Giáo án Ngữ văn 9, kì i - THCS Đông Lỗ

Giáo án Ngữ văn 9, kì i - THCS Đông Lỗ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Ổn định lớp, giới thiệu bài mới.

 - GV ổn định nề nếp lớp.

 - Giới thiệu bài mới:

 

doc 170 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9, kì i - THCS Đông Lỗ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2 :Văn bản 
phong cách hồ chí minh (Tiết 1)
	 	 (Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt: 	Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
A. ổn định lớp, giới thiệu bài mới.
 - GV ổn định nề nếp lớp.
 - Giới thiệu bài mới: 
B. Tổ chức HDHS tìm hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :Đọc- Tìm hiểu chung văn bản
- GV: Nêu ngắn gọn về tg.tp?
(HS dựa vào phần chú thích phát biểu).
- GV hỏi: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
 GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và tìm bố cục.
- GV nêu cách đọc (giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh). GVđọc mẫu.
- HS đọc, GV nhận xét và sửa chữa cách đọc của HS: 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết
- GV: Văn bản đề cập đến vấn đề nào?
Viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? 
HS: làm việc độc lập phát hiện 
- GV: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
I. Đọc- Tìm hiểu chung
1. Tác giả-tác phẩm: 
Văn bản trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị".
 2. Đọc, tìm hiểu chú thích
 a. Đọc:
Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
b. Tìm hiểu chú thích:
Một số từ ngữ, chú thích trong SGK.
3. Tìm bố cục:
* Văn bản đề cập đến vấn đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với nghị luận. Thuộc loại văn bản nhật dụng.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phần 2: những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
Hoạt động 2 : Đọc- hiểu văn bản
Tìm hiểu phần 1
- GV: Gọi HS đọc lại phần 1 
- GV: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
- HS dựa vào VB trả lời.
- GV: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- HS thảo luận, trao đổi
- GV dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho HS.
- GV: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
- HS dựa vào VB phát hiện.
- GV: Em hiểu cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại ở Người như thế nào?
 HS: Dựa vào băn bản phát hiện.
- GV: Theo em kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
- GV: Để làm nổi bật vần đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- HS: Thảo luận nhóm phát hiện. 
- GV: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?
HS: Thảo: luận
(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác hiểu văn học nước người để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc...)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
- Hoàn cảnh: bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ XX.
+ Năm 1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới.
+ Thăm và ở nhiều nước.
- Cách tiếp thu:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được).
- Nghệ thuật:
+ Cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục
+ Câu văn cuối phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh...
* Tiểu kết:
 - Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
 - Hồ Chí Minh có vốn kiến thức: 
+ Rộng: Từ văn hoá phương Đông đến phương Tây
+ Sâu: Uyên thâm.
- Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
Yêu cầu:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
...
* Luyện tập
Kể một số văn bản viết về Bác mà em đã học?
C. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;	
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo của bài. 
Tiết1- 2: Văn bản 
phong cách hồ chí minh (Tiết 2)
	 	 (Lê Anh Trà)
	I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
A. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: ? Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
Cần đạt: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ(nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi(làm nhiều nghề khác nhau.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
B. Tổ chức HDHS tìm hiểu văn bản	
GV dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc- hiểu văn bản
- GV: Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ? 
- GV: Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? 
- GV: Cho hs đọc vb, lưu ý phần 2
- GV: Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
- HS: Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống.
-GV cho HS bổ sung thêm qua VB Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
- GV: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
- GV: Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
- HS: Thảo luận nhóm
- GV: Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
- HS: Thảo luận.
- HS: Đọc lại "và người sống ở đó ...hết"
- GV: Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
- HS: Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
- GV: Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh...
Phần văn bản trên nói về thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài
Phần văn bản sau nói về thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.
2. Nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Lối sống của Bác vô cùng giản dị và thanh cao:
 + Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). 
+ Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh: cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. ở họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
Hoạt động 2: ứng dụng liên hệ bài học
- GV: Giảng và nêu câu hỏi:
Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì?
- HS: Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể
- GV: Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá?
- HS: Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.
GV: Chốt lại.
3. ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
- Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại.
- Liên hệ:
+ Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. 
+ Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá.
Hoạt động 3 :HDHS Tổng kết
- GV: Hãy nêu khái quát nội dung của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
- GV: Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy các dẫn chứng trong văn bản để làm rõ.
- HS: Tìm và phát hiện.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
* Ghi nhớ ( Sách giáo khoa)
2. Nghệ thuật của văn bản
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể l ... ng văn bản tự sự. Lấy ví dụ minh hoạ .
? Giải thích tại sao văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn tự sự?
- HS giải thích.
iii. văn bản tự sự
1. Những nội dung liên quan :
- Miêu tả trong tự sự .
- Nghị luận trong tự sự .
2. Đối thoại, độc thoại nội tâm .
- Đối thoại : là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, trong văn tự sự được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
- Độc thoại : là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Khi nói thành lời, có dấu gạch ngang đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm: là độc thoại trong suy nghĩ.
3. Ngôi kể
- Ngôi thứ nhất: Chiếc lược ngà
- Ngôi thứ 3: Làng, Lặng lẽ SaPa
4. Vai trò tác dụng của miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự
- Miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự giúp nổi bật các sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Trong văn bản (tự sự) có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, lập luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự . Vì :
- Các yếu tố miêu tả, lập luận, biểu cảm chỉ là hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính .
- Gọi tên văn bản -> căn cứ và phương thức biểu đạt chính .
- Thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một hình thức biểu đạt 
5. Kết hợp các phương thức biểu đạt
 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ theo mẫu của SGK câu 9, trang 220, cho học sinh lên điền và gọi các em nhận xét. Cần đạt:
STT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp
Tự sự
Miêu tả
Lập luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
Tự sự
x
x
x
x
Miêu tả
x
x
x
Biểu cảm
x
x
x
Thuyết minh 
x
x
Điều hành
Lập luận
x
x
x
GV nêu câu hỏi số 10, 11. HS trao đổi và trình bày, lớp bổ sung.
? Một số tác phẩm tự sự trong SGK không phải bao giờ cũng có bố cục 3 phần. Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải đủ có 3 phần?
? Tác dụng của các kiến thức văn tự sự phần TLV với việc đọc - hiểu văn bản trong SGK của em?
- HS trả lời câu hỏi 12 SGK:
Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong viết bài văn tự sự?
6. Bố cục bài văn tự sự
- Văn bản khi HS viết cần làm rõ bố cục 3 phần vì các em đang rèn kĩ năng còn các tác phẩm văn học là thể hiện sự sáng tạo rồi.
7. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp em rất nhiều trong việc đọc.
8. Kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt giúp học sinh học tốt hơn khi làm văn kể chuyện dùng ngôi kể, người kể chuyện, dẫn dắt xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc .
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục củng cố kiến thức tổng hợp chương trình HKI, chuẩn bị bài viết tiếp theo.
- BTVN: Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
Tiết 84,85: Kiểm tra tổng hợp học kì 1
( Sổ ra đề – trả bài)
Tiết 86,89: tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
- Qua hoạt động làm thơ 8 chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo tạo hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm thơ tám chữ.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
 - Kể tên các bài thơ đã học viết theo thể thơ tám chữ?
	* Tổ chức cho học sinh hoạt động:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện thể thơ 8 chữ.
HS đọc 3 ví dụ SGK trang 144.
? Điểm giống nhau của 3 ví dụ trên về hình thức thơ như thế nào?
? Số chữ trong mỗi dòng thơ?
? Cách gieo vần của mỗi ví dụ: tìm và gạch dưới những chữ gieo vần?
? Khổ thơ gồm mấy dòng thơ?
- HS xác định và trả lời cá nhân. GV nhận xét chung.
? Nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
HS nêu khái quát lại. GV cho HS đọc ghi nhớ.
I. Nhận diện thể thơ 8 chữ.
1. Ví dụ
- Mỗi ví dụ mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
- Gieo vần khác nhau.
Ví dụ a: gieo vần an, ưng, liền nhau.
Ví dụ b: gieo vần "oc"
Ví dụ c: gieo vần "at" cách nhau.
2. Kết luận.
 (Ghi nhớ SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu: điền từ vào chỗ trống với những từ đã cho.
Yêu cầu: Phải phù hợp nghĩa.
Bài 2: Tương tự như bài 1.
GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm bài 1 - 2.
Bài 3: Cho HS đọc và tự sáng tạo thêm, yêu cầu có vần ương hoặc a ở cuối.
II. Luyện tập.
Bài 1: Điền
Câu 1: Ca hát	Câu 3: Bát ngát
Câu 2: Ngày qua	Câu 4: Muôn hoa
Bài 2: Điền.
Câu 1: Cũng mất	Câu 3: Đất trời
Câu 2: Tuần hoàn
Bài 3: Thêm câu:
Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
Tiết 89: Hoạt đông 3: Tập làm thơ tám chữ
- GV cho các tổ thi làm thơ tám chữ.
- Các tổ làm: Các cá nhân làm, đọc trước tổ, chọn ra bài xuất sắc nhất để chọn thi với các tổ khác.
- Bài chọn thi giữa các tổ được đọc trước lớp, cả lớp nhận xét, góp ý về nội dung, hình thức.
- GV nhận xét chung và cho điểm các tổ.
 * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục làm thơ tám chữ
- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I.
Tiết 87,88 - Văn bản: Những đứa trẻ (Đọc thêm)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương; Nắm được nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
	B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Ngôi kể chuyện số 1 có tác dụng gì?
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản
Học sinh đọc chú thích tác giả.
? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp tác giả M Gorki?
- HS trả lời khái quát. GV bổ sung.
? Hiểu gì về xuất xứ đoạn trích và tác phẩm tự truyện của Gorki?
Giáo viên giải thích và tóm tắt tác phẩm (SGV).
Giáo viên hướng dẫn đọc - Giáo viên nêu tóm tắt phần trích - Học sinh đọc một vài đoạn.
 GV kiểm tra việc nắm từ ngữ khó của HS.
? Đoạn trích có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần?
? Chuyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? - HS xác định được: Ngôi thứ nhất - Aliôsa.
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả M Gorki:
- Nhà văn Nga nổi tiếng.
- Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng thiếu tình thương.
- Là người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ XX.
- Vừa lao động vừa sáng tác rất nhiều.
2. Tác phẩm:
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
Trong "Thời thơ ấu": cuốn đầu trong bộ ba tiểy thuyết tự truyện.
b. Đọc, tìm hiểu chú thích, tóm tắt đoạn trích:
c. Bố cục : 3 phần.
- Tình bạn trong trắng.
- Tình bạn bị cấm đoán.
- Tình bạn tiếp diễn.
 Kể theo trình tự thời gian.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
- HS xác định. GV đặt tiêu đề.
? Tìm ra điểm giống và điểm khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
? Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau.
- Học sinh tóm tắt văn bản.
? Đọc truyện tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào ? Tại sao nhà văn lại có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc động như vậy?
- HS nhận xét và lí giải.
Tiết 85
? Tìm những đoạn văn câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
? Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
- Học sinh thảo luận theo 2 nhóm - Học sinh báo cáo nhận xét .
Giáo viên tổng hợp, kết luận.
? Chuyện đời thường, vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể truyện của Gorki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này ?
 - HS phát hiện và phân tích.
? Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
- HS nhận xét và lí giải.
? Vì sao trong câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc tên đến bọn trẻ nhà đại tá? 
- HS nhận xét và lí giải: câu truyện thêm kết quả, đậm đà màu sắc cổ tích.
II. đọc-hiểu văn bản:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương 
- A li-ôsa : bố mất ở với bà ngoại.
- 3 đứa con ông đại tá : mẹ mất sống với bố và dì ghẻ (quý tộc).
 Đều sống thiếu tình thương, thuộc các giai cấp khác nhau.
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ. Ali ôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng - chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau.
- Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
 Tác giả nhớ lại tuổi thơ cay đắng, nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình .
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa.
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết: : "Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con" - sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
Thể hiện sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện "Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ........" - So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích 
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ - Ali ôsa liên tưởng đến nhân vật mụ gì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích - Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn .
- Chi tiết người "mẹ thật" Aliôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích - động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ thể hiện khao khát tình yêu thương của mẹ .
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cho cháu nghe, khái quát "có lẽ tình cảm những người bà đều tốt" chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc ...
 Nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp .
- Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ thể hiện ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu
Hoạt động 3: Tổng kết - luyện tập
? Nêu khái quát nội dung chính của đoạn trích học?
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản là gì?
- HS tóm tắt lại. GV bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ. 
GV cho HS làm việc theo nhóm: Chia bài văn 3 phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần
 Đại diện nhóm trả lời. GV bổ sung.
III. Tổng kết - luyện tập 
1. Nội dung - nghệ thuật: 
- Chủ đề : Tình bạn thân thiết giữa chú bé Ali ôsa với 3 đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp cản trở của người lớn .
- Nghệ thuật kể chuyện :
+ Tự thuật .
+ So sánh chính xác .
+ Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật .
+ Đời thường, cổ tích lồng vào nhau .
2. Luyện tập : Câu 1 SGK .
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT; làm bài 4.
	- Chuẩn bị: 
Tiết 90: Trả bài kiểm tra cuối học kì 1	 
( Sổ ra đề – trả bài)

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van hoc ky 1.doc