Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 19

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 19

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Gúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách . Thái độ nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách .

2/ Kĩ năng : cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc , sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả.

3/ Giáo dục tư tưởng:Có thái độ nghiêm túc, say mê đọc sách để trau dồi kiến thức.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi dẫn chứng khi phân tích phần 1,2,3.

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2/ Kiểm tra:Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .

3/ Bài mới:Đọc sách là một con đường tích luỹ , nâng cao vốn tri thức . đối với mỗi người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn , đi phát hiện thế giới mới . Không thể thu nhận được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không kế thừa của các thời đã qua. Ong Chu Quang Tiềm – nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc có thái độ rất tâm huyết và nghiêm túc khi bàn về vấn đề đọc sách . Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua đoạn trích

 

doc 9 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:13/01/06
Ngày soạn:16/01/06
Tuần19 Bài 18
Tiết 91.92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Chu Quang Tiềm)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Gúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách . Thái độ nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách .
2/ Kĩ năng : cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc , sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả.
3/ Giáo dục tư tưởng:Có thái độ nghiêm túc, say mê đọc sách để trau dồi kiến thức.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi dẫn chứng khi phân tích phần 1,2,3.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .
3/ Bài mới:Đọc sách là một con đường tích luỹ , nâng cao vốn tri thức . đối với mỗi người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn , đi phát hiện thế giới mới . Không thể thu nhận được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không kế thừa của các thời đã qua. Oâng Chu Quang Tiềm – nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc có thái độ rất tâm huyết và nghiêm túc khi bàn về vấn đề đọc sách . Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua đoạn trích 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
H : Đọc phần chú thích.
G : Bổ sung: Oâng bàn về vấn đề này không phải là lần đầu . Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm , dày công suy nghĩ , là lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
B/I
G : Hướng dẫn hs đọc bài với giọng nhẹ nhàng , tâm tình, chú ý cá hình ảnh so sánh trong bài.
H : 2 hs thể hiện bài đọc của mình.
B/ II.
G : Tên văn bản chúng ta đang học đã giúp em thấy kiểu văn bản này là gì?
H : Là kiểu VBNL.
G : Kiểu VB đó qui định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào dưới đây:
-Hệ thống sự việc.
-Bố cục theo từng phần: MB, TB, KL.
- Hệ thống luận điểm.
H : Theo hệ thống luận điểm. 
G : Tác giả bàn về đọc sách theo những luận điểm chính nào?
H : 1. Từ đầu đến phát hiện thế giới mới: Sự cần thiết của việc đọc sách :
-Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn .
2.Còn lại: Phương pháp đọc sách – Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn. 
G : Nếu chuyển các nội dung trên thành hai câu hỏi thì bài NL này nhằm trả lời những câu hỏi nào?
H : -Vì sao phải đọc sách ?
 -Đọc sách như thế nào?
B/ III/
1/ a.
G : Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách , tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào? 
H : Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
G : Nếu học vấn là hiểu biết thu được từ sách là gì? ? Ý nghĩa?
H : Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
-Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người . Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
G : Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
H : Sách là thành tựu đáng quý : sách là kho tàng quý báu cất giữ đi sản tinh thần nhân loại .
Muốn nâng cao học vấn, cần dựa vào thành tựu này : Nhất định phải lấy hành quả mà nhân loại đạt được trong quá khứ là điểm xuất phát.
Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên trên con đường học vấn
G : Theo tác giả, sách là kho tàng quý báu cất dữ di sản tinh thần nhân loại. Em hiểu ý kiến này ntn?
H : Tủ sách nhân loại đồ sộ , có giá trị.
Sách là những giá trị quý giá là tinh hoa trí tuệ , tươrng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
c. G : Vì sao tác giả lại quả quyết rằng:
Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá , học thuật thì nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khữ làm điể xuất phát?
H : Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại .
Muốn nâng cao học vần cần kế thừa thành tựu này.
G : ví du:
Em đã hưởng thị được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
Chẳng hạn , tri thức về tiếng việt là căn bản giúp ta có kĩ năng sử dụng đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, nói đọc, viết, kĩ năng đọc – hiểu các loại văn bản trong văn hoá đọc sau này của bản thân.
G : Nhận xét của em về cách trình bày luận điểm của tác giả? Tác dụng?
H : Tự bộc lộ.
HẾT TIẾT 1.
1/ b.
G : Tác giả không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách , ông đã chỉ ra hạn chế hay trở ngại khi đọc sách , đó là gì? 
H : đọc tiếp đoạn tiếp chú ý hai hình ảnh so sánh: giống như ăn uống, như đánh trận. Sau đó trả lời câu hỏi.
G : Caí hại đầu tiên đó là sách nhiều vô kể, tác giả đã bàn về vấn đề này như thế nào? 
H : Tự bộc lộ.
G : Tổ chức cho hs thảo luận bàn về hình ảnh so sánh.
H : Thảo luận 3 phút.
-Dễ lạc hướng, chọn nhầm, bơi loạn trong bể sách tham khảo, lãng phí tiền bạc, thưòi gian, tiền mất tật mangCách so sánh mới mẻ như lí thú.
2./a.
G : Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào?Em hiểu như thế nào về sách phổ thông, sách chuyên môn? Ví dụ
H : Tự bộc lộ.
2/ b.c.
G : Theo tác giả thì cách đọc nào là đúng đắn?
H : Tự bộc lộ.
H : (bảng phụ)
-Sách nhiều nhưng người ta không chuyên sâu.
-Đọc sách không cốt lấy nhiều
-Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức.
-Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấykhông cạn.
G : Trình bày tóm tắt về quan điểm của tác về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí?
H : (Bảng phụ)
-Đọc sách không cốt lấy nhiềumười lần.
-Đọc ít mà đọc kĩkhí chất.
-Thế gian có biết bao người đọcthấp kém.
G : Theo tác giả, thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?
H : (bảng phụ)
-Đọc rộng theo yêu cầu các môn học: Mỗi môn phải chọn lấy.không thể thiếu được.
G : Ý nghĩa giáo dục sư phậm của luận điểm này là gì?
H : Tự bộc lộ.
IV/
G : Đặc sắc nghệ thuật của bài? Tóm tắt hệ thống luận điểm trong bài?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo.
V/
G : Em hiểu gì về tác giả qua lời bàn này?
H : Thảo luận cặp.
-Oâng là người yêu sách, có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách 
G : Em học tập được gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả?
H : Thái độ khen chê rõ ràng, lí lẽ phân tích cụ thể, thuyết phục, so sánh gần gũi
G : Nếu được chọn một lời bàn về đọc sách của TG, em sẽ chọn câu nào? Vì sao?
A/ GỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả:SGK
2.Tác phẩm:
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích.
II/ Thể loại.
-Thuộc loại VBNL.
III/ Bố cục : 2 luận điểm chính.
IV/ Phân tích.
1.Vì sao phải đọc sách ?
a/ Ý nghĩa và sự cần thiết của việc đọc sách.
-Đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn .
-Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
+Sách là thành tựu đáng quí.
+Muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này.
+Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên con đường học vấn.
-Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại.
-Không đọc sách là xoá bỏ quá khứ.
-Đọc sách là trả nợ quá khứ , ôn lại kinh nghiệm laòi người, hưởng thụ kiến thức.
-Đọc sách là để chuẩn bị hành trang , thực lực về mọi mặt để con người có thể tiến xa.
=>Lập luận hợp lí, kín kẽ, sâu sắc, 
->đọc sách là một con đường tích luỹ , nâng cao vốn tri thức.
b/ Hai điều trở ngại khi đọc sách .
-Đọc không chuyên sâu, hời hợt.
-So sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẵmtngf câu, từng chữ.
-Lối học vô bổ, tốn thời gian .
-Những con mọt sách 
-Hình ảnh so sánh: giống như đánh trận, như kẻ trọc phú khoe của.
2. Đọc sách như thế nào?
a/ Cách chọn sách.
-Sách phổ thông (nên chọn lấy khoảng 50 cuốn)
-Sách chuyên môn (chọn, đọc suốt đời)
b/ Cách đọc.
-Đọc kĩ, đọc nhiều lần đến thuộc.
-đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ.
-Tác hại của thói đọc hời hợt.
-Đọc – hiểu.
c/ Mối quan hệ học vấn phổ thông và học vấn chuyên sâu và việc đọc sách .
-Bác bỏ quan niệm chỉ chú đến việc học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông.
-Nếu chỉ đào sâu CM như đi vào sừng trâu
=>Đọc sách là công việc rèn luyện, cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ; là học tập , là rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
IV/ Tổng kết.
1.nghị luận giải thích, luận điểm sáng rõ,lập luận chặt chẽ, lời văn bình dị, so sánh hình ảnh thú vị.
2.Ghi nhớ : SGK.
V/ Luyện tập.
-Nêu quan điểm của em về vấn đề đọc sách bằng ột đoạn văn (5 phút)
* Dặn dò: 
	Học kĩ bài và học ghi nhớ sgk.
	Xem trước bài :Khởi ngữ 
********************************
Ngày dạy:13/01/06
Ngày soạn:17/01/06
Tiết 93: KHỞI NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs nhận biết khởi ngữ và phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu; nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (Câu hỏi thăm dò như: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này? ) ; biết đặt câu có khởi ngữ .
2/ Kĩ năng: phát hiện khởi ngữ và đặt câu với khởi ngữ .
3/ Giáo dục tư tưởng:Trong khi nói và viết văn bản , vấn đề mình muốn nhấn mạnh hoặc gây sự chú ý, đôi khi người ta cũng dùng bộ phận này. 
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ bổ sung.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Cho hs nhắc lại hai bộ phận nòng cốt của câu: Chủ ngữ và vị ngữ, lấy ví dụ.(2 hs TB)
3/ Bài mới:Tiếng Việt là ngôn ngữ biến hình từ, và trật tự từ là phương thức ngữ pháp rất quan trọng đối với tiếng Việt. Trong câu có những bộ phận không phải nằm trong nòng cốt câu nhưng lại liên quan đến nòng cốt câu , thậm chí nó còn cho ta biết trước đề tài được n ... ó được.
I/ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ
1.Ví dụ: 
a: không quan hệ trực tiếp với vị ngữ.
b: báo trước nội dung thông tin trong câu.
c: thông báo về đề tài nói đến trong câu.
2.Kết luận:
-Đứng trước chủ ngữ.
-Nêu lên đề tài nói đến trong câu.
-Có quan hệ trực tiếp (a,b) hoặc gián tiếp với phần câu còn lại.
*Ghi nhớ: SGK.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: Xác định khởi ngữ .
a. Điều này
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
Bài 2: chuyển thành khởi ngữ .
a.Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
-> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
->Hiểu thì tôi hiểu rồi , nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Bài 3: Tìm trong VB : Bàn về đọc sách 2 câu có khởi ngữ .
* Dặn dò: Học ghi nhớ và soạn chu đáo bài: phép phân tích và tổng hợp.
Ngày dạy:14/01/06
Ngày soạn:18/01/06
Tiết 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp học sinh biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận . 
2/ Kĩ năng:phân tích, tổng hợp trong khi nói, viết.
3/ Giáo dục tư tưởng: Nói và viết lưu loát, rõ ràng, mạch lạc làm vui lòng người đọc ( nghe).
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi phần 1a và 4 bảng phụ cho hs thảo luận bài tập.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .
3/ Bài mới: Trước một sự vật, hiện tượng, người ta cso thể đem ra để phân chia thành các bộ phận trên cùng một bình diện, những ta cũng có thể so sánh, đối chiếu, suy luận để tìm ra ý nghĩa của các bộ phận ấy , tìm ra mối quan hệ giữa bộ phận ấy với nhau để cùng tổng hợp lại thành ý nghĩa chung của sự vật. Đó chính là phân tích . Có phương pháp tư duy ngược lại với phân tích , đó là tổng hợp . Cụ thể hai phương pháp này như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/ Học sinh đọc thầm ví dụ sgk.
1.a.
G : Tác giả nêu những dẫn chứng nào về trang phục? 
H : Dẫn chứng:
-Không ai ăn mặccả da thịt.
G : Vì sao không ai làm cái điều phi lí ấy?
H : Vì họ bị ràng buộc bởi qui tắc trong trang phục: đồng bộ, hài hoà giữa quần áo với giày, tất..
G : Những luận điểm chính trong bài là gì?
H : Tự bộc lộ.
G : Để xác lập 2 luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Chứng minh?
H : Lập luận phân tích, cụ thể (Bảng phụ)
-Luận điểm 1:
+Cô gái một mìnhmóng tay.
+Anh thanh niênlà phẳng tắp.
+Đi đám cưới oang oang.
->văn hoá xã hội. 
-Luận điểm 2:
+Dù mặc đẹpmà thôi.
+Xưa nay, cái đẹpmôi trường.
G : Khi phân tích cụ thể vấn dề xong, tác giả dùng phép lập luận nào? Ví dụ cụ thể?
H : Chốt lại vấn đề bằng phép tổng hợp: Thế mới biết
1.b.
G : Câu: Aên mặc ra sao toàn xã hội , có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? Từ việc tổng hợp qui tắc ăn mặc nói trên, tác giả đã mở rộng vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào?Nêu các qui định cái đẹp của trang phục như thế nào?
H : Thảo luận theo bàn và báo cáo đại diện.
2.
G : Qua bài học trên, vai trò của phân tích, tổng hợp đối với văn nghị luận như thế nào?
H : Tự bộc lộ , sau đó đọc phần ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1: Thảo luận nhóm và trình bày trên bảng phụ. (Tổ 1, 2). Báo cáo lần lượt, có nhận xét.
Bài 2: Tổ 2.
Bài 3: Tổ 3.
Bài 4: Về nhà.
Bài 3:Cách đọc sách.
-Tham đọc nhiều mà chỉ lướt quathấp kém.
-Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ thành nếp suy nghĩ sâu xa khí chất.
- Có hai loại sách cần đọc là sách về kiến thức phổ thông và sách về chuyên ngành, đó là hai bình diện sâu và rộng của tri thức.
I/ TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP .
1.Ví dụ: sgk
a/ Lập luận phân tích .
* Nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề= 2 luận điểm:
-Việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng.
-Aên mặc phù hợp đạo đức.
=>Trang phục hợp văn hoá , hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
b/ Lập luận tổng hợp .
-Aên mặc ra sao toàn xã hội.
- Từ qui tắc về trang phục mở rộng đến vấn đề ăn mặc đẹp.
2.Kết luận: 
-Phép phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh.
- Phép tổng hợp giúp ta hiểu rõ ý nghĩa.
-phân tích, tổng hợp đối lập những không tách rời.
*Ghi nhớ: sgk.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: 
-Luận điểm: Học vấn
+ Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ, truyền lại cho đời sau.
+ Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ kho tàng quí báu được lưu giữ trong sách , nếu không mọi sự bắt đầu sẽ lạc hậu, giật lùi.
+ Đọc sách là hưởng thụ thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người.
Bài 2: Lí do đọc sách.
-Bất cứ lĩnh vực học vấn nào cũng có sách đầy thư viện, do đó phải biết chọn sách mà đọc.
-Phải chọn những sách cơ bản, đích thực để đọc, không nên đọc những cuốn sách vô thưởng vô phạt.
- Đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu; tức là phải đọc những cái cơ bản nhất, cần thiết nhất cho công việc và cuộc sống của mình.
* Dặn dò: Học ghi nhớ và làm nốt bài tập; soạn bài luyện tập.
Ngày dạy:15/01/06
Ngày soạn:18/01/06
Tiết 95: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP .
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Hướng dẫn học sinh thành thạo hai kĩ năng sau: nhận diện văn bản phân tích, tổng hợp ; viết văn bản phân tích, tổng hợp .
2/ Kĩ năng: phân tích, tổng hợp trong lập luận .
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ phần I, II, III. ( sau khi hs trình bày bài cảu các em ra, giáo viên sửa chữa, sau đó mới tung đáp án gợi ý cho các em tham khảo.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Phép phân tích, tổng hợp có ý nghĩa gì? Nêu rõ từng phép lập luận đó? (2 hs)
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/ (bảng phụ)
H : Đọc thầm vb 1 sgk và chú ý câu hỏi.
G : Luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a?
H : Tự bộc lộ.
G : Luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn b ?
H : Tự bộc lộ.
II/ (bảng phụ)
G : Dẫn dắt vào vấn đề: ( STK – T20)
- Thế nào là học qua loa, đối phó? Phân tích bản chất của lối học đối phó và nêu lên những tác hại của nó?
H : Thảo luận theo bàn và báo cáo, nhận xét cụ thể.
III/ (bảng phụ)
G : Nếu vấn đề: Tại sao phải đọc sách ? Dựa vào văn bản bàn về đọc sách để làm dàn ý phân tích ?
H : Chuẩn bị cá nhân, sau đó một vài học sinh trình bày.
IV/
H : Tự chuẩn bị trong 5-7 phút sau đó gọi 1-2 học sinh khá giỏi trình bày.
G : Nhận xét, có thể sau đó đọc bài tham khảo trong STK – T22.
I/ NHẬN DIỆN VB PHÂN TÍCH 
Ví dụ1: sgk.
a/ - Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
+Các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh tre, xanh trời
+ Những cử động: thuyền nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động
+ Các vần thơ: tử vận hiểm hóc, kết hợp với từ với nghĩa chữ, tự nhiên, không non ép
b/ -Luận điểm: Câu 1.
+Nguyện nhân khách quan: gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú..
+ Nguyên nhân chủ quan: Tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngững trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
II/ THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT VẤN ĐỀ.
Bài 2 – sgk.
1.Học qua loa, đối phó.
*Biểu hiện học qua loa:
-Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn; cái gì cũng biết một tí những không có kiến thức cơ bản, hệ thống, sâu sắc.
-Học cốt chỉ để khoe những thực chất đầu óc trống rỗng, quen học lỏm, học mót, nói dựa, ăn theo người khác; không dám bày tỏ chính ý kiến của mình
* Biểu hiện của học đối phó:
Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách , cha mẹ không rầy la; chỉ lo thi cử, kiểm tra không bị điểm kém.
-Học đối phó thì kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt. Lặp lại kiểu học này người học càng trở lên dốt nát 
2. Bản chất của lối học đối và phó và tác hại của nó.
-Có hình thức học tập như: cũng đến lớp, cũng đọc sách , có điểm thi, có bằng cấp
- Không có thực chất : Đầu óc rỗng tuếch, “ăn không nên đọi, nói không nên lời”, hỏi cái gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng.
- đối với xã hội: Là gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư, tưởng, đạo đức, lối sống..
- Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập và do đó kết quả học tập ngày càng thấp.
III/ PHÂN TÍCH MỘT VĂN BẢN.
Bài 3: Tại sao phải đọc sách? 
-Sách là kho tri thức được tích luỹ từ hàng nghìn năm của nhận loại. Bất kì ai muốn hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết , nó được coi là cái mặt bằng xuất phát của mọi người có nhu cầu hiểu biết. Nếu không đọc sách thì sẽ bị lạc hậu
-Càng đọc sách càng thầy kiến thức nhân loại mênh mông như đại dương , hiểu biết của chúng ta chỉ là vài giọt nước vô cùng nhỏ bé. Từ đó có thái độ khiêm tốn và ý chí cao trong học tập.
=>Đọc sách là vô cùng cần thiết, những cũng phải biết chọn sách mà đọc , đọc cũng phải biết cách đọc thì mới có hiệu quả.
IV/ THỰC HÀNH TỔNG HỢP.
-học sinh tự làm bài 4.
* Dặn dò: 
	Oân lại tất cả kiến thức liận quan đến bài nghị luận đã học nhất là kĩ năng phân tích, tổng hợp .
	Về nhà viết một đoạn văn NL có nội dung bàn về chữ hiếu của người làm con theo quan niệm hiện nay.
	Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc