Giáo án Ngữ Văn 9 – Tập II – Tiết 91 đến 130

Giáo án Ngữ Văn 9 – Tập II – Tiết 91 đến 130

BÀI : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH.

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: giúp học sinh hiểu được mục đích của việc đọc sách.

-Kĩ Năng:Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

-Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn khi chọn sách và cách đọc sách đúng đắn.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Nội dung bài giảng, sách bình giảng, sách nâng cao. Nghiên cứu một số bài viết có liên quan đến việc đọc sách.

-Học Sinh: Đọc kĩ bài văn, tìm hiểu luận điểm, trả lời các câu hỏi trong SGK

III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1-Ổn định: (1)

2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

3-Bài mới: (3)

Có người nói: “Trí thức của một người là có hạn,

 Trí thức của loài người là vô hạn”.

Muốn có được những tri thức của loài người, con đường tốt nhất là đọc sách, nhưng đọc như thê nào? Những vấn đề đó được nhà mĩ học và lí luận học nỗi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm thể hiện trong văn bản “Bàn về đọc sách”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

 

doc 149 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 – Tập II – Tiết 91 đến 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
TIẾT: 91 Ngày soạn:16-01-06 - Ngày giảng:17-01-06
 Lớp giảng: 9A8
œ&
BÀI : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH. 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: giúp học sinh hiểu được mục đích của việc đọc sách.
-Kĩ Năng:Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
-Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn khi chọn sách và cách đọc sách đúng đắn.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nội dung bài giảng, sách bình giảng, sách nâng cao. Nghiên cứu một số bài viết có liên quan đến việc đọc sách.
-Học Sinh: Đọc kĩ bài văn, tìm hiểu luận điểm, trả lời các câu hỏi trong SGK
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3-Bài mới: (3’)
Có người nói: “Trí thức của một người là có hạn,
 Trí thức của loài người là vô hạn”.
Muốn có được những tri thức của loài người, con đường tốt nhất là đọc sách, nhưng đọc như thêù nào? Những vấn đề đó được nhà mĩ học và lí luận học nỗi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm thể hiện trong văn bản “Bàn về đọc sách”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
TL
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
 5
 20
 10
 4
*HOẠT ĐỘNG 1:
HĐ tìm hiểu về tác giả tác phẩm, SGK
GV Gọi HS đọc tác giả tác phẩm.
*GV giảng thêm.
Chu Quang Tiềm là một học giả lớn của Trung Quốc. Ông đã nhiều lần bàn về việc đọc sách. Những điều ông viết ra là những kinh nghiệm và quá trình nghiền ngẫm lâu dài
*HOẠT ĐỘNG 2:
-HĐ đọc và tìm hiểu chú thích.
-GV Nêu cách đọc đọc mẫu.
-GV Nhận xét cách đọc của học sinh. Định hướng cho các em học tốt hơn.
-GV: Có nhiều nhà triết học vĩ đại, nhà văn hóa vĩ đại nói về sách và việc đọc sách.
“Vàng ngọc đầy rương không bằng để lại cho con một quyển sách.”
“Cuốn sách hay là cuốn sách gieo được nhiều dấu chấm hỏi”
Bảy trăm năm về trước Nguyễn Trãi đã từng viết:
“Án sách cây đèn hai bạn cũ.
Song mai biên trúc một lòng thanh.”
Viết hay và sâu sắc về đọc sách. Học giả Chu Qung Tiềm đã đem đến cho ta nhiều điều thú vị sau.
H1:Em hãy cho biết vấn đề trọng tâm mà tác giả đặt ra trong bài làgì?
H2: Để làm nổi bật vấn đề trên, tác giả đã sử dụng bố cục bài viết như thế nào?
*HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn phân tích.
GV Gọi hai HS đọc hai đoạn văn đầu.
H3: Qua lời bình của Chu Qaung Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
GV: Mỗi cuốn sách vốn là một cột mốc trên con đường tiến lên của loài người.(VD: từ thơ ca, mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, 
Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ nôm của Hồ Xuân Hương.)
GV bổ sung những tấm gương đọc sách.
Lê Quý Đôn “Suốt đời mắt không rời trong sách, tay không ngơi cuốn sách”
*HOẠT ĐỘNG 4:
-Củng cố:
Đọc lại bài văn 2 đoạn đầu và nhắc lại mục đích của việc đọc sách.
HS đọc chú thích về tác giả Chu Quang Tiềm.
HS lắng nghe.
-HS nghe cách đọc.
-2HS đọc lại.
-HS đọc chú thích SGK.
HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ trả lời.
Vấn đề trọng điểm nhất được đặt ra trong bài này là.
Tầm quang trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
-HS thảo luận bố cục của bài văn.
Nhóm 1 trả lời.
Nhóm 2, 3 bổ sung.
-Phần 1: Từ đàu.. thế giới mới.
Tầm quang trọng của việc đọc sách và ý nghĩa cảu nó.
-Phần 2: Tiếp. Tiêu hao lực lưỡng.
Những khó khăng nguy ngại khi đọc sách.
-Phần 3: còn lại.
Bàn về phương pháp đọc sách.
-HS đọc lại hai đoạn văn đầu và trả lời câu hỏi.
- Tầm quang trọng của việc đọc sách lưu giữ được tinh hoa văn hóa của nhân dân từ trước đến nay, mỗi cuốn sách có giá trị là một cái mốc trên con đường tiến lên của loài người chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
HS thảo luận: Ý nghĩa của việc đọc sách.
-Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết.
+ Là sự chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai vững chắc.
+Không thể tiến xa nếu không không nắm được những thành tựu văn hóa của nhân dân, những thành tựu khoa học của loài người.
-2 HS đọc và trả lời – 2 HS khác nhận xét 
I-Tác giả – tác phẩm.
II- Đọc tìm hiểu chú thích.
1-Đọc.
2-Chú thích SGK.
3- Bố cục: 3phần
-Phần 1:Từ đầu  thế giới mới -> Tầm quan trọng, ý mghĩa của việc đọc sách.
-Phần 2:Tiếp  lực lượng -> Những khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách
-Phần 3: còn lại.
Bàn về phương pháp đọc sách.
 III- Phân tích:
1-Mục đích của việc đọc sách.
Tầm quan trọng của việc đọc sách.
-Sách lưu giữ tinh hoa văn hóa nhân dân.
-Mỗi quyển sách là cột mốc cho con đường tiến của loài người.
Ý nghĩa của việc đọc sách:
+Nâng cao tầm hiểu biết.
+Chuẩn bị hành trang bước đến tương lai.
+Kế thừa tri thức của nhân loại.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Nắm vững nội dung hai đoạn đầu của văn bản.
-Soạn tiếp hai nội dung tiếp theo.
+Cái khó của đọc sách là gì?
+Phương pháp đọc sách?
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TUẦN 19 
TIẾT: 92 Ngày soạn:16-01-06 - Ngày giảng:19-01-06
 Lớp giảng: 9A8
œ&
BÀI : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (TT)
 (Chu Quang Tiềm) 
 1897 - 1986 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được 2 lập luận chính:
+Cái khó của việc đọc sách.
+Phương pháp đọc sách.
-Kĩ Năng: Lập luận, chứng minh.
-Thái độ: Giáo dục học sinh biết học tập những điều bổ ích khi đọc sách.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ 2 nội dung còn lại.
-Học Sinh: Soạn lĩ các câu hỏi SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: Nêu mục đích của việc đọc sách?
+Trả lời: Nhằm nâng cao tầm hiểu biết. Chuẩn bị hành trang bước đến tương lai. Kế thừa tri thức của nhân loại
3-Bài mới: (1’) Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung còn lại của văn bản “Bàn về đọc sách”.
TL
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
 25
 7
 3
*HOẠT ĐỘNG 3:
GV gọi HS đọc lại phần 2.
H1: Muốn tích lũy học vấn đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên phải chọn lựa sách mà đọc?
H2: Theo tác giả nên chọn cách đọc như thế nào?
GV: Đọc sách thử để chọn lựa, nếu không sẽ rơi vào các nguy cơ.
- Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống không tiêu hóa được.
-Khi sách nhiều nếu không chọn lọc sẽ phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực.
Việc chọn lọc sách không hạn chế vì tác giả đã lưu ý “ không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”
Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng.
GV gọi học sinh đọc phần 3.
H3: Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
 Em hãy tìm hiểu lập luận trình bày ở phần này?
H4: Em hãy nhận xét về lí lẽ lập luận của tác giả trong bài viết?
Liên Hệ: Từ bài “Bàn về đọc sách” em có suy nghĩ gì, rút ra bài học như thế nào cho bản thân.
H5: Nâng cao: Nét đặc sắc em phát hiện trong bài văn là gì?
*HOẠT ĐỘNG 4: 
 Luyện tập: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài văn?
*HOẠT ĐỘNG 5
-Củng cố:
-Nhắc lại 3 luận điểm chính.
- Đọc lại ghi nhớ SGK.
HS đọc phần 2.
1HS trả lời –HS khác nhận xét 
Cần phải lựa chọn sách để đọc vì đọc sách có nhiều cái khó.
- Sách nhiều không khiến người ta thêm chuyên sâu.
-Thứ 2 sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.
*HS thảo luận phương pháp đọc mà tác giả đưa ra.
- Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
-Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích cá nhân, mà phải đọc có kế hoạch có hệ thống.
-Đọc ngắn với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông thạo mọi điều.
-1HS đọc phần 3
1HS khá trả lời – HS khác nhận xét 
-Lập luận chặt chẽ.
- Lí lẽ xác đáng.
-> Sức thuyết phục sâu sắc
HS tự rút ra bài học.
HS Giỏi: Sử dụng so sánh một cách hóm hỉnh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.
VD: Đọc nhiều mà không hiểu sâu như cươiõ ngựa qua chợ.
Thế gian có biết bao nhiêu người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoc của quý.
-HS thảo luận và cử đại diện trả lời – HS khác nhận xét .
-2 HS trả lời –2 HS khác nhận xét 
2- Cái khó của việc dọc sách.
- Sách nhiều không khiến người ta thêm chuyên sâu.
-Thứ 2 sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.
3-Phương pháp đọc sách.
-Lập luận chặt chẽ.
-Lí lẽ xác đáng.
-Dẫn chứng rõ ràng.
Khi đọc sách phải biết:
-Đọc phải có kế hoạch có mục đích, không nên tùy hứng.
-Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại, nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sáng.
IV-Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
4-Hướng dẫn học tập: (5’)
- Đọc lại bài văn nhiều lần.
-Nắm vững những ý cơ bản.
-Chuẩn bị bài “Khởi ngữ.”
- Đọc nội dung bài học trả lời câu hỏi SGK trang 7 – 8.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TUẦN 19
TIẾT: 93 Ngày soạn:17-01-06 - Ngày giảng:18-01-06
 Lớp giảng: 8A8
œ&
BÀI : KHỞI NGỮ
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh
+Nhận biết khởi ngữ, phan biệt khởi ngữ vớiu chủ ngữ của câu.
+Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (Câu hỏi thăm dò như sau: “Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?”)
-Kĩ Năng: Biết đặt những câu có khởi ngữ.
-Thái độ: Cảm nhận được sự phong phú của ngữ pháp Tiếng Việt
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, bảng phụ ghi ví dụ
-Học Sinh: Đọc kĩ bài trong SGK và trả lời các câu hỏi , làm các bài tập
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3-Bài mới: (1’) Khởi ngữ là gì? Nó liên quan như thế nào đến thành phần câu? Và nó đứng ở vị trí nào trong câu , hôm nay thầy hướng dẫn các em tìm hiểu ... m nước để cơm khỏi nhão”. Em bé dùng hàm ý vì có lần(trước đó) đã nói thẳng rồi mà không đạt kết quả. Hơn nữa lần nói này có thêm yếu tố thời gian bức bách.
-Sử dụng hàm ý không thành (vì anh Sáu vẫn ngồi im)
*Bài tập 3:
A: Mai về quê với mình đi!
B: Mình bận ôn thi.
A: Đành vậy.
*Bài tập 4:
Hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
*Bài tập 5:
-Câu có hàm ý mời mọc là 2 câu mở đầu bằng “Bọn tớ chơi “
-Câu có hàm ý từ chối là 2 câu “Mẹ mình  đến được.
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
-Về nhà làm lại các bài tâp.
-Viết một số đoạn hội thoại có chứa hàm ý.
-Chuẩn bị kĩ Tổng kết phần văn bản nhật dụng
+Khái niệm văn bản nhật dụng
+Đề tài, tính cập nhật, giá trị văn chương
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TUẦN 26
TIẾT: 129 Ngày soạn:15-03-06 - Ngày giảng:17-03-06
 Lớp giảng: 9A8
œ&
BÀI : KIỂM TRA VỀ THƠ 
 (Thời gian 45’)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chơưng trình Ngữ văn 9 học kì II
-Kĩ Năng: Viết văn, cảm nhận, phân tích một đoạn, một câu, một hình ảnh hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
-Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đề, đáp án, biểu điểm
-Học Sinh: Kiến thức làm bài.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định:
2-Ra đề:
A- Đề: Khoanh tròn đáp án đúng trong mỗi câu hỏi.
*Câu 1: (0.5đ) Hình ảnh cây tre và mặt trời trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là hình ảnh gì?
A-Tả thực.
B- Ẩn dụ.
C- Tượng trưng.
D- Cả 3 ý trên đều đúng.
*Câu 2: (0.5điểm) Giọt long lanh trong bài “Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì?
A- Mưa xuân.
B- Sương sớm.
C- Âm thanh tiếng chiền chiện.
D- Tưởng tượng của nhà thơ.
*Câu 3: (0.5điểm) Em bé không đi theo những người xa lạ trên mây và trong sóng vì sao?
A- Bé chưa biết bơi, bé không biết bay.
B- Bé sợ xa nhà vì còn nhỏ quá.
C- Bé thương yêu mẹ, không muốn mẹ buồn.
D- Cả 3 ý trên đều sai.
*Câu 4: (0.5điểm)Con cò trong bài thơ “Con cò” là hình ảnh gì?
A- Con cò – hình ảnh ẩn dụ cho con.
B- Cò mẹ - hình ảnh ẩn dụ cho cò mẹ.
C- Cuộc đời – hình ảnh quê hương.
D- Cả 3 ý trên đều đúng.
*Câu 5: (0.5điểm)Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ “Sang thu”
A- Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác.
B- Sử dụng phong phú các phép tu rừ so sánh, ẩn dụ.
C- Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm.
D- Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí.
*Câu 6: (0.5 điểm)Ý nào sau đây nói đúng nhất những đức tính tốt đẹp của người đồng mình trong bài thơ “Nói với con”
A- Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất.
B- Bền bỉ nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh.
C-Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí.
D- Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai.
*Câu 7: (0.5 điểm) Bài thơ “Mây và Sóng” thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
A- Dối thợi.
B- Độc thoại.
C- Độc thoại nội tâm.
D- Đối thoại lồng trong độc thoại.
*Câu 8: (0.5 điểm) Hình ảnh Mây và Sóng trong bài thơ biểu hiện điều gì?
A- Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn trong cuộc sống.
B- Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên.
C- Tặng vật của trời đất.
D- Những gì không có thực trong đời.
II- Tự luận: (6 điểm)
*Câu 1: (3 điểm) Phân tích hai cau thơ: 
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
 (Con cò – Chế Lan Viên)
*Câu 2: (3 điểm)Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu
	Sấm cũng bớt bất ngờ 
	Trên hàng cây đứng tuổi 
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
B- Đáp án – biểu điểm:
I- Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
C
D
C
C
A
A
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
II- Tự luận:
Câu 1: Phân tích:
-Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò. (0.5 điểm)
-Hai câu thơ ở cuối đoạn 2, là lời của mẹ nói với con – cò con (0.5 điểm)
-Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ: con dù lớn dù khôn, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nũa con vẫn là con của mẹ, con vẫn đáng yêu, đáng thương, vẫn cần che chở, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hy vọng của mẹ. (1 điểm)
-Dù mẹ có xa con lâu, rất lâu thậm chí suốt đời không lúc nào lòng mẹ không ở bên con.(0.5 điểm)
-Ca ngợi tình cảm vô biên, thiêng liêng của người mẹ. (0.5 điểm)
*Câu 2: Cảm nhận khổ thơ:
-Giới thiệu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh: Cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam. (0.5 điểm)
-Hai câu thơ: có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu là vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điẹu của người con gái trẻ trung duyên dáng thể hiện chính xác khoảnh khắc giao mùa. Quan sát, liên tưởng rất tinh tế. (1 điểm)
-Hai câu thơ: Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi: là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn và tính cách con người. Giải thích: hàng cây đứng tuổi. Tại sao sấm lại bớt bất ngờ trước hàng cây đã có tuổi. (1.5 điểm)
4-Hướng dẫn học tập:
- Về nhà nghiên cứu kĩ đề kiểm tra.
-Đọc và soạn kĩ bài “Tổng kết phần văn bản nhật dụng” đã hướng dẫn ở tiết trước.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TUẦN 26
TIẾT: 130 Ngày soạn: 15-0-06- Ngày giảng:18-03-06
 Lớp giảng: 9A8
œ&
BÀI : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học văn nghị luận về tác phẩm truỵên hoặc đoạn trích
+Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ, đặt câu, hành văn 
-Kĩ Năng: Hoàn thiện qui trình viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truỵên hoặc đoạn trích
 -Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài và nhận ra những sai sót của mình. 
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bài đã chấm, lỗi phổ biến của HS .
-Học Sinh: Dàn ý lập ở nhà.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3- Trả bài:
*Giáo viên chép đề lên bảng.
ĐỀ: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật vật Vũ Nương ở “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
TL
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
 5
 10
 5
15
5
*HOẠT ĐỘNG 1:
-HD tìm hiểu yêu cầu chung.
-Gọi 1 HS đọc lại đề.
H1-Nêu yêu cầu chung của đề bài?
*HOẠT ĐỘNG 2:
-HD tìm hiểu cụ thể.
H2- Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có bố cục như thế nào?
H3-Phần mở bài nêu lên nội dung gì?
H4-Phần thân bài cần làm rõ vấn đề gì ở Bác?
-Đối với người phụ nữ, xã hội phong kiến xưa có luật lệ gì hà khắc?
-Hậu quả của những luật lệ hà khắc ấy đối với Vũ Nương là gì?
-Ngoài các ý chính ấy, còn có thể khai thác thêm các khía cạnh ý nghĩa nào?
H5- Tìm những dẫn chứng và sự kiện quan trọng để chứng minh những nội dung trên?
H6- Nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ xưa và nay?
H7- Phần kết bài nêu những ý gì?
*HOẠT ĐỘNG 3:
Nhận xét bài làm .
*HOẠT ĐỘNG 4:
-HD sửa chữa lỗi.
-Chính tả, dùng từ, đặt câu,diễn đạt, bố cục trình bày.
*HOẠT ĐỘNG 5:
-Đọc bài viết tốt:
1- Hoàng Lê Yến.
2-Đặng Thành phương.
3-Phạm Thu Lan.
Nguyễn Cẩm Tú.
.
-Phát bài.
-Đọc điểm vào sổ
- 1 HS đọc đề – cả lớp theo dõi.
-1 HS – 1 HS khác nhận xét .
+Bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+Giới thiệu khái quát về “Chuyện người con gái Nam Xương” và nhân vật Vũ Nương.
+Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người , đẹp nết, chung thủy, hiếu thảo nhưng gặp nhiều bất hạnh. Nàng bị oan phải tìm đến cái chết để tự minh oan.
-Các nhóm thảo luận, tìm dẫn chứng ghi vào phiếu học tập.
+Xã hội phụ quyền trọng nam khinh nữ.
+Tước đoạt quyền tự do của người phụ nữ bằng tập tục “Tam tòng, tứ đức”. “Tam cương, ngũ thường.
+Vũ Nương còn là nạn nhân của thói ghen tuông mù quáng
-Các nhóm thảo luận – cử đại diện trả lời
-HS tự bộc lộ.
-Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS cùng với giáo viên sửa chữa lỗi.
-GV chỉ ra lỗi – HS sửa trước – HS khác nhận xét - GV sửa lại và bổ sung.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS đọc điểm – GV ghi.
I- Yêu cầu chung:
1- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện.
2- Nội dung nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
*Cơ sở nghị luận: Phân tích nhân vật Vũ Nương.
3- Giới hạn: Kiến thức từ truyện và kiến thức đời sống.
II- Yêu cầu chung:
1- Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về “Chuyện người con gái Nam Xương” và nhân vật Vũ Nương.
2- Thân bài:
-Cuộc đời
Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người , đẹp nết, chung thủy, hiếu thảo nhưng gặp nhiều bất hạnh. Nàng bị oan phải tìm đến cái chết để tự minh oan.
+Xã hội phụ quyền trọng nam khinh nữ.
+Tước đoạt quyền tự do của người phụ nữ bằng tập tục “Tam tòng”
+Vũ Nương còn là nạn nhân của thói ghen tuông mù quáng
3- Kết bài:
Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
III- Nhận xét:
1- Ưu điểm
-Đa số các em hiểu đề và xác định được ý cần làm rõ.
-Bố cục 3 phần rõ ràng, các câu phần có sự liên kết chặt chẽ.
-Nhiều bài viết có suy nghĩ sâu sắc, tình cảm sâu lắng và có sáng tạo.
2- Nhược điểm:
-Một số em không đọc kĩ nên viết lạc đề.
-Chữ viết cẩu thả, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi vè dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
4- Sửa chữa lỗi.
-Chính tả.
 -Dùng từ.
-Đặt câu.
-Diễn đạt.
-Bố cục trình bày.
5- Phát bài – đọc bài mẫu – đọc điểm vào sổ.
4-Hướng dẫn học tập: (1’)
-Về nhà đọc kĩ lại bài làm của mình, tìm ra lỗi và sửa lại.
-Học bài cũ và soạn bài mới theo hướng dẫn ở tiết trước.
*Thống kê điểm:
Lớp
TSHS
Dưới trung bình
Trên trung bình
g.chú
0-3
35-45
TC
5-6
65-75
8-10
TC
9A8
38
2
5
7
20
7
4
31
5.2
13.4
18.4
52.6
18.4
10.5
81.6
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tap_ii_tiet_91_den_130.doc