Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn - Tuần 16 - Tiết 75 đến 78

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn - Tuần 16 - Tiết 75 đến 78

Tuần: 16 Ngày soạn: ./ / .

Tiết: 75 Ngày dạy: ./ / .

KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

A. Mục tiêu cần đạt:

B. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Hướng dẫn ôn tập, ra đề, đáp án

 2. Hõ sinh: ôn tập

 C. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp:

 2. Bài cũ:

 3. Bài mới: phát đề (đã thống nhất)

4. Củng cố:

5. Dặn dò:

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn - Tuần 16 - Tiết 75 đến 78", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: ..//..
Tiết: 75 Ngày dạy: ..//..
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. Mục tiêu cần đạt:
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Hướng dẫn ôn tập, ra đề, đáp án
 2. Hõ sinh: ôn tập
 C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới: phát đề (đã thống nhất)
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
 œ›šœ›šœ›š@'&'?œ›šœ›šœ›
Tuần: 16 Ngày soạn: ..//..
Tiết: 76,77,78 Ngày dạy: ..//..
CỐ HƯƠNG (Lỗ Tấn)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Những đóng góp của lỗ tấn vào nền văn học trung quốc và văn học nhân loại
 - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới
 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn lỗ tấn trong truyện
2. Kĩ năng :
 - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 - Kể và tóm tắt được truyện
B. Công việc chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Thiết kế bài giảng , hình ảnh minh họa.
 2. Học sinh:
 Đọc bài, dự kiến trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp (1p)
 2. Bài cũ: (5p)
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (2p): Giới thiệu bài
 Hôm nay chúng ta tìm hiểu một tác phẩm tieu biểu của văn học Trung Quốc. Một tác phẩm thể hiện sự phê phán xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện xã hội mới. Đó là tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn.
Hoạt động 2 (35p): Hướng dẫn đọc hiểu.
Học sinh đọc chú thích (*) 
? Qua phần chú thích vừa đọc, trình bày hiểu biết của em về tác giả?
Giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu về tác giả.
? Em hãy nêu xuất xứ của truyện ngắn Cố hương?
HD đọc: đọc với giọng trầm buồn, bùi ngùi khi nhân vật tôi biểu hiện tâm trạng
 Thay đổi ngữ điệu khi đọc lời thoại cảu các nhân vật
Đọc mẫu cho học sinh một đoạn
Học sinh đọc văn bản.
 Hãy xác định thể loại của truyện ngắn này?
 Các em hãy xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản
Truyện được kể theo ngôi kể nào? Hãy xác định.
? Truyện ngắn Cố hương có thẻ chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
- Hãy tóm tắt văn bản khỏng 8 đến 10 dòng
 Học sinh đọc chú thích (1), giáo viên giảng về tác giả, về nhân vật Tôi và thể loại của tác phẩm.
Chuyển tiết 77
 Hoạt động 1 (20p): HD tìm hiểu quá trình trên đường về quê
Giáo viên tóm tắt diễn biến tâm trạng nhân vật Tôi.
? Trên đường về quê nhân vật Tôi có tâm trạng như thê nào?
? Vì sao nhân vật Tôi có tâm trạng đó?
? Hình ảnh nào gợi lên nỗi buồn trong lòng nhân vật Tôi?
 Giáo viên bình giảng so sánh hình ảnh thực tế và hình ảnh trong tưởng tượng của nhân vật Tôi.
Hoạt động 2 (22p): HD tìm hiểu những ngày nhân vật tôi ở quê
? Em hãy nêu vắn tắt các chi tiết về cảnh, việc và người ở hiện tại khi nhân vật Tôi ở quê?
? Qua những cảng ấy thái độ và tình cảm nhân vật Tôi ra sao?
? Khi gặp lại người bạn cũ tâm trạng nhân vật Tôi như thế nào? 
 Giáo viên giảng về những thay đổi và tâm trạng nhân vật Tôi.
Chuyển tiết 78
Hoạt động 1 (10p): HD tìm hiểu quá trình trên đường rời quê
? Trên đường rời quê cũ tâm trạng nhân vật Tôi như thế nào? 
 Giáo viên bình giảng, lý giải tâm trạng đó.
? Em hiểu suy nghĩ của nhân vật Tôi qua hình ảnh con đường là gì?
? Diễn biến tâm trạng, tình cảm nhân vật Tôi biểu hiện cho điều gì?
 Giáo viên giảng về sự thống nhất trong tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Tôi.
Hoạt động 2 (10p): HD tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ
? Nhân vạt Nhuận Thổ qua nhìn nhận của nhân vật Tôi như thế nào? 
 Giáo viên phân tích những thay dổi và phẩm chất tốt đẹp của Nhuận Thổ.
? Nhân vật Nhuận Thổ và chị Hai Dương có vai trò gì trong tác phẩm?
? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ?
Hoạt động 3 (12p): HD tìm hiểu hình ảnh con đường và hình ảnh cố hương
? Trình bày ý nghĩa của hình ảnh con đường ở cuối tác phẩm?
 Giáo viên bình giảng về hình ảnh con đường và giá trị nghệ thuạt của nó.
? Hình ảnh cố hương của nhân vật Toi có ý nghĩa khái quát là gì?
? Truyện ngắn Cố hương đặt ra vấn đề xã hội bức thiết là gì?
Hoạt động 4 (8p): HD tổng kết và luyện tập
? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là gì?
 Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung: 
 1. Tác giả: Lỗ Tấn (1881 – 1936) quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang (T.Q). Lúc nhỏ ông có tên là Chu Chương Thọ sau đổi là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút. Lỗ Tấn quan niệm văn học là vũ khí có thể thay đổi xã hội.
 2. Tác phẩm:
 Truyện ngắn Cố hương rút từ tập Gào thét của Lỗ Tấn.
3. Đọc, giải nghĩa từ:
4. Thể loại: truyện ngắn hiện đại có yếu tố hồi kí
5. Phương thức biểu đạt:
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, xen với yếu tố nghị luận
 6. Ngôi kể:
Ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật “tôi”
7. Bố cục: Ba đoạn.
 ¯ Từ đầu à  sinh sống ðTình cảm và tâm trạng nhân vật Tôi trên đường về quê.
 ¯ Tiếp theo à  như quét ð Tình cảm và tâm trạng nhân vật Tôi trong những ngày ở quê.
 ¯ Còn lại ð Tâm trạng và ý nghĩ của nhân vật Tôi trên đường rời quê.
8. Tóm tắt:
 Nhân vật “tôi” trở về thăm quê cũ sau 20 năm xa quê. Ngậm ngúi, xót xa trước cảnh làng quê tiêu điều, hoang vắng, lại thêm sự chứng kiến của người dân quê, nhất là sự gặp lại người bạn cũa thuở nhỏ càng làm cho nhân vật “tôi” cảm thấy xót xa, day dứt. phải rời bỏ làng quê, đưa cả gia đình đi nơi khác sinh sống, “tôi” chỉ còn biết gửi gắm ước mơ, khát vọng vào thế hệ mai sau của làng: họ sẽ được sống trong một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngày dạy:
II. Phân tích: 
 1. Nhân vật Tôi (Tấn):
 a. Trên đường về quê:
 ngồi trên thuyền, nhìn làng quê sau 20 mươi năm xa cách lòng nhân vật Tôi phảng phất nỗi buồn se sắt. Về đến nhà nỗi buồn hiu quạnh như càng tăng lên nhiều hơn.
 Đó là vì giữa mong ước, hy vọng và tưởng tượng của nhân vật Tôi khác xa so với thực tế. Hình ảnh thôn xóm tiêu điều hoang vắng dưới vòm trời vàng úa, u ám giữa đông khiến cho tâm hồn người xa quê cảm thấy hụt hẫng, thương cảm và không nén được nỗi buồn.
 b. Tâm trạng của nhân vật Tôi trong những ngày ở quê:
 Những ngày ở quê nhân vật Tôi càng đau xót hơn, cô đơn hơn và buồn nhiều hơn vì cảnh vật, con người đổi thay. Lễ giáo phong kiến cổ hủ và cuộc sống nghèo đói làm cảnh và người sa sút, nhếch nhác. Nhân vật Tôi xót xa vì sự ngăn cách giữa mình với Nhuận Thổ. Không còn nữa bóng dáng của người bạn tươi tắn, đẹp đẽ năm nào. Thương cảm mà đàn chấp nhận bùi ngùi chia tay với quê, với cảnh, với người.
Ngày dạy:
 c. Tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Tôi trên đường rời quê:
 Nhân vật Tôi rời quê khong chút lưu luyến. Tin tưởng vào con đường mình đã chọn hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ sẽ tốt đẹp hơn.
 Suy nghĩ, triết lý về hình ảnh con đường là triết lý về niềm hy vọng trong cuộc sống con người. Con người nên và cần biết hy vọng, ước mơ.
 Diễn biến tâm trạng, tình cảm nhân vật Tôi là biểu hiện của tình yêu que hương, gia đình. Buồn đau vì vì làng quê sa sút, nghèo nàn nhưng vẫn ước mơ, hy vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ. Đó cũng là tư tưởng chủ đề và ý nghĩa sâu sắc của truyện ngắn này.
 2. Nhân vật Nhuận Thổ:
 Nhân vật Nhuận Thổ đã có sự thay đổi lớn lao và toàn diện từ hình dáng đến lời nói suy nghĩ. Tuy nhiên anh vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp.
 Hình ảnh Nhuận Thổ, chị Hai Dương là minh chứng cụ thể về sự sa sút, điêu tàn của cố hương vì nghèo đói, lạc hậu. Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Trung Quốc đầu thế kỷ XX.
 3. Hình ảnh con đường:
 Hình ảnh con đường ngoài nghĩa đen còn có ý nghĩa biểu trưng, khái quát triết lý về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai. Đó là đường đi đến tự do, hạnh phúc của con người. Con đường của sự tự thân vận động, dựng xây và hy vọng của con người.
 4. Hình ảnh cố hương:
 Hình ảnh cố hương là hình ảnh thu nhỏ của đất nước, xã hội Trung Quốc. Những thay đổi của cố hương phản ánh sự biến đổi của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XX.
 Vấn đề xã hội được đặt ra là: Phải xây dựng cuộc đời mới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.
III. Tổng kết: 
 a. Nghệ thuật:
 Truyện mang đậm chất hồi ký, trữ tình giọng văn buồn man mác. So sánh, đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ. Tác giả đã tạo ra nhiều hình ảnh biểu trưng, triết lý.
 b. Nội dung: (Ghi nhớ - SGK) 
Hoạt động 3: Luyện tập.
 Học sinh sinh làm bài 1 theo nhóm, trình bày kết quả. Giáo viên nhận xét.
 Bài 2 về nhà thực hiện.
IV. Luyện tập: 
 1. Điền từ thích hợp:
 2. Chọn học thuộc đoạn văn.
4. Củng cố: (3p)
 Giáo viên hệ thống nội dung bài giảng làm nổi bật nội dung, tu tưởng chủ đề tác phẩm.
5. Dặn dò: (2p)
 Đọc lại tác phẩm. học bài, soạn Những đứa trẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_tuan_16_tiet_75_den_78.doc