Giáo án Ngữ văn 9 – Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Minh Tân

Giáo án Ngữ văn 9 – Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Minh Tân

Tiết 68, 69

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp HS :

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày khoa học.

- Giáo dục HS ý thức sáng tạo khi tạo lập văn bản.

CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- Giáo viên: + Định hướng nội dung ôn tập cho học sinh

 + Ra đề, duyệt đề bài với tổ chuyên môn.

- Học sinh: + Ôn tập kiến thức và tập viết bài theo hướng dẫn của giáo viên.

CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 1. ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 3. Bài mới : - GV đọc đề, chép đề lên bảng.

 * Đề bài :

 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

 - HS làm bài, hết giờ GV thu bài.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 – Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	21	tháng	 11	Năm 2009
Ngày dạy: 24 	tháng 11 	năm 2009
Tiết 68, 69
viết bài tập làm văn số 3.
Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày khoa học.
- Giáo dục HS ý thức sáng tạo khi tạo lập văn bản.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: 	+ Định hướng nội dung ôn tập cho học sinh
	+ Ra đề, duyệt đề bài với tổ chuyên môn.
- Học sinh: 	+ Ôn tập kiến thức và tập viết bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Các bước lên lớp. 
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới : - GV đọc đề, chép đề lên bảng.
 * Đề bài : 
 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
 - HS làm bài, hết giờ GV thu bài.
 * Đáp án và biểu điểm : 
A. Yêu cầu.
- Thể loại : tự sự ( có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ).
- Nội dung : Cuộc trò truyện giữa em và anh bộ đội lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
B. Dàn ý.
I. Mở bài : 
 - Giới tiệu tình huống gặp gỡ ( thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật )
II. Thân bài : Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
 1. Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói : khoẻ, vang
Tiếng cười : sảng khoái 
Khuôn mặt : thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời. ( Yếu tố miêu tả nội tâm : miêu tả những suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ )
 2. Cuộc trò truyện giữa em với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu, những năm tháng đánh Mĩ gian khổ ác liệt. ( Dựa vào nội dung bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe : tình cảm, những đặc điểm phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh. )
Bày tỏ những suy nghĩ của em về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vẻ vang chói lọi ( yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận ).
Trách nhiệm gìn giữ hoà bình ( yếu tố nghị luận ).
III. Kết bài : 
Cuộc chia tay và ấn tượng của em về người lính và ước mơ của mình.
* Hướng dẫn HS học ở nhà.
Ôn lại kiến thức về văn tự sự.
Chuẩn bị “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.
---------------------*****--------------------
Ngày soạn:	14	tháng	 11	Năm 2009
Ngày dạy: 17 	tháng 11 	năm 2009
Tiết 71,72
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
Mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý của một truyện ngắn.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : Soạn GA tranh vẽ hai cha con ông sáu, bảng phụ và tài liệu tham khảo.
- Học sinh : Soạn bài và trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên ? Em yêu thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
3. Bài mới :
I - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – hiểu chú thích.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích trang 201.
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn ?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện chiếc lược ngà ? 
Giáo viên : Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chú ý giọng kể của tác giả.
- Giáo viên đọc mẫu ị gọi học sinh đọc
- Hướng dẫn học sinh kể tóm tắt tác phẩm.
Giáo viên chốt ý : Trên đường đi công tác, ông Ba cùng cô giao liên đi qua tuyến đường nguy hiếm. Hành lý ông mang theo chỉ là tài liệu và kỷ vật của người bạn trao cho con gái.
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến tám năm mới có dịp vế thăm nhà. Nhưng bé Thu không nhận ông là cha vì có vết sẹo trên mặt nên đối xử như người xa lạ. Khi Thu nhận ra ba thì đến lúc cha con phải xa nhau. Về nơi căn cứ, ông Sáu làm được một chiếc lược bằng ngà để tặng con. Trong một trận càn ông Sáu hy sinh và nhờ người bạn đem về cho Thu.
? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy và được đặt vào nhân vật nào ? Tác dụng ? ( Ngôi thứ nhất ị Tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện. )
- Yêu cầu học sinh đọc từ khó trang 201.
? Tìm các tình huống truyện ? 
- Giáo viên gợi : ở tình huống 1 có thể chia làm hai ý : - từ đầu ị về. ị Tâm trạng cha con ông Sáu trước lúc chia tay.
- Đoạn còn lại. ị Buổi chia tay đầy nước mắt.
Đọc chú thích tr 201.
Học sinh trả lời.
- Nghe GV hướng dẫn đọc.
- Đọc tác phẩm tr 195.
- Nhận xét cách đọc của bạn.
- Học sinh tóm tắt đoạn trích.
- Nghe giáo viên tóm tắt và ghi chép nội dung chính.
- Trả 
- Tìm hiểu từ khó trang 201.
Học sinh trả lời: Hai tình huống.
I) Đọc - hiểu chú thích.
1) Tác giả.
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
- Quê ở An Giang.
- Là nhà văn quân đội, trưởng thành trong quân ngũ, từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Đề tài thường viết về cuộc sống con người Nam Bộ.
- Ông nổi tiếng với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết : Đất lửa, cánh đồng hoang, mùa gió chướng.
2) Tác phẩm.
- Được viết 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
3) Đọc và kể tóm tắt.
- Sách giáo khoa trang 195.
- Truyện kể ở ngôi thứ nhất ị Đặt vào nhân vật ông Ba.
4) Từ khó trang 201, 202.
2) Bố cục : Có hai tình huống.
- Tình huống 1: Từ đầu ị tụt xuống.
ị Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách.
- Tình huống 2 : Phần còn lại.
ị Cảm xúc sâu sắc về tình cha con.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu nội dung văn bản.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
- Yêu cầu học sinh tóm tắt cuộc gặp gỡ khi anh Sáu mới về nhà và bé Thu không nhận là cha.
Tìm những chi tiết được miêu tả trong bài chứng tỏ bé Thu không nhận ông Sau là cha và chỉ ra diễn biến tâm lý trong lòng cô bé?
- GV dùng bảng phụ để kết luận nội dung chính.
? Qua đó, em hãy nhận xét về bé Thu là em bé như thế nào ?
- GV yêu cầu học sinh đọc các tình huống 1.
? Buổi sáng cuối cùng khi anh Sau lên đường thái độ và hành động của Thu thay đổi như thế nào ? Hãy tìm các chi tiết đó và hãy so sánh với hoàn cảnh trước đó để đánh giá ?
? Hãy hình dung và phân tích tâm trạng, tình cảm của Thu khi gọi và ôm ba nó và vì sao có sự thay đổi đó ?
? Nếu được chứng kiến cảnh này thì em có những suy nghĩ gì ? (Xúc động)
? Hãy lý giải tâm trạng của người kể chuyện : “ Như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình ” ?
? Em hãy khái quát về nhân vật Thu?
? Hãy phát hiện những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sau đối với con ? Suy nghĩ của em về những tình cảm ấy ? Nhận xét tình cảm của ông Sau dành cho con ?
- Những đêm ở rừng, nhớ con và ân hận, nỗi khổ tâm giày vò anh. Lời dặn của con lúc chia tay đã thúc đẩy ông làm một cây lược bằng ngà cho con bé.
? Khi có cây lược, Ông Sáu đã mong ước điều gì? Mong ước đó của ông có trở thành hiện thực được không? 
? Qua nhừng chi tiết trên, em có cảm nhận gì về cuộc sống cảu họ trong chiến tranh?
Học sinh tóm tắt, tìm từ ngữ và thảo luận nhóm.
- Gọi : giật mình.
- Nhìn ngơ ngác.
- Mặt tái ị bỏ chạy...
Học sinh trả lời.
- Nhận xét và trả lời câu hỏi.
- HS đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.
 - Chú ý diễn biến tâm lý thay đổi khi bé Thu đã hiểu ra vấn đề.
- Thái độ nuối tiếc.
- HS bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Nêu nhận xét khái quát về nhân vật.
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời, nhận xét và bổ xung.
HS nghe
- Suy nghĩ và trả lời
- Nêu lên những suy nghĩ của bản thân.
II. Đọc hiểu nội dung văn bản
1) Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà.
a) Trước khi Thu nhận ông Sáu là cha.
- Khi ông Sáu gọi ị Giật mình, ngơ ngác.
- Khi ông Sáu định ôm ị Thu hốt hoảng bỏ chạy, mặt tái, kêu thét lên ị Sự sợ hãi, xa lánh.
- Khi mẹ nó bảo mời ba vô ăn cơm ị Nói trổng, không chịu kêu là ba.
- Cơm sôi nhờ chắt nước cơm ị Tỏ thái độ bất cần, ương ngạnh.
ị Cương quyết không nhận ông Sáu là ba.
ị Thu là một cô bé đầy cá tính, mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thành em dành cho ba và chỉ nhận khi biết chắc đó là ba mình.
b) Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha.
- Thái độ được biểu hiện qua khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông.
- Hành động thì gọi thét tiếng ba rồi chạy đến ôm chặt không muốn rời.
ị Sự thay đổi đột ngột đó đã đối lập với những hành động của Thu lúc trước vì sự nghi ngờ đã được giải tỏa nên em đã ân hận nuối tiếc.
ị Tình yêu và nỗi nhớ mong bùng ra mạnh mẽ, hối hả và cuống quýt.
+ Tóm lại: Thu là một cô bé có tình cảm sâu sắc và mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng là một cô bé rất hồn nhiên và trong sáng. Điều đó nói lên được nhà văn rất am hiểu tâm lý trẻ em.
2) Tình cha con sâu nặng
ở ông Sáu.
- Mong gặp con vì tám năm nay ông chưa được gặp mặt.
- Nhìn thấy con, ông Sáu vui mừng vì nghĩ rằng con sẽ nhận và đến với mình.
- Khi bị từ chối, ông Sáu buồn bã, thất vọng.
- Ông Sáu đánh con vì tình thương yêu của người cha dành cho con trở nên bất lực.
- Ngày ra đi, ông nhìn con với đôi mắt giàu tình thương yêu và độ lượng. 
ị Những chi tiết chân thực, bộc lộ rõ tình cảm cảm xúc của người cha khi xa con.
- Có cây lược, ông mong được gặp con, chiếc lược ngà đã trở thành vật quý giá thiêng liêng đối với ông. Ông không thể thực hiện được ước mơ của mình vì trong một trận càn ông đã hy sinh. 
ị Thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình.
ị Tình cảm sâu nặng, bất diệt trước sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết và luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
? Câu chuyện gợi cho em những suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống tâm hôn người lính ?
ị Chiến tranh đồng nghĩa với đau thương và mất mát.
? Tóm tắt lại nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
Yêu cầu đọc ghi nhớ trang 202.
Học sinh làm luyện tập sách giáo khoa trang 203.
Đọc ghi nhớ tr 202.
- Trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
III) Tổng kết - Luyện tập.
1) Nghệ thuật.
- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ có những yếu tố bật ngờ nhưng hợp lý.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
- Nghệ thuật khắc họa tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật rất thành công đặc biệt là nhân vật tâm lý thiếu nhi.
- Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của người cha dành cho con, vừa là biểu tượng của tình cha con.
2) Ghi nhớ: trang 202.
V) Luyện tập.
 Làm bài tập trang 203.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện ?
- Viết một bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Ông Sáu hoặc về bé Thu.
- Học bài và chuẩn bị bài Ôn tập tiếng việt.
---------------------*****--------------------
Ngày soạn:	21	tháng	 11	Năm 2009
Ngày dạy: 28 	tháng 11 	năm 2009
Tiết 73
ôn tập tiếng việt
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
- Biết vận dụng các kiến thức đó trong giao tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : Soạn giáo án, làm bảng phụ.
- Học sinh : Học bài và xem các bài tập sách giáo khoa trang 190.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kết hợp trong quá trình ôn tập để kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới :
I - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập lý thuyết.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
Giáo viên hướng dẫn ôn tập lại các PCHT.
ị Giáo viên treo bảng phụ ị học sinh nhắc lại.
1) PCVL: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung, nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp ( không thiếu, không thừa ).
2) PCVC : Khi giao tiếp không nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3) PCQH : Khi giao tiếp cần nói đúng về đề tài giao tiếp, trành nói lạc đề.
4) PCCT : Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
5) PCLS : Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
- GV Yêu cầu các nhóm kể một tình huống 
ị Sau khi học sinh nêu tình huống. giáo viên nhận xét. Treo bảng phụ một ví dụ cụ thể cho học sinh xác định.
Ví dụ : Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi một số học sinh đang mãi nhìn qua cửa sổ.
- Giáo viên : Em hãy cho thầy biết sóng là gì ?
- Học sinh : Thưa thầy “ Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ !
ị Không tuân thủ PCQH.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ xưng hô rồi điền vào bảng phụ.
- Theo dõi nội dung ôn tập trong SGK
- Học sinh trả lời và tìm ví dụ.
- Các em khác theo dõi và nhận xét.
- Quan sát bảng phụ, nhận xét và trả lời.
- Học sinh điền từ .
I) Các phương châm hội thoại.
Câu 1 trang 190.
Ví dụ 1: - Anh ăn cơm chưa ? 
 - Tôi ăn rồi.
Ví dụ 2 : - Con bò to gần bằng con trâu.
Ví dụ 3 : Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không ?
- Con có thích ăn.
- Con có ăn vụng.
Câu 2 trang 190.
Kể một tình huống giải thích trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
Ví dụ : Truyện : “ Mất rồi ”
 ị Không tuân thủ phương châm cách thức vì nói năng không gãy gọn nên người nghe hiểu sai, mơ hồ.
II) Xưng hô trong hội thoại.
Câu 1 trang 190.
Các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng các từ ngữ đó.
Bảng phụ 
Nhóm các từ ngữ xưng hô
Từ ngữ cụ thể
Cách dùng
1) Đại từ xưng hô ( nhân xưng)
- Tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ... ( Ngôi thứ nhất)
- Cậu, bạn, các cậu, các bạn. 
( Ngôi thứ hai )
- Nó, hắn, chúng nó, chúng hắn, bọn hắn. ( Ngôi thứ ba ).
- Ngôi thứ nhất, hai, ba.
- Dùng ở số ít, số nhiều.
2) Dung chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ, nghề nghiệp.
- Anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu. mợ...
- Thủ trưởng, giám đốc, cô giáo, bác sĩ, kỹ sư.
- Dùng theo vai quan hệ họ hàng trên dưới.
- Quan hệ xã hội làm từ xưng hô cấp trên, cấp dưới.
3) Danh từ chỉ tên người.
- Mai, Lan, Hoa, Hồng ...
- Ba, Hai ...
 - Dùng để gọi xưng tên.
- Chú ý : Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- Ví dụ : Bác - cháu; Anh - em ...
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung hoạt động
- Yêu cầu đọc bài 2 trang 190.
- Thời trước : Bệ hạ là tôn kính; bần tăng là khiêm tôn; Hoặc các nhà nho tự xưng là hàn sĩ và gọi người khác là tiên sinh.
- Bạn bè gọi là tiểu đệ, gọi người khác là đại ca.
- Ngày nay : Gọi là quý ông, quý bà, quý cô, quý cậu ị Tôn kính.
- Xưng em ị gọi người khác là bác ị thay cho con.
- Yêu cầu đọc bài 3 trang 190.
? Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt như thế nào ?
- Do vậy cần lựa chọn từ ngữ xưng hô như thế nào ?
- Giáo viên chú ý cho học sinh trong tiếng Việt không có từ ngữ xưng hô trung hòa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập lại lý thuyết.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
2) Bài tập.(Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp)
a) Chuyển lời dẫn thành lời dẫn gián tiếp.
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra đánh chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
- Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa đến, không biết quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh, nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày thì quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi. 
- Học sinh thảo luận. 
- Học sinh làm vào vở bài tập.
Học sinh trả lời và tìm ví dụ.
- Học sinh thảo luận, trả lời, các em khác bổ xung.
- Học sinh thảo luận. 
- Học sinh thảo luận. 
- Học sinh làm vào vở bài tập.
Câu 2 trang 190.
- Xưng hô theo PC : xưng khiêm, hô tôn.
a) Xưng khiêm : Người nói xưng mình mộtb cách khiêm nhường, ví dụ như hàn sĩ, bần hàn, nô bộc...
b) Hô tôn : Gọi người đối thoại một cách tôn kính.
Ví dụ : Bệ hạ ị Gọi vua với ý tôn kính.
ị Thể hiện PCLS ị Ngôn ngữ của nhiều nước phương Đông.
Câu 3 trang 190.
- Trong tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô.
a) Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú : Dùng từ thân tộc.
- Dùng từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp.
- Dùng theo tên riêng 
b) Vì vậy cần phải lựa chọn có căn cứ : - tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao ).
- Quan hệ giữa người nói và người nghe ( thân, sơ, khinh, trọng ). 
ị Chú ý lựa chọn để đạt được kết quả trong giao tiếp.
III) Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1) Khái niệm.
a) Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
b) Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
b) So sánh.
So sánh
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
a) Từ xưng hô
Tôi ị ngôi thứ nhất.
Chúa công ị ngôi thứ hai.
Nhà vua ị ngôi thứ ba.
Quang Trung ị ngôi thứ ba.
b) Từ chỉ địa điểm
Đây
Tỉnh lược.
c) Từ chỉ thời gian
Bây giờ
Bấy giờ.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Nắm các đặc điểm của phương châm hội thoại.
- Học bài và chuẩn bị kiểm tra một tiết tiếng Việt.
---------------------*****---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 6873.doc