Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 100 - GV: Mã Thị Mai - Trường THCS Suối Cao

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 100 - GV: Mã Thị Mai - Trường THCS Suối Cao

TUẦN 1

TIẾT 1: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Tác giả : Lê Anh Trà

I) MỤC TIÊU : giúp HS

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị

-Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng , học tập , rèn luyện theo gương Bác

-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM : kết hợp kể , bình luận , chọn lộc chi tiết ,đối lập

II) CHUẨN BỊ :

-GV: SGK , SGV, , sách tham khảo , những mẫu chuyện về cuộc đời HCM , tranh ảnh , băng hình về Bác

- HS: Bài soạn , sưu tầm những mẩu chuyện về Bác

III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1) Ổn định :

 2) KTBC :

 3) Bài mới: Toàn Đảng và toàn dân ta đang phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. HCM-một con người cả cuộc đời vì nước vì dân, tư tưởng đạo đức của Người đáng để cho các thế hệ VN học tập và phong cách sống và làm việc của Người là một trong những cái chúng ta phải học tập đầu tiên.

 

doc 136 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 100 - GV: Mã Thị Mai - Trường THCS Suối Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
TIẾT 1: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Tác giả : Lê Anh Trà 
I) MỤC TIÊU : giúp HS 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị 
-Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng , học tập , rèn luyện theo gương Bác 
-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM : kết hợp kể , bình luận , chọn lộc chi tiết ,đối lập 
II) CHUẨN BỊ : 
-GV: SGK , SGV, , sách tham khảo , những mẫu chuyện về cuộc đời HCM , tranh ảnh , băng hình về Bác 
- HS: Bài soạn , sưu tầm những mẩu chuyện về Bác 
III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1) Ổn định : 
 2) KTBC : 
 3) Bài mới: Toàn Đảng và toàn dân ta đang phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. HCM-một con người cả cuộc đời vì nước vì dân, tư tưởng đạo đức của Người đáng để cho các thế hệ VN học tập và phong cách sống và làm việc của Người là một trong những cái chúng ta phải học tập đầu tiên.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 
GV: Tác giả văn bản này là ai ? Em hiểu gì về tác giả Lê Anh Trà 
HS: Là viện trưởng viện văn hóa V.N 
GV: Cho biết xuất xứ của tác phẩm ? 
HS: Trích trong bài “ Phong cách HCM,cái vĩ đại gắn với cái giản dị của” Lê Anh Trà in trong cuốn sách “ HCM và văn hóa V.N” ( 1990) 
* Hoạt động 2: Đọc hiểu - chú thích 
GV: hướng dẫn đọc : chậm rãi , rõ ràng , diễn cảm , ngắt ý ,nhấn giọng ở từng luận điểm ..thể hiện niềm tôn kính đối với Bác 
GV: Đọc mẫu –HS đọc- GV nhận xét 
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu các chú thích ở sgk 
GV: Phong cách HCM ở đây được dùng với nghĩa ntn? 
HS: Phong cách làm việc và phong cách sống của Bác.
GV: Nói đến phong cách là nói đến các tính cách tốt đẹp-phong cách của Bác.
 GV: Xét` về mặt nội dung và đề tài văn bản này thuộc loại văn bản nào ? Đề cập đến vấn đề gì ? 
HS: Văn bản nhật dụng , đề cập đến vấn đề sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc 
GV: Kể tên một vài văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8 
HS: Ôn dịch , thuốc lá, Bài toán dân số, thông tin về ngày Trái đất năm 2000
GV: Cho biết phương thức biểu đạt?
HS: Thuyết minh (kết hợp giải thích, bình luận)
GV: Văn bản được chia làm mấy phần ? nội dung chính của từng phần 
HS:-- Phần 1: từ đầu ..hiện đạià sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM 
 --Phần 2 :còn lại à những nét đẹp trong lối sống của HCM 
* Hoạt động 3: Phân tích văn bản 
GV: Vẻ đẹp trong phong cách HCM được thể hiện qua 2 khía cạnh . Vậy chúng ta đi vào tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách HCM ở khía cạnh đầu tiên 
* Hoạt động a: phân tích phần 1
GV: Gọi hs đọc phần 1 
GV: Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ? 
HS: Trong cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên 
GV: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của HCM rất sâu rộng. Vậy Người đã làm gì để có vốn tri thức sâu rộng ấy ?
HS: dựa vào sgk trả lời 
GV: Những điều kì lạ và quan trọng trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM là gì ?
HS : Tiếp thu có chọn lộc 
GV: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên nền tảng cái gốc văn hóa dân tộc đã hình thành ở Người một nhân cách, một lối sống ntn? 
HS: Một nhân cách rất V.N, một lối sống rất bình dị 
* Câu hỏi thảo luận : Em có nhận xét gì về phong cách HCM ? Theo em điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách HCM là gì ?
HS: Thảo luận nhóm , đại diện nhóm trả lời : HCM tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc
GV: Bình phần này 
GV: Em cónhận xét gì về biện pháp nghệ thuật ở phần này 
HS: kết hợp giữa kể bình luận , chọn lộc chi tiết tiêu biểu , đối lập 
GV: Điều gì đã tạo nên sức thuyết phục lớn trong việc làm nổi bật vấn đề đó là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM 
HS: Cách lập luận chặt chẽ , nêu luận cứ xác đáng 
* Câu hỏi trắc nghiệm : Theo tác giả để có vốn tri thức sâu rộng về văn hóa HCM đãlàm gì? 
A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ 
B. Học tập tiếp thu có chọn lọc , phê phán 
C. Đi nhiều nơi làm, làm nhiều nghề 
D. Tất cả A.B.C đều đúng x
 TIẾT 2 
* Hoạt động b : Phân tích phần 2 
GV: Gọi hs đọc phần 2 
GV: Bằng sự hiểu biết về Bác , em cho biết phần 1 nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của HCM 
HS: Bác hoạt động ở nước ngoài
GV: Phần 2 nói về thời kì nào trong sự nghiệpcách mạng của Bác 
HS: Thời kì Bác làm chủ tịch nước 
GV: Lối sống của Bác được tác giả thể hiện qua phương diện nào ?
HS: Nơi ở , nơi làm việc ,trang phục , ăn uống 
GV: Cảm nhận của em về nơi ở , nơi làm việc , trang phục , ăn uống của Bác ?
HS: Phát biểu 
GV: Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác đã tự chọn cho mìmh một lối sống ntn? 
HS:Lối sống vô cùng giản dị , đơn sơ , mộc mạc 
GV: Bình về lối sống của Bác 
GV: Để bật lối sống của HCM , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? 
HS: Phương thức lập luận chứng minh , kết hợp kể và bình luận 
GV: Khi bình luận tác giả đã so sánh lối sống của Bác với lối sống của những ai ? hãy đọc lai những lời bình đó 
HS: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiệm
GV:Bình về lối sống của Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm 
GV: Tác giả đã bình luận lối sống của Bác cũng như các vị danh nho ntn? 
HS: Đọc đoạn cuối 
GV: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì trong lời bình này ?
HS: Đối lập 
* Câu hỏi thảo luận : Vì sao có thể nói lối sống của HCM là sự kết hợp giữa giản dị , thanh cao ?
HS: Thảo luận nhóm – đại diện nhóm trả lời 
GV: Vậy nét đẹp trong lối sống của HCM là gì ?
HS: Vừa giản dị , vừa thanh cao 
* GV: Giáo dục cho HS phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
-Biết sống giản dị, tiết kiệm “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” chống các biểu hiện tiêu cực trong xã hội, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, thực hiện năm điều Bác dạy
* Hoạt động 4: Tổng kết nội dung và nghệ thuật 
GV: Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM tác giả đã dùng bút pháp nghệ thuật nào ? phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
HS: Nhắc lại những nghệ thuật đã phân tích 
GV: Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM ? hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ trong việc hội nhập văn hóa ngày nay ? 
HS: --Thuận lợi :giao lưu , mở rộng tiếp xúc với nhiều nền văn hóahiện đại 
 -- Nguy cơ : có nhiều luồng văn hóa tiêu cực , phải biết nhận ra sự độc hại 
GV: Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp trong phong cách HCM mỗi hs chúng ta cần học tập và rèn luyện ntn? Hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là lối sống có văn hóa và phi văn hóa 
HS: Rút ra bài học giáo dục tư tưởng 
* Hoạt động 5 : Luyện tập 
HS: Đại diện mỗi nhóm kể lại một câu chuyện sưu tầm được hoặc trình bày tranh ảnh tìm được ghi nhận 
về lối sống giản dị mà cao đẹp của HCM ?
4) Củng cố : Theo tác giả quan niệm thẩm mĩ về lối sống của HCM là gì ? 
A. Phải tạo cho mình một lối sống hơn đời ,khác người 
B. Có hiểu biết cao sâu để người đời tôn sùng 
C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng 
D. Cái đẹp là sự giản dị , tự nhiên , thanh cao x
? Qua VB này em rút ra được bài học gì cho bản thân?
5) Dặn dò : Học bài , chuẩn bài “Các phương châm hội thoại” 
6) Rút kinh nghiệm 
I)Tác giả – tác phẩm : 
 1) Tác giả : Lê Anh Trà 
 2) Tác phẩm : Trích trong bài “ Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong cuốn sách “ HCM và văn hóa V.N” (1990) 
II) Đọc –hiểu văn bản 
III) Phân tích : 
 1) Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh :
_ Tiếp xúc với văn hóa nhiều nước trên thế giới 
 _ Để có vốn tri thức văn hóa sâu rộng, HCM đã : 
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc 
+ Làm nhiều nghề 
+ Đến đâu cũng học hỏi , tìm hiểu 
+ Tiếp thu cái hay , cái đẹp , phê phán những cái tiêu cực 
+ Ảnh hướng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc 
+ Trở thành một nhân cách rất V.N,một lối sống rất bình dị ,rất VN , rất Phương đông, rất mới , rất hiện đại .
=> HCM tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc 
2) Những nét đẹp trong lối sống của HCM: 
-- Nơi ở ,nơi làm việc : nhà sàn nhỏ bằng gỗ , vẻn vẹn vài ba phòng, đồ đạc mộc mạc, đơn sơ 
-- Trang phục: giản dị , bộ quần áo bà ba nâu , áo trấn thủ ,đôi dép lốp thô sơ 
_ Aên uống : đạm bạc ,cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối ,cháo hoa 
àLối sống vừa giản dị vừa thanh cao.
IV) Tổng kết : 
_ Nghệ thuật: kết hợp giữa kể và bình luận , chọn lọc chi tiết tiêu biểu , đan xen thơ , đối lập 
_ Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và øtinh hoa văn hóa nhân loại , giữa thanh cao và giản dị 
V) Luyện tập : 
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của HCM .
TIẾT 3: Tiếng Việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 I) MỤC TIÊU : Giúp HS:_ Nắm được nội dung phương châm về lượng , phương châm về chất 
_ Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp 
II) CHUẨN BỊ :
_ GV: SGK, SGV, sách tham khảo , bảng phụ 
_ HS: xem lại bài hội thoại đã học ở lớp 8 
III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1) Ổn định : 
2) KTBC: Phong cách HCM thể hiện ở những nét đẹp nào ? Nêu những cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM ? em học tập được những gì từ phong cách đó của Bác ? 
3Bài mới : GV giới thiệu bài 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
 NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm về lượng
GV: Treo bảng phụ ghi đoạn đối thoại 1 trang 8
GV: Khi An hỏi “ Học bơi ở đâu”mà Ba trả lời ở dưới nước th ...  cấu trúc cú pháp như chủ ngữ , vị ngữ , bổ ngữ 
+ Không nằm trong cấu trúc câu như thành phần tình thái , cảm thán , hô đáp gọi là thành phần biệt lập .
GV: Vậy ta có thể hiểu thành phần biệt lập là gì ?
HS: Trả lời 
* Hoạt động 3: Luyện tập 
GV: Hướng dẫn cho HS làm bài tập 
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1 là tìm thành phần tình thái và thành phần cảm thán 
GV: Gọi HS lên bảng làm sau đó nhận xét và cho điểm 
GV: gọi HS đọc bài tập 2 
HS: sắp xếp những từ ngữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy 
GV: Cho HS làm ra giấy sau đó gọi các em đứng tại chỗ trả lời, gọi HS khác nhận xét 
GV: Bài tập 3
HS: Thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trả lời 
4/ Củng cố :
HS đọc lại ghi nhớ SGK
5/ Dặn dò :Học bài , xem bài mới 
6/ Rút kinh nghiệm :
I/ Bài học :
1/ Thành phần tình thái :
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu 
VD: Hình như tôi không thấy àHình như là thành phần tình thái.
2/ Thành phần cảm thán :
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn , giận, hờn)
VD: Trời ơi !chỉ còn có 5 phút à Trời ơi là thành phần cảm thán bộc lộ thái độ tiếc rẻ về số lượng thời gian 
* Thành phần biệt lập : Là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu ( Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu) 
II/ Luyện tập :
1/Tìm thành phần tình thái , cảm thán :
* Thành phần tình thái : 
a. Có lẽ :tin cậy thấp 
c. Hình như : tin cậy thấp 
d. Chã nhẽ : giả định , ước đoán
* Thành phần cảm thán :
b. Chao ôi: Tình cảm tiếc nối 
2/ Xếp những từ ngữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy : dường như, hình như-> có vẽ như ->có lẽ, chắc là -> chắc hẳn , chắc chắn 
3/ Từ “ chắc chắn”có độ tin cậy cao nhất 
Từ “ hình như” có độ tin cậy thấp nhất
* Tác giả Nguyễn Quang sáng chọn từ “ chắc chắn” vì nó biểu thị được thái độ lòng khao khát của nhân vật đối với sự việc .Tuy nhiên niềm tin của nhân vật chỉ dừng lại ở mức độ nhất định( Chắc) chứ chưa khẳng định được ( Chắc chắn) khi sự việc chưa xảy ra . 
TIẾT 99 Tập làm văn 
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
I/ Mục tiêu : Giúp HS
- Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống : Nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống 
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi VD, ghi câu hỏi trắc nghiệm , bảng nhóm của HS 
III/ Tiến trình lên lớp :
1/ Oån định : 
2/ KTBC: GV treo bảng phụ 
Câu 1 : Phân biệt thành phần tình thái và thành phần cảm thán ? Cho VD mỗi loại 
Câu 2 : Cho các từ ngữ sau : Thì phải, eo ơi, ôi, thật may mắn , nghe như hãy lựa chọn điền vào chỗ trống 
a. Trong gió ..có tiếng hát .
b.  chân tôi đau quá .
c.Bạn ấy đến rồi.
d. ..con rắn to quá .
đ .., bác sĩ đã đến kịp thời.
3/ Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống xã hội 
GV: Treo bảng phụ 
HS: Đọc VD “ Bệnh lề mề” 
GV: Văn bản bàn về hiện tượng gì ? Hiện tượng ấy có biểu hiện như thế nào ? Tác giả có nêu rõ vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không ? Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy ?
HS: Thảo luận trả lời ( chú ý phân tích những hậu quả của bệnh lề mề trong từng trường hợp cụ thể )
GV: Các hiện tượng trên có chân thực không ? Có đáng tin cậy không ?
HS: Các hiện tượng trên rất chân thực và đáng tin cậy vì đó là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống .
GV: Bình luận hiện tượng lề mề tác giả đã làm những việc gì ?
GV: Bệnh lề mề có chấp nhận được không? Bài viết nêu ý đó như thế nào ?
 * Câu hỏi thảo luận : Vì sao có thề xem lề mề là thiếu tôn trọng mình và người khác ?
HS: Trả lời vì đúng giờ là đúng tác phong của người có văn hóa .
GV: Hiện tượng đó có phù hợp với xu thế của đời sống công nghiệp hóa , hiện đại hóa ngày nay không ?
GV: Vì sao đúng giờ giấc là tôn trọng mình và người khác ?
HS: Gây được thiện cảm trong giao tiếp , hiệu quả công việc , độ tin cậy cao .
GV: Nguyên nhân của bệnh lề mề ?
GV:Thái độ của tác giả đối với hiện tượng ấy như thế nào ?
HS: Phê phán gây gắt .
GV: Từ những vấn đề trên em hiểu thế nào là bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xã hội ?
HS: Phát biểu và ghi bài 
GV:Khái quát dàn ý chung 
HS: Đọc ghi nhớ SGK 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 
HS: Trao đổi thào luận nhóm ( nên chọn hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận ) 
GV: Nhận xét bổ sung 
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS: Trao đổi nhóm đưc ra ý 
GV: Nhận xét , bổ sung 
4/ Củng cố : 
Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội ?
a.Nêu rõ vấn đề nghị luận 
b. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng 
c. Vận dụng các phép lập luận phù hợp .
d. Lời văn gợi cảm trau chuốt 
5/ Dặn dò : Học bài , chuẩn bị bài “ Cách làm bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống “
6/ Rút kinh nghiệm : 
I/ Bài học :
1/ Nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống xã hội :là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội , đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ . 
2. Về nội dung : Bài nghị luận phải nêu rõ được sự việc , hiện tượng có vấn đề ; phân tích mặt sai , mặt đúng , mặt lợi, mặt hại của nó ; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ,ý kiến nhận định của người viết 
3/ Về hình thức : bài viết phải có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng , luận cứ xác thực , phép lập luận phù hợp , lời văn chính xác, sống động .
II/ Luyện tập :
1/ Các hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận : chăm học, thật thà, dũng cảm, giúp bạn
2/ Về nạn hút thuốc lá cần viết bài nghị luận . Các ý 
- Nêu hiện tượng hút thuốc lá 
- Tác hại của việc hút thuốc 
-Nguyên nhân và đề xuất 
TIẾT 100 Tập làm văn 
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
 HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 
 I/ Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết làm bài nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội 
- Có kĩ năng nhận diện đề, kĩ năng xây dựng dàn ý của dạng bài này , kĩ năng viết bài 
II/. Chuẩn bị : Bảng phụ trình bày dàn ý chung 
III/ Tiến trình lên lớp : 
1/ Oån định : 
2/ KTBC: 
Thế nào là bài nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội ? Kể một vài hiện tượng mà em biết .
3/ Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu các dạng đề nghị luận 
GV: Gọi HS đọc 4 đề bài SGK và nêu câu hỏi 
GV:các dạng đề trên có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra điểm giống đó 
HS: Đều đề cập đến những sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội 
GV: Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự 
HS: Tự suy nghĩ và phát biểu một đề bài nghị luận xã hội 
GV: Sửa 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm bài nghị luận 
HS: Đọc đề bài trang 23 
GV: Đề thuộc loại gì ? Đề nêu hiện tượng sự việc gì 
HS: Đề nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống 
-Các sự việc, hiện tượng : 
+ Nghĩa là người biết thương mẹ
+ Nghĩa là người biết kết hợp học và hành
+ Nghĩa là người biết sáng tạo 
GV: Giới thiễu dàn ý chung SGK yêu cầu HS cụ thể hóa các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ở trên 
GV: yêu cầu HS đọc phần cách viết bài ở SGK
- Viết từng phần từng đoạn 
- Phân tích đánh giá 
-Chú ý câu chữ cách diễn đạt 
GV: Gọi HS đọc mục 4 đọc lại bài và sửa 
HS: đọc ghi nhớ và ghi bài 
* Hoạt động 3: Luyện tập 
HS: Đọc yêu cầu bài tập 
GV: Gợi ý để HS độc lập làm bài , gợi ý cách trình bày .
HS: Trình bày , lớp nhận xét. 
GV: Bổ sung , hoàn chỉnh .
GV: Yêu cầu HS làm tiếp 3 đề còn lại 
HS: Chỉ triển khai ý , không đi vào quá kĩ từng chi tiết .
4/ Củng cố :
Trong các đề bài sau đề nào không thuộc đề nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ?
a.Suy nghĩ về một tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó 
b. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
c. Suy nghĩ của em về câu ca dao 
 “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
5/ Dặn dò : - Viết bài văn hoàn chỉnh về Nguyễn Hiền 
-Chuẩn bị bài tiếp theo .
6.Rút kinh nghiệm 
I/ Bài học :
1/ Đề bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống :
 4 đề SGK 
2/ Cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xã hội :
a. Tìm hiểu đề ( thể loại , nội dung , yêu cầu)
b. Tìm ý : 
c. Lập dàn ý :
* Mở bài : Giới thiệu chung về sự việc, hiện tượng có vấn đề 
* Thân bài : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định 
* Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên
3/ Yêu cầu: Bài làm cần lựa chọn gốc độ riêng để phân tích , nhận định; đưa ra ý kiến , có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết .
II/ Luyện tập :
1/ Lập dàn ý cho 4 đề bài ở trên ( Về Nguyễn Hiền) 
a. Mở bài : Giới thiệu chung về Nguyễn Hiền 
b. Thân bài : 
- Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền 
- Tinh thần hamhọc 
- ý thức tự trọng 
-Kết qủa của sự thành đạt 
c. Kết bài : Học tập tấm gương của Nguyễn Hiền .
TIẾT 101 Tập làm văn
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TẬP LÀM VĂN)
 I/ Mục tiêu : Giúp HS
- Biết vận dụng cách làm bài nghị về sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội của địa phương mình 
- Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đó 
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận 
II/ Chuẩn bị :Bảng phụ , tranh , bảng nhóm 
III/ Tiến trình lên lớp :
1/ Oån định 
2/ KTBC: Kiểm tra bài ở nhà của một số HS 
? Cho biết dàn ý của bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống xã hội 
3/ Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
* Hoạt động 1: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_100_gv_ma_thi_mai_truong_thcs_s.doc