Giáo án Ngữ văn 9 - Giáo viên: Nguyễn Văn Ba - Trường THCS Giao Lạc

Giáo án Ngữ văn 9 - Giáo viên: Nguyễn Văn Ba - Trường THCS Giao Lạc

BÀI 1

Tiết 1-2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A - Mục tiêu cần đat:

 Giúp học sinh:

Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

Từ lòng kính yêu- tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng

B - Chuẩn bị:

 Thầy: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

 Trò: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.

C -Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh

 

doc 151 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Giáo viên: Nguyễn Văn Ba - Trường THCS Giao Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 9
Tuần 1
Ngày soạn: 28/8/2007
Ngày dạy : 3/9/2007
Bài 1
Tiết 1-2 : phong cách hồ chí minh
	 Lê Anh Trà
A - Mục tiêu cần đat:
 Giúp học sinh:
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Từ lòng kính yêu- tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
B - Chuẩn bị:
 Thầy: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
 Trò: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.
C -Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 ổn định tổ chức
 Kiểm tra: Sách vở của học sinh
 Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò	 Nội dung cần đạt
 Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà 
yêu nước nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân
văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật 
trong phong cách Hồ Chí Minh.
Bằng sự tìm hiểu ở nhà em hãy nêu xuất xứ của văn
 bản? I -Giới thiệu tácgiả- tác phẩm
H/s:Văn bản trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, 1- Tác giả:
 cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và
 văn hoá Việt Nam của Lê Anh Trà do Viện Văn hoá
 xuất bản tại Hà Nội-1990.
Gv giới thiệu thêm:Lê Anh Trà vừa là nhà giáo đồng 2- Tác phẩm:
thời cũng là nhà lí luận phê bình văn học. Bằng quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu của mình ông có nhiều 
tác phẩm rất đặc sắc.
G/v yêu cầu đọc: To ,rõ ràng, thể hiện sự trang trọng II- Đọc- tìm hiểu văn bản.
Lòng kính yêu đối với Bác. 	 
Giáo viên đọc từ đầu đến “rất hiện đại.”
Gọi học sinh đọc phần còn lại.
G/v:? Căn cứ chú thích từ khó SGK em hãy giải
 thích? Văn bản này có thể chia làm mấy phần, em 
hãy chỉ rõ?
- H/s: Văn bản có thể chia thành 2 phần:
 + Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
 + Phần 2: Còn lại
G/v ? Em hãy nêu nội dung từng phần? 
H/s: Phần 1: Nói về quá trình tiếp thu văn hoá
 nhân loại của Hồ Chí Minh 
 Phần 2: Nói về lối sống giản dị mà thanh cao
 của Hồ Chí Minh *.Bố cục:
 - Phần 1: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá 
 Nhân loại của Hồ Chí Minh 
 - Phần 2: Lối sống giản dị mà thanh cao
 Của Hồ Chí Minh
Gọi học sinh đọc phần 1 xác định lại nội dung. 
G/v:? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động 1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại 
tìm đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài của Hồ Chí Minh.
H/s: Bác xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác 
trở về nước .
G/v:? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng 
thời gian đó?
H/s: Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác 
phải làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động
GV: Giảng thêm: Chính quãng thời gian gian khổ ấy 
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Bác. Theo em
 đó là những điều kiện thuận lợi gì?
- H/s:Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng - /Bác có vốn tri thức văn hoá nhân 
 trên thế giới cả ở Phương Đông và Phương Tây. loại sâu rộng . 
G/v:? Chính vì được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá
 và làm nhiều nghề đã tạo điều kiện gì cho Bác?
H/s: Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.	 - /Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng : 
GV: Để giúp tìm và làm việc tốt hơn và chính qua Pháp- Anh - Hoa – Nga . . .
Công việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà
 học hỏi, tìm hiểu.
G/v:? Sự đi nhiều, biết nhiều của người được tác giả - /Đi nhiều nơi ,tiếp xúc với nhiều 
khẳng định qua lời bình nào? nền văn hoá từ Phương Đông đến 
 - H/s: “Có thể nói Hồ Chí Minh.” Phương Tây 
G/v:? Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu
 về Bác như thế nào? 
GV: Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả
 Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều - /Học hỏi qua công việc, qua lao 
nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am động .
hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy
G/v :? Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng
 như vậy?
H/s: Vì “Đi đến đâu uyên thâm.” - / Có ý thức học hỏi , tìm hiểu đến 
 G/v: ? Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào? mức khá uyên thâm.
H/s: Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý
G/v: ?Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế - /Người tiếp thu một cách có chọn 
giới của Bác? lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
 - H/s: Người tiếp thu một cách có chọn lọc.. 
GV:Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thếgiới 
nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc 
không gì lay chuyển nổi. Người tiếp thu mọi cái hay
cái đẹp nhưng đồng thời lại phê phán những hạn chế
tiêu cực. Người không chịu ảnh hưởng một cách thụ
động.
G/v:? ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được -/ Tạo nên một nhân cách rất Việt 
 cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? Nam rất Phương Đông, nhưng cũng rất 
- H/s: Tạo nên một nhân các rất Việt Nam. mới và rất hiện đại
GV:Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc mà vẫn
 tiếp thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội
 nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. 
 Nói cách khác chỗ độc đáo kì lạ nhất trong phong
 cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà 
những phẩm chất rất khác nhau thống nhất trong
 một con người Hồ Chí Minh. Đó là con người 
truỳên thống và hiện đại, phương Đông và phương
Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình
dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất 
trong lịch sử dân tộc Việt nam từ xưa đến nay. Một 
mặt tinh hoa Hồng Lạc đúc nên người, nhưng mặt 
khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm lên 
phong cách Hồ Chí Minh.
 ( Hết tiết 1 )
 4- Củng cố, dặn dò: 
 Về nhà học bài cũ – chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
 Tiết 2 : Phong Cách Hồ Chí Minh (Tiếp).
Mục tiêu cần đạt ( Như tiết 1)
 Chuẩn bị: (nt)
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1/ ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài cũ.
? Nêu những con đường hình thành nên phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò	 Nội dung cần đạt
G/ v : Trong tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu 
Những con đường tạo nên phong cách Hồ Chí Minh
Vậy những điểm đặc biệt tạo nên phong cách Hồ
Chí Minh là gì? Những phong cách đó mang ý nghĩa
gì Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi vào phần 2
- H/s: Theo dõi SGK. 
 G/v: ? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt 
của Bác trên những khía cạnh nào? 
 2. Lối sống giản dị mà thanh cao của 
 Hồ Chí Minh.
 - H/s : Trên nhiều khía cạnh:
 -/ Nơi ở, nơi làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ - /Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ
bên cạnh chiếc ao : Vẻn vẹn chỉ có vài phòng tiếp 
khách họp Bộ chính trị , làm việc và ngủ
 -/ Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc - /Trang phục giản dị
áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ
 -/ Tư trang ít ỏi: Chiếc va li con với vài bộ quần áo , - /Tư trang ít ỏi
Vài vật kỉ niệm
 -/ Ăn uống : Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, - /Ăn uống đạm bạc
cháo hoa
 G/v: ? Em có nhận xét gì về những từ ngữ được tác
giả sử dụng ? Về phương pháp thuyết minh?
H/s :Ngôn ngữ tác giả sử dụng giản dị với những
 Từ chỉ số lượng ít ỏi,cách nói dân dã( chiếc, vài ...)
 Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ 
thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
 G/v :? Qua đó ta thấy vẻ đẹp nào trong cách sống
 củaBác được làm sáng tỏ?
H/s: Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh
làng quê.
G/v: ? Tác giả kể ra hàng loạt dẫn chứng về lối sống
 của HCM, tác giả còn có những lời bình gì?
H/s: Qủa như một câu chuyệntiết chế như vậy.
G/v:?Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống
của những vị hiền triết nào trong lịch sử?
H/s: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở
quê với những thú quê thuần đức:Thu ăn măng trúc...
GV bình : Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn 
với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
G/v:? Qua đây giúp em cảm nhận được gì về lối */ Bác có lối sống giản dị mà lại vô cùng 
sống của Bác? thanh cao và sang trọng.
 - H/s: .. 
GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần
 gũi tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác
 mà các nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, 
 Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc
 mà làm cho người đời sau phải nể phục.
 G/v :? Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần 
thánh hoá, khác đời hơn đời?
H/s: Không xem mình nằm ngoài nhân loại như 
cácThánh nhân siêu phàm
 Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người
 Không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời
 G/v :? Theo tác giả, cách sống bình dị của Bác là 
Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu thế
nào về nhận xét này?
 - H/s:Quan niệm thẩm mĩ là quan niệm về cái đẹp
Với Bác cái đẹp là sự giản dị, tự nhiênsống như 
thế là sống đẹp .
 G/v : ? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối
sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh
cao cho tâm hồn và thể xác?
 - H/s: Thảo luận theo bàn( trong 3 phút)
Định hướng:
+/ Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch tâm hồn 
không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi vì vậy 
tâm hồn được thanh cao hạnh phúc
+/ Sống thanh bạch giản dị, thể xác không phải gánh 
chịu ham muốn bệnh tật Thể xác được thanh cao
hạnh phúc.
G/v: ? Từ đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong 
phong cách sinh hoạt của Bác Hồ?
 - H/s : Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, hồn nhiên, gần 
gũi không xa lạ với mọi người,ai cũng có thể học tập
 G/v : ? Cách sống đó gợi tình cảm nào trong chúng
 Ta về Bác?
H/s: Đó là sự cảm phục lòng thương mến và
 kính trọng Bác.
 G/ v: Nêu câu hỏi thảo luận: Có ý kiến về lối sống
 của Bác như sau:
Đây là lối sống khắc khổ của những con người
tự vui trong cảnh nghèo khó.
Đây là một cách sống tự thần thánh hoá, tự làm
 cho khác đời, hơn người.
- Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành -/ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở
một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự thành một quan niệm thẩm mĩ, cái nhiên đẹp là sự giản dị tư nhiên.
Em đồng ý với ý kiến nào? 
 - H/s: Thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến:
 G/v : Dự kiến: Em đồng ý với ý kiến thứ ba:Sự giản 
dị là một nét đẹp của con người Việt Nam làm cho
 tự nhiên không phải cầu kỳ phô trương.
GV: Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn
 hoá nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống 
giản dị.Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng
của Bác mà ít vị lãnh tụ nào có được. Qua cách sống
của Hồ Chí Minh dã nêu nên một kinh nghiệm như
một qui luật muôn đời “ Sống quen thanh đạm nhẹ 
người”- một cách sống đẹp ,giản dị mà cao thượng
vô cùng. Qua bài học ta hiểu thêm về con người của 
Bác: Đó là sự kết hợp hài hào giữa truyền thống và
hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại mà bình dị.
Càng hiểu Bác ta càng thêm tự hào, kính yêu Người,
tự nguyện học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
 G/v:? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết
hợp giữa giản dị và thanh cao?	
 - H/s: Tự trình bày
GV:Chính t/g đã khẳng định:“Nếp sốngthể xác” III - Tổng kết 
 1. Nghệ thuật:
G/v:? Để làm nổi bật phong cách của Bác, tác giả đã
sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
H/s: Kết hợp kể và bình luận đan xen nhau một
 cách tự nhiên -/ Kết hợp kể và bình luận
G/v:? Em nhận xét gì về việc tác gi ...  thoi”.
 +/ Sử dụng cách tính thời gian mới, độc đáo.
Tác giả đã vận dụng linh hoạt thành ngữ “thời gian 
thấm thoát thoi đưa” vào lời thơ của mình. Không 
những thế, tác giả có một cách tính thời gian độc đáo. 
Không những nói được là mùa xuân đã qua một hay 
hai tháng mà còn miêu tả vẻ đẹp riêng của mùa xuân:
Mùa xuân có ánh sáng hồng.
G/v: ? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả đã diễn tả 
điều gì?
H/s: +/ Diễn tả hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: 
chim én.
 +/Diễn tả sự trôi qua rất nhanh của mùa xuân.
G/v:? Việc miêu tả mùa xuân trôi qua nhanh giúp em 
hiểu gì về cảm xúc của con người trong mùa xuân 
đó?	
H/s: Cảm xúc nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa 
xuân.
GV:Mùa xuân, ngày vui trôi rất nhanh. Cái nhìn của 
nhà thơ thấm đẫm tâm lí của người trong cuộc bởi 
thế mới thấy nhanh và thấy nuối tiếc. Tiếc mùa xuân 
ngay trong mùa xuân tưởng là một điều nghịch lí 
nhưng nó có thật trong tâm trạng con người tuổi trẻ
ở mọi thời đại.
 Sau này, Xuân Diệu cũng có một tâm trạng ấy tuy
cách nói có mới, có hiện đại hơn: “Tôi không chờ 
nắng hạ mới hoài xuân” “Mau với chứ, vội vàng lên 
chứ”. Nhưng dù tiếc nuối, cảm thấy xuân đi nhanh
thì mùa xuân vẫn hiển hiện.
G/v: ? Vẻ đẹp mùa xuân tháng 3 được tác giả đặc tả 
qua chi tiết nào?
H/s: Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
G/v: ? Em hiểu từ “tận” trong câu có ý nghĩa gì?
H/s: Trải dài, mở rộng ra mãi.
G/v: ? Câu thơ gợi cho em điều gì?
- H/s: Cỏ xuân xanh trải dài, mở rộng như một tấm - Cỏ xuân xanh trải dài, mở rộng như
thảm tới chân trời xa. một tấm thảm tới chân trời xa.
G/v: ? “Cành lê hoa” miêu tả cảnh gì?
H/s: Cảnh cành lê có một vài bông hoa lác đác nở.
G/v: ? Màu trắng hoa lê giúp em liên tưởng tới vẻ 
đẹp nào?
H/s: Liên tưởng tới vẻ đẹp thanh xuân- Vẻ đẹp 
tràn đầy sức sống.
GV: Trong thơ cổ Trung Quốc có câu: 
 Phương thảo liên thiên bích
 Lê chi sổ điểm hoa.
Nghĩa là: Cỏ thơm liền với trời xanh, trên cành lê có 
mấy bông hoa.Như vậy, hai câu thơ của Nguyễn Du
không phải là hoàn toàn sáng tạo của ông nhưng ông 
 đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc 
và hai câu thơ của ông đã trở thành bức hoạ tuyệt tác 
về cảnh ngày xuân.
G/v: ? Đó là cảnh như thế nào? Hãy miêu tả lại?
H/s: Cảnh xuân có bát ngát màu xanh tới tận chân 
trời của đồng cỏ. Trên nền trời xanh dịu mát điểm 
xuyết một vài bông hoa lê trắng.
G/v: ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ 
trong hai câu thơ này?
H/s: Miêu tả tinh tế, sử dụng từ ngữ chau chuốt.
 Đảo ngữ “điểm trắng” thành “trắng điểm”.
G/v:?Từ cách viết đó em có nhận xét gì về cảnh ngày 
xuân trong hai câu thơ?
H/s: Cảnh xuân hài hoà, trong sáng.
G/v: ? Qua việc phân tích em có cảm nhận như thế - Mùa xuân sinh động ấm áp,trong 
nào về khung cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu văn sáng đầy sức sống làm say đắm lòng
bản? người.
GV: Màu trắng của hoa lê, mùa xuân của cỏ hài hoà 
gợi cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng,
trong sáng trẻ trung mà nhẹ nhàng thanh khiết vô
cùng. Nguyễn Du tuy không tả mặt biển mà ta cứ 
như say giữa những con sóng đung đưa cỏ xanh hoa
trắng mùa xuân. Phải có một tâm hồn nhạy cảm, tha
thiết với vẻ đẹp với thiên nhiên, phải có sự quan sát 
chọn lọc chi tiết tác giả mới viết được những vần thơ
hay như vậy.
G/v: ? Đọc: “ Thanh minh giấy bay”. 2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
- H/s: Đọc 
G/v: ? Chú thích 3, 4 đã giới thiệu nội dung “lễ” và 
“hội” trong tiết thanh minh như thế nào?
H/s:+/Lễ: là tảo mộ, người ta đi viếng và sửa sang
 phần mộ của người thân.
 + / Hội: ở đây là hội đạp thanh, người ta đi du 
xuân trên đồng quê.
 Lễ đi liên với hội: Lễ là tảo mộ- Hội là đạp thanh.
G/v: ? Hãy đọc những câu thơ miêu tả không khí 
trẩy hội?
H/s: Gần xa.. như nêm.
GV:“ áo quần như nêm” các em đã hiểu ở phần giải 
thích từ khó.
G/v: ? Hãy giải thích từ “yến anh, giai nhân”?
H/s: Học sinh đọc chú thích 5,6.
G/v: ? Em hiểu như thế nào về không khí trẩy hội 
được miêu tả trong đoạn thơ?
H/s:Người đi trẩy hội là tài tử giai nhân,trai thanh - /Người đi trẩy hội là tài tử giai nhân
gái lịch ở khắp mọi nơi tụ hội. Để đi hội đạp thanh, trai thanh gái lịch ở khắp mọi nơi tụ 
mọi người đã sắm sửa chuẩn bị chu đáo, ngựa xe hội. Để đi hội đạp thanh, mọi người 
nhiều như nước, người đi hội rất đông đúc, chật như đã sắm sửa chuẩn bị chu đáo, ngựa 
nêm. xe nhiều như nước, người đi hội rất 
G/v:? Khi miêu tả không khí trẩy hội, tác giả sử dụng đông đúc chật như nêm
những biện pháp nghệ thuật gì?
H/s: +/ Hình ảnh ẩn dụ: Yến anh.
 +/ Hình ảnh so sánh: Như nước, như nêm.
G/v: ? Em có suy nghĩ gì về việc sử dụng từ ngữ của
tác giả?
H/s: Sử dụng triệt để từ ghép, từ láy.
GV: Các từ ghép liên tiếp: Nô nức, dập dìu, tài tử,
G/v: ? Cách ngắt nhịp của các câu thơ miêu tả không 
khí trẩy hội có gì đặc biệt?
H/s: Nhịp thơ vừa ổn định 4/4 ở hai câu bát vừa
biến đổi 4/2 và 2/4 ở hai câu lục.
G/v: ? Cách sử dụng từ ngữ, cách ngắt nhịp và các 
biện pháp tu từ có tác dụng gì khi miêu tả không khí
trẩy hội mùa xuân?
H/s: Gợi tả vẻ sinh động vủa người đi trẩy hội đạp 
thanh.
GV: Điều đáng kể nhất là niềm vui tíu tít, rộn ràng, 
một hạnh phúc lớn lao của những chị em đi giữa một 
mùa xuân kép: mùa xuân của tự nhiên, mùa xuân 
của lòng người.Chị em được hoà vào không khí đặc
 trưng “nô nức yến anh” việc “sắm sửa”của chị em
 cũng là ngày hội. Chưa đến hội, chị em đã mở hội 
lòng lâng lâng bay bổng. Tâm hồn họ quả thật đang
 cất tiếng ca.
G/v: ? Đọc thầm: “Ngổn ngang giấy bay”.
- H/s: Đọc 
G/v: ? Đọc chú thích số 8?
- H/s: Đọc chú thích 8
G/v: ? Hai câu thơ miêu tả cảnh gì? 
H/s: Lễ tảo mộ.
G/v: ? Em hãy miêu tả lại cảnh đó qua hai câu thơ?
H/s: Những người đi lễ hội vừa đi vừa rắc những 
thoi vàng vó, đốt tiền giấy để cúng những linh hồn 
đã khuất.
GV:Đó là một truyền thống văn hoá tâm linh của các 
dân tộc phương Đông, một trong những phong tục cổ
truyền lâu đời, không hoàn toàn mang tính chất mê
tín, lạc hậu.
G/v:? Qua miêu tả và phân tích em cảm nhận được gì - / Lễ hội đông vui tưng bừng náo 
về cảnh lễ hội ngày xuân trong văn bản? nhiệt mang tính truyền thống văn 
H/s: Khung cảnh lễ hội đông vui, náo nhiệt, mang hoá của dân tộc.
sắc thái điển hình của lễ hội tháng 3 ở Việt Nam. 
G/v: ? Khi làm sống dậy một không khí lễ hội tưng 
bừng như thế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm dân tộc 
như thế nào?
H/s: Tác giả yêu quí trân trọng vẻ đẹp và giá trị
truyền thống văn hoá dân tộc biểu hiện trong lễ hội.
Chuyển: Chính tình cảm ấy đã thúc đẩy Nguyễn Du 
viết tiếp những vần thơ miêu tả cảnh chị em Thuý 
Kiều trở về sau lễ hội. Vậy cảnh đó như thế nào?
G/v: ? Đọc các câu thơ còn lại 3. Khung cảnh chị em Thuý Kiều
H/s: Đọc du xuân trở về.
G/v:? Cảnh ngày xuân ở 4 câu cuối có gì khác so với
câu đầu?
H/s: Đặc điểm chung: Vẫn mang nét thanh dịu
của mùa xuân. 
 Khác nhau: Thời gian, không gian thay đổi
( Sáng - chiều tà; Vào hội- tan hội).
G/v: ? Lễ hội kết thúc vào thời gian nào? Biểu hiện 
qua hình ảnh nào? 
- H/s: Tà tà bóng ngả về tây-> thời gian chiều tối - Thời gian : Chiều tối
GV: Trong thơ trung đại, thời gian tà tà thường diễn
tả nỗi buồn man mác.
G/v: ? Cảnh tượng chị em Kiều đi du xuân trở về còn 
có không gian như thế nào?
H/s: Khe nước (ngọn tiểu khê), cây cầu (dịp cầu).
G/v: ? Em hình dung một khung cảnh như thế nào từ 
thời 
- H/s: Cảnh buồn, vắng gian, không gian đó. - Cảnh buồn, vắng
G/v: ? Trong cảnh không gian đó, chị em Thuý Kiều
có tâm trạng gì?
H/s: Thơ thẩn, nao nao. - Tâm trạng: Thơ thẩn, nao nao
G/v: ? Các từ này thuộc từ loại nào?
H/s: Từ láy.
G/v: ? Từ láy này có ý nghĩa gì?
- H/s: +/ Nao nao: xao xuyến, xúc động
 +/ Thơ thẩn: bâng khuâng nuối tiếc.
G/v: ? Họ có hành động cử chỉ như thế nào?
- H/s: Dan tay, bước dần, lần xem.
G/v: ? Những hình ảnh đó diễn tả điều gì?
H/s: Đồng cảm, xẻ chia cái buồn không biết nói.
GV: Lễ hội vui, khi chia tay nó mỗi người có một 
tâm trạng riêng. Có lẽ Thuý Vân, Vương Quan, Thuý
Kiều đều tiếc nuối hội vui.
G/v: ? Em hãy so sánh không khí lễ hội với không 
khí ra về sau lễ hội?
H/s: Lễ hội sôi nổi- Sau lễ hội trầm buồn.
G/v:? Miêu tả cảnh xuân ở 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ 
cuối có gì khác nhau?
H/s:+/ 4 câu đầu: Miêu tả khung cảnh chung của 
mùa xuân.
 +/ 6 câu cuối: Miêu tả cảnh một chiều xuân 
cụ thể.
G/v:? Chị em Thuý Kiều ở 6 câu cuối ra về trong tâm -/ Chị em Thuý Kiều có tâm trạng 
trạng như thế nào? luyến tiếc, bâng khuâng xao xuyến 
- H/s: Luyến tiếc, bâng khuông, xao xuyến ,buồn và lặng buồn.
GV: Đó là cái dư âm của cái đã qua vừa là lấy đà 
chuyển sang một tâm trạng mới: Gặp nấm mồ Đạm 
Tiên. Không chỉ tả cảnh, tác gỉa còn nêu bật được 
tâm trạng của người trong cảnh. Đó là nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 
G/v: ? Tâm trạng chị em Thuý Kiều đi lễ hội trở về 
hé mở vẻ đẹp nào trong tâm hồn họ? 
- H/s:Chị em Thuý Kiều tha thiết với niềm vui cuộc
sống nhạy cảm và sâu lắng.
G/v: ? Từ đó, ta thấy được thiện cảm nào của nhà thơ 
dành cho họ?
H/s:Thấu hiểu, đồng cảm với buồn vui của chị em 
Thuý Kiều, với những người trẻ tuổi.
G/v: ? Đọc lại toàn bộ văn bản 
- H/s: Đọc III - Tổng kết
G/v:?Văn bản có những thành công gì về nghệ thuật? 1. Nghệ thuật
H/s: Miêu tả cảnh gắn với tình. Miêu tả cảnh gắn với tình; Sử dụng 
Sử dụng phong phú các phương thức biểu đạt, các phong phú các phương thức biểu đạt
hình ảnh các biện pháp nghệ thuật. các hình ảnh và các biện pháp nghệ 
 thuật.
G/v: ? Từ những thành công về nghệ thuật làm nổi 2. Nội dung.
bật nội dung gì?
H/s:Miêu tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh Miêu tả cảnh ngày xuân trong tiết 
khi chị em Thuý Kiều đi tảo mộ thật tươi đẹp, trong thanh minh thật tươi đẹp, trong sáng 
sáng và tràn đầy tâm trạng. và tràn đầy tâm trạng.
GV: Đó cũng chính là phần ghi nhớ 
G/v:? Đọc ghi nhớ SGK/87.
- H/s: Đọc 
G/v:?Bức tranh cảnh ngày xuân trong thơ Nguyễn Du IV- Luyện tập.
giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc 
sống đang diễn ra?
H/s: +/Thiên nhiên tươi đẹp
 +/ Con người thánh thiện, hạnh phúc.
G/v: ? Em hình dung như thế nào về những người trẻ 
tuổi như chị em Thuý Kiều?
H/s: Tốt đẹp, khao khát hạnh phúc, đáng được 
hưởng hạnh phúc trong một cuộc sống tốt lành.
G/v: ? Em nhận thấy ở Nguyễn Du phẩm chất nào 
qua văn bản này?
H/s:Yêu thiên nhiên, hiểu lòng người, có tài miêu 
tả, lời ít nhưng gợi nhiều
G/v: ? Có ý kiến cho rằng bức tranh thơ “Cảnh ngày 
xuân” của Nguyễn Du rất dễ chuyển thành bức tranh 
đường nét và màu sắc trong hội hoạ, em có đồng ý 
với ý kiến này không? Vì sao?
H/s: Trình bày theo ý hiểu
G/v: Nhận xét
G/v:? Em thích đoạn thơ nào nhất? Nêu những thành 
công về nội dung và nghệ thuật? 
 	*4 – Củng cố – dặn dò.
Thuộc lòng đoạn thơ. Nắm được nội dung và nghệ thuật.
Soạn bài “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
 Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_giao_vien_nguyen_van_ba_truong_thcs_giao_l.doc