang đầy đủ nội dung, vì trong nghĩa của " bơi" đã có " ở dưới nước"
- Học sinh nghe:
- Một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển...
- Không bình thường, vì trong giao tiếp, mỗi câu
 được nói ra bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.
=> Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Học sinh đọc
- Phê phán tính khoe khoang.
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Học sinh thảo luận, trình bày- giáo viên nhận xét.
=> Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói .
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ SGK
II- phương châm về chất.
- Học sinh đọc:
- Phê phán tính nói khoác.
=> Tránh nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật.
- Học sinh theo dõi.
- Có thể nói: Hình như..., em nghĩ là... ( tính xác thực chưa được kiểm chứng)
=> Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ.
 ( Đọc to trước lớp)
III. Luyện tập.
a) nuôi ở nhà (thừa), vì gia súc có nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b) có hai cánh (thừa), vì tất cả loài chim đều có hai cánh.
=> Sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm nội dung thông báo.
a) Nói có sách, mách có chứng
b) Nói dối	Phương
c) Nói mò	=> châm về
d) Nói nhăng nói cuội	chất
e) Nói trạng 
- "Rồi có nuôi được không?" (thừa), vì không nuôi được thì làm sao có người con (đang kể chuyện) 
 => Không tuân thủ phương châm về lượng 
a) Tính xác thực chưa được kiểm chứng.
b) Do chủ ý của người nói.
- HS trình bày- cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên thống nhất ý kiến.
- Vu khống, đặt ... ọc sinh trình bài soạn cho giáo viên kiểm tra.
I. Tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả: Guyđơ Mô Pa Xăng( 1850.1893) là nhà văn bậc thầy về truyện ngắn của Pháp. Ông để lại trên ba trăm truyện, sáu tiểu thuyết và một số tác phẩm thuộc thể loại khác.
2. Tác phẩm: Đoạn trích thuộc phần đầu truyện ngắn “ Bố của Xi Mông” rút ra trong tập tryuện ngắn Pháp thế kĩ XIX.
II. Đọc- hiểu văn bản:
Học sinh theo dõi và đọc tiếp.
- Văn bản có thể chia làm bốn phần: 
+ “ Từ đầu đếnem chỉ khóc hoài”: Nỗi tuyệt vọng của Xi Mông.
+ “ Tiếp đó đếnmột ông bố”: Phi Líp gặp Xi Mông và hứa cho em một ông bố.
+ “ Tiếp đó đếnbỏ đi rất nhanh”: Phi Líp đưa Xi Mông về nhà và nhận làm bố em.
+ Phần còn lại: Xi Mông đến trường với niềm tin bố mình là Phi Líp. 
- Xi Mông, BLăng Sốt, Phi Líp.
- Bố của Xi Mông.
a- Nhân vật Xi Mông:
- Khoảng 7.8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, nhút nhát gần như vụng dại.
- Là kết quả về sự lầm lỡ của mẹ, sinh ra và lớn lên trong sự đau khổ của mẹ và thiếu tình cảm của bố.
- Cần sự yêu thương thông cảm chia sẽ của bạn bè và mọi người xung quanh.
- Trêu chọc cưới đùa ác ý, chê em không có bố.
- Bị bạn bè xa lánh châm chọc.
- Xi Mông bỏ ra bờ sông, định nhảy xuống sông để chết đuối, em khóc hoàiđau khổ tột cùng
- Học sinh thảo luận.
- Em sung sướng, hãnh diện => niềm tin, sức mạnh để em chống lại bọn trẻ ác ý.
- Không nên cười đùa trên nỗi đau của người khác, cái ác ý vô tình đó đôi khi có thể gây nên thảm hoạ cho người khác.
b- Chị BLăng Sốt:
- Từng là một cô gáiđẹp nhất vùng, bị lầm lỡ và sinh ra Xi Mông.
-Tuy nghèo, nhưng sống rất đứng đắn, nghiêm túc: “một ngôi nhà”
- Thái độ dè dặt, nghiêm nghị, không muốn tiếp xúc với người khác giới: “ Cô gái cao lớn như muốn cấm đàn ông”.
- Thương con, khi biết con đau khổ vì không có bố, chị vô cùng đau đớn “ đôi má đỏ bừng hai tay ôm ngực”
- Sự nghiêm nghị, đứng đắn của chị làm bác ngạc nhiên và kính nể.
- Thông cảm, bênh vực đề cao phẩm hạnh của chị => Cần có sự cảm thông chia sẽ, cần lương tri con người thoát khỏi những định kiến hẹp hòi, cổ hủ
c- Bác Phi Líp:
- Là người cao lớn, bàn tay chắc nịch, giọng nói ồm ồm râu tóc đen, quăn, vẽ mặt nhân hậu.
- Gặp Xi Mông: Động viên an ủi và thấy thương em.
- Trên đường đưa Xi Mông về nhà thầm nghĩ về chị BLăng Sốt
- Khi gặp chị BLăng Sốt: ấp úng, ý nghĩ lúc nãy tan biến, thấy kính nể và cảm mến chị.
- Yêu mến trẻ, giàu lòng nhân hậu, thấu hiểu lẽ đời, muốn bù đắp cho Xi Mông những gì em khao khát.
- Học sinh đọc.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : -Tập viết bài văn phát biểu những suy nghĩ của mình về một trong ba nhân vật của tác phẩm. 
Dặn các em chuẩn bị bài “ Tổng kết ngữ pháp”
Rút kinh nghiêm
 Ngày soạn 13/ 04//2010
Tiết: 153 	
ôn tập truyện
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Ôn tập củng cố về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn 9.
- Củng cố những kiến thức về thể loại truyện: Trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huốngtruyện.
- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bẳng phụ ghi các nội dung cần thống kê.
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK. 
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐI: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
HĐII: Hướng dẫn ôn tập:
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, đối chiếu bảng thống kê, chọn trong nhóm một bảng đầy đủ nhất để trình bày.
- Giáo viên nhận xét và treo bảng thống kê, để học sinh đối chiếu với bài soạn của mình.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện?
? Hãy kể tên một số nhân vật nêu ấn tượng cho em và đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật đó?
? Trình bày cảm nghĩ của em về một trong những nhân vât đó?
? Điểm những nét nghệ thuật tiêu biểu của các truyện đã học?
Giáo viên nêu qua những nét đặc sắc của truyện: Như ngôi kể, tình huốngtruyệnVà phân tích rõ một vài chi tiết để minh hoạ.
- Học sinh trình bài soạn.
- Học sinh hoạt động theo nhóm, 3 học sinh đại diện ba nhóm trình bày bài soạn.
- Học sinh đối chiếu bài soạn đưa ra kết luận cho bài ôn tập của mình.
- Có 5 truyện ngắn (sắp xếp theo thời kì lịch sử):
+ Kháng chiến chống Pháp: Làng- Kim Lân.
+ Kháng chiến chống Mĩ: Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long. Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê.
+ Sau 1975: Bến quê- Nguyễn Minh Châu.
=> Tất cả đã phản ánh một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và tư tưởng tình cảm của con người Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và cả sau hoà bình. 
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh cùng tham gia thảo luận.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Tổng kết tiết học.
 - Hướng dẫn học sinh cách ôn tập phần văn bản này.
 - Dặn các em soạn bài: Tổng kết ngữ pháp.
Rút kinh nghiêm
 Ngày soạn 14/04/2010
Tiết: 154 	
tổng Kết ngữ pháp
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Cũng cố kiến thức về một số bài: Thành phần câu, các kiểu câu, cách biến đổi câu.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ hệ thống kiến thức lí thuyết về ba bài trên.
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK.
C. hoạt độn g dạy học: 
Hoạt động của thầy
 định hướng Hoạt động của trò
HĐI: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh. 
HĐII: Hướng dẫn ôn tập:
Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức về thành phần chính và thành phần phụ.
Giáo viên treo bảng phụ củng cố kiến thức trên.
Hướng dẫn làm bài tập 2 mục I.
? Phân tích thành phần câu.
Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức về thành phần biệt lập. Rồi hệ thống kiến thức trên bảng phụ.
Hướng dẫn làm bài tập 2 mục II.
Hướng dẫn ôn tập về câu đơn. Làm bài tập 1 phần này.
Hướng dẫn làm bài tập 2.
Hướng dẫn ôn tập về câu ghép.
Hướng dẫn làm bài tập 1 mụcII phần này.
Hướng dẫn làm bài tập 2 mục II.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3. xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
Ôn tập về biến đổi câu.
Làm bài tập 1 trong SGK cùng học sinh.
Hướng dẫn là bài tập 2 ở nhà.
Hướng dẫn là bài tập 3.
Hướng dẫn ôn tập về các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau
- Học sinh trình bài soạn.
I. Thành phần câu:
- Học sinh trả lời.
- Học sinh theo dõi.
a. Đôi càng tôi: Chủ ngữ.
 mẫm bóng: vị ngử.
b. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi: Trạng ngữ; Mấy người học trò cũ: chủ ngữ; đến sắp hàng dưới hiên đi vào lớp: vị ngữ.
c. (Còn) tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc:Khởi ngữ; nó: chủ ngữ; vẫn là người bạnđộc ác: vị ngữ.
- Học sinh làm việc cá nhân.
Thành phần biệt lập thích hợp: 
a. Có lẽ: Tình thái.
b. Ngẫm ra: Tình thái.
c. Dừa Xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt: Phụ chú.
d. Bẩm: Gọi đáp.
e. ơi: Gọi đáp.
II: Các kiểu câu:
a. Nghệ sĩ: Chủ ngữ.
ghi lại cái đã có rồi: vị ngữ.
muốn nói một điều gì mới mẻ: vị ngữ.
Học sinh làm tiếp phần b,c,d,e.
- Câu đặc biệt trong đoạn trích: 
a. - có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
 - Tiếng mụ chủ.
b. Một anh thanh niên hai mươI bảy tuổi.
c. Những ngọn đèn,,, xứ sở thần tiên.
- Học sinh trình bày kiến thức về câu ghép.
a. “ Anh gửi vào tác phẩm ”
b. Nhưng vì bom nổ, Nho bị choáng.
Học sinh làm tiếp c,d,e.
Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép: 
a. Bổ sung.
b. Nguyên nhân.
a. Quan hệ tương phản.
b. Quan hệ bổ sung. 
c, Điều kiện- Giả thiết.
( Bài tập 4 làm ở nhà)
- Câu rút gọn: + Quen rồi.
 + Ngày nào ít : Ba lần.
Tạo câu bị động cho sẳn: 
a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng năm trước.
- Học sinh nêu 4 kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp.
=> Câu nghi vấn trong đoạn trích: 
- Ba con, sao con không nhận ba?( hỏi)
- Sao con biết không phải?( hỏi)
HĐ III: .hướng dẫn học bài :- Hướng dẫn làm bài tập còn lại. 
Dặn các em chuẩn bị ôn tập tốt để kiểm tra. 
Rút kinh nghiêm
 Ngày soạn17/ 04 /2010
Tiết: 155 	
kiểm tra văn
 (Phần truyện)
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Giúp học sinh củng cố kiến thức phần truyện hiện đại Việt nam.
- Luyện kĩ năng áp dụng kiến thức vào bài làm và tác phong thi cử cho học sinh. 
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Ra đề, đánh máy, in ấn, phô tô. 
 - Học sinh: Ôn tập để kiểm tra.
C. hoạt độn g dạy học:
HĐI: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
HĐII: Giáo viên phát đề cho học sinh, học sinh nhận đề và làm bài trong 1 tiết. Giáo viên theo dõi, quản lí các em làm bài.
Đề: I. Phần trắc nghiệm: 
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu1: Tác phẩm “ Làng” của nhà văn Kim Lân ra đời năm nào? 
 A. 1948 B. 1966 C. 1970 D. 1985
Câu2: Nhân vật chính trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là ai? 
A. Bé Thu B. Ông Sáu C. Bác Ba và ông Sáu D. Ông sáu và bé Thu
Câu 3: Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê minh Khuê, ai là người kể chuyện? 
A. Tác giả B. Phương Định C. Nho D. Chị Thao 
Câu4: Trong truyện ngắn “ Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả đã sáng tạo ra tình huống đầy trớ trêu, nghịch lí. Xây dựng tình huống đó tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? 
A. khát vọng sống của con người. B. Những chiêm nghiệm, triết lí về đời người.
C. Lòng nhân ái của con người. D. Sự hi sinh cao thượng của con người. 
Câu5: ý nào đúng nhất cho nội dung của văn bản “ Chiếc lược ngà”: 
A. Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu.
B. Tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu.
C. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
D. Tình cảm của bác Ba dành cho cha con ông Sáu.
Câu 6: ý nghĩa của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”: 
A. Ca ngợi vẽ đẹp của nhân vật Anh thanh niên.
B. Ca ngợi cảnh đẹp của núi rừng Sa Pa.
C. Ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
D. Ca ngợi tình cảm tốt đẹp mà các nhân vật trong truyện dành cho nhau.
II. Tự luận: 
Câu1: Tóm tắt truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng( Từ 5 đến 7 dòng)
Câu2: Suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
Đáp án -biểu điểm: I. Phần trắc nghiệm( 3 điểm). Đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
Yêu cầu khoanh đúngcác chữ cái:
Câu1: A Câu2: D câu3: B Câu4: B Câu5: C Câu 6: C
 II: Tự luận: Câu1(2 điểm): Yêu cầu nêu đủ có trình tự các sự việc chính của truyện, đạt yêu cầu về hình thức.
Câu2(5 điểm): Yêu cầu:
* Về hình thức( 2 điểm): 
- Viết đúng thể loại nghị luận, đạt yêu cầu một bài văn ngắn, nhưng đầy đủ 3 phần.
- Lập luận chặt chẽ, sinh động, văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
* Về nội dung: Giới thiệu và phân tích được những nét chính về đặc điểm của nhân vật: 
- Hoàn cảnh của Phương Định
- Là một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, trong sáng, có nhiều mơ ước và dự định cho tương lai.
- Rất gan dạ dũng cảm, yêu mến những người đồng đội của mình
HĐIII: Giáo viên thu bài về chấm. Dặn học sinh soạn bài “ Con chó bấc”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_giao_vien_le_thi_le_truong_thcs_ngh.doc