Giáo án Ngữ văn 9 - Cố hương (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 9 - Cố hương (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 76)

-Giúp hs tìm hiểu kĩ về nhân vật Tấn

-Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật

-Giáo dục hs tình yêu quê hương ,đất nước

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng, thảo luận.

C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 76)

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Tóm tắt truyện “Cố hương”?

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết học.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Cố hương (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 77 CỐ HƯƠNG
(tiếp theo)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 76)
-Giúp hs tìm hiểu kĩ về nhân vật Tấn 
-Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật
-Giáo dục hs tình yêu quê hương ,đất nước
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng, thảo luận.
C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 76)
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’) 
? Tóm tắt truyện “Cố hương”?
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết học. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (35’) Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản (tiếp theo).
* GV cho HS đọc lại từđầuđến“làm ăn, sinh sống”.
? Hình ảnh làng quê trong con mắt “tôi” khi trở về làng được miêu tả như thế nào?
? Không gian, đất trời trong buổi về quê của “tôi” như thế nào?
? Trước khung cảng ấy, tâm trạng “tôi” ra sao?
? Theo em, những phương thức biểu đạy nào được sử dụng ở đoạn này?
- Tự sự + miêu tả + biểu cảm trực tiếp.
* Cho HS đọc đoạn 2: “Tinh mơ sáng hôm sau... sạch trơn như quét”.
* Trong đoạn này, nhân vật “tôi” gặp lại hai người quen cũ. Đó là anh Nhuận Thổ và thím Hai Dương.
? Những chi tiết hình ảnh nào thể hiện sự thay đổi của hai con người đó trong mắt của “tôi”?
* HS thảo luận, trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung trên bảng phụ.
* Anh Nhuận Thổ:
Trước kia
Bây giờ
- Đẹp trai: mắt tròn tĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên.
- Được cưng chiều: cổ đeo vòng bạc.
- Thông minh, nhiều tài lẻ: bẫy chim, bắt cá, canh dưa, biết nhiều điều mới lạ...
-> Nhuận Thổ là một tiểu anh hùng.
- Ngoại hình: da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, quần áo mỏng manh, người co rúm, bàn tay nứt nẻ, thô kệch.
- Trông thấy bạn cũ khúm núm, xưng hô phân biệt rõ giai cấp.
- Khổ vì đông con, sưu thuế cao, mất mùa....
-> đần độn, mụ mẫm.
* Thím hai Dương:
Trước kia
Bây giờ
- Được gọi là nàng Tây Thi đậu phụ: xoa phấn, lưỡng quyền không cao, môi không mỏng, khiến nhiều người đắm đuối.
- Lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính già nua, xấu xí.
- Hành động: Lời nói mỉa mai châm chọc cốt để lấy được đồ, khuân cả đồ đạc trong nhà “tôi”, giật luôn cả đôi tất tay của mẹ “tôi”, cút thẳng.
? Sự thay đổi của những con người ở làng quê khiến “tôi” có cảm nhận như thế nào?
? Trong cảm nhận của “tôi” làng quê trong kí ức và làng quê trong hiện tại khác nhau như thế nào?
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được dùng ở đây?
- Tâm trạng được thể hiện trong dòng kể chuyện, miêu tả cảnh vật và con người, sự việc; so sánh, đối chiếu quá khứ và hiện tại.
* GV bình: Qua việc miêu tả những đổi thay của làng quê, của những người nông dân, Lỗ Tấn muốn đề cập đến những đổi thay mang tính điển hình của xã hội phong kiến Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX sa sút về mọi mặt. Ông cũng phân tích nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng sa sút ấy và lên án những thế lực đã đẩy người nông dân vào cảnh khốn khó. Đồng thời như Lỗ Tấn nói – Ông muốn “lôi hết bệnh tật” của chính những người lao động ra làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa.
III.Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục, ngôi kể:
2. Phân tích:
a) Cảnh làng quê khi “tôi” trở về: 
- Thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng.
- Trời u ám, gió lạnh vi vu.
-Không nén được, lòng se lại -> Cảm thấy sự thê lương trong cảnh vật, thất vọng vì sự tiêu điều, xơ xác và hiu quạnh của làng quê.
*Nỗi lòng buồn nặng trĩu, sâu lắng của nhân vật “tôi”
b) Những ngày “tôi” ở quê:
-> Cảm thấy buồn, thấy xót xa vì sự sa sút của quê hương, khốn khổ cho những con người mà sự nghèo túng biến họ thành những kẻ đần độn, mụ mẫm như Nhuận Thổ hoặc nhỏ nhặt, tham lam vặt vãnh như thím Hai Dương.
- Trước kia là một làng quê đẹp, nay chỉ còn khung cảnh tiêu điều, xơ xác và hiu quạnh.
IV. Củngcố: (3’)
? Thái độ và tình cảm của “tôi” diễn biến khi trên đường về quê và những ngày ở nhà như thế nào?
V. Dặn dò: (2’)
- Nắm vững diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” khi trên đường về quê và trong những ngày ở nhà.
- Tiếp tục tìm hiểu: Tâm trạng của “tôi” trên đường rời quê và tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện.
+ Hình ảnh cố hương, con đường có ý nghĩa khái quát như thế nào?
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docco huongtiet 77.doc