Tài liệu ôn tập và thi vào lớp 10 môn Văn

Tài liệu ôn tập và thi vào lớp 10 môn Văn

 A. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:

 I. Chính Hữu - "Đồng chí"

1. Tác giả:

 - Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đôvà hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Chính Hữu hầu nh­ chỉ viết về ng­ời lính và chiến tranh.

 - Hiện Chính Hữu mới chỉ công bố: tập thơ Đầu súng trăng treo (1966), Thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập Chính Hữu (1988). Thơ Chính Hữu giàu hình ảnh, nhiều suy t­ởng, ngôn ngữ chon lọc, cô đọng. Ông th­ờng sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm, vừa lắng đọng vừa có sức âm vang. Chính Hữu làm thơ không nhiều nh­ng vẫn có một vị trí xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, và một số bài thơ của ông thuộc số những tác phẩm tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến (Đồng chí, Đ­ờng ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Trang giấy học trò). Chính Hữu đ­ợc tăng Giải th­ởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 (Nguyễn Văn Long, Từ điển văn học, Sđđ).

2. Tác phẩm:

 Bài thơ Đòng chí đ­ợc sáng tác đầu năm 1948, thể hiện những cảm xúc sâu xa và mạnh mẽ của nhà thơ Chính Hữu với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Cảm hứng của bài thơ h­ớng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đời th­ờng.

Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đôi gắn bó thắm thiết của những ng­ời nông dân mặc áo lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, tình cảm đó thật cảm động đẹp đẽ.

 

doc 90 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập và thi vào lớp 10 môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIậ́U ễN TẬP VÀ THI VÀO LỚP 10 MễN NGỮ VĂN 
 A. SƠ LƯỢC Vấ̀ Mệ̃T Sễ́ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIấU BIấ̉U:
 I. Chính Hữu - "Đồng chí"
1. Tác giả: 
 - Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đôvà hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Chính Hữu hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. 
 - Hiện Chính Hữu mới chỉ công bố: tập thơ Đầu súng trăng treo (1966), Thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập Chính Hữu (1988). Thơ Chính Hữu giàu hình ảnh, nhiều suy tưởng, ngôn ngữ chon lọc, cô đọng. Ông thường sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm, vừa lắng đọng vừa có sức âm vang. Chính Hữu làm thơ không nhiều nhưng vẫn có một vị trí xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, và một số bài thơ của ông thuộc số những tác phẩm tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến (Đồng chí, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Trang giấy học trò). Chính Hữu được tăng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 (Nguyễn Văn Long, Từ điển văn học, Sđđ).
2. Tác phẩm:
 Bài thơ Đòng chí được sáng tác đầu năm 1948, thể hiện những cảm xúc sâu xa và mạnh mẽ của nhà thơ Chính Hữu với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Cảm hứng của bài thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đời thường.
Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đôi gắn bó thắm thiết của những người nông dân mặc áo lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, tình cảm đó thật cảm động đẹp đẽ.
 II. Phạm Tiến Duật - "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
1. Tác giả:
 - Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường đại học sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước.
 - Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc khánh chiến chống đế quốc Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
 - Các tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971); ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Nhóm lửa (thơ, 1996);...
 - Tác giả đã được nhận: giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969 - 1970.
2. Tác phẩm :
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm thuộc chùm thơ được tăng Giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969 - 1970. 
trong bài thơ, tác giả đã thể hiện khá đặc sắc hình ảnh "anh bộ đội cụ Hồ" hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung và những chiếc xe không kính ngộ nghĩnh giữa tuyến đường Trường Sơn lịch sử thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
 "Chỉ một tuần sau bài thơ ra đời, cả mặt trận có vô số tiểu đội xe không kính. Sau này, vào những năm cuối cuộc kháng chiến, đã có những chiến sĩ lái xe tự lái xe vỡ để mắt thường nhìn trực tiếp mặt đường chằng chịt hố bom cho rõ hơn dưới ánh sáng lù mù của chiếc đèn gần soi. Thậm chí, có người còn tháo cả cánh cửa buồng lái để tiện cho việc xử lí tình huống khi xe bị máy bay AC130 săn đuổi - loại máy bay bắn roc - ket hay đạn 27 li
vào mục tiêu di động bằng thiết bị dò âm thanh mặt đất và bằng kính nhìn có tia hồng ngoại. 
 Mạn phép nói thêm cái chất thực của bài thơ để chúng ta hiểu rằng, một bài thơ có nhiều khi vượt qua phạm trù cái đẹp văn chương thuần túy, dâng cho cuộc sống những giá trị thực tiễn lớn lao biết nhường nào. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính có cái mãnh lực thần kỳ ấy, nó vừa mang tính chiến đấu nóng bỏng, tính thời sự tức thời vừa mang tính lịch sử! Tất nhiên một bài thơ như thếphải là tiếng nói của cuộc sống thực hào hùng. Đó là tiếng nói chân thành, độc đao của người trong cuộc. Nó như một tuyên ngôn về lẽ sống của một thế hệ người Việt Nam!
 Giờ đây mỗi lần có dịp đọc lại hay nghe ai đó đọc lên bài thơ này, không ít người như tôi lại bồi hồi nhớ về một quãng đời chiến tranh ở đường 9 - Nam Lào, nhớ về hình ảnh anh Phạm Tiến Duật lần đầu đứng trước anh em đơn vị D61. Anh đọc cho anh em nghe bài thơ nói về họ trước giờ xuất kích. Đã hết câu cuối cùng của bài thơ mà cả đơn vị còn lặng im, rồi phút chốc cùng vùng dậy, thoáng đã nhồi sau tay lái. Một khoảng rừng già rộ lên, những cỗ xe dắt kín lá ngụy trang rùng rùng chuyển bánh đi về hướng Nam đã định"
 III. Huy Cận "Đoàn thuyền đánh cá"
1.Tác giả:
 Nhà thơ Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919-2005) .Huy Cận nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng(1940). Ông tham gia Cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Huy Cận được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật( năm 1996). 
 Hơn sáu mươi năm Hoạt động văn học nói chung và làm thơ nói riêng, với gần hai mươi thi phẩm thơ đi từ nỗi buồn "từ ngàn xưa"đến niềm vui lớn hôm nay.
 Huy Cận luôn gắn liền với mạch đời chung của dân tộc. Thơ Huy Cận vừa bám lấy cuộc đời, vừa hướng tới những khoảng rộng xa của tạo vật và thời gian, vừa trăn trở với cái chết, vừa nâng niu sự sống trước qui luật tử sinh, vừa triết lý suy tư, vừa hồn nhiên thơ trẻ, vừa bay bổng lãng mạn, vừa hiện thực đời thường, trong cái khoảnh khắc hữu hạn của đời người vẫn muốn hóa thân vào cái vĩnh cửu, trường sinh(Trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, chiến trưỡng gần đến chiến trường xa, ngày hằng sống ngày hằng thơ, Ngôi nhà giữa nắng, ta về với biển, Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ). Với ý thức vận động và sự chuyển hóa giữa nhiều yếu tố trong hình tượng cái tôi trữ tình, Huy Cận đã tạo cho mình một phong cách đặc sắc, độc đáo. Huy Cận đã tỏ ra sở trường về thơ lục bát và có đóng góp đáng kể trong sự mở rộng hình thức và nâng cao trí tuệ cho thơ theo hướng suy tưởng, vươn lên những khái quát rộng xa, giàu liên tưởng trong những bài thơ mở rộngl khuôn khổ , kích thước.
 Các tác phẩm chính : Lửa thiêng (thơ, 1940); Vũ trụ ca (thơ, 1942); Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942); Tính chất dân tộc trong văn nghệ (nghiên cứu, 1958); Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958); Đất nở hoa (thơ, 1960); Bài ca cuộc đời (thơ, 1963); Hai bài tay em (thơ; 1967); Phù Đổng Thiên Vương 
(thơ, 1968); Những năm sáu mươi (thơ, 1968); Cô gái Mèo (thơ; 1972);
Thiếu niên anh hùng họp mặt (thơ, 1973); Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973);Chiến trường gần chiến trường xa(Thơ, 1973);Những người mẹ, những người vợ( thơ, 1974); Ngày hằng sốmg ngày hằng thơ(thơ,1975); Sơn Tinh, Thủy Tinh (thơ, 1976) ; Ngôi nhà giữa nắng(thơ, 1978); Hạt lại gieo (thơ, 1984) ; Tuyển tập( thơ, 1986);...
2 . Tác phẩm:
 - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá thể hiện sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ của nhà thơ Huy Cận. 
 - Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơicủa đoàn thuyền đánh cá. Hai khổ đầu là cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người, bốn khổ tiếp theo là hoạt động của đoàn thuyền đánh cávà khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh của ngày mới.
 - Về hoàn cảnh sáng tác, nhà thơ Huy Cân nhớ lại: "Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tôi được viết ra trong những tháng năm đất nước bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không khí lúc này vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng rất phấn khởi. Cả tác phẩm vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến binh minh. Đoàn thuyền đánh cá lấy thời điểm xuất phát khác với lệ thường, lúc mặt trời lặn và trở về trong ánh bình minh chói lọi. Khung cảnh trên biển khi mặt trời tắt không nặng nề, tăm tối mà mang vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong quy luật vận động tự nhiên của nó. ở đây tôi đã miêu tả khung cảnh tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nếu trước cách mạng vũ trụ ta còn buồn thì bây giờ vui, trước là cách biệt xa cách với cuộc đời thì hôm nay lại gần gũi với con người. Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người trogn lao động với tinh thần làm chủ với niềm vui. Bài thơ cũng là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Chất hiện thực của khung cảnh lao động trên biển cả khi vùng biển đã về ta. Và chất lãng mạn thì cũng không cần phải tưởng tượng nhiều. ở giữa cảnh biẻn cao rộng đó, với gió, với trăng, rồi bình minh và nắng hồng, và đặc biệt là sức người trong lao động đều thực sự mang tính chất lãng mạn bay bổng "Thuyền ta lái gió với buồm trắng" ; "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời". Cảm hứng và hình ảnh ấy rất thích hợp với lạo động trên biển. Tôi nghĩ rằng trong khung cảnh đó cũng không thể viết khác đi. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đẹp của một ngày đẹp của một ngày mới khi đoàn thuyền đang trở về, các khong thuyền đầy ắp cá. Mở đầu bài thơ là hình ảnh "Mặt trời xuống biển" và kết thúc là hình ảnh "mặt trời đội biển" nhô lên giữa sông nước.
 Thiên nhiên đã vận động theo một vòng quay của mặt trời và con người đã hoàn thành trách nhiệm của mình trong lao động. Không có gì vui bằng lao động có hiệu quả.
 Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá nằm trong cảm hứng chung của thơ tôi trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôi viết bài thơ tương đối nhanh, chỉ vài một giờ của buổi chiều trên vùng biển Hạ Long. Bài thơ được viét liền mạch và ít phải sửa chữa. Tôi nghĩ đó cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên mà thực sự là cảm hứng đã được tích tụ trên một đề tài quen thuộc của tôi và được viết ra trong không khí rất vui của những năm tháng đầu xây dựng chủ 
nghĩa xã hội" (Huy Cận, Tác phẩm văn học, NXB Văn học, 
Hà Nội, 2001).
 IV. Bằng Việt "Bếp lửa"
1. Tác giả:
 Nhà thơ Bằng Việt (tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng), sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỉ XXvà thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 "Bằng Việt là một nhà thơ được bạn đọc biết đến từ phần thơ in chúng với Lưu Quang Vũ trong tập Hương cây - Bếp Lửa (1968). Nỗi nhớ quê hương dầu tiên thành thơ là giành cho bếp lửa : "Bếp lửa chờn vờn sướng sớm - Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" gắn với hình ảnh người bà và bên người bà là người cháu. Bài thơ nói về tình bà cháu vừa sâu sắc , vừa thâm thía trong những năm đầu đất nước đói kém, loạn lạc, cuộc đời gian khổ khó khăn. Cảm xúc tinh tế, đượm buồn của ông về những kỷ niệm về cuộc sống gia đình , về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam. Bài thơ biểu hiện một triết luận thầm kín: những gì là thân thiết nhất của mỗi tuổi thơ mỗi con người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ họ trong suốt cuôc đời.Mạch triết luận thầm kín được khởi đầ ...  NƯớC NHớ NGUồN .
Bài làm :
Trong kho tàng ca dao tục ngữ của người Việt Nam ta có rất nhiều những câu nói về truyền thống đạo lý ân nghĩa thuỷ chung. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn ”.
Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào .“Uống nước ”chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn ” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng . Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ .
Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hộiTất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân.
Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người.Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền,miếu,chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước. Trong mỗi gia đình,bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng.Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ,bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạngĐến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta .
Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn ,bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực. ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .
Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh !
Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có . Nó là kết quả của quá trình rèn luyện , tu dưỡng lâu dài của con người. Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa :
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
33. Suy nghĩ của em về tình yêu thương
Bài làm:
	Trịnh Cụng Sơn cú một cõu hỏt rất hay: “sống trong đời sống cần cú một tấm lũng”. Tấm lũng đú là gỡ? Đú chớnh là tỡnh yờu thương đối với con người, với cuộc đời núi chung.
	Tỡnh yờu thương chớnh là nền tảng của quan hệ giữa con người với con người. Nếu khụng cú tỡnh thương yờu lẫn nhau, thỡ quan hệ giữa con người với con người sẽ như thế nào? Khụng cần trả lời, hẳn ai cũng biết. Tỡnh yờu thương thể hiện ở sự yờu quý, trõn trọng đối với con người. Trong gia đỡnh, đú là tỡnh thương yờu của cha mẹ, ụng bà đối với con chỏu và ngược lạiTrong nhà trường, thầy cụ tụn trọng, yờu thương học trũ, hết lũng vỡ học trũ. Ngoài xó hội, đú là sự tụn trọng, cảm thụng giữa mọi người đối với nhau.
Tỡnh yờu thương giỳp cho chỳng ta biết vị tha, cú tấm lũng bao dung độ lượng đối với mọi người. Chỳng ta sẽ xúa đi sự ớch kỉ, thự hằn. Trước lỗi lầm của người khỏc, chỳng ta biết tha thứ, cảm thụng. Với tỡnh yờu thương, chỳng ta cú thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người. Với tỡnh yờu thương, chỳng ta cú thể cảm húa được những con người đó từng lầm lỗi để hoàn lương. Trong cuộc sống cú rất nhiều những số phận, những mảnh đời cần giỳp đỡ, khụng phải bằng tiền của, mà chớnh bằng tỡnh thương yờu thực sự của con người. 
Tỡnh thương yờu, núi rộng ra, khụng chỉ là tỡnh thương yờu đối với con người, mà cũn là tỡnh thương yờu đối với loài vật, “yờu từng ngọn lỳa, mỗi nhành hoa”. Nếu chỳng ta đối xử tụn trọng, yờu quý loài vật, thỡ loài vật cũng sẽ cú những tỡnh cảm tốt đẹp đỏp trả, sẽ gần gũi, thõn thiện với chỳng ta. 
Một điều chỳng ta cũng nờn trỏnh đú là yờu thương thỏi quỏ, trở thành nuụng chiều, nhất là trong gia đỡnh. Con cỏi được cưng chiều sẽ dễ trở nờn hư hỏng.
Túm lại, trong cuộc sống, chỳng ta rất cần tỡnh thương. Chớnh tỡnh yờu thương giỳp ta biết thụng cảm, sẻ chia trước những nỗi đau khổ, bất hạnh của người khỏc. Và chỳng ta sẽ hạnh phỳc hơn khi chỳng ta được mọi người yờu mến, quý trọng, được sống trong tỡnh thương yờu của mọi người. Chỳng ta hóy học tập tấm gương đạo đức của Bỏc Hồ, như nhà thơ Tố Hữu đó từng ca ngợi:
	Bỏc ơi tim Bỏc mờnh mụng thế
	ễm cả non sụng mọi kiếp người!.
Chỳng ta hóy biết yeu thương và chia sẻ!
34. TRò CHƠI ĐIệN Tử.. .
Bài làm:
Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do bố mẹ không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân  Song dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia. Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được. Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó. 
35. NHữNG CON NGƯờI KHÔNG CHịU THUA Số PHậN .
Bài làm:
“Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đã từng nói như thế và điều đó thật sự khiến chúng ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số phận như anh Nguyễn Ngọc Ký, Trần Văn Thước, Nguyễn Công Hùng 
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận”? Đó là những con người không chấp nhận mình mãi là người tàn phế, vô dụng, không học tập, không đóng góp gì cho xã hội .
Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay đã kiên trì luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết những dòng chữ đẹp, học tập trở thành nhà giáo, nhà thơ . Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động liệt toàn thân. Không gục ngã trước số phận anh can đảm tự học và đã trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian nan, những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượt qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế . Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ). Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại liệt . Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt .Vậy mà anh đã không gục ngã . Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động đã trở thành một chuyên gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005 vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng. Tháng 5 -2005 anh được trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam ” về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo
Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật và khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn, gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn h ọ dũng cảm, tự tin đứng lên để sống bằng nghị lực, ý chí,khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ của họ. Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác. Đó chính là sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của bạn bè, của người thân, là khát khao không muốn người thân của mình đau khổ, thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam .
Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực,khát vọng và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục. Chính những tấm gương về họ đã xây đắp những ước mơ, hoài bão trong em, dạy em phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình .
Những người không chịu thua số phận, những con người tàn mà không phế thực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em, khích lệ bản thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_va_thi_vao_lop_10_mon_van.doc