Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trần Thị Huệ - Trường THCS xã Đạ Ploa

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trần Thị Huệ - Trường THCS xã Đạ Ploa

TIẾT 1-2

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 -Lê Anh Trà-

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ:

- Lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ.

- Có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương của Bác.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp.

- Thuyết trình.

 

doc 285 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trần Thị Huệ - Trường THCS xã Đạ Ploa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 07.08.2010 Ngày giảng: 09/8/2010
TIẾT 1-2 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 -Lê Anh Trà-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS.
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ:
- Lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ.
- Có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương của Bác.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp.
- Thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định: (1phút)
9A Vắng P: .. Vắng KP: 
9B Vắng P: .. Vắng KP: 
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.(3 phút)
Bài mới : Vào bài (1phút)
 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc dục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác.Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích hôm nay chúng ta học sẽ phần nào trả lời câu hỏi ấy.
 TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 1 ( 3 Phút). Giới thiệu chung về đoạn trích.
GV giới thiệu xuất xứ của đoạn trích.
 (?) Đoạn trích thuộc văn bản gì? (VB nhật dụng). Vì sao em biết? (văn bản này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ).
(?) Nhắc lại, thế nào là văn bản nhật dụng? Ở lớp 6,7,8 chúng ta học những văn bản nào thuộc văn bản nhật dụng?
HOẠT ĐỘNG 2 (32 Phút) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
- Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh. GV đọc một đoạn, gọi HS đọc tiếp cho đến hết bài. GV nhận xét cách đọc.
- Giải thích từ khó: Chọn, kiểm tra một vài từ khó trong 12 từ khó đã được chú thích trong sgk /7. Giải thích thêm từ: Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
Đạm bạc :sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
(?)Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
(?) Xác địch chủ đề của văn bản?
(?) Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn? ( 3 đoạn )
+ Đoạn 1: Từ đầu.rất hiện đại:=> Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 2: Tiếp ..hạ tắm ao:=> Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
+ Đoạn 3: Còn lại: => Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
 HS đọc lại đoạn 1.
(?) Vốn trí thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? (Ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ).
(?) Bằng những con đường nào người có được vốn văn hoá ấy? 
(Để có được vốn văn hoá ấy không phải tự nhiên mà Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân. Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc văn hoá với nhiều nước.)
* Thảo luận 5 phút: 
Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy? ( Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam. Một lối sống bình dị , rất phương Đông, rất Việt Nam nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại) .
* GV: Phong cách Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị.
(?) Dựa vào văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (sgk Ngữ văn 7) và hiểu biết của mình. Em hãy nêu một vài dẫn chứng nói lên đức tính giản dị của Bác? (Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.).
 TIẾT 2
* Ổn định (1phút).
* GV khái quát lại tiết 1 – chuyển ý (2 phút).
HOẠT ĐỘNG 2 (Tiếp theo) 27 phút.
 HS đọc đoạn 2.
(?) Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được tác giả kể và bình trên những mặt nào?(Nơi ở, làm việc, trang phục, ăn uống .).
* Thảo luận 3phút: 
(?) Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?(Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).
* GV: Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh : Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi (Côn sơn ca), Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
 “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm) Þ Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
 HS đọc đoạn cuối - HS thảo luận nhóm.(5 phút)
(?) Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
(?) Ở đoạn cuối này tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào?
(?) Hãy chỉ ra biểu hiện của phương pháp đó?
* Câu hỏi gợi dẫn: Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn đời?
HOẠT ĐỘNG 3 (3 phút). Hướng dẫn HS tổng kết.
(?) Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm dẫn chứng?
- Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích, bình luận: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Qủa như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, về một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích ..”
- Đối lập:Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
(?)Tóm lại, ta có thể tóm tắt về phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
(?) Qua tìm hiểu văn bản, em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, là “mốt” là hiện đại trong ăn mặc, nói năng?
* GV liên hệ giáo dục HS.
HOẠT ĐỘNG 4 (2 phút) Luyện tập.
Hướng dẫn HS về nhà làm:
(?) Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
HOẠT ĐỘNG 5. (2 phút). Hướng dẫn tự học.
I. Giới thiệu chung.
- Xuất xứ: Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, viện văn hoá xuất bản Hà Nội 1990.
- Là văn bản nhật dụng.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó.
 SGK T7.
2. Tìm hiểu văn bản.
2.1. Phương thức biểu đạt: nghị luận.
2.2. Chủ đề: Sự hội nhập với thế giớ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2.3. Bố cục: 3 đoạn.
2.4. Phân tích.
a.Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
- Nói, viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài.
- Học hỏi qua lao động, qua công việc (làm nhiều nghề khác nhau).
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc. 
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Þ Nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b. Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ.
-Trang phục: Quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi.
- Ăn uống : Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
- Sống một mình, không xây dựng gia đình, suốt cuộc đời hy sinh vì dân, vì nước.
Þ Cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
c. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Mimh.
- Không phải tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống.
- Lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc.
3. Tổng kết.
* Nghệ thuật.
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
* Nội dung.
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
* Ghi nhớ sgk/8.
4. Luyện tập.
III. Hướng dẫn tự học.
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại.
* Bổ sung: Những câu , đoạn thơ nói về phong cách Hồ Chí Minh.
- Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị, 
 Màu quê hương bền bỉ, đậm đà
 Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút,
 Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời,
 Không gì vui bằng đôi mắt Bác Hồ cười,
 Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi
 Giọng nói của Người không phải sấm trên cao,
 Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước,
 Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
 Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau
- Nơi Bác ở: sàn mây, vách gió. (Tố Hữu)
- Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ. ( ... nổi tiếng viết bằng chữ Hán,chữ Nôm ,chữ Quốc ngữ?
(?) Đặc điểm văn học chữ Hán ở Việt Nam?
 ( Từ thế kỷ X -> nửa đầu thế kỷ XX )
(?) Tác giả,tác phẩm cuối cùng viết bằng chữ Hán ở Việt Nam?
(?) Tác giả,tác phẩm nổi tiếng nhất ở Việt Nam viết bằng chữ Nôm?
(?) Nhà thơ nào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chỉ viết bằng chữ Nôm?
(?) Kể tên một trong những tác giả Việt Nam với tác phẩm đầu tiên viết bằng tiếng Pháp?
( Nguyễn Ái Quốc – Ngục trung nhật ký )
* Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
(?) Nhìn tổng thể ,lịch sử văn học viết VN từ thế kỷ X đến nay có thể chia làm mấy thời kỳ lớn?( 3 thời kỳ) Mỗi thời kỳ lại có thể chia ra các giai đoạn ntn?
(?) Có thể nêu tên gọi và nội dung khái quát của mỗi thời kỳ ntn?
(?) Nêu tên mỗi thời kỳ một,hai tác giả,tác phẩm tiêu biểu đã học?
TIẾT 2:
* Ổn định:
* GV chuyển ý: 
* Mấy đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
Gọi HS đọc mục III sgk/191-192
(?) Những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của VHVN là gì?
(?) Tại sao tinh thần yêu nước,ý thức cộng đồng đã trở thành truyền thống sâu sắc và bền vững của dân tộc ta và trở thành đặc diểm hàng đầu của VHVN?
(?) Những đặc điểm cụ thể của tinh thần yêu nước trong các tác phẩm văn học ntn?Nêu ví dụ cụ thể?
(?) đặc điểm thứ 2 của VHVN được thể hiện qua những nội dung nào,đề tài nào trong các tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập về các thể loại văn học đã học trong chương trình THCS
* Một số thể loại VHDG
* Thảo luận 5p: Nêu một số thể loại VHDG?Định nghĩa về các thể loại đã học?Cho ví dụ ?
( HS thảo luận->đại diện nhóm trình bày -> GV khái quát,chốt ý 
* Một số thể loại VHTĐ
* Thảo luận 5p: Nêu một số thể loại VHTĐ? Cho ví dụ? ( HS thảo luận->đại diện nhóm trình bày -> GV khái quát, chốt ý )
* Một số thể loại VHHĐ
* Thảo luận 5p: Nêu một số thể loại VHHĐ? Cho ví dụ? ( HS thảo luận-> đại diện nhóm trình bày -> GV khái quát, chốt ý )
A.Nhìn chung về văn học Việt Nam.
Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Phản ánh tân hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống dân tộc Việt Nam.
Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước Việt Nam.
Có lịch sử lâu dài, phong phú đa dạng.
1. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
a. Văn học dân gian
b. Văn học viết
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
- Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX: Văn học trung đại ( 3 giai đoạn: X->XV,XVI -> Nửa đầu TK XVIII, Nửa sau TK XVII-> Nửa đầu thế kỷ XIX): Ra đời và phát triển trong XH phong kiến ( Nguyễn Trãi,Ng. Du, HXH)
- Từ nửa đầu thế kỷ XX->1945:Chuyển sang thời kỳ hiện đại ( Từ thuộc địa nửa pk -> tự do)- VH vận động và phát triển theo hướng hiện đại hoá ( Tản Đà, Thế Lữ, Ngô T.Tố, .)
- Từ 1945 đến nay: VHHĐ ( Nền vhhđ mới; 1945-1975 ; Từ 75 đến nay )- VH phục vụ cuộc KCCP,M .
3. Mấy đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
- Tinh thần yêu nước
- Tinh thần nhân đạo
B. Ôn tập về các thể loại văn học đã học trong chương trình THCS
1. Văn học dân gian:
a. Trữ tình dân gian: Ca dao-dân ca
b. Tự sự dân gian : Thần thoại, TT, C.Tích, Truyện cười, TNN, Truyện thơ, sử thi, vè.
c. Sân khấu dân gian: Chèo,tuồng,kịch rối.
d. Nghị luận dân gian: Tục ngữ,câu đố.
2. Văn học trung đại.
a. Trữ tình trung đại: Thơ (Sau phút chia ly) b. Tự sự trung đại : Truyện ngắn, truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm, ký sự (Thượng kinh ký sự) ,tuỳ bút (Vũ trung tuỳ bút)
d. Nghị luận trung đại:Chiếu, Hịch, Cáo, Luận
3. Văn học hiện đại
- Tự sự: Truyện, ký sự,bút ký,phóng sự 
- Trữ tình: Thơ
- Kịch: kịch nói,hài kịch,..
- Thể loại tổng hợp : truyện-ký, truyện-thơ, Kịch thơ.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1p)
- Ôn lại bài.
- Làm bài tập:
Bài 1: Tình cảm nhân đạo được thể hiện ntn trong câu ca dao:
+ Thương người như thể thương thân.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng .. một giàn
Bài 2: So sánh chèo Quan Âm Thị Kính,Trưởng giả học làm sang và Bắc Sơn.
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. 
* Rút kinh nghiệm:
TIẾT 169,170 	Ngày soạn: 1/5/2010 Ngày dạy: 5/5/2010
TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu cần đạt 
- Kiến thức: Giúp HS tổng kết,ôn tập một số kiến thức cơ bản về những bài văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ Văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng và kết luận.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:Bảng hệ thống hoá (không tính các văn bản nhật dụng,văn học dân gian nước ngoài và các bài đọc thêm)
Tích hợp với các văn bản Văn ở phần VHNN.
Học sinh: Chuẩn bị kiến thức
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định: (1p)
2. Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS (các bảng hệ thống hoá,các câu trả lời ) 
3. Bài mới : 
TIẾT 1:
HOẠT ĐỘNG 1: Thống kê các tác phẩm (đoạn trích) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
GV kẻ bảng sẵn,cho HS lần lượt lên bảng điền theo trình tự từng lớp học.Sau khi HS trình bày xong,GV treo bảng thống kê ghi sẵn ở bảng phụ để HS theo dõi,đối chiếu.
ST
T
TÁC PHẨM (ĐOẠN TRÍCH)
TÁC GIẢ
NƯỚC
THẾ KỶ
THỂ LOẠI
LỚP
1
Lòng yêu nước
I.Ê-ren-bua
Nga 
XX
Bút ký chính luận
6
2
Buổi học cuối cùng
Đô-đê
Pháp
XIX
Truyện ngắn
6
3
Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
Trung Quốc
VII, VIII
Thơ trữ tình
(TNBCĐL)
7
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
Trung Quốc
VII, VIII
Thơ trữ tình
(NNTTĐL)
7
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
Trung Quốc
VII, VIII
Thơ trữ tình
(TNBCĐL)
7
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
Trung Quốc
VII, VIII
Thơ trữ tình (TN trường thiên)
7
7
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn
8
8
Đánh nhau với cối xay gió (truyện hiệp sĩ ĐKHT)
Xéc-van-téc
Tây Ban Nha
XVI-XII
Tiểu thuyết
8
9
Chiếc lá cu6í cùng
O.Hen-ri
Hoa kỳ
XIX
Truyện ngắn
8
10
Hai cây phong (trích người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp
Cư-rơ-gư-xtan
XX
Truyện ngắn
8
11
Đi bộ ngao du (Ê-min hay về giáo dục)
Ru-xô
Pháp 
XVIII
Nghị luận xh
8
12
Ông Giuốc-đanh học làm quý tộc (trưởng giả học làm sang)
Mô-li-e
Pháp 
XVIII
Hài kịch-kịch nói
8
13
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
XX
Truyện ngắn
9
14
Những đứa trẻ (trích thời thơ ấu)
M.Gor-ki
Nga 
XX
Tiểu thuyết tự thuật
9
15
Mây và sóng
R.Ta-go
Aán Độ
XX
Thơ trữ tình-tự do
9
16
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang(trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ.Đi-phô
Anh 
XVII-XVIII
Tiểu thuyết phiêu lưu 
9
17
Bố của Xi-mông
Mô-pát-xăng
Pháp 
XIX
Truyện ngắn
9
18
Con chó Bấc (Tiếng gọi nơi hoang dã)
G.Lân-đơn
Hoa kì
XX
Truyện ngắn
9
19
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của L.P.T
H.Ten
Pháp 
XIX
NL văn chương
9
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập về giá trị nội dung tư tưởng, tình cảm.
Gọi HS nhắc lại chủ đề tư tưởng của một số văn bản tiêu biểu đã học ( HS dựa vào mục ghi nhớ )
TIẾT 2:
HOẠT ĐỘNG 3: Ôn tập về giá trị nghệ thuật
Gọi HS nhắc lại giá trị nghệ thuật chủ yếu của một số văn bản tiêu biểu đã học ( HS dựa vào mục ghi nhớ )
HOẠT ĐỘNG 4: Phát biểu tự do mình yêu thích bài nào,tác giả nào và nêu vắn tắt lý do.
Đọc thuộc lòng bài thơ mình yêu thích.
Kể tóm tắt truyện mà mình yêu thích.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1p)
- GV tổng kết bài .
- Học bài .
- Ôn kỹ phần ôn ngày hôm nay.
* Rút kinh nghiệm:
TIẾT 171,172 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
(ĐỀ CHUNG CỦA PHÒNG)
TIẾT 173,174 Ngày soạn: 10/5/2010 Ngày dạy: 13/5/2010
THƯ, ĐIỆN
A: Kết quả cần đạt: Giúp HS
Nắm được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mùng và thăm hỏi.
Nắm được cách viết một bức thư, điện.
Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu.
B: Tiến trình:
Ổn định
Bài cũ
Bài mới.
GV: Giới thiệu ngắn gọn về loại văn bản thư, điện.
HOẠT ĐỘNG 1: xác định các tình huống cần gửi thư, điện.
? Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
? Có mấy loại thư, điện chính?
Mục đích của các loại ấy có khác nhau không? Tại sao? ( Thăm hỏi chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích , sự thành đạt  của người nhận; Thăm hỏi chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống )
HS xác định – trình bày.
Các nhóm thảo luận tự hoàn thiện các bức điện, thư theo mẫu – trình bày- GV nhận xét – bổ sung.
1. Các tình huống cần gửi thư, điện:
- có nhu cầu trảo đổi thông tin bày tỏ tình cảm với nhau.
- có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
* Có 2 loại chính: 
- Thăm hỏi và chia buồn
- Thăm hỏi và chia buồn
* Mục đích khác nhau.
2. Cách viết.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống theo mẫu.
- ghi nội dung.
- Ghi họ tên, địa chỉ người gửi.
3. Luyện tập.
4. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại.
- Oân tập chung.
* Rút kinh nghiệm:
TIẾT 175 
 TRẢ BÀI THI HỌC KÌ II
A Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thưc: Giúp HS nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả 1 quá trình học tập về tất cả các mặt.
- Có khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hóa và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề cụ thể trong đế bài.
2. Tích hợp toàn diện các kiến thức theo các phân môn.
3. Rèn kỹ năng tự nhậ xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.
B. Tiến trình.
1. Ổ n định
2. Bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: GV căn cứ bài thi nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG 2: GV trả bài cho HS rồi căn cứ đáp án sửa bài thi.
HOẠT ĐỘNG 3: GV Thống kê chung.
Lớp 9A: Dưới TB : 7/ 31 (22,6 %)
	Trên TB: 24/31 (74,4 %)
Lớp 9B: Dưới TB : 8/29 (27,6 %)
	Trên TB: 21/29 (72,4 %)
4. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà ôn tập chung.
- Chuẩn bị tốt cho ôn tuyển sinh.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_tran_thi_hue_truong_thcs_xa_da_ploa.doc