Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 1 đến 5

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 1 đến 5

 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I. MøC §é CÇN §¹T.

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng

 1. Kiến thức :

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kỹ năng :

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

III-CHUẨN BỊ :

 GV: Tư liệu : Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.

 HS: Soạn bài,chuẩn bị bài.

IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: Giới thiệu môn học, chương trình và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.

 Nếu chỉ hiểu HCM trên phương diện là 1 nhà yêu nước, 1 nhà cách mạng vĩ đại thì chưa đầy đủ, chưa thấy hết được những phẩm chất cao đẹp của Người. Nhắc đến HCM chúng ta còn phải nhắc đến 1 nhà văn hoá lớn của dân tộc, 1 danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét đẹp nổi bật trong phong cách HCM.

 

doc 57 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 12 / 8 /2011
Tiết 1 Dạy: ......../ 8 /2011
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 (Lê Anh Trà)
I. MøC §é CÇN §¹T.
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kỹ năng : 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. 
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
III-CHUẨN BỊ : 
 GV: Tư liệu : Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.
 HS: Soạn bài,chuẩn bị bài.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Giới thiệu môn học, chương trình và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
 Nếu chỉ hiểu HCM trên phương diện là 1 nhà yêu nước, 1 nhà cách mạng vĩ đại thì chưa đầy đủ, chưa thấy hết được những phẩm chất cao đẹp của Người. Nhắc đến HCM chúng ta còn phải nhắc đến 1 nhà văn hoá lớn của dân tộc, 1 danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét đẹp nổi bật trong phong cách HCM.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
¶ HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
-	GV gọi HS đọc chú thích và hỏi: Em hiểu gì về tác giả?
	Giới thiệu qua về tác giả.
-	GV hỏi xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý ? 
	Hỏi: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác? 
	GV : hướng dẫn đọc, hiểu chú thích và tìm bố cục.
-	GV nêu cách đọc (giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh).
	GV đọc mẫu 1 lượt.
Chú thích :
-	GV : yêu cầu HS đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm : truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết.
- Nêu chủ đề của văn bản?
Bố cục văn bản :
-	GV : Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? thuộc loại văn bản nào ? vấn đề đặt ra ?
-	GV : Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
¶ HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản
* Bước 1 : Tìm hiểu phần 1 
-	GV gọi HS đọc lại phần 1 và nêu câu hỏi :
-	Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
	Hỏi : Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ?
	Hỏi : Chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì ?
	Kể một số chuyện mà em biết ?
	(GV dựa vào cuốn những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).
Hỏi : Để khám phá kho tri thức ấy có phải chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn? 
+	Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý các em đã trình bày.
Hỏi: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ?
	(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác ® hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc ...)
Hỏi : Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? và theo hướng nào ?
Hỏi : Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó ? Vai trò của câu này trong toàn văn bản ?
Bước 2 : Phân tích phần 2
-	GV : Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ?
 -	GV : Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ? (đọc và cho biết điều đó ?).
-	GV : Khi trình bày những nét đẹp tổng quát lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào ?
-	GV : Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ? Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà Bác ở không ?
	(Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu).
Hỏi : Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào ? Biểu hiện cụ thể.
Hỏi : Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhân của em về bữa ăn với những món đó ?
.Hỏi : Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không ?
Hỏi: Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
Hỏi : Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng).
-	HS : Đọc lại "và người sống ở đó ® hết".
Hỏi : Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc thế kỷ 15. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào ?
Hỏi : Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh ...
¶ HOẠT ĐỘNG 3 : Ứng dụng liên hệ bài học và tổng kết
-	GV : Giảng và nêu câu hỏi :
	Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ?
Hỏi : Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó ?
GV : Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa ?
GV : Chốt lại :- Vấn đề ăn mặc
	 - Cơ sở vật chất 
	 - Cách nói năng, ứng xử.
	Vấn đề vừa có ý nghĩa hiện tại, vừa có ý nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở :
-	Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có con người mới XHCN. Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (di chúc).
	Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
GV cho HS đọc và ghi nhớ trong sgk và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
¶ HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn luyện tập toàn bài.
-	HS kể, GV bổ sung.
-	Gọi HS đọc.
-	GV hát minh họa.
(HS dựa vào phần cuối văn bản phát biểu).
(HS nêu các cuốn sách đã đọc)
- HS đọc theo chỉ định của GV - theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
- HS : Đọc thầm chú thích và trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS suy nghĩ, trả lời.
-	HS : làm việc độc lập phát hiện phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.
- HS : suy nghĩ dựa vào phần chuẩn bị bài.
(HS : suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản)
HS : Thảo luận nhóm.
HS kể một câu chuyện mà mình biết.
HS : Dựa vào văn bản tìm dẫn chứng .
HS : Thảo luận.
+ Rộng : Từ văn hóa phương Đông đến phương Tây.
+ Sâu : Uyên thâm.
	Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
	Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
(Bác hoạt động ở nước ngoài).
-	HS : Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước .
-HS:Chỉ ra được 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn uống.
- HS : Quan sát văn bản phát biểu.
-HS : Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản của tác giả.
-HS : Thảo luận nhóm
-HS : Thảo luận.
TL:Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
-	HS : Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
+	Giống : Giản dị thanh cao
+	Khác : Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
HS : Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
HS : Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến 
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : Lê Anh Trà.
2.Tác phẩm :Trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị", nhân dịp 100 năm ngày sinh của Bác Hồ
3. Đọc, tìm hiểu chú thích :
4. Chủ đề:
	Văn bản đề cập đến vấn đề : sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
5. Thể loại: Văn bản nhật dụng.
6. Bố cục : 2 phần :
-	Phần 1 : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
-	Phần 2 : những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
II/Đọc, tìm hiểu văn bản :
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
-	Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm ra đường cứu nước năm1911.
+ Qua nhiều cảng trên thế giới
+	Thăm và ở nhiều nước.
-	Cách tiếp thu : nắm vững phương tiện giao tiếp và ngôn ngữ.
-	Qua công việc lao động và học hỏi.
-	Động lực : Ham hiểu biết, học hỏi, tìm hiểu :
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề.
+ Đến đâu cũng học hỏi.
Þ Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
-	Hồ Chí Minh có vốn kiến thức:
 + sâu rộng và uyên thâm.
	+ Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
	+ Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
- Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
=> Hình thành 1 nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
=> Vừa hội nhập được với thế giới, lại vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc.
2.Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
 - Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có lối sống vô cùng giản dị:
 + Nơi ở và làm việc : nhỏ bé , đơn sơ, mộc mạc : Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị.
 + Trang phục giản dị : Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
 + Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
-> Bác đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
 - Cách sống giản dị, đạm bạc của Người lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
 - Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
=> Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
3. Ý nghĩa của văn bản.
	Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .
II. TỔNG KẾT: 
Ghi chớ (SGK/8)
Nghệ thuật: 
-Kết hợp kể và bình luận.
-Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
-So sánh có ấn tượng.
-Lập luận thuyết phục.
Nội dung
Vẽ đẹp Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa:
-Truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
-Thanh cao và giản dị.
IV. LUYỆN TẬP
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Đọc thêm : Hồ Chí Minh ...
3. Hát minh họa "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người".
3/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- 	Yêu cầu HS thuộc ghi nhớ trong SGK.
-	Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
-	Soạn bài : Các phương châm hội thoại.
*******************************************
Tiết 3 Soạn: 14 / 8 /2011
 Dạy: ......../ 8 /2011
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MøC §é CÇN §¹T.
 -	Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
 -	Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
II. Träng t©m kiªn thøc ... Thói ăn chơi của Chúa trịnh và sách nhiễu dân của bọn quan lại;
a) Chúa Trịnh :
+ Xây nhiều cung điện đền đài (tốn tiền của)
+ Những cuộc dạo chơi giải trí lố lăng tốn kém.
+Cuớp đoạt những của qúy trong thiên hạ
b) Bọn quan lại
Ỷ thế nhà chúa mà hoành hành, nhũng nhiễu , dùng thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng lại được tiếng là mẫn cán.
- Dẫn chứng cụ thể, khách quan, không lời bình của tác giả...
=>Là 1 lũ người ăn chơi xa xỉ đến mức bệnh hoạn. Là 1 lũ sâu mọt, bán nước hại dân.
2. Thái độ của tác giả
-	Qua miêu tả tỉ mỉ sự việc trong phủ Chúa, thái độ của tác giả là tố cáo, khi bỉ bọn quan lại trong phủ và chúa Trịnh (phê phán kín đáo).
- Ông xem đó là triệu bất tường (điều không lành).
III - TỔNG KẾT:
1-Nghệ thuật: 
 - Ghi chép tùy hứng các sự việc một cách cụ thể, sinh dộng, chân thực.
 - Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
 - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người.
 - Miêu tả sinh động, sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực
2- Ý nghĩa văn bản: 
 Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội.
IV. LUYỆN TẬP :
4.Củng cố:(3’)Bài tập trắc nghiệm:
	1.Thể loại của văn bản là:
	A.Tiểu thuyết chương hồi	C.Truyền kì
	B.Tuỳ bút	D.Truyện ngắn
	2.ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?
	A.Chúa cho xây dựng nhiều cung điện , đình đài
	B.Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ
	C.Chúa sai nhiều người thu mua và cướp đoạt những vật quí trong thiên hạ
	D.Cả A, B, Cđèu đúng
5.Dặn dò: (2’)
	-Học và nắm chắc nọi dung bài học
	-Soạn bài Hoàng Lê Nhất thống chí 
	-Viết đoạn văn Trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong vb
***********************************
 Soạn: 13 / 9 /2011
 Dạy:........../ 9 /2011
Tiết 23+24 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 
 (Ngô Gia Văn Phái) 
Hồi thứ 14
Đánh ngọc Hồi quân Thanh thua trận.
Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài.
I. MøC §é CÇN §¹T.
 - Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 - Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
 2. Kỹ năng : 
 - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
 - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
 - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
III-CHUẨN BỊ : 
 - GV: Tiết 1 :Đọc, tóm tắt đoạn trích. Giới thiệu các đoạn đầu. Sơ đồ trận đánh đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi. Tiết 2 :Phân tích, tổng kết
 - HS: Đọc trước tác phẩm, soạn và chuẩn bị bài chu đáo.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 a-Thói ăn chơi của chúa Trịnh và thủ đoạn của bọn quan lại ?=> Ý 1, mục III, tiết 22
 b-Nhận xét về nghệ thuật và nội dung của Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ?=> Mục IV, tiết 22
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài : Nguyễn Huệ là một vị anh hùng nổi tiếng đã làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Bài học hôn nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tài năng tuyệt vời ấy. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung - Ghi bảng
HĐ 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-	Em hiểu gì về tác giả ?
-	GV mở rộng 2 tác phẩm và quá trình sáng tác tác phẩm.
Hỏi : Hiểu gì về thể chí ?
Hỏi : Đặc điểm của "Hoàng Lê nhất thốngchí"?
	(Nội dung có gì nổi bật ?)
HĐ 2: Hướng dẫn đọc , hiểu
	GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục hồi 14.
-	GV tóm tắt hồi 12 - 13 như SGV (trang 72).
-	Gọi HS đọc và tóm tắt ý chính từng đoạn.
-	Quá trình đọc GV kiểm tra một số chú thích (4, 8, 13, 20, 27...)
- Nêu bố cục văn bản?
H : Nêu đại ý của đoạn trích ?
¶ HĐ 3 : Hướng dẫn phân tích hình ảnh Nguyễn Huệ.
-HS đọc đọan 1
Hỏi : Cảm nhận của em về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ sau khi đọc đoạn trích ?
	(GV cho HS phát hiểu tự do 2 - 3 em về hiện tượng người anh hùng Nguyễn Huệ)
Hỏi : Em thấy tính cách anh hùng thể hiện ở hoạt động của nhân vật như thế nào ?
	Chỉ ra những việc lớn mà ông làm trong vòng 1 tháng (24/11 - 30 tháng chạp) ?
	Qua những hoạt động làm việc của nhân vật em thấy được điều gì ở người anh hùng ?
HĐ 4:Tiếp tục tìm hiểu nhân vật Nguyễn Huệ.
Hỏi : Ngoài biểu hiện con người hành động nhanh gọn, Quang Trung còn thể hiện trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. Hãy chứng minh ?
-	HS phát hiện những chi tiết thể hiện trí tuệ của Quang Trung.
Hỏi : Phân tích lời phủ dụ trước khi lên đường ? (HS đọc lại lời phủ dụ, nêu ý nghĩa trong đoạn văn).
GV bình giảng => Lời phủ dụ ngắn gọn, ý tứ phong phú sâu xa, kích thích lòng yêu nước, ý chí đánh giặc
Hỏi: Theo em chi tiết nào trong tác phẩm giúp ta đánh giá được tầm nhìn xa của Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Hỏi : Việc Quang Trung tuyển quân nhanh gấp và tiến quân thần tốc (trong 4 ngày đi mấy trăm km - tuyển quân đông) gợi suy nghĩ gì trong em về hình ảnh người anh hùng ?
Hỏi : Hình ảnh Quang Trung trong trận đánh tả đột hữu xông được miêu tả cụ thể ờ những chi tiết nào ?
-Tại sao các tác giả Ngô gia vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ ? 
HĐ 5 : Tìm hiểu sự thất bại của kẻ thù.
* Gọi HS đọc đoạn cuối.
Hỏi : Em hiểu gì về nhân vật Tôn Sĩ Nghị ? Số phận của bọn xâm lược được miêu tả như thế nào khi quân Tây Sơn đánh đến nơi?
Hỏi: Giọng văn có gì khác đoạn trước ?
Hỏi: Tình cảnh của bọn vua tôi nhà Lê như thế nào ?
H:Thái độ của tác giả được thể hiện trong giọng điệu và cảm xúc ?
HĐ 6 : Hướng dẫn tổng kết.
Hỏi:Cảm hứng thể hiện trong đoạn trích là cảm hứng như thế nào ?
Hỏi:Cảm nhận về nội dung đoạn trích ?
Hỏi: Tại sao các tác giả có thể viết thực và hay về người anh hùng Nguyễn Huệ ?
-Vì họ được sống giữa những biến động của thời đại.
-Vì Nguyễn Huệ đủ phẩm chất và công lao của người anh hùng.
-Vì họ là những nhà sử học
*HS thảo luận, GV khái quát rút ra ghi nhớ SGK.
¶ HĐ 7: Luyện tập 
	Theo em yếu tố miêu tả góp phần thể hiện sự việc như thế nào ?
 GV hướng dẫn HS làm bài tập.
-HS đọc chú thích *
- (HS dựa vào chú thích 1 phát biểu)
HS đọc văn bản.
HS tóm tắt văn bản.
* Đoạn 1: ( Từ đầu.năm mậu thân 1788)
* Đoạn 2: ( Vua Quang trungrồi kéo vào thành)
* Đoạn 3: Lại nói Tôn Sĩ Nghị.lấy làm xấu hổ)
- HS trả lời.
HS đọc.
- HS thảo luận, trả lời.
HS dựa vào bố cục khái quát nội dung.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
=> khốn cùng
=> thương cảm ngậm ngùi qua giọng điệu kể và tả.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - tác phẩm .
- Nữa cuối thế kỉ XVIII, nữa đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lịch sử: sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưa đồ của kẻ thù xâm lược.
-	Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì - dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội).
-	Hai tác giả chính : Ngô Thì Chí - Ngô Thì Du.
- Thể loại: tiểu thuyết chương hồi: 17 hồi.
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.
2. Đọc, chú thích. 
3. Bố cục :
*	Đoạn 1 : Nguyễn Huệ lê ngôi Hoàng đề, cầm quân dẹp giặc.
*	Đoạn 2 : Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung .
*	Đoạn 3 : Sự đại bại của quân tướng Thanh, sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
4. Đại ý : Đoạn trích mịêu tả chiến thắng lẫy lừng của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại tất yếu của bọn xâm lược, số phận của vua quan bán nước.
II. PHÂN TÍCH :
1. Hình ảnh Nguyễn Huệ - Quang Trung.
a-	Những việc làm trong 1 tháng :
+ Tế cáo lên ngôi Hoàng đế.
+ Xuất binh ra Bắc.
+ Tuyển mộ quân lính.
+ Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
+ Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
Þ Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn, có chủ đích, lo xa .
b - Tính cách anh hùng của nhân vật.
- Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén.
+	Trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan lực lượng giữa ta và địch.
+ Phủ dụ quân lính (khẳng định chủ quyền, lợi thế trung quân, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường dân tộc).
+ Sáng suốt trong việc xét đóan và dùng người (Sở - Lân).
-Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
+ Mới khởi binh đã khẳng định sẽ chiến thắng.
+	Tính kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước lớn gấp 10 lần nước mình.
- Tài dụng binh như thần : 
 + 4 ngày vượt đèo núi đi 350km tới Nghệ An vừa tuyển quân, vừa duyệt binh tổ chức đội ngũ trong 1 ngày.
 + Tiến quân thần tốc hẹn 7/1 ăn tết ở Thăng Long, đi xa nhưng quân luôn chỉnh tề ® do tài cầm quân.
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
Þ Hình ảnh Quang Trung được hiện lên qua tả, kể, thuật ( Cưởi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế) Þ oai phong lẫm liệt người anh hùng mang tính sử thi.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê.
a) Bọn quân tướng nhà Thanh
- Tôn Sĩ Nghị : Kẻ tướng bất tài, kiêu căng tự mãn, chủ quan khinh địch, cho quân lính mặc sức ăn chơi.
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi ® sợ mất mật, xin ra hàng.
b) Bọn vua tôi phản nước hại dân: 
- Cỏng rắn cắn gà nhà mưu cầu lợi ích riêng.
-	Chịu nỗi sĩ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, mất tư cách quân vương.
Þ Tình cảnh khốn quẫn của vua Lê; lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả.
III. TỔNG KẾT(Ghi nhớ SGK/72)
1-Nghệ thuật: 
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của các tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
2- Ý nghĩa văn bản::
 Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).
IV. LUYỆN TẬP 
-Miêu tả chiến công thần tốc 
- Miêu tả từng trận Hạ Hồi, Ngọc Hồi.
-	Hình ảnh Quang Trung trong mỗi trận.
-	Trận vào Thăng Long.
4/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- 	HS nắm nội dung tác phẩm, đọc thêm phân tích được hình ảnh Quang Trung, Nguyễn Huệ.
- 	Hiểu khái quát ý nghĩa lịch sử, phương thức miêu tả có vai trò như thế nào trong kể ?
-	Chuẩn bị bài : Sự phát triển của từ vựng.
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tuan_1_den_5.doc