Giáo án Ngữ văn 9 - Cố hương (Lỗ Tấn)

Giáo án Ngữ văn 9 - Cố hương (Lỗ Tấn)

Tiết: 76 CỐ HƯƠNG

(Lỗ Tấn)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu rõ tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ức tuổi thơ.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt và phân tích tâm trạng nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ, ý thức, cách nhìn đúng đắn về hoàn cảnh xã hội; lòng yêu quê hương, đất nước.

B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáoviên: Soạn bài; tư liệu về tác giả Lỗ Tấn, tác phẩm “Cố hương”

2. Học sinh: Đọc kĩ phần chú thích, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đọc và tóm tắt tác phẩm; trả lời câu hỏi SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’)

Ở lớp 7, các em đã được học những bài thơ Đường có chủ đề Cố hương như Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư. Cùng chung một niềm đau đáu về Cố hương với nhà thơ Lí Bạch, Hạ Tri Chương, nhà văn Lỗ Tấn cũng muốn gửi gắm tâm sự của mình về quê hương qua truyện ngắn “Cố hương”.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Cố hương (Lỗ Tấn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 76 CỐ HƯƠNG
(Lỗ Tấn)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu rõ tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ức tuổi thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt và phân tích tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ, ý thức, cách nhìn đúng đắn về hoàn cảnh xã hội; lòng yêu quê hương, đất nước.
B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên: Soạn bài; tư liệu về tác giả Lỗ Tấn, tác phẩm “Cố hương”
2. Học sinh: Đọc kĩ phần chú thích, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đọc và tóm tắt tác phẩm; trả lời câu hỏi SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’)
Ở lớp 7, các em đã được học những bài thơ Đường có chủ đề Cố hương như Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư. Cùng chung một niềm đau đáu về Cố hương với nhà thơ Lí Bạch, Hạ Tri Chương, nhà văn Lỗ Tấn cũng muốn gửi gắm tâm sự của mình về quê hương qua truyện ngắn “Cố hương”.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
* Cho HS đọc chú thích SGK.
? Nêu vài nét sơ lược về tác giả Lỗ Tấn ?
? Xuất xứ của truyện ngắn “Cố hương”?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, bổ sung:
- Ông là người sớm nhận rõ sự trì trệ, hủ bại, u mê của nhân dân Trung Quốc trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại.
- Ông dùng ngòi bút làm phương thuốc chữa “căn bệnh tinh thần” cho nhân dân Trung Quốc trước thực tế XHTQ “Người TQ đang ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sát, không có cửa sổ” (như LT nói)- đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng đến con đường giải phóng dân tộc.
- Người Việt Nam đầu tiên đọc và hâm mộ Lỗ Tấn chính là Bác Hồ. Giáo sư Đặng Thai Mai là người dịch và nghiên cứu Lỗ Tấn đầu tiên ở Việt Nam.
* “Ngòi bút Lỗ Tấn rất lạnh lùng và tỉnh táo như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật, ông nén lòng trước con bệnh, điềm tĩnh phanh phui các loại ung nhọt, với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe và sự cường tráng cho họ”- Đó là mục đích chiến đấu của ông –Từ nhỏ đã nuôi chí lớn mong cứu dân ,cứu nước
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: SGK
1. Tác giả:
Là một nhà văn, nhà văn hoá lớn của Trung Quốc và của nhân loại tiến bộ đầu thế kỉ XX.
2. Tác phẩm:
- Trích “Gào thét”, viết năm 1921.
- Thể loại: Truyện ngắn có yếu tố hồi kí.
Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn HS đọc, kể tóm tắt và tìm hiểu chú thích.
* GV nêu cách đọc: giọng chậm, buồn, hơi bùi ngùi khi thể hiện tâm sự của của nhân vật tôi và thay đổi ngữ điệu ở các lời thoại của các nhân vật.
* GV đọc 1 đoạn, gọi 3-4 HS đọc đến hết.
* Nhận xét cách đọc.
? Hãy tóm tắt câu chuyện trong khoảng 10 dòng?
 -HS tóm tắt, gọi em khác nhận xét 
 -GV hướng dẫn tóm tắt 
* GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS.
II. Đọc, kể tóm tắt và tìm hiểu chú thích:
- Nhân vật “tôi” trở về thăm quê cũ sau hơn hai mươi năm xa quê. Ngậm ngùi, xót xa trước cảnh làng quê tiêu điều hoang vắng, lại thêm sự chứng kiến của người dân quê, nhất là sự gặp lại người bạn cũ thuở nhỏ càng làm cho nhân vật “tôi” cảm thấy xót xa, day dứt. Phải rời bỏ làng quê, đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác, “tôi” chỉ còn biết gửi gắm ước mơ, khát vọng vào thế hệ mai sau của làng: họ sẽ được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
? Câu chuyện được kể bằng lời của ai? Ngôi kể nào?
* GV mở rộng: Trong truyện, cuộc đời của nhân vật “tôi” có nhiều điểm giống Lỗ Tấn nhưng không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với Lỗ Tấn bởi trong tác phẩm bộc lộ nhiều yếu tố hư cấu (“tôi” trong tác phẩm đã hơn hai mươi năm không về thăm quê nhưng. Lỗ Tấn trong thời kì đó đã nhiều lần về quê, đặc biệt ông còn có một thời gian dạy học ở quê nhà).
? Trong truyện ai là nhân vật chính, ai là nhân vật trung tâm? Vì sao?
- Nhân vật chính: Nhuận Thổ.
- Nhân vật trung tâm: “tôi” vì mọi sự việc đều được tái hiện theo cách nhìn và cảm nhận của nhân vật “tôi”.
? Truyện được kể treo trình tự nào? 
? Căn cứ vào trình tự đó, hãy nêu bố cục của truyện? (3 phần)
? Nhận xét gì về bố cục của truyện?
? Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm?
* GV mở rộng: Thậm chí còn có cả nghị luận, triết lí: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục, ngôi kể:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật “tôi”
- Trình bày sự việc theo trình tự thời gian: về quê - ở quê – ra đi.
- Bố cục: 3 phần -> đầu cuối tương ứng
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
IV. Củngcố: (3’)
? Hãy kể tóm tắt tác phẩm?
V. Dặn dò: (2’)
- Về nhà kể tóm tắt tác phẩm khoảng 10 dòng vào vở.
- Đọc lại truyện và tìm hiểu tình cảm và tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường về quê và những ngày ở lại quê. 
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCo huongtiet 76.doc