Giáo án Ngữ văn 9 HK 1

Giáo án Ngữ văn 9 HK 1

Tiết 1, 2

Phong cách Hồ Chí Minh

(Lê Anh Trà)

A- Mục tiêu cần đạt:

Bài dạy giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Rèn kĩ năng khai thác chất văn trong văn bản nhật dụng: vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng.

* Trọng tâm: Tiết 1: Phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh và vẻ đẹp trong lối sống giản dị của Bác.

* Chuẩn bị:

Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SHD, đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.

Học sinh: Đọc kĩ và soạn bài tốt.

B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

1. Tổ chức: 1': Sĩ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra: 3': Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh (vở soạn văn).

3. Bài mới: 41'

a) Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 187 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 HK 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 1, 2
Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)
A- Mục tiêu cần đạt:
Bài dạy giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
- Rèn kĩ năng khai thác chất văn trong văn bản nhật dụng: vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng.
* Trọng tâm: Tiết 1: Phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh và vẻ đẹp trong lối sống giản dị của Bác.
* Chuẩn bị: 
Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SHD, đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc kĩ và soạn bài tốt.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: 1': Sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra: 3': Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh (vở soạn văn).
3. Bài mới: 41'
a) Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm 
H: Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" thuộc loại văn bản gì? Chủ đề chính của văn bản?
H: Gọi một học sinh trả lời -> giáo viên giới thiệu về tác giả và tác phẩm bằng những nét ngắn gọn nhất.
(Văn bản nhật dụng chủ đề về sự hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc)
Hoạt động 2:
 Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
H: Giáo viên gọi một học sinh đọc đoạn đầu -> giáo viên đọc tiếp và hướng dẫn học sinh cách đọc.
H: Kết hợp đọc và giải nghĩa từ.
H: Theo em nội dung chính của bản này là gì?
H: Để làm nổi bật nội dung chính của văn bản, tác giả đã trình bày theo trình tự nào? Vậy theo em bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần như thế nào?
(Trình tự thời gian: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng ở nước ngoài và khi trở thành vị Chủ tịch nước).
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản
H: Học sinh đọc đoạn 1.
H: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng gian truân, Bác đã tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại như thế nào?
H: Để có được vốn kiến thức sâu rộng của nhân loại, Bác đã làm như thế nào? (Học nói, viết nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề, học hỏi).
H: Khi tiếp xúc với nền văn hoá của các nước, Người đã tiếp thu như thế nào? (Tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái đẹp, hạn chế, tiêu cực thì Người phê phán)
H: Tri thức văn hoá nhân loại có ảnh hưởng như thế nào đến lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại là do đâu?
A. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, hiểu sâu sắc vốn tinh hoa của nhân loại.
B. Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
(đáp án B)
* Giáo viên hệ thống hoá kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm phân tích -> Gọi học sinh đọc lại đoạn 1.
* Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài.
H: Đọc kĩ đoạn văn và học thuộc lòng câu cuối,
H: Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh? (kể + bình luận, dẫn chứng)
I- Giới thiệu tác giả tác phẩm: 3'
- Là một văn bản nhật dụng.
- Chủ đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ lịch sử văn hoá dân tộc.
- Bài chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Bác. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
II. Đọc hiểu văn bản: 10'
1. Đọc:
2. Giải nghĩa từ:
3. Bố cục 2 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu -> rất hiện đại trong cuộc đời hoạt động cách mạng.
- Đoạn 2: còn lại: Khi Bác đã trở thành một vị Chủ tịch nước.
III. Phân tích văn bản: 26'
1. Trong những năm hoạt động cách mạng.
- Đi nhiều nơi.
- Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của các nước từ phương Đông - phương Tây.
- Hiểu sâu sắc nền văn hoá các nước á, Âu, Mỹ, Phi: 
+ Học nói, viết nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề khác nhau.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức khá uyên bác -> tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá các nước, không ảnh hưởng một cách thụ động.
- Những ảnh hưởng Quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được Người.
* Củng cố: 5'
Đọc diễn cảm đoạn 1 và nêu nội dung chính.
* Hướng dẫn học bài: 2'
- Nắm chắc nội dung ý nghĩa đoạn 1
+ Thuộc câu cuối -> trả lời câu hỏi 1. SGK.
- Tìm hiểu đoạn 2.
- Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở đoạn 1 và cả bài
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 2
Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: (soạn T1)
* Trọng tâm: Phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống đời thường của một vị Chủ tịch nước -> tổng kết.
* CHuẩn bị: Giáo viên và học sinh chuẩn bị bài kĩ như tiết 1.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: 1': Sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra: 5'
- Chủ đề của văn bản "phong cách Hồ Chí Minh"?
- Nội dung cốt lõi (chính) của văn bản là gì?
- Đọc câu văn minh hoạ?
Hướng dẫn trả lời:
- Chủ đề: về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nội dung chính: phong cách làm việc, phong cách sống của Hồ Chí Minh.
- Câu văn minh hoạ: Những điều kì lạ (câu cuối đoạn 1).
3. Bài mới: 39'
a) Giới thiệu bài: Giáo viên tóm tắt nội dung cơ bản T1, chuyển tiếp T2.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động.
H: Em hãy đọc diễn cảm câu cuối đoạn 1? nêu ý nghĩa của câu văn đó? (kđ lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông)
H: Khi đã là 1 vị Chủ tịch nước, lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác lại được thể hiện như thế nào? tìm những từ ngữ, câu văn (dẫn chứng) thể hiện rõ điều đó?
-> Giáo viên có thể gọi học sinh hoặc giáo viên minh hoạ bằng những câu văn, câu thơ, câu chuyện.
- Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
(không phải là lối sống khắc khổ, không phải là lối sống khác đời) là cách sống có văn hoá, cái đẹp ở sự giản dị, tự nhiên.
H: Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất VN trong phong cách Hồ Chí Minh gợi ta nhớ đến ai? (Nguyễn TRãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
- Hãy phân tích 2 câu thơ để làm sáng tỏ lối sống giản dị của Bác giống với các vị hiền triết?
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi + câu chuyện về Bác ở sách, báo.
- Giáo viên củng cố, nhấn mạnh nội dung phân tích P2.
* Hoạt động 4
Hướng dẫn học sinh ghi tổng kết.
H: Hãy nêu cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
H: Để làm nổi bật nên những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
H: Cách chọn lọc, những chi tiết? (dẫn chứng chân thực, thuyết phục)
H: Các biện pháp nghệ thuật đối lập?
Hãy minh hoạ bằng văn bản đã học.
H: Hãy nêu ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh? (Phải hoà nhập với khu vực và Quốc tế nhưng phải bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc)
-> Liên hệ thực tế cuộc sống: lối sống có văn hoá, mốt trong ăn mặc.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Giáo viên gọi 1 học sinh kể về những câu chuyện minh hoạ cho phong cách Hồ Chí Minh hoặc giáo viên kể cho học sinh nghe và kết luận.
H: Đọc thêm văn bản: Hồ Chí Minh - niềm hi vọng lớn nhất -> nêu nội dung?
* Hoạt động 6: Giáo viên củng cố bài, hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài.
H: Nêu những cảm nhận của em về những điểm tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? bài học rút ra?
H: Nắm chắc nội dung, ý nghĩa của văn bản? Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bài sau.
III- Phân tích văn bản
1. Trong những năm hoạt động cách mạng (22')
2. Trong cuộc sống đời thường của một vị Chủ tịch.
- Nơi ở, nơi làm việc rất đơn sơ (chiếc nhà sàn có vài phòng khách)
- Trang phục giản dị, quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc: cà, cá, rau, cháo..
-> cách sống giản dị, tự nhiện.
-> Đó là một nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh.
IV- Tổng kết: 7'
I- Nội dung: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa tự sự + bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)
- Đan xen thơ, từ ngữ Hán Việt, nghệ thuật đối lập.
V- Luyện tập: 5'
- Đọc kể những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác.
VI- Củng cố - bài tập: 5'
- Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? em rút ra được bài học gì qua văn bản này?
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản, tìm đọc tư liệu minh hoạ.
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại.
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 3
Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt:
Giờ dạy nhằm giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
- Biết vận dụng phương châm lượng và chất trong giao tiếp.
* Trọng tâm: Lí thuyết + bài tập.
* Chuẩn bị: 
Giáo viên: Đọc kĩ, nghiên cứu bài, tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi theo bài.
B.Tiến hành tổ chức và hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: 1' : Sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra: 2': Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: 42'
a) Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra bằng lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần tuân thủ nếu không dù câu mắc lỗi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp -> giao tiếp cũng không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương châm về lượng
H: Học sinh đọc đoạn văn đối thoại?
H: Khi An hỏi: Bơi ở đâu? -> Ba trả lời: ở dưới nước thì câu trả lời đó có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không?
H: Bơi là gì? -> di chuyển trong nước (hoặc trong nước) bằng cử động của cơ thể.
H: Nội dung mà An cần biết là gì? (có phải là ở dưới nước không hay là cái gì VD như địa điểm).
H: Như vậy, nói của Ba đã đầy đủ nội dung khi giao tiếp chưa? Từ đó có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp?
(Khi nói cần nói đủ nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp).
H: Học đọc và kể lại chuyện cười?
H: Vì sao chuyện gây cười?
H: Lẽ ra anh "lợn cưới" và anh "áo mới" phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được hỏi và cần trả lời?
H: Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? (không nên nói nhiều hơn điều cần nói).
H: Giáo viên hệ thống kiến thức: Qua 2 VD1, 2 em rút ra được kết luận gì khi giao tiếp -> gọi học sinh đọc kết luận SGK.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương châm về chất
H: Học sinh đọc mẩu chuyện?
H: Truyện cười này nhằm phê phán điều gì? (tính nói khoác)
H: Trong giao tiếp, điều gì cần tránh? (không nên nói những điềm mà mình tin là không đúng sự thật)
H: Giáo viên hỏi thêm: Nếu không biết chắc lí do bạn em nghỉ học thì em có nên nói với thầy cô bạn nghỉ học vì ốm không? hoặc khi không chắc chắn điều gì đó ... g, chú mới 10 tuổi đầu).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, chú ý giọng của từng nhân vật.
- Giáo viên tóm tắt phần trước của tác phẩm (SGV).
H: Hãy xác định bố cục của đoạn trích? (Phần trích này nằm ở phần nào?)
- Giáo viên lưu ý học sinh một số chú thích khó trong SGK.
H: Cho biết hoàn cảnh sống của những đứa trẻ?
H: Tìm ra điểm giống và khác nhau về hoàn cảnh của những đứa trẻ này?
H: Quan hệ của 2 gđ như thế nào? (2 tầng lớp khác xa nhau, k/c)
H: Hoàn cảnh mà bạn trẻ quen nhau? 
H: Hai gđ khác nhau về hoàn cảnh sống, vậy tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau được? 
- Đọc đoạn truyện tự thuật này, em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào?
H: Tại sao nhà văn có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại kỉ niệm này xúc động như vậy?
(Bản thân tác giả có cảnh đời như vậy. Đó là những năm tháng tuổi thơ nhiều gian truân, cay đắng và thiếu thốn tình thương).
I- Tác giả, tác phẩm: 5'
1. Tác giả:
- M.Gorki (1868 - 1936) là nhà văn Nga nổi tiếng.
- Cuộc đời ông nhiều gian truân vất vả, có tuổi thơ cay đắng, sống thiếu tình thương.
- Ông vừa lao động kiếm sống vừa sáng tác và ông sáng tác nhiều.
=> Ông là người khai sinh ra nền VHHT XHCN ở LX cũ, đồng thời cũng là nhà hoạt động VHXH nổi tiếng của nửa đầu TKXX.
2. Tác phẩm:
- Trích trong "Thời thơ ấu" cuốn tiểu thuyết tự truyện của M. Gorki (tự thuật).
II- Đọc, hiểu chú thích: 10'
1. Đọc - tóm tắt.
2. Bố cục: 3 phần.
- Tình bạn trong sáng.
- Tình bạn bị cấm đoán.
- Tình bạn tiếp diễn.
3. Từ khó.
III- Đọc, hiểu văn bản:
1) Những đứa trẻ sống thiếu tình thương: 
- Aliôsa: bố mất, ở với bà ngoại (người lao động bình thường)
- 3 đứa trẻ con đại tá: mẹ mất, bố sống với dì ghẻ (quý tộc).
=> Bọn trẻ quen nhau tình cờ: Aliôsa cứu thầy em bị ngã xuống giếng.
=> Chúng chơi thân với nhau vì chúng có cảnh ngộ giống nhau.
-> Giữa những đứa trẻ có tình bạn hồn nhiên, trong sáng.
* Luyện tập: Phát biểu những suy nghĩ của em về tình bạn của những đứa trẻ? (thiếu tình thương - tự biết chia sẻ tình cảm, dễ cảm thông).
4. Củng cố
Giáo viên củng cố nội dung tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà ôn nội dung giờ học
- Soạn tiếp bài.
Tiết 85
Những đứa trẻ (Tiếp)
- M.Gorki - 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Soạn tiết 84: Học sinh biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của M.Gorki.
- Rèn học sinh kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự, học tập cách viết văn tự sự ở ngôi kể 1.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh hoạ cảnh bọn trẻ chơi với nhau bên hàng rào.
Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Tóm tắt đoạn trích "Những đứa trẻ" và nêu cảm nhận của em về Aliôsa?
3. Bài mới: 37'
H: Tìm những câu văn, đoạn văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
(gợi ý: + khi chúng kể chuyện mẹ mất.
+ khi đại tá bất chợt xuất hiện)
H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong những câu văn, đoạn văn đó?
H: Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó là gì?
(học sinh thảo luận nhóm)
Giáo viên chốt: Thể hiện sự quan sát và nhận xét hết sức tinh tế của chú bé Aliôsa - niềm cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
H: Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gorki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
H: Những chi tiết, những câu văn biểu cảm của Aliôsa (nhà văn) khi liên tưởng đến người mẹ có tác dụng gì?
(động viên bạn, nỗi thất vọng trẻ thơ khao khát tình thương).
H: Vì sao trong câu truyện Aliôsa không nhắc tên bọn trẻ nhà đại tá? (chuyện có ý nghĩa khái quát và đậm đà màu sắc cổ tích).
H: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? 
H: Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu văn bản này?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận về nhân vật.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa:
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết: "chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con" -> so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu -> sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện: "chúng lặng lẽ bước khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng".
=> So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được nội tâm của chúng đồng thời niềm thương cảm với cuộc sống thiếu thốn tình thương của các bạn.
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích:
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ 
-> Aliôsa liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích.
-> Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng cho các bạn.
- Chi tiết người "mẹ thật" Aliôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích.
-> Động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ.
-> Niềm khao khát tình thương của mẹ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cổ tích cho cháu nghe "có lẽ" -> nỗi nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
=> Yếu tố cổ tích làm cho chuyện đầy chất thơ.
-> Niềm ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu, đáng yêu.
IV- Tổng kết: 3'
Ghi nhớ: SGK.
V- Luyện tập: 5'
- Cảm nhận sâu sắc nhất của em sau khi tìm hiểu truyện.
4. Củng cố: 2'
Giáo viên củng cố nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
Tiết 86
TRả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận biết mức độ làm bài của mình với yêu cầu cần đạt, thấy rõ khả năng của mình về kiến thức và khả năng Tiếng Việt đặc biệt về từ vựng. Từ đó nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản và có hướng khắc phục những tồn tại.
- Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh đối chiếu và năng lực rèn luyện trau dồi vốn kiến thức .
- GD học sinh ý thức cẩn thận khi trình bày, sửa chữa những yếu kém trong vốn kiến thức và kỹ năng Tiếng việt của bản thân.
B. Chuẩn bị: 
Giáo viên : Chuẩn bị chấm, chữa bài của học sinh
Học sinh :Xem lại bài kiểm tra.
C. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định: 1'
2.Kiểm tra:(không kiểm tra)
3.Bài mới: 44'.
- Học sinh nhắc lại đề bài đã kiểm tra- Giáo viên treo bảng phụ, ghi đề bài.
H: Hình thức đề bài này được trình bày như thế nào?.
H: Đề bao gồm những nội dung kiến thức nào?.
- Giáo viên cùng học sinh trình bày đáp án của đề bài.
Giáo viên thông báo biểu điểm.
-Giáo viên nhận xét chung về bài viết của học sinh .
-Giáo viên nhận xét về ưu điểm của bài làm.
-Nhắc nhở những tồn tại về bài làm của học sinh .
-Giáo viên trả bài, học sinh tự đọc lại bài của mình để nhận xét lỗi trong bài làm.
-Yêu cầu: Học sinh đối chiếu với đáp án để chữa lỗi cho bài viết của mình.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
I. Đề bài:
(Đề bảng phụ)
II. Yêu cầu của đề:
a) Hình thức: Trắc nghiệm.
 Tự luận.
b) Nội dung: Hội thoại
 Từ vựng
 Dẫn trực tiếp, gián tiếp.
III. Đáp án, biểu điểm 
(Bảng phụ)
Đã có đáp án trong bài soạn kiểm tra
IV. Nhận xét chung
1) Ưu điểm:
- Hiểu đề, hiểu nội dung trình bày.
- Biết cách trả lời.
- Trình bày tương đối khoa học, sạch sẽ rõ ràng.
2) Tồn tại:
- Nắm kiến thức còn lơ mơ ở cả 2 phần tự luận và trắc nghiệm.
- Kĩ năng diễn đạt của học sinh kém (Tự luận).
V. Học sinh đọc bài, tự nhận xét: 5'
VI. Chữa lỗi: 10'
1. Lỗi kiến thức: Lỗi sai
 Lỗi thiếu.
2. Lỗi kĩ năng: Chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
* Hướng dẫn học sinh học bài:
- Ôn, nắm chắc kiến thức đã học.
- Ôn, xem kĩ phần VH vừa KT 
Tiết 87
trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận biết những ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra văn của mình. Nắm được cách làm về nội dung và hình thức. Từ đó biết chữa bài theo yêu cầu.
- Củng cố kiến thức phần văn học hiện đại giúp học sinh làm tốt hơn bài kiểm tra sau.
- Rèn học sinh kĩ năng cảm thụ văn học, văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và lập luận.
- Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, nghiêm túc, khách quan, tự giác trong bài làm của mình.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chấm, tập hợp lỗi của học sinh.
Học sinh: Nhớ lại đề kiểm tra và bài viết của mình.
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: Xen trong giờ.
3. Bài mới: 44'
Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài kiểm tra (Giáo viên chép đề - bảng phụ).
H: Xác định hình thức của đề bài?
H: Nội dung đề gồm những vấn đề nào?
H: Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu đáp án của bài?
(Bảng phụ)
- Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh.
- Nhận xét những ưu điểm trong bài làm của học sinh về cả nội dung và kiến thức.
- Nêu lên những tồn tại, những nhược điểm trong bài làm của học sinh. Cụ thể:
- Giáo viên trả bài, học sinh xem bài, tìm lỗi của bài mình.
- Yêu cầu học sinh chữa lỗi sai trong bài làm - dựa vào đáp án đã cho.
( Học sinh chữa lỗi cho nhau - trao đổi bài cho nhau để chữa).
I- Đề bài: 5'
(Bảng phụ)
II- Yêu cầu của đề:
1. Hình thức: Trắc nghiệm
 Tự luận.
2. Nội dung:
- Tìm hiểu những đặc điểm nội dung, hình thức chính của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"
- Cảm nhận những đặc điểm nổi bật của người lính lái xe trong "Bài thơ kính".
III- Đáp án - Biểu điểm
(Bảng phụ)
- Đã soạn ở giờ kiểm tra.
IV - Nhận xét chung
1. Ưu điểm:
- Hiểu đề, xác định được nội dung cần trình bày.
- Biết cách trả lời.
- Trình bày KH, rõ ràng, sạch sẽ.
2. Tồn tại:
- Rất nhiều em nhầm lẫn đi phân tích bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
- Hoặc nhầm lẫn đi cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính.
V- Học sinh đọc bài, tự nhận xét: 5'
VI- Chữa lỗi: 10'
1. Lỗi kiến thức:
Trắc nghiệm
Tự luận.
2. Lỗi kĩ năng
Sai chính tả: Câu chuyện, bài thơ "Tiểu ."
Sai từ..
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà
- Ôn, nắm chắc kiến thức phần VHHĐ.
- Khái quát, tổng hợp KT HKI.
 Tiết 88
tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Vận dụng những kiến thức đã học ở T55 về đặc điểm thể thơ 8 chữ để làm một bài thơ.
- Củng cố, phát huy tinh thần sáng tạo của học sinh, hứng thú học tập của học sinh.
- Rèn học sinh kĩ năng làm thơ 8 chữ.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ hay.
Học sinh: Tập làm thơ, chuẩn bị bài thơ của mình.
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Nêu những đặc điểm của thể thơ 8 chữ
3. Bài mới: 37'
Dựa trên cơ sở đặc điểm của thể thơ 8 chữ (chú ý vần).
- Giáo viên đưa 1 số đoạn thơ còn thiếu từ (từ chứa vần).
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện các câu thơ đó. (Học sinh hoạt động độc lập)
- Đáp án có thể có nhiều miễn sao hợp lí.
a) Điền: ra thơ - định trước - khung trời.
b) Sợ hãi / mãi.
- Giáo viên nhận xét, có thể cho điểm những bài khá.
I- Luyện tập làm thơ 8 chữ.
1. Hoàn thiện các khổ thơ 8 chữ sau đây bằng cách điền các từ còn thiếu:
a) Xuân không chỉ ở mùa xuân 3 tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hát
Xuân là lúc gió về không.
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung
Thế là xuân, ngày chỉ ấm hơi hơi
(Xuân không mùa - XD)
b) Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời.
(Tiến gió - XD)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_hk_1.doc