Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 76 - Trần Thị Mạnh - Trường tiểu học và THCS Lê Đình Chinh

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 76 - Trần Thị Mạnh - Trường tiểu học và THCS Lê Đình Chinh

 TUẦN 1

 Tiết 1 - 2

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU:

* Kiến thức : Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt , ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc , Đặc điểm của kiểu bài nghi luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể

* Kỹ năng : Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng , vận dụng các biện pháp NT trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống

* Thái độ : Tự hào , kính yêu về Bác , có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gwowng Bác

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS

* Giới thiệu bài mới: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.

 

doc 189 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 76 - Trần Thị Mạnh - Trường tiểu học và THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Ngày soạn: 04/09/2011 
 Tiết 1 - 2 
 phong cách hồ chí minh
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu: 	
* Kiến thức : Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt , ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc , Đặc điểm của kiểu bài nghi luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể 
* Kỹ năng : Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng , vận dụng các biện pháp NT trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống 
* Thái độ : Tự hào , kính yêu về Bác , có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gwowng Bác 
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C.Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Khởi động
 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
* Giới thiệu bài mới: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung văn bản
HS đọc phần chú thích * SGK
- Chú ý một số từ trọng tâm: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết
?Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? 
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: 
Văn bản trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị".
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
 a. Đọc:
* Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
 b .Tìm hiểu chú thích:
Một số từ ngữ, chú thích trong SGK.
 c .Phương thức biểu đạt: 
=> Thuyết minh. Thuộc loại văn bản nhật dụng.
d . Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phần 2: những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn phân tích phần 1
 - GV: Gọi HS đọc lại phần 1 
? Hồ Chí Minh đến với nền văn hoá nhân loại bắt nguồn từ đâu ? 
? Hồ Chí Minh đã bằng cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
 ? Nhận xét hướng tiếp thu của Bác 
? Người đã tiếp nhận được vốn kiến thức NTN ?
? Nhận xét về biện pháp NT được sử dung ở đoạn một ?
II. Phân tích
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
=> * Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ XX.của người 
Trong cuộc đời hoạt động của mình Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
* Cách tiếp thu:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
+ Qua ý thức , học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
* Hướng tiếp thu :Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
* Vốn kiến thức 
+ Rộng -> Văn hoá phương đông đến văn háo phương tây 
+ Sâu -> Uyên thâm – văn hoá nhân loại dưa trên nền tảng văn hoá dân tộc 
* Nghệ thuật:
+ Cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục . Nghệ thuật Khép mở hợp lý 
 Câu hỏi năng cao
? Đoạn một tác giả sử dụng NT khép mở hợp lý . Hãy tìm và phân tích chi tiết NT đó ?
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
? lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của ai ?
 Hỏi nâng cao 
? Theo em về lối sống của Bác với các vị hiền triết có điểm nào giống và khác nhau
HS tìm và lập luận phân tích bằng một doạn văn ngắn , đảm bảo được các ý sau 
- Chi tiết “ Phông cách HCM với tinh hoa văn hoá nhân loại “ chốt lại phần một , và chi tiết “Nét đẹp trong lối sống HCM “mở ra cho phần sau –Tác dụng tạo sự liên kết lo gích giữa hai đoạn văn , là sự kết hợp kế thừa và phất huy những nét đẹp của nhà văn hoá DT mang nét đẹp thời đại 
2. Nét đẹp trong lối sống HCM 
+ Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). 
+ Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
=> Vì : Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên mà Bác đã tự nguyện lựa chọn 
=> Gợi ta nhớ đến cs của các vị hiền triết trg lịch sử như : Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm . 
 * Giống :ở họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao
 * Khác : Với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân. Kế thừa và phát huy nét đẹp của văn hoá dân tộc , mang nét đep thời đại 
Hoạt động 3: ứng dụng liên hệ bài học
?Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập theo em sẽ có những thuận lợi và nguy cơ gì ? lấy dẫn chứng cụ thể
? Từ phong cách của Bác em học tập được những gì ?
Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá?
biểu ý kiến.
3. ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại.
 (HS lấy dẫn chứng )
* Liên hệ:
+ Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. 
+ Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá trở thành người có ích cho xã hội 
 Hoạt động 4: Tổng kết
?Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy các dẫn chứng trong văn bản để làm rõ.
? Nêu khái quát ND chính của văn bản ?
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật của văn bản
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu , ngôn ngữ trang trọng 
- Đan xen giữa cá phương thứ biểu đạt : Tự sự , biểu cảm , lập luận 
- Vận dụng các hình thức so sánh , nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhânloại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam
2. ý nghĩa văn bản 
* Cốt cách văn hoá HCM trong nhận thức và trông hành động , từ đó đặt ra một vấn đề hội nhập : Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại , đồng thời giữ gìn , phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 
- Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống sinh hoạt hàng ngày , là cách di dưỡng tinh thần , thể hiện một quan nuệm thẩm mỹ cao đẹp 
 ( HS đọc ghi nhớ SGK)
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập toàn bài.
- Học sinh kể, giáo viên bổ sung.
- HS hát minh hoạ.
IV. Luyện tập
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Hát minh hoạ “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
 V . Hướng dẫn học ở nhà.
- Yêu cầu học sinh nắm kiến thức toàn bài và học thuộc ghi nhớ trong SGK.
- Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
- Soạn bài: Các phương châm hội tho
 điều chỉnh bổ sung 
 Tiết 3 
 Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu: 	
* Kiến thức : Nắm được những hiểu biết cốt yếu về nội dung của hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
* Kỹ năng : Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp . Biết vận dụng những phương châm hội thoại này trong giao tiếp
* Thái độ : Nhận thất tầm quan trọng trng giao tiếp và trung thực trong giao tiếp 
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; 
 Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Khởi động
*Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
*Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu khôngthì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngứ pháp, giao tiếp cũng khộng thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các PCHT mà ta sẽ được học
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức.
(Gọi HS đọc đoạn đối thoại ở mục 1)
? Hướng dẫn HS giải nghĩa từ “Bơi”
? Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không?
? GV: Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
( GV: Gọi HS đọc ví dụ 2.)
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết điều cần hỏi và cần trả lời?
? Như vậy, khi giao tiếp cần phải tuân thủ yêu cầu gì ?
- HS dựa vào kiên thức vừa tìm hiểu rút ra kết luận 
? Cần nói NTN khi giao tiếp ?
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ SGK
a. Ví dụ a:
=> Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
=> Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết . Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể như ở bể bơi, sông, hồ....
Khi nói, câu phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
b. Ví dụ b: 
=> Truyện cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung (Khoe lợn cưới khi đi tìm lợn, khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn).
=> + Anh hỏi: bỏ chữ “cưới” 
+ Anh trả lời: bỏ ý khoe áo 
 Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
2. Kết luận: SGK
=> Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ưng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa 
 ( HS đọc ghi nhớ 1 SGK )
 (HS đọc ví dụ SGK)
?Truyện cười này phê phán điều gì ?
- GV đưa ra tình huống: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
? Như vậy, trong giao tiếp cần tránh điều gì?
Em hiểu NTN về phương châm về chất /
- GV: Khái quát nội dung toàn bài.
II. Phương châm về chất.
1. Ví dụ:
a. Ví dụ a: SGK
=> Truyện phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật.
b. Ví dụ b: 
=>Không nên trả lời “ bạn ấy bị ốm” mà chỉ nên trả lời “ hình như bạn ấy bị ốm”
=>Khi giao tiếp , đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có băng chứng xác thực 
 2. Kết luận:
Phương châm về chất: nói những thông tin có bằng chứng xác thực.
( HS đọc ghi nhớ 2 SGK)
H ... ững đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau
Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?
?Tình cảm trong sáng đẹp đẽ của những đứa trẻ được thể hiện qua những cử chỉ hành động nào ? 
? Những chuyện của bọn trẻ là gì?
? Thái độ của người kể và người nghe?
? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
(Thảo luận)
II.Phân tích văn bản:
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Hoàn cảnh
* A-Li-Ô-Sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn
A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh
-> Nhà thường dân hèn hạ 
* Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn
=> Vì Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.
=> ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng nhà văn: 
- Ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này
2.Tình cảm trong trắng đẹp đẽ của những đứa trẻ 
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
=>Truyện của bọn trẻ
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
Chuyện cổ tích bà đã kể 
“Những con chim non bẫy được"
- Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
- Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
=> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”
thằng anh: "mỉm cười"
=> Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích
Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
 Hoạt động 3: Tổng kết- Ghi nhớ
1.Nghệ thuật: - Biệt tài kể chuyện- Truyện cổ tích và truyện đời thường đan xen vào nhau thể hiện tâm hồn trong sáng , khát khao tình cảm của những đứa trẻ 
 -Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực , sinh động và đầy cảm xúc 
2. ý nghĩa văn bản Đoạn trích thể hiện tình bạn trong sáng đẹp đẽ và những khát khao tình cảm của những đứa trẻ 
 D. Hướng dẫn học bài
 - Nắm lại nội dung kiến thức được kiểm tra HK để trả bài
-Về nhà học bài, ôn tập chuẩn bị cho học kỳ II
 - Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I
 điều chỉnh bổ sung 
 Tuần 20 Ngày soạn 25-26/12/2010
 Tiết 90: Trả bàI kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
 A.Mục tiêu bàI học:
+ Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo
+ Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể. ở phần tự luận và các kiến thức cơ bản trong phần trắc nghiệm 
B.Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, đáp án 
- HS : tự chữa bài, rút kinh nghiệm
C.Tiến trình bàI dạy:
*Hoạt động1: Khởi động
*Hoạt động 2: Trả bài
I.Đề bài: 
II.Yêu cầu: Giáo viên nêu yêu cầu về nội dung và hình thức.
1.Nội dung
2.Hình thức
III.Đáp án chấm bài
 Theo đáp án của Sở GD
IV. Nhận xét chung
D. Hướng dẫn học bài
 -Về nhà ôn tập các bài đã học ở ki I.
 -Chuẩn bị bài:Bàn về đọc sách.
 điều chỉnh bổ sung 
* Đề kiểm tra
I /Phần trắc nghiệm( 4 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu1: Những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong văn bản khoa học và công nghệ được gọi là gì?
	A/ Định ngữ	B/ Từ ngữ	C/ Thành ngữ	D/ Thuật ngữ
Câu2: Thành ngữ “ Nói có sách mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A/ Phương châm quan hệ	B/ Phương châm về lượng	
	C / Phương châm về chất 	D/ Phương châm cách thức
Câu 3: Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau?
	A/ Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ Tiếng Việt
	B/ Từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt
	C/ Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán
	D/ Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào được dùng theo nghĩa gốc?
	A/ Đầu non cuối bể	B/ Đầu bạc răng long
	C/ Đầu súng trăng treo	D/ Đầu sóng ngọn gió
Câu 5: Trong hội thoại nếu “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là vi phạm phương châm hội thoại nào? 
	A/ Phương châm quan hệ	B/ Phương châm cách thức
C/ Phương châm về lượng	D / Phương châm về chất 	
Câu 6: Tuân thủ các phương châm hội thoại là yêu cầu bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp:	A/ Đúng	B/ Sai
Câu 7: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để sáng tạo nên hình ảnh mang vẻ đẹp lãng mạn , huyền ảo, thơ mộng trong hai câu thơ sau?
	“Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
	Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
	A/ So sách	B/ ẩn dụ	C/ Hoán dụ	D/ Nhân hoá	
Câu 8: Cách nào sau đây không phải để trau dồi vốn từ ?
	A/ Rèn luyện để viết đúng chính tả
	B/ Rèn luyện để nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ?
	C/ Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết.
	D/ Cả A, B, C đều đúng
I/ Trắc nghiệm( 4 điểm)
Câu 1: Bài thơ đồng chí có mấy từ “anh”
 A. 3 từ	B. 4 từ	C. 5 từ	D. 6 từ
Câu 2: Bài thơ nào có ngôn ngữ và giọng điệu ngang tàng, giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn?
 A. Đồng chí	B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 B. Đoàn thuyền đánh cá	D. Bếp lửa
Câu 3: Bài thơ nào có ý nghĩa gợi nhắc người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”
 A. Bếp lửa	B. Đồng chí
 C. Đoàn thuyền đánh cá	D. ánh trăng
Ngày soạn: 10/12/2008
Ngày dạy: 11/12/2008
Tiết 76: 
Ôn tập thơ và truyện hiện đại
I. Mục tiêu cần đạt.
	- Giúp học sinh: 
 + Hệ thống lại những kiến thức đã học về thơ và truyện hiện đại.
 + Nắm vững những nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học
II. Chuẩn bị bài học: 
Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, máy chiếu
Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
A. ổn định.
B. Kiểm tra: Kết hợp trong tiết kiểm tra
C. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bảng thống kê
1. Bảng thống kê thơ hiện đại
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm STác
Thể
Thơ
Nội dung chính
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính
Hữu
1948
Tự do
Ca ngợi tình đ/chí của những lính dựa trên cùng chung cảnh ngộ, lý tưởng chiến đấu, cùng chia sẽ những gian khó của cuộc đời người lính, góp phần tạo nên tạo nên sức mạnh và vẻ đẹptinh thần của người lính cách mạng
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, tình đồng đội gắn bó, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
Chi tiết hiện thực, hình ảnh độc đáo, giọng điệu tự nhên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Qua những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động tên biển. Tác giả đã thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trước cuộc sống mới
Nhiều hình ảnh đẹp rộn lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng; âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ
Những kĩ niệm đầy xúc về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối vời bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là 8 chữ
Thể hiện tình yêu con gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.
Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
Từ hình ảnh trăng trong thành phố, gợi lại những nămtháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà sâu thắm.
2. Bảng thống kê các truyện ngắn.
TT
Tác phẩm
Tác giả
Năm stác
Nội dung chính
Nghệ thuật
1
Làng
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng sâu sắc thống nhất lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân
Tạo tình huống
Miêu tả tấm lý
Ngôn ngữ đôcí toại, độc thoại, độc thoại nội tâm
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với thanh niên. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước
Tạo tình huống
Cách kể chuyện tự nhiên
Kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
Tạo tình huống
Miêu tả tâm lý
Xây dựng tính cách
D. Hướng dẫn học bài
	- Đọc thuộc các bài thơ đã học
	- Tóm tắt các truyện ngắn
	- Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết:
	+ Nắm vững nội dung, nghệ thuật
	+ Tình huống các truyện ngắn
	Ngày soạn: 16 / 12/2008
	Ngày dạy: 18 /12/2008
Tiết 82
	Ngày soạn: 17/ 12/2008
	Ngày dạy: 19 / 12/2008
Tiết 83
Câu 4. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính tác giả đã sáng tạo ra hình ảnh những chiếc xe không kính nhằm mục đích gì?
Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí
Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ
Làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung
Làm nổi bật sự vất vả, gian khổ của những người lính lái xe.
Câu 5. Ca ngợi những con người lao động thầm lặng là chủ đề của văn bản nào?
 A. Chiếc lược ngà	B. Lặng lẽ Sa Pa
 C. Làng	D. Cả A và B đều đúng
Câu 6. Nhà văn nào tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh, chuyên viết truyện ngắn, vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn.
 A. Việt Bằng	B. Nguyễn Duy
 C. Kim Lân	D. Chính Hữu
Câu 7: Bài thơ nào sau đây được sáng tác năm 1969?
 A. Đồng Chí	B. Đoàn thuyền đánh cá
 C. Bếp lửa	D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Câu 8: Nguồn cảm hứng của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận?
 A. Cảm hứng về thiên nhiên	B. Cảm hứng về lao động
 C. Cảm hứng về lịch sử	D. Cả A và B
II. Tự Luận1:
* Hướng dẫn chấm.
I. Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
C
B
C
D
Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_76_tran_thi_manh_truong_tieu_ho.doc