Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Lê Đình Chinh

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Lê Đình Chinh

VĂN BẢN

 PHONG CÁCH HỒ CHI MINH

 (Lê Anh Trà)

 A. Mục tiêu cần đạt

 HS cần nắm:

 - Thấy đ­ợc vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Thấy đ­ợc một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu d­ỡng, rèn luyện và học tập theo g­ơng Bác.

 - B­ớc đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.

 B. Ph­ơng tiện dạy học

 - Giáo án, SGK, phấn màu.

 - Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 1. Bài cũ. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.

 2. Bài mới.

- Giới thiệu bài mới : Cuộc sống đang từng ngày từng giờ phát triển. Làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn giữ đ­ợc bản sắc văn hoá dân tộc. Tấm g­ơng về nhà văn hoá lỗi lạc Hồ Chí Minh sẽ là bài học cho các em . (GV ghi đầu bài)

 

doc 361 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAỉI:1
Tuaàn:1 Ngaứy soaùn: 15/08/2010
 Tiết:1+ 2 Ngaứy giaỷng:16/08/2010
VAấN BAÛN 
 PHONG CAÙCH HOÀ CHI MINH
 (Lê Anh Trà)
 A. Mục tiêu cần đạt
 HS caàn naộm:
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và học tập theo gương Bác.
 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
 B. Phương tiện dạy học
 - Giáo án, SGK, phấn màu.
 - Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1. Bài cũ. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.
 2. Bài mới. 
- Giới thiệu bài mới : Cuộc sống đang từng ngày từng giờ phát triển. Làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Tấm gương về nhà văn hoá lỗi lạc Hồ Chí Minh sẽ là bài học cho các em . (GV ghi đầu bài) 
Hoaùt ủoọng cuỷa thaày vaứ troứ
Kieỏn thửực
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích, bố cục.
 - GV hướng dẫn HS đọc chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, 
ngắt ý & nhấn giọng ở từng luận điểm.
 - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc văn bản. 
? Hãy kể tên những bài văn, thơ viết về Bác mà em biết ?
- Cho HS đọc thầm 12 chú thích – SGK trang 7. GV giải thích thêm một số từ khó như : phong cách, di dưỡng, tinh thần. 
? Bài văn viết theo phương thức biểu đạt nào ? Xét về đề tài thì nó thuộc loại văn bản gì ?
? Hãy kể tên một số văn bản nhật dụng đã học ở các lớp 6, 7, 8.
? Văn bản này chia làm mấy phần ? 
? Xác định nội dung chính của từng phần ?
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Cho HS đọc lại đoạn 1 : Từ đầu à hiện đại, nhắc lại nội dung của đoạn.
? HCM tiếp thu những tinh hoa VH nhân loại trong hoàn cảnh ?
* GV dùng kiến thức LS để giới thiệu thêm cho HS hiểu: Năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước. Suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã qua nhiều nơi, thăm và ở nhiều nước, làm nhiều công việc khác nhau.
? Hồ Chí Minh đã tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại bằng những cách nào ?
? Em hãy tìm những dẫn chứng cụ thể trong bài để chứng minh cho các ý mà em vừa trình bày ?
- GV gợi ý thêm :
? Chìa khoá để mở ra kho tri thức nhân loại là gì ?
? Hãy kể những chuyện mà em biết về sự kết hợp giữa lao động và học tập của Bác ?- GV lấy thêm ví dụ cho HS hiểu.
? Để tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại có phải chỉ qua sách vở là đủ không ? Động lực nào đã giúp Người có được những tri thức ấy ? Cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời.
- GV giáo dục cho HS ý thức học tập trong cuộc sống.
? Điều quan trọng trong cách tiếp thu của Bác là gì ? Tìm những dẫn chứng để chứng tỏ điều ấy ?
* GV bình thêm : Đó là cách tiếp thu mà tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được. Đó cũng là cách (hoà nhập)(mà không )hoà tan. Và cũng chính từ việc tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá nước ngoài để từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
? Kết quả HCM đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức
độ nào ? Và theo hướng nào ?
? Từ những điều đó, em có nhận xét gì về nhân cách, lối sống của Bác ? Câu văn nào nói rõ điều đó ?
? Vai trò của câu này trong toàn văn bản ?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
 1. Tác giả 
à Lê Anh Trà - Viện trưởng viện văn hoá Việt Nam .
1.Tác phẩm 
- Trích trong : Phong cách H CM Minh, cái vĩ đại gắn với giản dị.
 - Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
 - Đề tài : Văn bản nhật dụng.
Bố cục : 2 phần
 - Phần 1 : Từ đầu à rất hiện đại.
 - Phần 2 : Còn lại.
II. Tìm hiểu văn bản
 1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa v. hoá nhân loại 
a. Hoàn cảnh tiếp thu :
 - Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả.
 - Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây.
b. Cách tiếp thu :
 - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
 - Qua công việc, qua lao động .
- Học hỏi, hiểu đến mức sâu sắc.
 - Bác đã tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng QT
 c. Kết quả : HCM có vốn kiến thức văn hoá khá sâu rộng à Một nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
 * Hoạt động 3 : GV củng cố bài, hướng dẫn HS luyện tập.
 - Cho HS tiếp tục thảo luận vấn đề vừa nêu.à Câu văn vừa khép lại vừa mở ra vấn đề 
 à Lập luận chặt chẽ có tác dụng nhấn mạnh ý.
 - Phần văn bản trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
 3. Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị tiếp nội dung tiết 2. 
 Ngaứy oaùn: 16/08/2010 
 Ngaứy daùy:18/08/2010
(Tiết 2)
 1. Bài cũ : ? HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào ?
 2. Bài mới : GV dẫn dắt HS tìm hiểu tiếp phần 2. 
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý 2 của bài.
- Cho HS đọc lại đoạn 2 và nhắc lại nội dung của đoạn.
? Qua tiết học 1, em hãy cho biết phần văn bản đầu nói về thời kì nào trong cuộc đời hoạt động của Bác ?
à Khi Bác đang hoạt động ở nước ngoài.
? Còn phần văn bản này lại nói về giai đoạn nào ?
à Thời kì hoạt động trong nước.
? Đoạn văn này, tác giả tập trung viết về những nét đẹp nào trong lối sống của Bác ?
? Để chứng minh cho lối sống giản dị của Chủ tịch HCM, tác giả đã đưa ra dẫn chứng ở những phương diện nào ?
? Em hãy lần lượt lấy dẫn chứng để làm rõ ? 
à Nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn vài phòng. Quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ ; tư trang ít ỏi. Ăn uống đạm bạc với cá kho, rau luộc, dưa gém, cà muối. 
- Cho HS trả lời, HS khác bổ sung nếu thiếu.
- GV đọc cho HS nghe bài thơ . Thăm cõi Bác xưa” của Tố Hữu: (Nhà Bác đơn sơ, thế gian).? Em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không ?
- Cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời, GV bình thêm.
? ở lớp 7, em đã được học văn bản nào cũng ca ngợi lối sống giản dị của Bác ? Hãy nhớ và nhắc lại các dẫn chứng ấy ?
à Văn bản ( Đức tính giản dị của Bác Hồ ) – PVĐ.
? Nét đẹp trong lối sống của Bác không chỉ ở sự giản dị mà còn ở nét phẩm chất nào ? Hãy chứng minh ?
? Lối sống của Bác đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ, quan niệm ấy là gì ? Em hiểu thế nào là ( thẩm mĩ ) ?
? Tác giả đã so sánh lối sống của Bác với những ai ? Tại sao lại chọn những người đó ? Em hiểu biết gì về những nhà hiền triết này ? Theo em điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với lối sống của các vị hiền triết như thế nào ?
- Cho HS thảo luận nhóm -> trả lời. Nhóm khác bổ sung.
- GV định hướng thêm :
 + Giống : Đều giản dị , thanh cao.
 + Khác : Bác gắn bó, sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân. Bác tiếp thu một cách sâu rộng những tinh hoa văn hoá nhân loại.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
? Để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
- GV gợi ý : Chú ý sự kết hợp phương thức biểu đạt ; cách dưa dẫn chứng ; cách dùng từ ngữ ; cách sử dụng biện pháp
nghệ thuật khi so sánh giữa cương vị và lối sống của Bác .
- HS trả lời, GV chốt ý cho HS ghi bảng.
* Hoạt động 3 : GV củng cố bài, cho HS thực hiện phần ghi nhớ. GV nhắc lại 2 nội dung của bài học. 
? Nêu cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM ? Gọi HS đọc ghi nhớ SGK – 8.
- * Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập.
- Gọi HS đọc bài tập SGK
- GV tổ chức cho các tổ thi đua kể những mẩu chuyện về lối sống giản dị của Bác. (Có thể đọc thơ viết về Bác hoặc thơ của Bác.)
- GV khuyến khích cho điểm HS có hiểu biết tốt.
 2. Nét đẹp trong lối sống giản dị và thanh cao của Hồ Chí Minh.
 a. Lối sống vô cùng giản dị.
- Nơi ở, nơi làm việc : Đơn sơ, mộc mạc.
 - Trang phục hết sức giản dị. 
 - Ăn uống đạm bạc với nhưng món dân dã, giản dị. 
 b. Lối sống thanh cao, sang trọng.
 - Không phải là cách sống khắc khổ trong cảnh nghèo khó. 
 - Không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời..
 - Đây là cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
c. Nét đẹp trong lối sống của Bác là kế thừa và phát huy cách sống của những vị hiền triết trong lịch sử à vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc và thanh cao.
3. Giá trị nghệ thuật.
 - Kết hợp giữa kể và bình luận.
 - Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu.
 - Đan xen thơ, dùng nhiều từ Hán Việt.
 - Sử dụng nghệ thuật đối lập.
III. Tổng kết
à Ghi nhớ : SGK – 8.
 IV. Luyện tập
à Sưu tầm, kể chuyện.
 3. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài, tiếp tục sưu tầm những mẩu chuyện, bài thơ viết về Bác.
 - Chuẩn bị bài : Các phương châm hội thoại.
 Tuaàn:1 Ngaứy soạn: 16/08/2010
 Tieỏt.3 Ngaứy daùy: 18/08/2010
CAÙC PHệễNG CHAÂM HOÄI THOAẽI
 A. Mục tiêu cần đạt
HS caàn naộm: 
 - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 B. Phương tiện dạy học
 - Giáo án, SGK.
 - Phấn màu, bảng phụ.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1. Bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 2. Bài mới
 - GV giới thiệu chương trình & phương pháp học tập phân môn Tiếng Việt.
 - Giới thiệu bài mới : ở lớp 8, các em đã được học một số nội dung liên quan đến hội
 thoại như : Hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại. Tuy nhiên, trong
 giao tiếp có những qui định tuy không được nói ra thành lời, nhưng những người tham
 gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ. Nừu không thì dù giao tiếp không mắc lỗi gì về
 ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp , giao tiếp cũng không thành công. Những qui định đó
 được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
Hoaùt ủoọng cuỷa thaày vaứ troứ
Kieỏn thửực
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về lượng.
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ – SGK 8
- Gọi HS đọc ví dụ.
? Bằng kiến thức trong cuộc sống, em hãy giải thích ( bơi) là gì?
? Vậy câu trả lời của Ba đã đáp ứng đầy đủ nội dung cần biết chưa ? Tại sao ?
- Cho HS thảo luận, trả lời.
- GV định hướng : Câu hỏi hướng về một địa điểm cụ thể. Câu trả lời ít thông tin hơn giao tiếp đòi hỏi.
? Theo em phải trả lời như thế nào mới hợp lí ?
? Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
- GV chốt nội dung ghi bảng.
- Gọi HS đọc câu chuyện cười VD2 - SGK 9.
? Vì sao câu chuyện lại gây cười ?
- GV gợi ý : Cả hai câu nói và câu trả lời đều thừa thông tin nào ?
? Chỉ nên nói như thế nào là đủ trong tình huống này ?
? Như vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
? Qua hai ví dụ, hãy rút ra bài học kết luận ?
- GV hệ thống hoá kiến thức sau khi HS trả lời.
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1 – SGK 9.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất.
- Gọi HS đọc ví dụ – SGK ... K 202. Xem xét các bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi ?
 + Trường hợp a, b – Chúc mừng
 + Trường hợp c, d – Thăm hỏi.
- Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào ? Để làm gì ? Nếu có điều kiện đến tận nơi chúc mừng, thăm hỏi có cần gửi thư (điện) không ? Tại sao ?
 Cách viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi ( 25 phút)
- Đọc thầm ba bức điện SGK 202.
 - Nội dung thư (điện) chúc mừng khác thăm hỏi như thế nào ?
 + Đều có phần người gửi và người nhận.
 + Lý do gửi thư (điện), bộc lộ suy nghĩ, tình cảm với tin vui hoặc buồn.
 + Khác nhau : Lời chúc mừng và lời thăm hỏi chia buồn.
 - Diễn đạt các nội dung thường gặp trong thư (điện) ?
 + Nhân dịp xuân về, mừng thọ, sinh nhật, tin người mất, lũ lụt thiên tai ...
 + Xúc động, tự hào, vui sướng, phấn khởi, lo lắng, xót thương, khâm phục ...
 + Chúc sức khỏe, chúc sống lâu, chúc hạnh phúc, thành đạt, học tập tốt, niềm cảm thông, vượt qua khó khăn ...
* hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập ( 30 phút)
- Hoàn chỉnh ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu. Trình bày theo yêu cầu ?
Hoạt động nhóm :
- Các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi ?
- Hoàn chỉnh bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự đề xuất ?
I- Những trường hợp cần viết thư (điên) chúc mừng, thăm hỏi
- Chúc mừng
- Thăm hỏi
- Vai trò, tác dụng, mục đích 
II- Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Giống nhau 
- Khác nhau
* Cụ thể hóa các nội dung diễn đạt trong từng bức thư (điện)
- Lý do cần viết thư (điện)
- Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc.
* Ghi nhớ SGK 204.
III- Luyện tập
- HS 4 nhóm trình bày ba bức điện SGK 204. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ?
- GV kết luận :
 + Nội dung thư (điện) phải nêu được lý do, lời chúc mừng, lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
 + Thư điện viết ngắn gọn, xúc tích, tình cảm phải chân thành.
- Xác định các tình huống ?
 + Điện chúc mừng -> Phóng thành công tàu vũ trụ
 + Điện chúc mừng -> Tái đắc cử nguyên thủ.
 + Điện thăm hỏi -> Trận động đất ở một số nước.
 + Thư (điện) chúc mừng -> Bạn thân đạt HS giỏi
 + Thư (điện) chúc mừng -> Thành công luận án. 
- Hoàn chỉnh một bức điện theo mẫu của bưu điện ?
Hoạt động nhóm :
 + Chọn lý do (mừng), có lời chúc phù hợp, nội dung ngắn gọn, xúc tích, bộc lộ tình cảm. 
- HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung ?
1- Bài 1 (204)
- Thăm hỏi
2- Bài 2 (205)
a) Điện chúc mừng
b) Điện chúc mừng
c) Điện thăm hỏi
d) Thư (điện) chúc mừng
e) Thư (điện) chúc mừng
3- Bài 3 (205)
- Người nhận
- Lý do
- Lời chúc
- Mong muốn.
- Người gửi
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1- Củng cố : Đọc thuộc nội dung ghi nhớ về thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
 2- Hướng dẫn về nhà : Tham khảo và tập viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
Tuần:35 . Ngày soạn: 3/ 5/2007
 Tiết 173-174. Ngaứy daùy:
TRAÛ BAỉI KIEÅM TRA VAấN, TIEÁNG VIEÄT
A. Mục tiêu cần đạt
 HS naộm ủửụùc:
1- Kiến thức 
Giúp học sinh thấy được những kiến thức tiếng Việt đã vận dụng làm bài kiểm tra : Khởi ngữ, thành phần biệt lập, các biện pháp tu từ ... Những kiến thức về truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình kỳ II.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá tác dụng của các hình thức nghệ thuật. Kỹ năng cảm thụ truyện hiện đại Việt Nam. 
3- Thái độ :
Lòng yêu thích bộ môn, có nhận thức đúng về nội dung của các kiến thức ngữ văn đã học.
B. Phương tiện dạy học
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Khởi động - giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra tiếng Việt ( phút)
- GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm và tự luận
 + Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 + Phần tự luận (7 điểm).
 + Đáp án bài soạn tiết 158.
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài làm tiếng Việt ? 
 + Ưu điểm : Các nội dung kiến thức về liên kết câu, biện pháp tu từ, thành phần biệt lập đều nắm vững, xác định đúng trong các câu thơ, đoạn văn sử dụng.
 + Trình bày rõ ràng, ít tẩy xoá, không có trường hợp hỉểu sai yêu cầu.
 + Phần tự luận đã làm hoàn chỉnh.
 + Kết quả đạt cao.
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Xác định câu không có khởi ngữ chưa chính xác, còn nhầm lẫn 
 + Đặc biệt phần tự luận làm quá ngắn gọn, chưa đúng yêu cầu, chưa gạch chân đủ các từ ngữ dùng liên kết. Câu 2 mới chỉ ra câu có hàm ý, còn hàm ý của câu chưa đủ.
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu.
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ. Đọc bài của Lương Thị Mĩ
I- Đề kiểm tra tiếng Việt :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
- Nhược điểm :
4- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Giỏi = 
Khá = 
TB =
Yếu = 
* Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá bài viết văn ( phút)
- GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm 
 + Câu 1 có 4 ý : bao gồm đề tài, người kể chuyện, tình huống và nội dung của một cuộc dối thoại trong truyện Làng của Kim Lân.
 + Câu 2 : Yêu cầu nêu đúng chi tiết, lý do của sự kiện, ý nghĩa của sự việc, biện pháp nghệ thuật trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 + Câu 3 : Yêu cầu xác định điểm nhìn, chất trữ tình, tình huống và ý nghĩa của đoạn đối thoại trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Giáo viên thông qua đáp án biểu điểm phần tự luận ?
 + Câu 1 : Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của truyện Bến quê (đáp án tiết 155).
 + Câu 2 : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (đáp án tiết 155).
 - GV cho HS chép dàn bài bài tự luận vào vở
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài kiểm tra thơ truyện hiện đại ? 
 + Ưu điểm : Các bài đều xác định đúng.
 + Phần tự luận có ý thức viết thành bài văn ngắn hoàn chỉnh, nêu được những luận điểm chính, có dẫn chứng cụ thể.
 + Đã nêu ngắn gọn hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của truyện ngắn Bến quê.
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Không điền được câu 2
 + Phần tự luận chưa viết hoàn chỉnh, sai nhiều trắc nghiệm, chữ viết cẩu thả 
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu.
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ
II- Đề kiểm tra truyện hiện đại :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
* Phần trắc nghiệm
* Phần tự luận :
- Dàn bài 
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
- Nhược điểm :
4- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Giỏi = 
Khá = 
TB =
Yếu =
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1- Củng cố : Sửa những lỗi sai trong bài viết
	2- Dặn dò : ôn tập và tìm hiểu kiến thức ngữ văn trọng tâm
Tuần:35 . Tiết 175 .
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh Giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dsung và hình thức trình bày trong bài làm của mình. Khắc phục các nhược điểm, thành thục hơn kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. Củng cố các kĩ năng về xây dựng bố cục, tạo liên kết và diễn đạt trong bài văn 
nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích), bài thơ (đoạn thơ).	
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
?
3/ Bài mới: 
I – Giới thiệu chung:
?6
?5
Đọc chú thích dấu sao sgk. 
1. Tác giả:
2. Văn bản : 
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
Tìm hiểu chú thích sgk. 
H/sinh tìm hiểu chú thích sgk. 
3. Bố cục văn bản:
?
Phần
4. Phân tích:
?
a.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	2. Hướng dẫn:
Đề bài:
Lớp 9C:
Câu 1: Điền đúng tên tác giả và năm sáng tác của các văn bản : 
tên Văn bản
tác giả
 Năm sáng tác
A. Bến quê
B. Những ngôi sao xa xôi. 
C. Bố của Xi- mông.
D. 
Câu 2 
Câu3: 
Câu 4 
Câu 5: Viết một đoạn văn (nửa trang giấy) trình bày ý kiến của mình về cái hay cái đẹp của những câu thơ sau:
 “ Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.”
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. Họ-Tên: . kiểm tra tiếng việt 
 Lớp : 9 C Thời gian 45 phút 
 Điểm
Lời phê
	 Đề bài I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
	Câu 1: Các câu trong đoạn văn chỉ liên kết với nhau về nội dung hoặc chỉ liên kết về hình thức. Điều đó đúng hay sai?
	A, Đúng.	B, Sai.
	Câu 2: Về hình thức các câu văn và đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào dưới đây.
	A, Phép lặp, phép thế 	B, Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa.
	C, Phép nhân hoá. 	D, Phép nối.
	Câu 3: Điền từ thích hợp vào ô trống sau:
 là thành phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
 là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 	Câu 4: Câu văn “Chắc hẳn là nó rất lo lắng khi nhận đợc tin này” có thành phần biệt lập nào?
	A, Cảm thán. 	B, Tình thái. 	C, Phụ chú. 	D, Gọi - đáp.
	Câu 5: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
	Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
	II – Phần tự luận: (6 điểm)
	Câu 1: Trong đoạn trích sau đây, những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có thêm hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong câu có chứa hàm ý?
	“Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
	Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. 
Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta – Người lái xe lại nói”.
	( Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa).
	Câu 2: Trong đoạn văn trên, người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
	Câu 3: Đặt hai câu có thành phần tình thái?
 ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_truong_thcs_le_dinh_chinh.doc