Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - Tiết 91 đến 95

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - Tiết 91 đến 95

Tiết 91-92

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

< chu="" quang="" tiềm="">

A/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu sức thuyết phục của tác giả.

- Giáo dục thói quen, lòng say mê đọc sách.

B/ Chuẩn bị :

- Thầy : sgk,sgv,tài liệu tham khảo.

- Trò : Soạn bài theo CHĐH VB

C/ Phương pháp:

- Diễn dịch, vấn đáp, trao đổi , bình giảng, hđ nhóm, cá nhân.

D/ Tiến trình giờ dạy:

I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1)

II. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn. ( 5)

III. Bài mới: Tích luỹ tri thức là điều vô cùng quan trọng.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - Tiết 91 đến 95", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kỳ II
Ngày soạn: 2/1/2010 
Ngày giảng:4/1/2010 	Tiết 91-92
Bàn về đọc sách
A/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu sức thuyết phục của tác giả.
- Giáo dục thói quen, lòng say mê đọc sách.
B/ Chuẩn bị : 
- Thầy : sgk,sgv,tài liệu tham khảo.
- Trò : Soạn bài theo CHĐH VB
C/ Phương pháp: 
- Diễn dịch, vấn đáp, trao đổi , bình giảng, hđ nhóm, cá nhân.
D/ Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
II. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn. ( 5’)
III. Bài mới: Tích luỹ tri thức là điều vô cùng quan trọng...
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hđ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ( 5’)
? Những nét cơ bản về tác giả và VB “ bàn về đọc sách”?
HS: Phát biểu theo chú thích * Sgk.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
GV: Bổ sung:
- Tác giả bàn về đọc sách không phải là lần đầu. Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. (60’)
GV: Nêu Y/c đọc => đọc mẫu.
HS: đọc (2 em) cho đến hết.
? Tìm và giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong VB?
HS: học vấn, học thuật,chính trị học.
? Xác định vấn đề nghị luận? Vấn đề ấy được tác giả lập luận = một bố cục chặt chẽ, rõ ràng. Em hãy chỉ ra bố cục của VB?
? Nhận xét bố cục của văn bản?
? PTBĐ của VB? Nêu một vài đặc điểm cơ bản của PTBĐ ấy?
HS: Xđịnh PTBĐ : NL và đặc điểm của nghị luận đã học ở lớp 7-8.
GV: Hướng dẫn HS phân tích theo 3 Lđ đã nêu.
HS: đọc VB => đầu ..thế giới mới.
? Câu chủ đề của đoạn văn?
HS: - Câu chủ đề: đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:
? Để triển khai câu chủ đề, làm rõ cho luận điểm thứ 1, tg đã đưa những luận cứ ( lý lẽ và dc) nào?
HS: - Lí lẽ và dẫn chứng :
+ mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.
+ Sách là kho tàng quí báu.
+ Sách là cột mốc
? Em hiểu thế nào là câu văn “ Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”?
HS: Sách cất giữ, lưu truyền, lưu giữ bằng cách ghi lại những giá trị quí giá về tinh thần, những tri thức ,tinh hoa
? Khẳng định của tác giả về tính quan trọng của sách có đúng không? lấy VD thực tế để CM?
HS: Tự bộc lộ.
? Từ đó, tác giả đi đến khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách NTN?
HS: Tìm- gach chân sgk.
- Đọc sách mới tiếp thu, tích luỹ được vốn kiến thức quý báu...
? Em hiểu “đọc sách là trả món nợquá khứ” có ý nghĩa ntn?
HS: 
- Hàng trăm ngàn quyển sách thuộc các lĩnh vực, các bộ môn => tích luỹ kinh nghiệm, tư tưởng của cha ông từ hàng nghìn năm
- Đọc sách, lắng nghe, suy nghĩ và làm theo những lời dạy bảo, phát huy được những điều tốt đẹp=> làm vừa lòng..
? Giải nghĩa từ “ Trường chinh vạn dặm” và nêu ý nghĩa của câu văn “ đọc sách là sự chuẩn bị cho 1 con người làm cuộc trường chinhhọc vấn”......
? Hãy nhận xét về cách lập luận vấn đề của tác giả?
GV: Khái quát lại Lđ1.
 NX cách phân tích ở Lđ1.
Tiết 2
HS: đọc đoạn 2: Lịch sử => lực lượng.
?Trong đoạn văn này Tgiả kh/định: đọc sách không phải dễ và đưa ra 2 cái hại thường gặp trong việc đọc sách. Em hãy chỉ ra 2 cái hại đó? Hai cái hại của việc đọc sách được Tgiả lập luận, phân tích = cách nào?
GV: Gợi ý: 
- ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu, không chuyên sâu?
- Đọc lạc hướng là gì? vì sao có hiện tượng này, cái hại của nó?
- Tác giả đã dùng những biện pháp nào để lập luận?íi: Tự bộc lộ.
GV: định hướng về:
 - đọc chuyên sâu.(sgk)
 - đọc lạc hướng (sgk)
 - Cách phân tích lập luận:=> Đối chiếu 2 cách đọc: 
+ học giả cổ đại với học giả trẻ.
+ Đọc sách lạc hướng giống như ăn uống
+ H/ảnh ẩn dụ: chiếm lĩnh học vấn như trận đánh
? Qua đó tác giả muốn báo động với chúng ta điều gì? Liên hệ thực tế và thấy điều báo động ấy có đúng không?
HS: Tự liên hệ.
?Em rút ra được bài học gì cho mình qua đoạn văn?
HS: Đọc có định hướng, lựa chọn, nghiền ngẫm, có mục đích.
HS: Đọc đoạn văn: Đọc sách không cốt=> hết.
? Xuất phát từ đâu tác giả đưa ra lời bàn về phương pháp đọc sách?
HS:
 - Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách.
- Những sai lầm trong việc đọc sách.
? Tác giả đã đưa ra 2 Lđ phụ trong Lđ bàn về phương pháp đọc sách. Đó là những Lđ nào?
HS: - Phương pháp đọc sách.
 - Phân loại sách khi đọc
? Tác giả đã phân loại sách ntn? Mối quan hệ của các loại sách ấy ra sao? Để kh/đ mối quan hệ ấy, tác giả đã dùng cách lập luận nào?
HS: Tự bộc lộ.
GV định hướng:
* Lý lẽ: KTPT rất cần cho thế giới hôm nay
* D/c: Chính trị liên quan đến lịch sử
* Phép SS, đối chiếu.con chuột.
=> rút ra kết luận.
- Không biết rộng => không thể chuyên sâu.
- Không thông thái => không thể nắm gọn.
- Biết rộng=> nắm chắc
?Tìm những chi tiết tác giả bàn về phương pháp đọc sách?
HS: - Gạch chân sgk:
+) Đọc không cốt lấy nhiều“sách cũ.
+) Đọc ít kỹ, tập thành nếp
+) Đọc kỹ tài liệu chuyên sâu, sgk, không bỏ qua sách thường thức
.
GV: Chốt ghi=> tác giả đã thâu tóm lợi ích của việc đọc sách đúng cách = 2 câu thơ rất thú vị và thấm thía.
“ Sách cũ.hay”.
? Cách lập luận của Tg ở Lđ3 có sức thuyết phục vì sao?
? Từ lời bàn về phương pháp đọc sách, ss với thực tế. Em có thể khuyên điều gì với các bạn và mọi người?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Khái quát , bình :
 Với cách viết nhẹ nhàng , lí lẽ xác đáng , lập luận chặt chẽ ,có sức thuyết phục sâu sắc , Chu Quang Tiềm đưa ra một bài học , một lời khuyên chí lí , chân thành về cách đọc sách mà cho đến tận bây giờ , bài học đó vẫn luôn luôn thấm thía với mỗi chúng ta. 
? Khái quát những biện pháp nghệ thuật đặc sắc cuả tgiả qua VB“ Bàn” ?
Văn bản đã cho người đọc những bài học sâu sắc nào?
Lưu ý: * Cách trình bày, cách phân tích, cách viết và các ý kiến đưa ra cùng với giọng điệu, bố cục.
GV: định hướng,(bảng chính.)
HS: đọc ghi nhớ sgk/7
? Tìm và phân tích tính biểu cảm trong cách viết của tgiả?
 Qua VB, em hiểu thêm gì về tác giả?
HS: Phát biểu ....
GV: Bổ sung: sgv NGV 9 tập2/6.
Hoạt động3: Luyện tập (5’)
HS: Thực hiện phần luyện tập: Tự bộc lộ suy nghĩ.
GV: Chú ý HS cách trình bày, cách phát biểu cảm nghĩ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Chu Quang Tiềm ( 1897- 1986).
- Nhà mĩ học, luân lí học nổi tiếng TQ.
2. Tác phẩm: 
- Trích trong “Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.”
II. Đọc - hiểu văn bản:
1/ Đọc- chú thích.
2/ Kết cấu, bố cục:
- VĐNL: Bàn về đọc sách.
- Bố cục: 3 phần
 + Luận đ1: Tầm qtrọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Luận đ2: Những sai lệch trong việc đọc sách.
+ Luận đ3: Phương pháp đọc sách
 => Chặt chẽ , rõ ràng.
- PTBĐ: Nghị luận về một vấn đề XH
3/ Phân tích:
3.1/Tầm quan trọng và ý nghĩa của viêc đọc sách :
* ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
- Sách là kho tàng quí báu của nhân loại thu lượm mấy ngàn năm.
- Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
- Sách ghi chép mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được.
* ý nghĩa của việc đọc sách:
- Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
=> Cách lập luận chặt chẽ, ý kiến, nhận xét đưa ra xác đáng, có lí.
3.2/ Những sai lệch dề mắc phải trong việc đọc sách:
- Sách nhiều:
+ Đọc không chuyên sâu, liếc qua nhiều, đọng lại ít.
+ Đọc lạc hướng, lãng phí thời gian , sức lực với những cuốn sách vô bổ.
- Cách lập luận: So sánh , đối chiếu = H/ảnh ẩn du, tượng trưng. D/c cụ thể , xác đáng, kết hợp lý lẽ với thực tế.
3.3/Phương pháp đọc sách:
*) P/ loại sách khi đọc:
- Sách đọc để có KTPT.
- Sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
=>mối q/hệ chặt chẽ, khăng khít.
 * Phương pháp đọc sách:
- Đọc không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc kỹ.
- Trầm ngâm ,tích luỹ,tưởng tượng tự do, suy nghĩ sâu xa.
- Đọc chuyên sâu,không bỏ qua sách thường thức.
- Đọc có MĐ, có K/hoạch, có hệ thống.
 => lí lẽ xác đáng, chặt chẽ,d/c cụ thể,ss đối chiếu gần gũi thuyết phục
4/ Tổng kết:
4.1/NT: 
– Cách trình bày xác đáng,thấu tình, đạt lý.
-Ptích cụ thể, dẫn dắtTN.
-giọng: trò chuyện, tâm tình.
- cách viết sinh đông, thú vị, giàu h/ảnh.
- Bcục chặt chẽ, hợp lý.
4.1/ .Nội dung:
4.3/ Ghi nhớ SGK /7
IV. Luyện tập
IV. Củng cố: ( 5’)
 ? Qua văn bản giúp em hiểu được cách đọc sách và lựa chọn sách như thế nào là hợp lí?
 ? Tính thuyết phục của văn bản này là gì?
V. Hướng dẫn về nhà: ( 5’)
 * Học bài:
 - Tóm tắt các luận điểm trong VB đã học.
 - Thuộc ghi nhớ sgk.
 - Tự trau dồi phương pháp đọc sách.
 * Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ.
 - Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 - Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu văn bản.
 - Tiết sau: đọc kỹ trả lời câu hỏi sgk bài: Khởi ngữ.
E.Rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................	Ngày tháng 1 năm 2010
	Tổ ký duyệt
Ngày soạn :3/1/2010 	Tiết 93
Ngày giảng :5/1/2010 
Khởi ngữ
A.Mục tiêu cần đạt: 
 - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với CN trong câu.
 - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài chứa nó (câu hỏi thăm dò như sau: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)
 - Biết đặt câu có khởi ngữ.
B. Chuẩn bị :
Thầy :SGK, SGV, tàI liệu tham khảo, bảng phụ.
Trò : Học thuộc bài cũ .
C. Phương pháp 
 - Quy nạp, thực hành, hđ nhóm, cá nhân.
D.Tiến trình giờ dạy
 I, ổn định: Kiểm tra sĩ số (1’)
 II, Bài cũ: Kiểm tra vở soạn (5’)
 III, Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hđ1:Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. (15’)
HS: Đọc các VD (sgk-7), chú ý các từ in đậm.
? XĐ thành phần CN-VN trong các câu.
HS: 
a, Còn anh, anh//không ghìm nổi xúc động.
b, Giàu, tôi//cũng giàu rồi.
c, Về các thể văn trong lĩnh vực nghệ thuật, chúng ta//có thể tingiàu và đẹp.
? Phân biệt các từ in đậm trong các VD trên với CN trong câu và trong quan hệ với VN?
HS :PBYK như bảng chính.
? Trong các VD trên, cái gì, việc gì là đối tượng được nói đến trong câu?
HS: 
a, “anh” là đối tượng đựơc nói đến.
 b, “giàu” là đối tượng đựơc nói đến.
 c, “Các thểNT” là đối tượng đựơc nói đến.
à Đề tài trong câu.
? Các từ in đậm có ý nghĩa, tác dụng gì trong câu?
HS: PBYK theo ghi nhớ sgk-8.
?Trước khởi ngữ thường có những từ nào?Có thể thêm những quan hệ từ nào vào trước khởi ngữ?
HS: XĐ: Quan hệ từ về , đối với ...
- Giải thích dựa vào ghi nhớ.
? Đặt câu có khởi ngữ.
HS: Đặt câu theo yêu cầu àgv + lớp chữa trên bảng
? Tóm lại , em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động2: Luyện tập. (15’)
HS: Đọc yêu cầu BT1 :
HS: Hoạt động nhóm nhỏ ( bàn )
Các nhóm trình bày đáp án ...
BT2.Viết lại các câu sau bằng cách ...  rút ra cái chung từ những điều đã ptích .Đây là phép lập luận thường gặp trong các dạng VB => nắm chắc đặc điểm của mỗi loại.
HS: Đọc phần ghi nhớ sgk/10?
Hoạt động2: Luyện tập ( 15’)
GV: Tìm hiểu kỹ năng p.tích trong VB “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
HS: Đọc y/c của BT 1,2,3.
- Chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 BT theo y/c của giáo viên .
- Trao đổi, thảo luận nhóm BT được giao => cử đại diện trả lời.
GV+ Lớp: chữa BT mỗi nhóm.
I. Lí thuyết :
1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
 1.1/ Phân tích ngữ liệu: Văn bản “trang phục” SGK / 9 
- Vấn đề nghị luận: Văn hoá trong trang phục .
- Hai luận điểm chính( hai qui tắc ăn mặc ):
+ ăn cho mình, mặc cho người 
+ Y phục xứng kì đức .
* Cách lập luận:
- Vấn đề được tách ra trình bày, phân tích từng bộ phận, phương diện => tìm đặc điểm , tính chất, ý nghĩa của sự vật hiện tượng.
*B.pháp lập luận:
- Nêu giảđịnh , giả thiết.
- So sánh đối chiếu.
- Giải thích ,CM, suy luận
=> Phép phân tích .
*Chốt lại v.đề:
- ĐV2: trang phục không có pháp luật nào....
- ĐV3: ăn mặc ra saohay toàn xã hội.
- ĐV cuối:
 => Tổng hợp các ý, dẫn chứng đã phân tích.
=>Phép tổng hợp
2.1/ Ghi nhớ: sgk/10
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Tg đã p.tích ntn để làm sáng tỏ luận điểm: “học vấn không chỉ .của học vấn”.
*) Thứ tự p. tích: K.quátà cụ thể, từ chungà riêng, từ hệ quảànguyên nhân.
*) Cách p.tích: - Dùng lý lẽ, đưa ra lời khẳng định,những giả thiết: có tính thực tế, xác đáng để làm rõ vấn đề.
+) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân. 	lý lẽ
+) Các thành quả sở dĩ không bị vùi lấp đều do sách vở..
+) sách là kho tàng
+) Nếu chúng ta.
+) Nếu xoá bỏ.	Nêu giả thiết
à làm rõ cho luận điểm đã nêu ở C1
2. Bài tập 2: Tg đã phân tích những lý do để chọn sách khi đọc:
- Sách nhiều , chất lượng khác nhauà người đọc dễ dẫn đến cách đọc sai lệch:
 +) Sách nhiềuà đọc không chuyên sâuàliếc qua nhiềuàđọng lại ít.
 +) Sách nhiều àđọc lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực.
- Sách có nhiều loại: chuyên môn, thường thức àcó quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau àđọc cả hai loạiàbiết rộng mới nắm chắckhđ lý do để chọn sách khi đọc đưa ra rất nhiều những d/chứng; những so sánh đối chiếu,những h/ảnh ẩn dụ tượng trưng thú vị àtạo sự thuyết phục, gần gũi, sinh động, thú vị.
3. Bài tập 3: 
 P.tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Đọc không cốt lấy nhiềuàchọn cho tinh, đọc cho kỹ.
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao
- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Đọc sách không chọn lọcàlợi ít, hại nhiều.
àTgiả đã p.tích tầm quan trọng của cách đọc sách = biện pháp lập luận chặt chẽ, d/chứng và lý lẽ xác đáng, cụ thể nhưng rất h/ảnh, thú vị; xác thực.
- Biện pháp lập luận: dùng h/ảnh so sánh, đối chiếu, giả thiết, chứng minh, suy luận từ những kinh nghiệm nhiều năm trong thực tế:
+) Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ
+) Vũ trụ vốn là một thể hưu cơ
+) giống như con chuột
4. Bài tập 4: 
 Phương pháp p.tích rất cần thiết trong lập luận. Vì có p. tích để thấy được đúng sai; lợi hại; tốt – xấu thì mới rút ra được ý nghĩa, mới hiểu được sự vật, hiện tượng muốn tìm hiểuàKL mới có sức thuyết phục.
IV. Củng cố: (3’)
? Đặc điểm của phép p.tích và tổng hợp?
? Vận dụng trong bài văn NL ntn?
V. Hướng dẫn về nhà: (3’)
 	 - Bài cũ: - Thuộc ghi nhớ, hoàn thành BT sgk.
- Làm BT 3,4,6/5 (SBT NV9/t2)
 	 - Bài mới: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp.
	- Đọc kĩ yêu cầu bài tập, định hướng cách giải.
E. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng 1 năm 2010
	 Tổ ký duyệt
------------------------------------------------
Ngày soạn : 6/1/2010
Ngày giảng : 9/1/2010
 	 Tiết 95
Luyện tập Phân tích và tổng hợp.
A/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong lập luận.
Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng các phép phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp.
Giáo dục hs ý thức luyện tập .
B/ Chuẩn bị : 
 - Thầy : sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, bảng nhóm.
 - Trò : Học thuộc bài cũ , làm đủ BT.
C/ Phương pháp :
 - Luyện tập , hoạt động nhóm , tích hợp . thoả luận , vấn đáp ...
D/ Tiến trình bài giảng : 
 	I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 	II. Kiểm tra bài cũ:
 	 ? Nêu đặc điểm của phép p.tích và tổng hợp? Khi nào cần p. tích và tổng hợp?
Đối tượng: hs trung bình
Biểu điểm: Trình bày đầy đủ nội dung ghi nhớ ( 10đ)
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động1: ( 5’) Ôn tập lí thuyết
GV : Cho HS nhắc lại KN về phép lập luận phân tích và tổng hợp .
Hoạt động 2 : (30’) Luyện tập
HS: Đọc yêu cầu BT1
? đọc ĐV(a) và đv(b) nêu nội dung của mỗi đv ?
? Trong đv(a) và (b) tgiả đã dùng phép lập luận nào? phép lập luận ấy được vận dụng ra sao?
HS: - Phép lập luận p. tích.
phép lập luận p.tích được thể hiện qua từng đoạn văn.
2 HS nên bảng làm 2 phần (a) và (b)
Dưới lớp cùng làm
GV: chữa bài tập 1.
I. Ôn tập lí thuyết :
- Phép phân tích
- Phép tổng hợp 
II. Luyện tập :
1. Bài tập 1: Xác nhận phép lập luận và nhận xét cách lập luận 
VD(a)
* Nội dung của đoạn văn: Cái hay của bài thơ “Thu điếu”
* Câu chủ đề: Câu 1 (đầu đoạn văn)
* Phép lập luận được sử dụng:
 - Phép phân tích
- Tgiả chỉ ra từng cái hay của bài thơ để hợp thành cái hay cả hồn lẫn xác:
+ Cái hay ở các điệu xanh.
+ Những cử động
+ Các vần thơ
+ Các chữ không non ép. 
? Phép lập luận ở đv (a) khác đv (b) ntn? 
? Tgiả đã dùng những biện pháp nào để làm rõ nội dung của 2 đoạn văn?
HS : Biện pháp: giải thích, CM , khẳng định.
HS: Nêu y/c theo sgk.
GV: Ghi y/c => HS làm BT 2 theo nhómàđại diện trả lời.
? Để p.tích được b/c của lối học đối phó ta cần phải tìm và trả lời những ý nào?
? B/c của lối học đối phó là gì?
- Học mà không lấy việc học là mục đích, xem việc học chỉ là phụ.
- Học không có sự chủ động mà luôn bị động, học cốt đối phó với y/c của thầy cô, đối phó với việc k tra, thi cử.
- Học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; không nắm được b/c của kiến thức; chỉ học gạo, học lệch, học thuộc lòng một cách máy móc.
- qua loa, đại khái đầu óc không tập trung
? Tác hại của lối học đối phó?
- Do bị độngà không có hứng thúàchán học àhiệu quả thấp.
- Học đối phó mất thời gian một cách vô bổ; dù có bằng cấp nhưng không có kiến thứcàkhông thể vận dụng làm việcàhiệu quả thấp.
- Làm cho con người mệt mỏi, làm thui chột tài năng, khả năng tự giác , tư duy mất dầnà tạo cho con người nhân cách xấu.
- Người học đối phó không bao giờ tạo được sự tôn trọng, nể phục, yêu mến của bạn bè và mọi người xung quanh.
GV: NX- b/sung àđịnh hướng ghi bảng.
- Y/c HS lấy dẫn chứng minh hoạ.
? Đọc lại VB “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm? P.tích lý do khiến mọi người phải đọc sách?
HS: Thảo luận nhómàghi ra giấyàcử đại diện trả lời.
GV: + lớp chữa àchốt ghi.
- Sách có tầm q.trọng và ý nghĩa to lớn đối với con người:
+)Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
+) Sách vở đã đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ, tìm tòi từ xưa ànay.
+) Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại.
+)Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng; hưởng thụ những kiến thức, lời dạy của cha ông trong quá khứ.
+) Đọc sách mới có tri thức, mới tiến bộ, mới phát triển toàn diện về mọi mặt cho mỗi con người ( tri thức, sức khoẻ, tâm hồn, dd.)
+) Tạo sự hiểu biết sâu rông, thông thái mọi lĩnh vực,nắm chắc bất cứ học vấn nàoàvận dụng những điều sách đã dạy vào thực tế.
+) Biết đúng –sai, biết yêu – ghét; đẹp –xấuàgiáo dục con người hình thành nhân cách
=> Sách không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là món ăn tinh thần; là người bạn tốt giúp đỡ con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống àmọi người cần phải đọc sách.
Đoạn văn:
 Ngạn ngữ phương đông có câu: “ Hãy để lại cho con cái một ngôi nhà, một cái nghề và một quyển sách!” Một ngôi nhà vừa là tài sản vật chất, vừa là nơi để ở theo tinh thần “ an cư lập nghiệp”. Một cái nghề vừa là phương tiện kiếm sống, vừa là phần đóng góp nhỏ bé của một công dân cho XH. Còn một quyển sách là tài sản tinh thần vô giá. Trong quyển sách ấy có tri thức, có kinh nghiệm sống, có hoài bão, có ước mơcủa tiền nhân truyền đạt và gửi gắm cho muôn đời con cháu. Trong rất nhiều lời răn dạy của tiền nhân,chắc chắn có rất nhiều lời răn bổ ích, thấm thía về học hành. Như vậy việc học tập có vai trò q.định trong việc lập thân của mỗi con người. Vì vậy muốn thành tài phải khổ công tập luyện ; phải học có đầu, có đuôi, học đến nơi đến chốn, tuyệt đối không được học qua loa, đối phó theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa” cốt chỉ kiếm lấy bằng mà thực chất chỉ là hành vi lừa người, dối mình.Trong quá trình học tập, tất nhiên phải đọc sách, cho nên phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc để tiếp thu hiệu quả những tri thức và kinh nghiệm của tiền nhân; đó chính là hành trang quan trọng để làm cuộc “ trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn” của mỗi người.
VD(b)
*ND đoạn văn: Mấu chốt của sự thành đạt.
* Câu chủ đề: đầu đoạn văn 1.
* Phép lập luận:
- Phân tích.
- ĐV1: Nêu những quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt.
- ĐV2: lần lượt p.tích từng quan niệm đã nêu ra ở đv1 (cái đúng, sai)
- KL lại vấn đề đặt ra: mấu chốt của sự thành đạt.à Phép tổng hợp. 
2. Bài tập 2/12: Phân tích thực chất của lối học đối phó
a, B/c của lối học đối phó:
- Học không chủ động, cốt để đối phó với thầy cô, gia đình.
b, Tác hại của học đối phó:
- Không nắm được kiến thức.
3.Bài tập 3(12): P.tích lý do khiến mọi người phải đọc sách:
4. Bài tập 4: 
 Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã p.tích trong bài: Bàn về đọc sách: 
IV. Củng cố: 3’
? Nêu cách hiểu của em về cách p.tích và tổng hợp?(ghi nhớ/tiết 94).
V. Hướng dẫn về nhà: 3’
 - Bài cũ: Thực hành tổng hợp.
+ Viết đv tổng hợp về tác hại của lối học đối phó trên cơ sở đã p. tích ở BT2,3.
 + Hoàn thành BT sgk; làm BT3,4,6 (SBT Nvăn/5)
 - Bài tiếp theo: “ Tiếng nói văn nghệ”:
E/ Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng 1 năm 2010
	 Tổ ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tiet_91_den_95.doc