Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - GV: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường THCS Triệu Độ

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - GV: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường THCS Triệu Độ

 Tiêt 1: VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)

 - Lê Anh Trà -

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM .

 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận .

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.

 3. Giáo dục: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ :

 1. GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.

 2. HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 II. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

 III. Bài mới:

 

doc 354 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - GV: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường THCS Triệu Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 20/8/2010
 Tiêt 1: VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)
 - Lê Anh Trà -
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM .
 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận .
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
 3. Giáo dục: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
B. CHUẨN BỊ :
 1. GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.
 2. HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 II. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề: 
- GV: Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh tụ tài ba, danh nhân văn hoá thế giới. Ở Người có sự kết hợp hài hoà giữa cái vĩ nhân mà gần gũi, giản dị, cái hiện đại và truyền thống. Đó chính là biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
- GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng 
mach lạc . Sau đó gọi hs đọc.
- HS: đọc
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ Hán Việt trong VB.
- HS: Dựa vào SGK
? Hãy cho biết văn bản này là văn bản gì? Phương thức biểu đạt chính?
- HS: Văn bản nhật dụng, kiểu bài nghị luận.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng , kể tên các Vb nhật dụng ở lớp 8 .
- HS nhắc lại khái niệm: là những VB đề cập đến những vấn đề hàng ngày, gần gũi trong đời sống: Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số
? Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng 
phần ?
- HS: 2 phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu. 
? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá nhân loại ?
- HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu 
 nước năm 1911
- GV cho HS thảo luận nhóm: Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ?
- HS thảo luận 6 nhóm trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- GV nêu một vài dẫn chứng chứng minh. 
? Việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại tạo cho HCM trở thành người như thế nào?
- HS: Có kiến thức uyên thâm,trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây 
là gì ?
- HS: Tự bộc lộ
? Điều gì khiến Bác trở thành một nhân cách rất VN?
-HS: Sự tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
- GV: Đó là điều đáng quý nhất ở HCM.
- GV: Củng cố một số vấn đề vừa trình bày.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc :
2. Chú thích :(SGK)
3. Thể loại:
- Văn bản nhật dụng - kiểu bài nghị luận.
4. Bố cục : Gồm 2 phần.
- P1: Từ đầu- rất hiện đại.
ND: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- P2: Phần còn lại.
ND: Nét đẹp trong lối sống của Bác
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn 
hoá nhân loại:
a. Hoàn cảnh : 
- Cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, gian nan, vất vả .
- Khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc : đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
b. Cách tiếp thu :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ
 + Học hỏi thông qua lao động, làm việc.
 + Tìm hiểu đến mức uyên thâm. + Tiếp thu chủ động, có chọn lọc: Tiếp thu cái hay cái đẹp, đồng thời phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
 + Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
c. Kết quả : 
 - Vốn tri thức rộng, uyên thâm: Biết nhiều thứ tiếng, am hiểu nhân dân thế giới và nhiều nền văn hoá.
 - HCM trở thành một nhân cách rất Việt Nam, rất phương đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.
 IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Học phần 1, chuẩn bị phần 2.
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu nói lên sự giản dị của Bác trong đời sống, công việc
Chỉ ra những câu văn có tính thuyết minh và lập luận
NS: 21/8/2010
Tiết 2 VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2)
 -Lê Anh Trà-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong sáng giản dị, thanh cao của Bác . 
 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn thuyết minh 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản, kể chuyện.
 3. Giáo dục: GD học sinh lòng kính yêu Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người .
B. CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án, tranh về nhà sàn, bảng phụ.
HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 1
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM thể hiện như thế nào? 
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề:
- GV: HCM là một vị lãnh tụ, một bậc vĩ nhân.Vậy cuộc sống hàng ngày của Người như thế nào? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu lối sông giản dị của Bác .
- GV cho Hs thảo luận theo bàn(10p)
?Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ?
Hs : Đại diện các nhóm trình bày
Gv : Nhận xét , bổ sung
? Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác và đương đại ?
- Hs: Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẽ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị .
? Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ?
-Hs: Lối sống thanh cao ,giản dị.
? Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
Hs : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc.
? Tác giả giải thích như thế nào về sự giản dị mà thanh cao đó?
- Hs: Không phải lối sống khắc khổ,cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần
? Giữa Bác và các vị hiền triết có gì giống , khác nhau ?
Hs : Tự bộc lộ
- GV mở rộng về quan niệm thẩm mĩ đó.
? Hãy kể những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác?
- HS kể.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật văn bản .
? Tìm những đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
- HS nêu,GV chốt ý bằng bảng phụ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết .
? Qua văn bản, em hiểu thêm gì về HCM?
- Hs: Giản dị, thanh cao.
- GV gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK ?
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố.
? Hãy chỉ ra những nguy cơ, thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ?
- Hs: Thuận lợi là giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại nhưng có nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
? Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ?
- Hs tự bộc lộ.
? Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ?
- Hs: - Ăn mặc nói năng, ứng xử.
2. Nét đẹp trong lối sống của Bác:
a. Nơi ở và nơi làm việc:
- Chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh ao cá.
- Chỉ vài phòng nhỏ
- Đồ đạc đơn sơ mộc mạc 
b. Trang phục:
- Hết sức giản dị :Quần áo bà ba nâu, dép lốp thô sơ, chiếc áo trấn thủ, tư trang ít ỏi.
c. Ăn uống : 
- Đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
→Tự nguyện chọn lối sống bình dị nhưng thanh cao sang trọng.
- Kế thừa và phát huy những nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc.
 - Không phải lối sống khắc khổ, cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần, một cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị và tự nhiên.
3. Nghệ thuật tiêu biểu:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Sử dụng từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
- Nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức Việt Nam.
III. TỔNG KẾT:(Ghi nhớ sgk)
IV. LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ : 
* Ý nghĩa bài học:
- Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại .
- Khó khăn: Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
 IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác.
 - Soạn “ phương châm hội thoại ”.
NS: 22/8/2010
 Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 3. Giáo dục: Giáo dục HS tính trung thực, thật thà.
B.CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án, bảng phụ các đoạn hội thoại 
HS : Trả lời các câu hỏi ở SGK
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 I . Ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề: 
- GV: Phương châm hội thoại là một nội dung quan trọng trong giao tiếp. Có những phương châm hội thoại nào?Trong giao tiếp cần sử dụng ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương châm đầu tiên.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về lượng .
- Cho hs đọc ví dụ ở SGK.
? Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ?
- Hs: Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước.
? Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không ? 
- Hs: Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An .
? Theo em , An muốn hỏi về điều gì ?
Hs : Địa điểm.
? Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào ?
- Hs: Một địa điểm cụ thể nào đó.
? Từ đây rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp ?
- Hs: Cần nói đúng nội dung, yêu cầu giao tiếp.
- Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ”
? Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra các chi tiết gây cười ?
 - Hs : - Con lợn cưới của tôi.
 - Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này
 ? Vậy cần nói như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ?
- Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết.
? Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì?
Hs: Nói đủ, không thừa không thiếu.
? Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ?
- Hs: Dựa vào ghi nhớ 
- GV cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng. 
- Gv nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về chất.
- GV gọi Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ”.
? Những thông tin trong văn bản có thật không ?
- Hs : Không có thật 
? Truyện phê phán điều gì ?
Hs : Phê phán tính nói khoác.
? Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không ?
- Hs : Không.
? Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
- Hs:
- GV gọi Hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập(10p).
? Yêu cầu của bài tập 1 là gì ?
- Hs : Xác định vi phạm phương châm về lượng.
- GV cho cả lớp làm trong 5p . Sau đó gọi 1 em lên bảng làm, chấm điểm.
- GV yêu cầu hs làm vào vở. Sau 5p gọi hs đứng tại chổ trả lời.
- Hs:
? Các cách nói trên có vi phạm phương châm hội thoại không ? Đó là phương châm nào ?
- Hs : Vi phạm phương châm về chất
- GV gọi Hs đọc BT3.
? Phương châm nào không được tuân thủ ? Hãy chỉ ra chỗ vi phạm ?
- Hs : Thừa câu hỏi cuối truyện.
I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG: 
1. Ví dụ 1:
- An: Cậu học bơi ở đâu vậy ? 
- Ba: Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
 → Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An (địa điểm).
→ Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp.
2. Ví dụ 2:
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói thừa nội dung
+ Khoe lợn cưới khi tìm lợn.
+Khoe áo mới khi trả lời.
→Không nên nói nhiều hơn những gì cần nó ... ớng dẫn ôn tập tiến trình lịch sử văn học VN.
? Tiến trình lịch sử văn học viết được chia thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- Hs: 3 thời kì lớn....
? Mỗi giai đoạn, văn học phản ánh những nội dung gì?
- Hs: SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập những nội dung đặc sắc của văn học VN.
- GV cho hs thảo luận nhóm vào phiếu học tập:? Văn học Việt nam có những nét đặc sắc nào? Ví dụ?
- Hs thảo luận 5 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
A. NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VN:
- Nền VHVN đã ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc.
- VHVN phản chiếu tâm hồn, tư tưởng, tính cách cuộc sống của con người VN, dân tộc VN.
- VHVN phong phú về số lượng, đa dạng về thể loại.
I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH NỀN VHVN:
1. Văn học dân gian:
- Ra đời từ thời xa xưa.
- Là sản phẩm của nhân dân, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
- Có tính dị bản.
- Là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của bao thế hệ và là kho tàng tư liệu cho văn học viết.
2. Văn học viết:
- Văn học chữ Hán: Từ thời bắc thuộc, chủ yếu được vua quan dùng.
- Văn học chữ Nôm: Xuất hiện ở thế kỉ XIII.
- Văn học chữ Quốc ngữ: Xuất hiện cuối thế kỉ XIX.
II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC;
1. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XI:(VH trung đại)
+ Văn học yêu nước chống xâm lược.
+ Văn học tố cáo phong kiến, thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc.
2. Từ đầu thế kỉ XX đến 1945: (VH cận đại)
 - Văn học yêu nước.
 - Văn học lãng mạn.
3. Từ 1945 đến nay: (VH hiện đại)
 - Văn học chống Pháp.
 - Văn học chống Mĩ.
 - Văn học viết về cuộc sống lao động.
 - Văn học viết về sự nghiệp xây dựng đất nước, đổi mới.
III. MẤY NÉT ĐẶC SẮC NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM:
- Tư tưởng yêu nuớc, ý thức cộng đồng.
- Tinh thần nhân đạo.
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
- Tính thẩm mĩ cao.
 IV. CỦNG CỐ: 
 ? Gv hệ thống kiến thức vừa ôn.
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Nắm kĩ các nội dung vừa ôn.
 - Học kĩ môn ngữ văn chuẩn bị kiểm tra học kì II
NS: 6/5/2010
Tiết 169 + 170: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và đã kiểm tra.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi.
3.Giáo dục: Giáo dục học sinh tinh thần tự giác, ý thức cố gắng học tập.
B. CHUẨN BỊ:
 1. GV: Soạn bài, chấm bài.
 2. HS: Xem lại bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 II.	Kiểm tra bài cũ:.
 III.	Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: Chúng ta đã gần hoàn thành chương trình năm học. Để chuẩn bị tốt nhất cho thi học kì 2, hôm nay chúng ta sẽ trả bài kiểm tra văn và tiếng Việt.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trả bài tiếng Việt.
- Gv cùng hs chữa đề Tiếng Việt.
- Lớp trưởng phát bài.
Hoạt động 2: Trả bài kiểm tra văn.
- GV cùng hs chữa bài kiểm tra văn.
- Lớp trưởng phát bài.
- GV gọi 2 hs làm câu 3 hay đọc cho cả lớp nghe.
Hoạt động 4 Nhận xét chung.
- Nhiều em nắm các thành phần tình thái chưa chắc.
- Phân biệt và xác định quan hệ câu ghép chưa tốt.
- Kĩ năng hệ thống, khái quát chưa cao
- Kĩ năng viết đoạn văn, vận dụng lí thuyết vào bài tập còn non.
- Phân tích nhân vật mang tính liệt kê, chưa thể hiện được cảm nhận.
Tỉ lệ điểm số :
Lớp
Môn
G
K
Tb
Yếu
9A
TV/V
7-6
14-8
12-16
4-4
9B
TV/V
8-6
10-8
12-19
4-3
Hoạt động 3: Lấy điểm.
- GV gọi tên.
- Hs đọc lần lượt điểm TV/V.
I. TRẢ BÀI TIẾNG VIỆT:
Câu 1: (2 đ) Mỗi câu đúng được 0,5đ.
a. Mắt tôi: khởi ngữ.
b. Dường như: TP tình thái.
 c. Chao ôi: TP cảm thán.
 d. Cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt: TP phụ chú.
Câu 2: (3 đ) Mỗi câu đúng được 1đ.
a. Thần kinh / căng như chão,// tim / đập bấp chấp cả nhịp điệu.
 ® Quan hệ đồng thời.
b. Nếu / ai đó ở nước Anh / gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ,// chắc/ tôi / sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc.
® Quan hệ điều kiện – kết quả. 
c. Mặc dù / nó / sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc – tơn chạm vào nó // nhưng/ nó/ không săn đón những biểu hiện ấy.
 ® Quan hệ tương phản.
Câu 3: (5 đ)
- Đoạn văn giới thiệu được tác phẩm. (1 đ)
- Có khởi ngữ và thành phần tình thái. (2 đ)
- Chỉ ra được sự liên kết. (2 đ)
II. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN:
Câu 1: Mỗi ý 1 điểm
 - Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong “Làng”.
 - Tinh thần chiến đấu hi sinh của những người dân Miền Nam trong “Chiếc lược ngà”.
 - Tinh thần gan dạ, dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi”.
 - Tinh thần lao động hết mình xây dựng miền Bắc XHCN của những con người Sa Pa trong “Lặng lẽ Sa pa”.
 Câu 2: Nêu đúng tình huống truyện.(1,5 điểm)
- Nhĩ là một người đã từng đi khắp nơi trên trái đất nhưng cuối đời bị căn bệnh quái ác cột bên giường bệnh.
- Trong những ngày đó, anh khám phá ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, anh nhờ con trai sang đó hộ mình.
- Người con trai ham chơi đã để lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
 Nêu được ý nghĩa (0,5 điểm)
 Giúp người đọc chiêm nghiệm sâu sắc về triết lí cuộc đời.
Câu 3: Học sinh lựa chọn tuỳ ý, nêu được những đặc điểm chính của nhân vật, có phân tích và cảm nhận riêng.
 IV. CỦNG CỐ: 
 ? Gv nhắc lại một số lưu ý khi làm bài kiểm tra.
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Nắm kĩ các nội dung vừa ôn.
 - Học kĩ môn ngữ văn chuẩn bị kiểm tra học kì II
NS: 8/5/2010
Tiết 171+172: KIỂM TRA HỌC KÌ II
 (THI ĐỀ CHUNG CỦA SỞ)
NS: 9/5/2010
Tiết 173 : THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu trường hợp viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kĩ năng: Biết cách thức viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi.
3. Giáo dục: Giáo dục học sinh biết thể hiện tình cảm bằng lời chúc mừng và thăm hỏi.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 1. GV: Nghiên cứu tài liệu,soạn bài.
2. HS: Học sinh chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 I.	Ổn định lớp.
 II.	Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu, cách viết một biên bản, một hợp đồng?
 III.	Bài mới.
Nêu vấn đề: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần viết thư chúc mừng hoặc thăm hỏi. Vậy, khi nào thì viết và viết như thế nào? Tiết này chúng ta cúng tìm hiểu.
Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần I.
- Học sinh đọc những trường hợp cần gửi thư, điện mừng hoặc thăm hỏi (sgk).
?Trường hợp nào cần gửi thư, điện chúc mừng và những trường hợp nào cần gửi thư, điện thăm hỏi?
- Hs: a,b: Thư chúc mừng.
 c, d: Điện thăm hỏi 
? Kể thêm một số trường hợp cần gửi thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
- Hs kể
?Cho biết mục đích của thư, điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào?
- Hs: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách viết
- Học sinh đọc các văn bản SGK.
? Nội dung thư, điện chúc mừng và thư, điện thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào?
- Hs:
? Trong thư, điện chúc mừng và thư, điện thăm hỏi tình cảm được thể hiện như thế nào?
- Hs: Chân thành.
? Em có nhân xét gì về độ dài của thư, điện chúc mừng và thư, điện thăm hỏi? 
- Hs: Ngắn gọn, súc tích.
? Gv cho hs cụ thể hoá câu 2 SGK
- HS làm.
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
I. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN VIẾT THƯ, ĐIỆN CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
 1. Ví dụ: SGK
 2. Nhận xét:
- a,b: Thư chúc mừng.
- c, d: Điện thăm hỏi 
- Mục đích: Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể.
II. CÁCH VIẾT THƯ, ĐIỆN CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
 1. Ví dụ: SGK
 2. Nhận xét:
 - Nêu được lí do chúc mừng và thăm hỏi. + Lí do.
 + Lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi.
 + Mong muốn những điều tốt lành
 - Viết ngắn gọn súc tích với lời lẽ chân tình.
3. Ghi nhớ:
 IV. CỦNG CỐ: 
 ? Nêu cách viết một bức thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Nắm kĩ các nội dung 
 - Làm các bài tập SGK.
NS: 10/5/2010
Tiết 174 : THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc trường hợp viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kĩ năng: Biết cách thức viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi.
3. Giáo dục: Giáo dục học sinh biết thể hiện tình cảm bằng lời chúc mừng và thăm hỏi.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
2. HS: Học sinh chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 I.	Ổn định lớp.
 II.	Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu, cách viết thư, điện chúc mừng hoặc thăm hỏi?
 III.	Bài mới.
1.Nêu vấn đề: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu lí thuyết. Tiết này chúng ta sẽ luyện tập.
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
- Học sinh làm bài tập 1,2 và 3 trong SGK.
- Hs làm bài 3, trình bày, nhận xét.
III. LUYỆN TẬP.
 1. Bài tập 1. Hoàn thành 3 bức điện ở mục 1 theo mẫu.
 2. Bài tập 2.
- Tình huống viết thư, điện mừng: a,b,d,e.
- Tình huống viết thư, điện thăm hỏi: c.
3. Bài tập 3: Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện.
 IV. CỦNG CỐ: 
 ? Nêu cách viết một bức thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Nắm kĩ các nội dung 
 - Tiết sau trả bài.
NS : 15/5/2010 
Tiết 175: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HKII
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Giúp hs củng cố khắc sâu kiến thức đã kiểm tra trong bài thi kết thúc HK2. Từ đó tự đánh giá kiến thức cũng như kĩ năng của mình để có kế hoạch ôn tập tốt cho thi vào cấp 3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự đánh giá, tự sữa lỗi.
3. Giáo dục: Giáo dục hs thái độ tự giác vươn lên trong học tập.
B. CHUẨN BỊ:
 1. GV : Giáo án, chấm chữa bài hs, bảng lỗi của hs.
 2. HS : Ôn tập bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
 III. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 Họat động 1 : Đặt vấn đề.
- Gv: Chúng ta đã hoàn thành chương trình học kì 2 và đã kiểm tra học kì. Tiết học này chúng ta sẽ trả bài.
 Họat động 2 : Hướng dẫn chữa bài.
- Gv nhắc lại đáp án theo yêu cầu của Sở GD.
- Gv nêu theo hướng dẫn chấm của sở.
Hoạt động 3: Nhận xét.
- Câu 1: Học sinh làm tốt song lấy ví dụ chưa chính xác..
- Câu 2: Làm khá tốt.
- Câu 3: Hầu hết làm tốt.
- Câu 4: - Trình bày được các luận điểm
 - Phân tích nhầm lẫn cả 3 nhân vật.
* Tỉ lệ điểm số :
Lớp 
Giỏi
Khá
TB
yếu
9c
9d
3
3
10
13
16
15
7
5
Hoạt động 3 : Trả bài.
- Gv trả bài cho hs.
- Hs xem lại bài, nêu thắc mắc (Nếu có)
- Thu bài.
I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BÀI LÀM:
Câu 1 : Nêu được 2 khái niệm, mỗi khái niệm cho một ví dụ.
Câu 2 : Chép đúng 4 câu thơ, nêu được nội dung là bốn câu thơ thể hiện một không khí gia đình hạnh phúc. 
Câu 3: Nêu tên tác giả tác phẩm và nội dung nghệ thuật như ghi nhớ SGk
Câu 4: 
Nghị luận về một nhân vật văn học.
II. NHẬN XÉT:
III. TRẢ BÀI:
 IV. CỦNG CỐ:
 - Gv nhắc lại một số lưu ý khi làm bài kiểm tra.
 + Đọc thật kĩ đề.
 + Cần đọc thêm STK để mở rộng kiến thức, dẫn chứng.
 + Nắm chắc các kiểu văn bản.
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức.
 - Hệ thống hoá kiến thức chuẩn bị để ôn thi vào cấp 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_hoc_ki_i_gv_nguyen_thi_thanh_huyen_truong.doc