Giáo án ngữ văn 9 – Năm học 2009 - 2010 - KÌ II

Giáo án ngữ văn 9 – Năm học 2009 - 2010 - KÌ II

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Trích ) Chu Quang Tiềm

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1 . Kiến thức : - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích các luận điểm. Đồng thời rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 3 . Thái độ : - Có thái độ đúng khi đọc sách và có phương pháp đọc thích hợp.

B . CHUẨN BỊ :

 - GV : Bảng phụ có sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.

 Soạn bài định hướng tiết dạy.

 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn SGK và của GV.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ngữ văn 9 – Năm học 2009 - 2010 - KÌ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ 2
Ngày soạn: 	02/01/2010
Ngày dạy:	04/01/2010
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 	( Trích ) 	Chu Quang Tiềm
A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 	 1 . Kiến thức : - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 	2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích các luận điểm. Đồng thời rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. 
 	 3 . Thái độ : - Có thái độ đúng khi đọc sách và có phương pháp đọc thích hợp.
B . CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng phụ có sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.
	 Soạn bài định hướng tiết dạy.
	- HS : Soạn bài theo hướng dẫn SGK và của GV. 
C . TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định : 
- Kiểm tra sĩ số HS.
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
	I - Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu vấn đề để giới thiệu bài:
? Nêu tầm quan trọng của sách trong đời sống con người . Có sách phải đọc sách . Đọc như thế nào ? – Dẫn ra bài học .
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- HS đọc chú thích sao :
- Nêu hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Tiềm ?
- Em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích ?
( Tác giả có nhiều bài viết bàn về đọc sách để truyền kinh nghiệm cho mọi người ) 
- Hướng dẫn cách đọc , ngắt hơi đúng chỗ .
- GV đọc + HS đọc tiếp 
- GV kết hợp cho HS tìm hiểu từ khó SGK
- Văn bản với nhan đề như vậy gợi cho ta hình dung ra kiểu văn bản nào ? ( Nghị luận ) Nghị luận về vấn đề gì ?
- Bố cục của văn bản chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính của từng đoạn ? ( Đ 1: đến “thế giới mới” ; Đ2: tiếp đến “lực lượng” ; Đ3 : còn lại )
- HS trình bày -> nhận xét.
- GV nhận xét -> bổ sung -> bố cục trên bảng phụ.
Đọc chú thích
Trả lời 
Nêu xuất xứ
- Nghe HD và đọc bài
Trả lời
Tìm bố cuc và trả lời 
- Quan sát bảng phuu và ghi chép
I . Đọc - Tìm hiểu chung.
1 . Tác giả : ( 1897 - 1986 )
- Là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm :
- Trích “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” 
- Thể loại : Văn nghị luận : Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
3. Đọc - từ khó : 
4. Bố cục : 3 đoạn 
- Đoạn 1 : Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đoạn 2 : Các khó khăn và sự sai lạc của việc đọc sách hiện nay .
- Đoạn 3 : Các phương pháp đọc sách.
	III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu nội dung văn bản.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
* Hướng dẫn tìm hiểu các luận điểm.
- HS đọc đoạn 1 :
- Mở đầu đoạn văn tác giả đã đưa ra luận điểm gì?
- Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để làm rõ luận điểm đó ?
- Phương thức lập luận nào được tác giả sử dụng ở đây Nhận xét cách lập luận đó ? 
(Tác giả đã giải thích vấn đề bằng phép nghị luận phân tích và tổng hợp : Từ luận điểm chính -> phân tích -> tổng hợp )
+ HS đọc đoạn 2 :
- Hãy chỉ ra luận điểm chính của đoạn văn ?
- Theo tác giả sách nhiều có thể gây ra những cái hại nào ?
- Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả ? ( Cả hai cái hại được trình bày bằng so sánh )
- Tác dụng của cách trình bày trên ? (Bài nghị luận có tính thuyết phục hơn .)
- Tác giả nêu ra cái hại khi sách nhiều để làm gì ?
+ HS đọc đoạn 3 :
- Tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách ?
- Tác giả đã giải thích 3 vấn đề trên như thế nào ? ( Giải thích cặn kẽ, phân tích rõ ràng . . . )
- Về sách đọc để có kiến thức phổ thông ta nên đọc như thế nào ?
- Đối với sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn ta nên đọc như thế nào ? Tác giả đã đưa ra một hình ảnh so sánh rất thú vị đó là hình ảnh nào ? (con chuột chui vào sừng trâu )
- Em có nhận xét gì về cách trình bày lập luận của tác giả khi bàn về cách đọc sách ?
- Cuối cùng tác giả đã rút ra bài học gì về phương pháp đọc sách ?
Chú ý vào đoạn đầu của văn bản 
- Tìm kiếm và trả lời, các em khác nhận xét và bổ xung
- Nghe GV chốt kiến thức và ghi chép bài
- Tìm luận điểm và tác hại, trả lời.
- Nêu nhận xét và bổ xung.
- Nêu tác dụng.
- Rút ra kết luận.
- chú ý và đọc doạn văn 3.
- tìm kiếm và trả lời.
- Thảo luận và trả lời 
- Tìm hiểu về cách đọc sách.
- Thảo luận và trả lời, các em khác nhận xét và bổ xung.
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản
a) Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn .
 + Sách ghi chép, tích lũy và lưu truyền lại mọi tri thức . . . 
+ Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại 
+ Đọc sách nhằm hưởng thụ các kiến thức  nhằm phát hiện thế giới mới .
-> Nghị luận phân tích và tổng hợp 
Hết tiết 1 -> tiết 2
b) Cái hại khi sách quá nhiều :
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu .
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng .
-> Hình ảnh so sánh, ví von , cách viết sinh động nhấn mạnh ý muốn nói -> Bài nghị luận có tính thuyết phục hấp dẫn hơn .
=> Cần lựa chọn sách , đọc sách có phương pháp .
c) Phương pháp đọc sách.
- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh đọc cho kỹ 
- Sách nên chia làm mấy loại :
+ Loại đọc để có kiến thức phổ thông.
+ Loại đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
- Trên đời không có học vấn nào là cô lập , tách rời các học vấn khác .
-> Giải thích , phân tích, hình ảnh so sánh cụ thể , dùng danh ngôn .
=> Chọn sách để đọc, đọc ít mà đọc kỹ, kết hợp đọc rộng với đọc sâu , giữa các loại sách.
	IV - Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
* Hướng dẫn tổng kết bài :
+ Thảo luận :
- Nhận xét nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục ,sức hấp dẫn cao của văn bản ? Em rút ra bài học gì khi học xong văn bản này ?
- Đại diện nhóm trình bày -> Nhận xét.
- GV nhận xét -> Chốt ý ghi nhớ SGK
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :
- Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học xong văn bản này ?
- HS tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
- GV uốn nắn, sửa chữa 
- Học sinh thảo luạn theo nhóm.
- Địa diện từng nhóm trả lời.
- Các nhóm nhận xét và bổ xung.
- Thực hiện việc viết một đoạn văn.
- Trình bày trước lớp
III . Tổng kết.
- Lí lẽ thấu tình đạt lí, bố cục chặt chẽ, hợp lí, giàu hình ảnh ví von cụ thể , sinh động .
- Kinh nghiệm về phương pháp đọc sách .
* Ghi nhớ : (7)
IV . Luyện tập.
 1. Bài học cho bản thân :
 	4 .Hướng dẫn về nhà : 
	 - Về nhà học bài , ghi nhớ 
 - Phát biểu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản ?
 - Soạn bài mới : “Khởi ngữ”
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày soạn: 	02/01/2010
Ngày dạy:	06/01/2010
KHỞI NGỮ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :	 
 	1. Kiến thức : - Nhận biết khởi ngữ , phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là bổ ngữ đảo. Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó 
 	2. Kĩ năng : - Nhận biết đúng và sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu
 	3. Thái độ : - Dùng đúng khởi ngữ trong câu và sử dụng có hiệu quả giao tiếp.
B . CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng phụ + hệ thống ví dụ liên quan đến bài học.
	 Soạn bài định hướng tiết dạy.
	- HS : Soạn bài theo hướng dẫn SGK và của GV.
C . TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
	1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số HS
	2 . Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3 . Bài mới : 
	I - Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
- GV nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gv treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc.
- Lần lượt nêu vấn đề cho học sinh trả lời.
- Câu a) Từ anh gạch chân có vị trí và quan hệ như thế nào với chủ ngữ trong câu văn ?
- Câu b) Từ giàu có vị trí và quan hệ như thế nào với vị ngữ trong câu văn?
- Câu c) Cụm từ gạch chân có vị trí và quan hệ như thế nào với vị ngữ trong câu ?
- Trước các từ ngữ gạch chân trên đã có hoặc có thể thêm các quan hệ từ nào ?
- Qua phân tích các ví dụ em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
- GV nhận xét -> chốt ý ghi nhớ SGK
- GV cho một HS đọc phần ghi nhớ.
- Đọc ví dụ trong SGK và bảng phụ
- Trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Các em khác nhận xét và bổ xung bài cho bạn.
- Nghe GV nhận xét và chốt kiến thức ghi bài vào vở.
- HS đọc ghi nhớ 
I . Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1 . Phân biệt :
a) Còn anh, anh /không ghìm nổi xúc động .
=> Anh : Nêu đối tượng được nhắc đến trong câu ;đứng trước chủ ngữ 
b) Giàu , tôi/ cũng giàu rồi.
=> Giàu : Nêu đặc điểm của đối tượng nói trong câu ; đứng trước chủ ngữ .
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta, 
-> Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ 
=> Nêu đề tài nói trong câu ; đứng trước chủ ngữ .
2. Thêm quan hệ từ :
- Trước chúng có thể thêm quan hệ từ : còn , 
 về , đối với .
* Ghi nhớ : (8)
	III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+ Bảng phụ (bài tập 1 ):
- HS đọc bài tập -> Nêu yêu cầu :
- Em hãy xác định khởi ngữ trong các câu sâu sau ?
- GV cho HS đọc từng câu để tìm khởi ngữ 
- HS xác định -> Hs khác nhận xét.
- GV nhận xét -> Bổ sung.
+ Bảng phụ: bài tập 2 : Nêu yêu cầu ?
- Thảo luận ( 3 nhóm 1 câu )
- Em hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển được phần in đậm thành khởi ngữ ( Có thể thêm trợ từ thì ) ?
- Nhóm trình bày trên bảng phụ -> lớp nhận xét.
- GV nhận xét -> Bổ sung.
+ Bảng phụ : (Các câu văn)
- Hãy chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ?
a) Mỗi cân gạo này giá năm ngàn đồng .
b) Tôi luôn có sẵn tiền trong nhà .
c) Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội .
d) Nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn .
II . Luyện tập.
1 .Tìm khởi ngữ : 
a) Điều này.
b) chúng mình.
c) Một mình.
d) Làm khí tượng.
e) cháu.
2 . Đặt câu có khởi ngữ :
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
-> Làm bài , anh ấy rất cẩn thận.
b) Tôi hiểu rồi nhưng Tôi chưa giải được.
-> Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
3. Chuyển thành câu có khởi ngữ :
a) Gạo, năm ngàn đồng một cân .
b) Tiền , tôi luôn có sẵn trong nhà .
c) Sống, chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội .
d) Về lòng căm thù giặc , nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn .
 4 .Hướng dẫn về nhà : 
 - Về nhà học bài nắm chắc thế nào là khởi ngữ và đặc điểm của khởi ngữ.
 - Làm bài tập trong SBT
 	 - Chuẩn bị bài mới : “Phép phân tích và tổng hợp” : 
+ Đọc kĩ văn bản - tìm hiểu các câu hỏi trong SGK
	+ Đọc lại văn bản “Bàn về đọc sách”
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày soạn: 	02/01/2010
Ngày dạy:	06/01/2010
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	1. Kiến thức : Hiểu được thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp .
	2. Kỹ năng : nhận biết đúng và vận dụng được phép phân tích và tổng hợp vào làm văn nghị luận thành thạo .
	3. thái độ : có ý thức lập luận phân tích và tổng hợp trong nói và viết .
B. CHUẨN BỊ :
	- GV : Soạn bài ; bảng phụ .
	- HS : Đọc kỹ văn bản “Trang phục” trả lời câu hỏi .
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới : 
	I - Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
- GV: Hãy nêu các cách trình bày đoạn văn mà em đã được học trong chương trình lớp 6,7,8?
(Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài)
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
-GV cho học sinh đọc văn bản.
?Bài văn thuộc kiểu văn bản gì? 
Tác giả bàn về vấn đề gì?
- Đoạn đầu tác giả nêu những dẫn chứng gì về trang phục ?
( hai cách ăn mặc không đồng bộ ) 
- Qua đó nhằm nhận xét như thế nào về ăn mặc ?
- Đoạn 2: tác giả dẫn chứng điều gì ?
( Hoàn cảnh và cách ăn mặc của cô gái và chàng trai) 
 - Nhằm rút ra nhận xét gì về ăn mặc nữa ?
- Đoạn 3: Tác giả dẫn chứng điều gì ?
 ( ăn mặc với trình độ ,môi trường ) để nhận xét thêm gì ?
- Trong những dẫn chứng và nhận xét trên tác giả còn nêu ra những quy tắc ngầm ,đó là gì ? 
- Với cách trình bày như trên gọi là gì?
- Sau khi dẫn chứng và nêu các quy tắc về ăn mặc ,tác giả đã khái quát chung bằng câu nào ? 
- Đó là phép gì ?
+Thảo luận : 
- Qua tìm hiểu em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp trong bài văn ?
- GV khái quát ý : phát huy nhóm khá.
- Vậy em hiểu thế nào là phân tích? 
- Thế nào là tổng hợp ? 
- GV chốt ghi nhớ -> HS đọc ghi nhớ 
+ HS đọc văn bản 
- trao đổi và trả lời các câu hỏi 
- Các em khác nhận xét và bổ xung.
- Đọc đoạn văn thứ 2 và 3
- Trao đổi và đưa ra nhận xét.
- Tìm dẫn chứng và trả lời.
- Thảo luận và trình bày trước lớp - Nhóm ghi bảng phụ -> các em khác nhận xét và bổ xung.
- Trả lời
- Đọc phần ghi nhớ.
I. Tìm hiểu phép phân tích và tổng 
hợp 
 hợp : * Văn bản : “Trang phục”	
a) Vào bài theo lối phản đề :
-> Ăn mặc phải đồng bộ ,chỉnh tề .
- Phân tích :bằng hai quy tắc ngầm
+ “Ăn cho mình mặc cho người” ; 
+ “Y phục xứng kỳ đức” 
- Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh và công việc mình làm .
- Ăn mặc phải phù hợp môi trường với trình độ .
=> Phép phân tích .
 b) Câu cuối : Trang phục đẹp phải hợp văn hóa , đạo đức ,môi trường .
=> Phép tổng hợp .
* Quan hệ giữa phép phân tích và tổng 
hợp :
- Tuy đối lập nhưng không tách rời nhau .
Khi phân tích rồi tổng hợp mới có ý nghĩa và có phân tích mới có tổng hợp .
* Ghi nhớ ( 10)
	III - Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập.
- Phần luyện tập yêu cầu làm gì ?
+ HS đọc bài 1: Yêu cầu làm gì ?
- Theo em tác giả đã phân tích luận điểm này bằng những lý lẽ và dẫn chứng như thế nào?( tác giả còn lập luận theo cách móc xích)
+ HS đọc bài 2 : Nêu yêu cầu ?
- Tác giả đã phân tích những lý do phải chọn sách để đọc như thế nào ? ( Dẫn chứng bằng so sánh :ăn tươi nuốt sống , đánh trận , ) 
+ HS đọc bài 3 : Nêu yêu cầu ?
- Tác giả đã phân tích tầm quan trong của cách đọc sách như thế nào?
+ HS đọc bài 4 : 
- Vai trò phép phân tích và tổng hợp trong lập luận như thế nào ?
- HS trả lời -> lớp nhận xét 
- GV khái quát ý .
 II. Luyện tập :
Phân tích luận điểm : 
-“đọc sách rốt cuộc là con đường quan trọng của học vấn”
+Nêu luận điểm cơ bản làm tiền đề cho lập luận: Sách ghi chép lưu truyền thành quả của nhân loại . Sách là kho tàng quý báu của nhân loại 
+ Nêu giả thiết :Muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để hưởng thành quả của nhân loại (có từ “nếu”)
+ Nêu giả thiết: Không đọc sách là xóa bỏ thành tựu của nhân loại đã đạt được trong quá khứ (có từ”nếu”)
+ Đến kết luận: cần đọc sách để chuẩn bị để đi trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới .
 2. Phân tích lý do chọn sách để đọc :
- Do sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu 
Không chọn được sách để đọc .
- Sách nhiều dễ bị lạc hướng . Phải chọn sách cơ bản để đọc , không cần đọc nhiều .
 3. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh đọc cho kỹ .
- Đọc 10 quyển không quan trọng bằng đọc kỹ 10 lần một quyển sách quan trọng .
- Phải phân loại sách vừa đọc chuyên sâu vừa đọc rộng .
 4. Nhận xét :
- Trong lập luận , phân tích ( bằng lý lẽ và dẫn chứng) và tổng hợp ( khái quát ý đã phân tích) là rất quan trọng . 
- Không có cách lập luận nào trong văn nghị luận lại không dùng đến phép phân tích và tổng hợp .
	4. Hướng dẫn về nhà : 
	- Học bài ,ghi nhớ SGK 
	- Soạn bài : “Luyện tập phân tích và tổng hợp”
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày soạn: 	02/01/2010
Ngày dạy:	09/01/2010
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về phép phân tích và tổng hợp .
	2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng nhận dạng văn bản phân tích và tổng hợp và kỹ năng viết được văn bản phân tích và tổng hợp .
	3. Thái độ : Ý thức nói và viết có hệ thống lý lẽ .
B. CHUẨN BỊ :
	- GV : Soạn bài ; bảng phụ ; bài thơ “Thu điếu”
	- HS : Soạn bài ; đọc kỹ hai văn bản .
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
	2. Bài cũ : 
? Thế nào là phân tích ? Thế nào là tổng hợp ?
	3. Bài mới : 
	I - Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
	Trong tiết học trước, thầy cùng các em đã tìm hiểu về phép lập luận phấn tích và tổng hợp; Nhằm củng cố và rèn luyện kỹ năng vận dung, tiết học hôm nay thầy cùng các em luyện tập lại các phpé lập luận này.	
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+ HS đọc đoạn văn a :
- Trong đoạn văn nhà thơ Xuân Diệu đã bàn về vấn đề gì?câu nào là câu luận điểm ?
- Bảng phụ : “Thu điếu” : HS đọc 
- Để bàn về cái hay trong bài thơ , Xuân Diệu đã dùng phép lập luận nào? 
- Tác giả cho thấy bài thơ hay ở những mặt nào ?
+ HS đọc đoạn văn : 
- Theo em đoạn văn này tác giả bàn về vấn đề gì? Bằng phép lập luận nào?
- Đoạn đầu tác giả nêu những nguyên nhân nào ?
- Với những nguyên nhân này theo tác giả là nguyên nhân gì? 
- Trong đoạn 2 : Tác giả nói gì ?
- Đoạn cuối bài văn có phải phân tích không? 
+ HS đọc bài 2: Nêu yêu cầu ?
- Thảo luận :
- Theo em học như thế nào là học đối phó ? 
- Có những hiện tượng nào ?
- Với cách học đó sẽ có kết quả như thế nào?
+ HS đọc bài tập 3 : Yêu cầu làm gì ?
- Dựa văn bản “Bàn về đọc sách” để nêu các lý do bắt buộc mọi người phải đọc sách? 
- Trong sách có những nội dung gì?
- Đọc sách có lợi gì ?
+ HS đọc bài 4 : Nêu yêu cầu ?
- Dựa vào nội dung đã phân tích hãy viết đoạn văn tổng hợp “Bàn về đọc sách” 
- Phần tổng hợp thường nằm ở phần nào của bài văn ?
- HS tự viết nháp 
- GV gọi hai em đọc bài -> lớp nhận xét 
- GV phát huy cho điểm .
- Bảng phụ : đoạn văn .
I.Luyện tập :
Bài tập 1: 
Đoạn văn ( Xuân Diệu)
-> Phân tích : “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài” 
- ở các điệu xanh :
- ở những cử động 
- ở các vần thơ 
- ở các từ ,chữ không non ép .
 b) Đoạn văn ( Nguyên Hương)
=> Phân tích : Mấu chốt của sự thành đạt .
- Do gặp thời; do hoàn cảnh bức bách ; có điều kiện học tập ; có tài năng trời cho .
-> Nguyên nhân khách quan 
- Phân tích từng nguyên nhân để thấy yếu tố con người tác động vào. 
=> Tổng hợp : Mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân chủ quan của mỗi người : phải phấn đấu học tập ,trau dồi đạo đức .
Bài tập 2: 
-> Phân tích bản chất của lối học đối phó :
- Học mà không lấy việc học làm mục đích .
- Là học cốt để ứng phó với kiểm tra ,thi cử 
- Đến lớp chỉ do cha mẹ ,thầy cô ép buộc 
- Không học bài ,không ghi chép .
-> Kết quả sẽ hổng kiến thức , ra đời sẽ thua thiệt với mọi người .
Bài tập 3 :
-> Phân tích lý do buộc mọi người phải đọc sách :
- Sách ghi chép, lưu truyền thành quả của nhân loại .
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại .
- Đọc sách để tiếp thu kiến thức ,lời dạy của quá khứ .
- Đọc sách nhằm phát hiện thế giới mới .
Bài tập 4 : Đoạn văn :
 Tóm lại , để “Bàn về đọc sách” ,Chu Quang Tiềm đã có cách lý giải thật sâu sắc. Tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của sách đối với học vấn . Tiếp đến là lí do phải đọc sách. Tác giả cũng đã nêu lên cái hại khi sách nhiều . Sau đó là các phương pháp đọc sách , cách chọn sách để đọc : không đọc nhiều mà nên đọc kỹ ; đọc chuyên sâu mà phải đọc rộng . Bài văn là bài học quý giá cho học sinh sinh viên chúng ta. 
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài , học lại ghi nhớ ở bài cũ .
	- Soạn bài mới : “Tiếng nói của văn nghệ” : 
-------------------------------*****-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9(90_95).doc