Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm - Trường THCS Hải Nhân

Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm - Trường THCS Hải Nhân

TIẾT 1

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 LÊ ANH TRÀ

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch Phủ.

- Đọc sách : Bác Hồ , Con người - phong cách.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức

2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Giới thiệu bài mới:

- Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ đọc báo trong vườn Chủ Tịch Phủ.

- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà con là danh nhân văn hoá thế giới . Bởi vậy , phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.

 

doc 432 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm - Trường THCS Hải Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 15/8/2010
Tiết 1
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh. 
 lê anh trà
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch Phủ....
- Đọc sách : Bác Hồ , Con người - phong cách.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
- Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ đọc báo trong vườn Chủ Tịch Phủ.
- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà con là danh nhân văn hoá thế giới . Bởi vậy , phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Giáo viên đọc đoạn 1,2 học sinh đọc tiếp :
- Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giáo viên kiểm tra một vài từ khó ở chú thích.
? Em hãy xác định thể loại của văn bản?
? Văn bản này được trích từ bài viết nào ? Của ai?
? Theo em văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và phân tích văn bản.
Học sinh đọc đoạn 1.
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thưc văn hoá ấy?
? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
Giáo viên kết luận: Sự đôc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sư kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiên đại, Phương Đông và Phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị....
-> Một sự kết hợp thông nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay. 
- GV hướng dẫn HS tổng kết tiết học- chuyển tiết 2.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc :giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
2. Từ khó.
- Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
3. Thể loại: Văn bản nhật dung thuộc chủ đề : sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
4. Bố cục của văn bản: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu.........rất hiện đại: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2:Tiếp.........hạ tắm ao : Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
-Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh . 
II. Phân tích:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng ( ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác.)
- Nhờ Bác đã dày công học tập , rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khăp các Châu lục á, Âu,Phi ,Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài,...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới .
+ Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm.
+ Học trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực.
=> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị ,rất Phương Đông, rất Viêt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
 Hoạt động 3: III. Luyện tập.	
	GV yêu cầu HS kể một số câu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh và con ddường hoạt động của Bác.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- Sưu tầm những câu thơ viết về phong cách Hò Chí Minh.
- Chuẩn bị các đoạn 2 và 3.
D. Rút kinh nghiệm sau tiết học.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày 16/8/2010
Tiết 2
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh. 
 lê anh trà (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Đọc sách : Bác Hồ , Con người - phong cách.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: ? Vấn đề mà văn bản bàn luận là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa gì trong cuộc sống hiện nay?
3. Giới thiệu bài mới:
- GV dẫn tiết 1.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và phân tích văn bản.
GV dẫn.
Học sinh đọc đoạn 2
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
? Vì sao có thể nói lối sông của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên đọc các câu thơ của Tố Hữu ca ngợi về Bác:
 "Mong....lối mòn"
Giáo viên phân tích câu: "Thu...tăm ao" để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc thanh cao. 
 Học sinh đọc đoạn 3
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp phong cách Hồ Chí Minh .
? Từ đó rút ra ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh , người viết đã dùng nhưng biện pháp nghệ thuật nào?
? Vậy qua bài học em thấy được những vẻ đẹp gì trong phong cách của Hồ Chí Minh ? 
I. Tìm hiểu chung:
II. Phân tích:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và lam việc của Người.
- Có lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi lam việc đơn sơ....
+ Trang phục hết sức giản dị....
+ Ăn uống đạm bạc
- Cách sống giản dị đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng
+ Đây không phải la lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời , hơn đời.
+ Đây là lối sống có văn hoá -> môt quan niệm thẩm mỹ , cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. 
=> Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh ( gợi cách sống của các vị hiền triết xưa )
3. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh 
- Giống : các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm khác cho đời, lập dị, mà là một cách di dưỡng tinh thần , một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống.
- Khác : Đây là một lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ Tịch Nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận
- Chọn lọc chi tiết tiêu biêủ.
- So sánh các bậc danh nho xưa.
- Đối lập giưã các phẩm chất....
- Dẫn chứng thơ cổ , dùng từ HánViệt.
2. Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 3: IV. Luyện tập.	
	GV yêu cầu HS kể một số câu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh và con ddường hoạt động của Bác.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- Học sinh thảo luận các tình huống, biểu hiện của lối sống có văn hoá (thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc)
- Soạn bài "Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình".
D. Rút kinh nghiệm sau tiết học:.................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... 
 Ngày 17/8/2010
Tiết 3 
các phương châm hội thoại.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố kiến thức đã học về hội thoại lớp 8.
- Nắm được các phương châm hội thoại học ở lớp 9.
- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B. Chuẩn bị của thầy trò.
- Giáo viên đọc, soạn bài, bảng phụ.
- Giáo viên đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy.
- Học sinh đọc trước bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học. 
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: ? GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS?
3. Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại khái niệm " hội thoại"
- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không .......nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp . Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá . "Học ăn .....học mở" là nhưng cách học mà ai cũng cần học , cần biết.
-Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành . Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm phương châm về lượng.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi ở sgk ( t8).
? Bơi nghĩa là gì ( di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
? Vậy An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời " ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? ? Cần trả lời như thế nào?
? Câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. Vậy câu trả lời của An là hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
? Yêu cầu học sinh kể lại chuyện " Lợn cưới áo mới"
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra họ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời ?
? Qua câu chuyện này theo em cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
Giáo viên hệ thống hoá kiến thức.
? Khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì? Học sinh đọc to ghi nhớ 1, Giáo viên kết luận.
Giáo viên liên hệ với thưc tế :
Có thể xem bài tập làm văn là một văn bản hội thoại giữa học sinh và giáo viên....Vì không đọc kĩ đề bài, nắm đúng yêu cầu của đề nên nhiều em bị phê là lan man , thừa ý , thiếu ý...........
-> Đó là khuyết điẻm phương châm về lượng.
Hoạt động 2 : Hình thành phương châm khái niệm về chất.
Giáo viên cho học sinh đóng diễn lại câu chuyện : "Quả ... ....................................................................................................................................................... 
Ngày 25/04/2010
Tiết 168.
Tổng kết văn học
(Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS :
- Hệ thống hoá những kiến thức văn học Việt Nam theo thể loại vàgiai đoạn.
- Có cái nhìn tổng thể về văn học Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tổng hợp
- Tổng hợp những vấn đề lớn của văn học Việt nam
- Làm bài kiểm tra đúng yêu cầu
- Nghiêm túc, tự giác trong học tập
B. Chuẩn bị :
- Soạn bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: ? Nêu những đặc trưng cơ bản của văn học Việt Nam ?
3. Bài mới.
Hoạt động 1:
V. Sơ lược về 1 số thể loại văn học:
1. Một số thể loại văn học dân gian
a. Tơ ca có nguồn gốc từ Trung Quốc: cổ phong, đường luật
b. Các thể truyện, kí
c. Truyện thơ nôm
d. Văn nghị luận
- Lưu ý cho HS lấy VD làm dẫn chứng.
3. Một số thể loại văn học hiện đại :
- Truyện ngắn, thơ, kịch , tuỳ bút...
Hoạt động 2 Củng cố- Dặn dò
- Đọc lại phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
D.Rút kinh nghiệm .
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày 25/04/2010
Tiết 169.
Tổng kết văn học
(Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS :
- Hệ thống hoá những kiến thức văn học Việt Nam theo thể loại vàgiai đoạn.
- Có cái nhìn tổng thể về văn học Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tổng hợp
- Tổng hợp những vấn đề lớn của văn học Việt nam
B. Chuẩn bị :
- Soạn bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: ? Nêu các thể loại của văn học Việt Nam trong thời kỳ Trung Đại ?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: GV định hướng cho HS trả lời câu hỏi SGK Tr200.
Câu 3:
* Bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan)
1. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
- Một bài gồm có 8 câu mỗi câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Phép đối ở câu 3, 4, 5, 6
+ Đề : câu 1,2
+ Thực : câu 3, 4
+ Luận : câu 5,6
+ Kết : câu 7 , 8 
2. Tác phẩm : Qua Đèo Ngang.
- Thể thơ : TNBC.
- Thơ về thiên nhiên, lúc trời chiều à gợi sự vắng lặng, buồn
- Tả cảnh để gửi gắm tình cảnh nhớ thương da diết với những quá khứ vàng son một đi chưa trở lại.
* Nội dung
1. Bức tranh Đèo Ngang và nỗi nhớ tiếc lặng lẽ của tác giả.
* Phần đề : 2 câu đầu.
- Thời điểm : bóng xế tà à mặt trời đã lặn, ngày sắp tàn à gợi cảm giác buồn thương, mong được sum họp
- Cỏ cây che đá lá chen hoa à trong bóng xế tà cảnh vật như bừng sáng lên lần cuối
- Động từ ‘chen’ à um tùm hoang vắng à tôn thêm vẻ đẹp hoang dã của đất nước.
* Phần thực: câu 3, 4
- Hình ảnh : tiều vài chú, chợ mấy nhà à sự sống ít ỏi, vắng vẻ, heo hút, thưa thốt của Đèo Ngang.
- vài, mấy : số ít
- Lom khom à gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậm
- Lác đác : gợi sự ít ỏi thư thướt của những quán khác ở những quán trở nào.
à Nỗi buồn man mác của lờng người,trước cảnh tượng hoang sơ, xa lạ.
* Phần luận : Câu 5,6
- Nội dung cảm xúc câu trên và câu dưới đối nhau : 
Nhớ nước : > < thương nhà,
Con quốc > <cái gia gia
- Đối thanh điệu
TT – BB – BTT
BB – TT – TBB.
->Làm nổi rõ 1 trạng thái cảm xúc nhớ nước và thương nhà, tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ
à Bức tranh Đèo Ngang đẹp, hùng vĩ, nhưng buồn, hoang vu.
ẩn trong cảnh ấy là nỗi niềm nhớ thương nuối tiếc lặng lẽ của tác giả (đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê và nỗi nhớ khôn nguôn một triều đại đã qua)
2. Tâm trạng cô đơn của tác giả
- Trời, non, nước à vũ trụ bao la đối lập với tác giả (một con người nhỏ nhoi, cô đơn à Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng.
- Một mảnh tình riêng ta với ta.
à Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay.
à Tình thương nhà nỗi nhớ nước da diết, âm thầm lặng lẽ
Câu 4 :
- GV định hướng cho HS Tóm tắt các văn bản truyện thơ Nôm : Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên.
? Chỉ ra điểm giống nhau trong các cốt truyện ấy ?
Câu 5 :
 Cho HS đọc một số câu ca dao và một vài đoạn trong truyện Kiều để HS thấy được việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện người thật, việc thật phong phú như thế nào.
Hoạt động 2 Củng cố- Dặn dò
- Xem lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
D.Rút kinh nghiệm .
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày 25/04/2010
Tiết 170.
Trả bài kiểm tra văn
Trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy được các lỗi trong bài làm của mình và biết cách khắc phục các lỗi.
- Thấy được điểm yếu trong kiến thức của mình và có kế hoạch bổ sung kịp thời để chuẩn bị thi học kỳ II.
B. Chuẩn bị :
- Một số bài làm tốt và một số bài làm không tốt.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: ? GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: GV trả bài kiểm tra văn.
Câu 1: (2đ) Lần lượt điền (mỗi ý đúng: 0,5 đ)
Kim Lân – 1948 – Ngôi thứ 3 - Ông Hai .
Nguyễn Minh Châu- 1985- Ngôi thứ 3- Nhĩ
Lê Minh Khuê- 1971- Ngôi thứ nhất- Phương Định
Nguyễn Thành Long- 1970- Ngôi thứ 3- Anh thanh niên
Câu 2: (1,5đ) . 
	1. Sáp xếp: .
	2. Truyện những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) kể về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đườngtreen cao điểm, suốt đêm ngày phải đối mặt với bom đạn và cái chết.. Qua đó tác giả đã ca ngợi tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần quả cảm, vượt qua mọi nguy hiểm, gian khổ, tình đồng đội thắm thiết, tinh thần lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên trên trọng điểm tuyến đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.
Câu 3: (2đ). – HS giới thiệu được xuất xứ của truyện.
	- Nêu được ngắn gon chủ đề tác phẩm.
Câu 4: (4,5đ). Bài văn có các ý sau: 
- Giới thiệu Văn bản nội dung cơ bản.
- Nêu những nét chung của các cô gái thanh niên xung phong.
- Chỉ ra được những nét riêng của từng người.
Hoạt động 2: GV trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Câu 1: (2,5đ) Xác định các thành phần biệt lập và khởi ngữ trong các câu sau:
	a, Chẳng lẽ- Thành phần tình thái
	b, Thưa ông- Gọi đáp.
	c, đeo kính lên rồi – Khởi ngữ.
	d, Ôi- Cảm thán
	e, Nhĩ vẫn không thay đổi ý kiến- Phụ chú
Câu 2: (1đ). Phân tích và xác định mối quan hệ của các câu ghép sau:
	a, Tôi thích bóng đá nhưng bạn Tuấn lại thích bóng chuyền.
- Phân tích đúng và chỉ ra được mối quan hệ ý nghĩa: 0,5 điểm.(Tương phản)
	b, Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu.
- Phân tích đúng và chỉ ra được mối quan hệ ý nghĩa: 0,5 điểm.(nguyên nhân- Kết quả)
Câu 3: (3đ) Viết đoạn văn diễn dịch bàn về tình trạng học vẹt ở một số học sinh hiện nay (10- 15 dòng). 
- Viết đúng hình thức một đoạn văn:0,5 đ
- Viết có nội dung: 2,5 đ
Câu 4: (3,5đ). Xác định biện pháp tu từ và phân tich giá trị của nó trong đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Xác định dúng các biện pháp tu từ: 1 đ
Viết thành văn bản ngắn có nội dung đáp ứng được yêu cầu đề: 3 đ
Hoạt động 3 Củng cố- Dặn dò
- Xem lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
D.Rút kinh nghiệm .
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 26/04/2010
Tiết 171-172
Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
 (thi theo lịch và đề thi của sở giáo dục)
Ngày 27/04/2010
Tiết 173.
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là thư, điện chúc mừng, thăm hỏi. Cách viết thư, điện
- Củng cố kiến thức văn, tiếng việt, tập làm văn
- Biết cách viết thư, điện đúng yêu cầu
- Tích cực, tự giác trong học tập
B. Chuẩn bị :
- Một số văn bản mẫu.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: ? Nêu các thể loại của văn học Việt Nam trong thời kỳ hiện đại ?
3. Bài mới.
- Tìm hiểu các tình huống cần viết thư (điện chúc mừng, thăm hỏi)
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm 4 trường hợp gửi thư, điện 
Bước 2: GV nêucâu hỏi thảo luận
Cách 1: Gửi thư, điện chúc mừng trong hình cảnh nào và để làm gì?
Cách 2: Gửi hư, điện thăm hỏi trong hoàn cảnh và để làm gì?
Cách 3: Khi có đơn vị đến nơi thăm hỏi, chúc mừng thì có gửi thư điện không?Vì sao?
Hoạt động 2: 
- Tìm hiểu cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi
Bước 1: HS đọc thầm 3 bức điện trong sgk và tập làm 4 câu hỏi đó
Bước 2: Tập diễn đạt biểu thị các nội dung :
- Lý do gửi thư, điện
- Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc
- Lời chúc mừng
- Lời chia buồn.
Bước 3: Thảo luận nhóm rút ra cách viết thư.
Hoạt động 3: 	Luyện tập
GV yêu cầu HS làm các bài tập trong sgk.
Hoạt động 4 Củng cố- Dặn dò
- Xem lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
D.Rút kinh nghiệm .
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................. 
Ngày 06/05/2010
Tiết 174-175.
Trả bài kiểm tra tổng hợp.
GV hướng dẫn hs trả bài theo đáp án của sở

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_truong_thcs_hai_nhan.doc