Giáo án Ngữ văn 9 - Lã Vũ Việt Hằng

Giáo án Ngữ văn 9 - Lã Vũ Việt Hằng

TUẦN 1- BÀI 1

Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

 Lê Anh Trà

 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

.Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh- sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị- để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.

. Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.

. biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

TIẾT 1 – 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

A- MỤC TIÊU:

 - Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác, và có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B- CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tham khảo thêm các tư liệu về phong cách Hồ Chí Minh.

- Học sinh: Đọc, soạn bài trước. Sưu tầm các câu chuyện bài hát về Bác.

C- TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP

I. Ổn định tổ chức lớp

II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

III. Hoạt động dạy - học

1. Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 166 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Lã Vũ Việt Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/8/2008 
 Ngày giảng: 21/8/2008
Tuần 1- Bài 1
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
 	 Lê Anh Trà 
 Kết quả cần đạt
.Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh- sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị- để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
. Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.
. biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Tiết 1 – 2: Đọc – hiểu văn bản
A- Mục tiêu:
 - Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 - Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác, và có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tham khảo thêm các tư liệu về phong cách Hồ Chí Minh.
- Học sinh: Đọc, soạn bài trước. Sưu tầm các câu chuyện bài hát về Bác.
C- Tiến trình trên lớp
I. ổn định tổ chức lớp
II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
2. Tổ chức các hoạt động : 
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
GVHD đọc và đọc mẫu.
? Đọc văn bản?
? Nêu tác giả và xuất xứ của đoạn trích?
- Lắng nghe để lựa chọn cách đọc
- Học sinh đọc bài
- Đoạn văn bản được trích "Phong cách HCM cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà.
I- Đọc và chú thích.
1. Đọc:
2. Chú thích:
? Trong văn bản Lê Anh Trà sử dụng 1 số t từ Hán Việt, em hãy giải thích từ “phong 
cách, uyên thâm, hiền triết”?
- HS giải thích 
? Văn bản trên được viết theo
 phương thức biểu đạt nào 
và thuộc loại văn bản nào đã học ? 
- Văn bản viết theo lối văn chính luận thuộc văn bản nhật dụng: Nói về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
? Văn bản trên được chia làm 
mấy phần? Nêu giới hạn và đại 
ý của từng phần?
- Văn bản gồm 2 phần
1.Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của HCM
3/. Bố cục
-Phần1:đoạn 1
-Phần 2: 2 đoạn cuối.
 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Học sinh nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Bằng kiến thức lịch sử hãy cho biết Bác có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
? Đọc lại đoạn 1 và cho biết người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm
? Nhóm 1: Thảo luận tìm hiểu Bác đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bằng cách nào thông qua những hoạt động gì?
? Nhóm 2: Thảo luận tìm hiểu: Người tiếp thu tìm hiểu: Người tiếp thu 1 cách chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới như thế nào?
? Em có nhận xét gì về những hành động, việc làm và tính cách HCM?
- Từ tháng 6/1911 Bác làm đầu bếp cho 1 tàu buôn Pháp lênh đênh khắp 5 châu 4 biển hơn 30 năm ...
* Nhóm 1: Để hiểu biết sâu rộng nền văn hoá và có vốn tri thức văn hoá sâu rộng Bác Hồ đã
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
- Học hỏi tìm hiểu đến sâu sắc.
* Nhóm 2: Bác tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động.
- Tiếp thu cái đẹp, cái hay phê phán những hạn chế, tiêu cực.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
II - Tìm hiểu văn bản
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
- Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước trên thế giới.
- Người tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
? Qua đó giúp em hiểu gì về phong cách HCM trên phương diện tiếp thu văn hoá nhân loại.
ị HCM là người ham học hỏi, hiểu biết sâu rộng, cần cù thông minh, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tiếp thu những tinh hoa văn hoá tiến bộ của thế giới
? Câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung phần 1?
- Câu cuối
? Qua đó em có nhận xét gì, về những thủ pháp nghệ thuật của tác giả?
(Tích hợp văn công nghị luận)
đ Cách lập luận chặt chẽ theo kiểu quy nạp câu cuối chốt lại nội dung cả đoạn đồng thời mở ra 1 vấn đề mới chuẩn bị cho phần 2.
Hết phần 1
? Đọc thêm phần còn lại của văn bản và bằng kiến thức lịch sử hãy cho biết các phần văn bản tác giả ứng với những giai đoạn nào trong cuộc đời của Bác?
- Phần đầu là thời kì Bác bôn ba hải ngoại phần 2, 3 là thời kì Bác làm chủ tịch nước trực tiếp làm lãnh đạo cách mạng Việt Nam
2. Nét đẹp trong lối sống của HCM.
? Tìm những câu văn nói về nơi ở, nơi làm việc của Bác?
? Qua đó em có nhận xét gì về nơi ở và nơi làm việc của người?
? Tìm những chi tiết nói về trang phục và việc ăn uống của Bác?
? Liên hệ với khu di tích Hồ Chủ tịch?
- Nơi ở và làm việc: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh chiếc ao, chiếc nhà sàn chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách.đ Đơn sơ giản dị
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc ao trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, chiếc vali con với vào bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
- ăn uống: ( kho, rau luộc, dưa nghém, cà muối, cháo hoa...)
- Bác là người có lối sống giản dị, thanh cao – rất dân tộc, rất Việt Nam, rất phương Đông. 
? Đưa ra những chi tiết đó tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì? (Tích hợp văn thuyết minh)
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời đại với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
? Qua trên em có cảm nhận gì về lối sống của Hồ Chí minh?
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với những vị hiền triết có những điểm giống và khác nào?
? Việc so sánh đó nhằm mục đích gì?
*) GV bình
- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên (Thuyết minh kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật khác)
- Họ thường ăn xung mặc sướng, đi xe hơi ở nhà lầu, ăn mạc sang trọng,... Bác của chúng ta hoàn toàn được đãi ngộ như vậy.
đ Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị
- Giống: giản dị, thanh cao
- Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
đ Lối sống của Bác kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân
? Học xong phong cách HCM em có suy nghĩ gì về cuộc sống của chúng ta trong thời đại hiện nay?
? Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩa gì về việc đó ?
- Trong thời đại ngày nay hội nhập và phát triển. Có nhiều thuận lợi chúng ta tiếp xúc với những luồng văn hoá hiện đại có nhiều cái tốt cái xấu vì vậy cần tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Sống theo làm việc và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại
đ ý nghĩa của việc học tập phong cách Hồ Chí Minh (hoà nhập nhưng không hoà tan, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ....)
? Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
Nghệ thuật
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ NBK cách dùng từ Hán việt ...
- Đối lập: Vĩ nhân mà giản dị gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá mà hết sức dân tộc, Việt Nam
? Qua đó văn bản đề cập tới nội dung gì?
? Đọc ghi nhớ trong SGK
*) Ghi nhớ/sgk
Hoạt động 3: Củng cố (kiểm tra đánh giá )
 - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Lê Anh Trà - Tác giả bài " Phong cách Hồ Chí Minh" là:
A. Nhà sử học	 	C. Nhà giáo 	
B. Nhà văn	D. Nhà lý luận phê bình văn học
E. Cả C và D đều đúng 
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là:
A. Nhà cách mạng lỗi lạc.	
B. Người chiến sỹ công sản vĩ đại.
C. Là tinh hoa và khí phách của người Việt Nam.
D. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
IV. Hướng dẫn về nhà 
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Tập viết những văn bản nhật dung
- Làm các bài tập ở vở bài tập
- Đọc soạn bài 2
 Ngày soạn: / 8/2008 Ngày giảng: / 8/2008
 Bài 1: Tiết 3
 Các phương châm hội thoại
A - Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh
 - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Kỹ năng:
 - Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3. Giáo dục cho học sinh có ý thức trong giao tiếp.
B - Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài, xem các nội dung và sưu tầm các tư liệu.
2. Học sinh: Xem lại các nội dung về hội thoại đã học ở lớp 8 và chuẩn bị bài mới.
C - Tiến trình trên lớp
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
? Nhắc lại các đơn vị kiến thức về giao tiếp đã học ở lớp
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: ở lớp 8 các em đã học 1 số kiến thức về hội thoại để giúp các em giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống chúng ta sẽ học một số phương châm hội thoại.
2. Tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu phương châm về lượng
- Mục tiêu: học sinh nắm và vận dụng được phương châm về lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc phân vai đoạn đối thoại phần 1 ?
? Dựa vào kiến thức lớp 8 cho biết đoạn hội thoại đó có mấy vai giao tiếp và mấy lượt lời? 
? ở lượt lời cuối cùng Ba trả lời như vậy có đáp ứng điều mà An muốn biết không ? Vì sao ?
? Cần trả lời sao cho tốt ?
? Qua đoạn hội thoại trên cần rút ra bài học gì khi giao tiếp ?
- Có 2 vai giao tiếp là An và Ba. Với 4 lượt lời
- Ba trả lời chưa đúng vì điều An hỏi là 1 địa điểm cụ thể nào đó?
- Khi nói cần phải có nội dugn đúng với yêu cầu của giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
I/Phươngchâm về lượng.
1. Xét ví dụ:
a. Đoạn hội thoại
? Kể lại truyện"Lợn cưới áo mới" ?
? Truyện cười này được học ở lớp mấy? (Tích hợp văn)
- Học sinh tự kể
- Truyện được học ở lớp 6 nhằm phê phán thói khoe khoang của 2 anh chàng trong chuyện
b. Truyện cười "Lợn cưới áo mới"
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra anh có "lợn cưới" và anh có "áo mới" phải hỏi và trả lời như thế nào là đủ?
? Qua câu truyện cười trên ta rút ra bài học gì khi giao tiếp?
-> Việc mắc lỗi như 2 ví dụ trên là vi phạm phương châm về lượng.
? Đọc ghi nhớ 1?
- Vì nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
+ Bác có thấy con lợn của tôi 
+ Tôi chẳng thấy
- Không nói nhiều hơn những gì cần nói
- Học sinh đọc ghi nhớ
2. Ghi nhớ (1)
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương châm về chất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Kể lại truyện cười "Quả bí khổng lồ"?
? Truyện cười phê phán điều gì?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Phê phán tính nói khoác
- Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
II - Phương châm về chất
1. Xét ví dụ: 
? Nếu thấy bạn nghỉ học mà không biết lí do em có nói bạn nghỉ học vì ốm không?
? Qua đó trong giao tiếp cần tránh những điều gì ... ng từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
I- Từ tượng thanh và từ tượng hình.
? Những từ tượng thanh, tượng hình thường là những từ loại nào ?
? Tìm những tên loại vật là từ tượng thanh ?
? Đọc đoạn văn phần 3 ?
? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích?
*GV chốt rồi chuyển.
- Thường là từ láy: ào ào, choang choang, lanh lảnh, lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, ngất nghểu, lom khom, thướt tha.
- Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, quốc, mèo, bắt cô trói cột, bò cành cạch.
- Các từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
- Tác dụng: Miêu tả đám mây một cách cụ thể sinh động.
1. Khái niệm:
- Từ tượng thanh
- Từ tượng hình
2. Tên loài vật:
3. Từ tượng hình và giá trị sử dụng 
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tổng kết về một số phép tu từ từ vựng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
? Thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói giảm, nói qúa, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, cho ví dụ ?
? Tìm các biện pháp tu từ trên trong những văn bản đã học (Tích hợp) ?
? Đọc và nêu yêu cầu bài 2.
*GV cho HS đọc từng phần và làm từng phần ?
- Mỗi học sinh nhắc lại một khái niệm về một phép tu từ và cho ví dụ.
- Học sinh từ tìm và lấy ví dụ.
a) ẩn dụ:
- Hoa, cánh: TK và cuộc đời
- Cây, lá: Gia đình Kiều
-> Mong manh trước bão tố cuộc đời.
b) So sánh: Miêu tả sinh động làm rõ hơn các cung bậc âm thanh -> Hay tự nhiên.
c) Nói quá, Nhân hoá: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của
d) Nói quá: Kiều và Thúc Sinh tuy gần nhau về khoảng cách địa lý nhưng xa nhau về thân thế.
II- Một số phép tu từ từ vựng.
1. Khái niệm.
a. So sánh
b. ẩn dụ
c. Nhân hoá
d. Nói giảm
e. Nói tránh
f. Điệp ngữ
g. Chơi chữ
2. Bài tập.
3. Phân tích nét nghệ thuật độc đáo
e) Chơi chữ:
- Khuôn âm -> Thuận miệng ()
- ý nghĩa và tài hiếm ..... “tai” của Kiều cũng nên tai tội
? Đọc và nêu yêu cầu của BT 3 ?
*GV cho học sinh làm bài theo nhóm ?
? Mỗi nhóm phân tích một phần ?
? Các nhóm báo cáo kết quả?
? Nhận xét bài làm của nhóm bạn?
Giáo viên chốt rồi chuyển.
a) Điệp từ “Còn” dùng từ nhiều nghĩa “Say xưa”.
b) Nói qúa -> Nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế quân Lam Sơn.
c) So sánh: Như tiếng hát sa, như vẽ
-> Miêu tả không gian thành bình, thơ mộng ngay trong lòng thủ đô kháng chiến.
-> Tâm hồn tinh tế, lạc quan.
d) ẩn dụ: Mặt trời: Người con là ánh sáng ,niềm tin, vật quý của người mẹ.
D. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung bài tổng kết.
- Xem lại các bài tập và hoàn thiện vào vở.
- Ôn lại các bài tổng kết về hoàn thiện từ vựng, để chuẩn bị cho tiết sau luyện tập tổng hợp.
...............................................................&&&&&&................................................................Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu: 
	1- Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về thể loại đã học từ đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Qua hoạt động làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, cảm thụ và sáng tạo thơ tám chữ.
B. Chuẩn bị:
GV:- Chuẩn bị một số bài thơ tám chữ
HS: - Nghiên cứu trước bài.
 - Làm trước một số bài thơ tám chữ.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức lớp:
	II. Kiểm tra bài cũ.
? Em hiểu như thế nào về nghị luận trong văn bản tự sự.
	III. Dạy bài mới.
	1) Giới thiệu bài: Các em đã từng biết một số bài thơ tám chữ tạo vậy thơ tám chữ có đặc điểm như thế nào? Cách làm thơ tám chữ ra sao? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay.
	2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh nhân diện thể thơ tám chữ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
? Đọc các ví dụ a, b, c trong SGK ?
 - HS đọc bài.
I. Nhận diện thể thơ 8 chữ
? Điểm giống nhau về hình thức thơ của 3 ví dụ trên là gì ?
1. Ví dụ
? Số chữ trong mỗi dòng thơ ?
- Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ
? Cách gieo vần ở ví dụ a như thế nào ? Gạch chân dưới những từ gieo vần.
a. Tan -> ngân; mới -> gội
b. Về -> nghe; học -> nhọc; bà - Xa
c. ngát -> hát; son -> non; đứng -> dựng; tiên -> nhiên
? Em có nhận xét gì về cách gieo vần, cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?
? Qua các ví dụ trên em hiểu gì về thể thơ 8 chữ ?
? Đọc ghi nhớ ?
? Em biết những bài thơ 8 chữ nào đã học ?
*GVKl và chuyển
- Đa phần gieo vần chân có khi liền, có khi cách câu. Có khi được chia làm nhiều khổ 4 câu 1 khổ hoặc có khi viết liền thành khổ dài không hạn định số câu.
- Học sinh dựa vào ghi nhớ trả lời
2. Ghi nhớ (SGK)
	* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
? Đọc và nêu yêu cầu của BT 1?
? Giáo viên gọi mỗi học sinh điền 1 câu sau đó ghép khổ ?
? Nhận xét.
? Đọc nêu yêu cầu bài tập 3.
? Giáo viên cho lớp thảo luận rồi gọi trình bày ?
? Nhận xét.
 - Bài 2, 4 cho về nhà.
 - Giáo viên chốt rồi chuyển.
- Bài 1
C1: Ca hát
C2: Ngày qua.
C3: Bát ngát
C4: Muôn hoa.
Bài 3.
Câu 3. Sai vì không đúng thanh điệu (thăng bằng) và hiệp vần “ương” với câu trên ở chữ cuối sửa: thân thương, vào trường
II. Luyện tập 
Nhận diện thể thơ 8 chữ.
Bài 1.
Bài tập 3
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành làm thơ 8 chữ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
? Đọc và nêu yêu cầu của BT 1 ?
*GV yêu cầu 2 – 3 HS điền
? Gọi nhận xét ?
? Đọc và nêu yêu cầu của BT 2 ?
*GV cho HS làm theo nhóm 
? Gọi các nhóm trình bày
? Gọi nhận xét ?.
? Giáo viên yêu cầu các nhóm công bố các bài thơ 8 chữ đã chuẩn bị ở nhà và cho học sinh bình như yêu cầu của bài tập 3.
*GVKL
C3: Vườn, rừng, trời ...
C4: Qua, nhanh ...
Bài 2: Có thể điền các câu 
- Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
- Góc sân trường đầy k/niệm mến thương. 
- Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
- Những bạn bè vui vẻ đến quanh ta.
- Bằng lăng buồn, rơi rụng tím quanh ta ...
- Học sinh công bố các bài thơ 8 chữ đó chuẩn bị ở nhà rồi bình chéo.
III.Thực hành làm thơ 8 chữ
 Bài 1.
 Bài 2
 Bài 3.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được đặc điểm của thơ 8 chữ 
- Sưu tầm các bài thơ 8 chữ để hiểu hơn về thể loại này.
- Tập làm các bài thơ 8 chữ.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 55: Trả bài kiểm tra văn 
A.Mục tiêu: 
	1- Kiến thức: 
- Nhằm thông báo kết quả bài làm cho học sinh.
-Học sinh rút kinh nghiệm về bài làm của mình: Phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt hạn chế của mình.
- Cung cấp thêm những tri thức về văn học trung đại cho học sinh và củng cố những kiến thức đã học.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đánh giá, chữa lối ..
	3. Giáo dục .
- Giáo dục cho học sinh lòng trân trọng những tác giả văn học Trung Đại, lòng tự hào về văn hoá dân tộc.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	- Tổng hợp kết quả.
	- Tổng hợp những ưu điểm, khuyết điểm của học sinh.
	- Bảng phụ ghi bài chữa lỗi.
	2. Học sinh.
	- Xem lại các kiến thức cho liên quan trong bài kiểm tra.
C. tiến trình trên lớp:
	I. ổn định tổ chức lớp:
	II. Kiểm tra bài cũ.
	? Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ mà em thích nhất trong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và cho biết lý do vì sao em thích ?
	? Nêu cảm nhận của em về bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt ?
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ mà em thích nhất trong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và cho biết lý do vì sao em thích ?
	? Nêu cảm nhận của em về bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt ?
	3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
Trong tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về văn học trung đại. Để thông báo cho các em về kết quả bài làm cũng như giúp các em rút kinh nghiệm về bài viết này hôm nay chúng ta có tiết trả bài.
	b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu định hướng làm bài.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được cách làm bài để tự đánh giá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
? Nhắc lại đề bài ?
? Phần trắc nghiệm cần làm như thế nào ?
- 2 phần -> trắc nghiệm
 -> tự luận
- Lựa chọn phương án trả lời đúng
I.Định hướng làm bài.
1.Yêu cầu đề.
*GV đọc lại các câu trắc nghiệm và cho học sinh trả lời, gọi nhận xét và giáo viên chữa bài.
? Phần tự luận cần làm ntn ?
*GV: nêu yêu cầu biểu điểm của phần này .
Giáo viên chốt rồi chuyển.
 * Trắc nghiệm.
Câu1: 1 – d, 2 - c, 3 - b, 4 - a, 5 - e 
Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D
Câu 5: D Câu 6:D Câu 7: D * Tự luận.
- Viết lại đúng câu thơ miêu tả vẻ đẹp đôi mắt của Thuý Kiều.
- Nêu được các phương diện thể hiện tinh thần nhân đạo trong tác phẩm truyện Kiều
2.Định hướng đánh giá.
* Hoạt động 2: Tổ chức nhận xét bài làm của học sinh 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
*GV nhận xét về bài làm của học sinh.
+ưu điểm:
- Đại đa số các bài làm đúng yêu cầu của đề bài.
- Nhiều bài làm tốt, đúng nhiều câu trắc nghiệm và phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều khá sâu sắc: Ngô Hương, Thanh Hương, Hảo, Bích, Trang, Lan Phương, Đào Hoa, Tuấn, Lan...
- Nhiều bài sạch đẹp và rõ ràng
 + Nhược điểm:
- Một số bài phần tự luận còn sơ sài: Nam, Sĩ, Khoẻ, Việt, Quân, Đạt, Tặng, Điệp... 
- Nhiều bài sai một số câu trắc nghiệm
- Nhiều bài gạch xoá và dùng bút tẩy nhiều: Nam, Sĩ, Khoẻ, Việt, Quân, Đạt...
- Nhiều bài viết chưa đúng hình thức một bài văn ngắn: Ngô Hà, Sĩ, Quân...
- Chữ viết còn cẩu thả: Đạt, Việt, Nam, Hoàng
- Sai chính tả nhiều: Sĩ, Phạm Hải, Tuyên, Phong
II Nhận xét.
1: Ưu điểm
a. Nhận thức
b. Diễn đạt.
2. Hạn chế.
a. Nhận thức
b. Diễn đạt.
	 * Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chữa lỗi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
*GV dùng bảng phụ ghi bài của Sĩ sai về viết thơ : Nàn thu thuỷ lét giang sơn
? Đọc và nhận xét ?
? Với những lời như vậy cần sửa chữa như thế nào ?
*GV đưa bài của Minh “Sau khi học song đoạn trích Truyện Kiều của NDu giá trị nội dung của đoạn nói về sự bất công ...”
? Đọc và chỉ ra lỗi sai trong câu văn của bạn?
? Hãy sửa lại ?
*GV yêu cầu đọc chữa lỗi câu văn trên bảng trích ở bài của Quân “Truyện Kiều là một bài thơ hay, một đoạn văn dúp ta hiểu rõ nhữ ý nghĩa chứa đựng trong nó”
*GVKL vấn đề và yêu cầu HS xem lại bài của mình, tự chữa những chỗ sai mà GV đã gạch chân.
- Học sinh đọc bài bạn.
- Nhận xét: Bài tự luận.
- Viết sai hình thức thơ lục bát và chưa đưa vào ngoặc kép.
- HS nêu cách viết đúng.
- HS quan sát trên bảng
- Diễn đạt lủng củng, sai chính tả và dùng từ chưa thật chính xác.
- HS sửa lại bằng lời văn của mình.
- Dùng từ chưa nhất quán, sai chính tả, câu văn diễn đạt vụng.
- HS tự chữa lại theo ý hiểu của mình.
III- Chữa lỗi.
- Lỗi viết thơ.
- Lỗi diễn đạt.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài viết của mình và rút kinh nghiệm.
- Ôn lại những phần kiến thức còn làm chưa tốt.
- Đọc soạn bài mới “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9(28).doc