Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2008

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2008

 Tiết 1,2. Bài 1.

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I. Mục tiêu cần đạt.

-Qua bài học giúp học sinh nắm được:

+ Vẻ đẹp trong phong cách Hò Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

+ Thấy được những nét đặc trưng của văn bản thuyết minh.

+ Rèn luện kĩ năng đọc, phân tích, tổng hợp.

+ Giáo dục ý thức học tập, rèn luyện theo gương của Bác.

II. Phương tiện dạy học.

-GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo khác.

-HS: Đọc và soạn bài theo sgk.

III. Các hoạt động dạy-học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: sgk, vở ghi, vở bài tập.

3. Bài mới.

* GV dẫn dắt vào bài

 

doc 214 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/8/2008
Ngày giảng: 26,27/8/2008
 Tiết 1,2. Bài 1.
Văn bản: phong cách hồ chí minh
I. Mục tiêu cần đạt.
-Qua bài học giúp học sinh nắm được:
+ Vẻ đẹp trong phong cách Hò Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
+ Thấy được những nét đặc trưng của văn bản thuyết minh.
+ Rèn luện kĩ năng đọc, phân tích, tổng hợp.
+ Giáo dục ý thức học tập, rèn luyện theo gương của Bác.
II. Phương tiện dạy học.
-GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo khác.
-HS: Đọc và soạn bài theo sgk.
III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: sgk, vở ghi, vở bài tập.
3. Bài mới.
* GV dẫn dắt vào bài
a. Hoạt động 1
I. Đọc-chú thích
GV: Hướng dẫn đọc, đọc mẫu 1đoạn.
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
GV: chốt lại, ghi bảng.
H: Kiểu văn bản? Phương thức biểu đạt chính?
GV: chốt lại, ghi bảng.
H: Văn bản có thể chia thành mấy phần? ND chính của từng phần?
GV: Cho hs giải thích 1số từ khó trong văn bản.
- HS: theo dõi, đọc tiếp văn bản.
-HS: trình bày
-HS: trình bày
-2phần:
+Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác.
+Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
-HS: Giải thích 1số từ khó.
1. Đọc
2. Chú thích
a. Xuất xứ.
-Văn bản được trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà.
b. Kiểu văn bản: thuyết minh
c. Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh+ biểu cảm.
d. Bố cục: 2phần.
e. Từ khó/sgk.
b. Hoạt động 2.
II. Tìm hiểu văn bản
H: Cơ sở nào để tác giả đưa ra nhận định: “ ít có vị lanh tụ nàonhư HCM”?
H: Cách tiếp xúc các nền văn hóa trên thế giới của Bác có gì đặc biệt?
GV: Kể 1vài câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
H: Thái độ tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác như thế nào?
GV: chốt lại, ghi bảng
H: Để làm rõ vẻ đẹp trong pc văn hoá của Bác, tác giả đã sd những phương pháp thuyết minh nào?
H: Theo em, các pp đó có tác dụng ra sao?
H: Qua đó, cho ta thấy vẻ đẹp trong pc văn hóa của Bác ntn?
GV: chốt lại, mở rộng
H: Tác giả đã thuyết minh pc sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào?
H: Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào?
H: Nhận xét về cách thuyết minh của tác giả?( ngôn ngữ, pp thuyết minh)
H: Trong phần cuối của vb, tác giả đã dùng pp thuyết minh nào? Biểu hiện?Tác dụng?
H: Trong phần này, tác giả đã đưa ra lời bình luận ntn?
H: Em hiểu ntn là cách sống không tự thần thánh hóa, khác đời?
H: Qua đây, em thấy vẻ đẹp trong pc sinh hoạt của Bác ntn?
GV: chốt lại, ghi bảng.
H: Văn bản cho em hiểu thêm được gì về Bác, về cách viết văn thuyết minh?
c. Hoạt động3
-HS: theo dõi phần đầu văn bản, trình bày.
-Trên đường hoạt động cách mạng
-Trong lao động
-Học hỏi nghiêm túc.
-Tiếp thu có chọn lọc
+Học cái hay, cái tốt
+Phê phán cái xấu
-So sánh, liệt kê kết hợp với bình luận.
-Đảm bảo tính khách quan
-Khơi gợi lòng tự hào, tin tưởng
-HS: nhận xét, đánh giá
-Nơi ở và làm việc
-Trang phục
-Cách ăn uống
-Tư trang
-HS: Tìm các biểu hiện
-Ngôn ngữ giản dị, cách nói dân dã
-PP: liệt kê
-So sánh:
+Lãnh tụ các nước
+Các vị hiền triết
HS: trình bày
-Không xem mình nằm ngoài nhân loại, ko tự đề cao mình với mọi người.
-HS: Nhận xét, đánh giá.
- PP học tập, phong cách sống
-Thuyết minh: sử dụng phù hợp phương pháp, kết hợp với bình luận
-HS: đọc phần ghi nhớ
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác.
-Đặt chân lên nhiều nước.
-Thông thuộc nhiều thứ tiếng.
-Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu.
> Có nhu cầu cao về văn hóa, ham học hỏi, thái độ nghiêm túc, có quan điểm rõ ràng, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
-Nơi ở và làm việc: ngôi nhà sàn nhỏ băng gỗ
-Trang phục: áo bà ba, áo trấn thủ, dép lốp
-Bữa ăn: đạm bạc với các món ăn dân tộc
-Tư trang: ít ỏi
> Bình dị, trong sáng, vốn có, tự nhiên gần gũi với mọi người.
*Ghi nhớ/sgk
III. Luyện tập
GV:
-Hướng dẫn, gợi ý
-Nhận xét, cho điểm
-HS: Kể chuyện(1-2 hs)
-Kể lại một số câu chuyện về nối sống giản dị, cao đẹp của Bác
4.Đánh giá kết quả học tập.
-Nêu vẻ đẹp trong pc văn hóa của Bác?
-Vẻ đẹp trong pc sinh hoạt của Bác ntn?
5.Hoạt động nối tiếp.
-Đọc lại văn bản, nắm được ND và những nét nghệ thuật tiêu biểu.
-Tìm đọc thêm ngững mẩu chuyện về Bác.
-Đọc và soạn : “Các phương châm hội thoại”
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................
Ngày soạn: 23/8/2008
Ngày giảng: 29/8/2008
 Tiết 3. Bài 1(tiếp)
 các phương châm hội thoại.
I. Mục tiêu bài học:
-Qua tiết học giúp cho học sinh nắm được yêu cầu của các phương châm hội thoại:
+Phương châm về lượng.
+Phương châm về chất.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh và rút ra nhận xét.
-Giáo dục ý thức học tập chủ động, sáng tạo.
II. Phương tiện dạy học.
-GV: SGK, SGV, SGK lớp8, bảng phụ.
-HS: Đọc và soạn bài theo sgk.
III. Các hoạt động dạy-học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu các kiến thức liên quan đến hội thoại đã được học ở lớp 8?
 (Học sinh đứng tại chỗ trả lời)
3. Bài mới
* GV dẫn dắt vào bài mới
a. Hoạt động1.
I. Phương châm về lượng
GV: Bảng phụ(có ghi sẵn ví dụ/sgk)
H: Đoạn hội thoại là cuộc trò chuyện giữa ai với ai?
H: Đoạn hội thoại có mấy lượt lời?
H: Theo em, câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà mà An muốn biết ko? Tại sao?
H: Nếu là Ba, em sẽ trả lời ntn?
GV: Như vậy, câu trả lời của Ba là thiếu thông tin.
H: Từ đây, ta có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
H: Truyện này gây cười là do đâu?
H: Lẽ ra, anh có lợn cưới và anh có áo mới chỉ cần hỏi và trả lời ntn?
H: Như vậy, cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
GV: chốt lại, rút ra phần ghi nhớ.
-Hs: Đọc đoạn hội thoại
-An và Ba
-Bốn lượt lời.
-Không, vì An muốn biết Ba học bơi ở địa điểm nào.
-Mình học bơi ở sông(ao, hồ, biển)
-ND của lời nói phải đáp ứng đúng têu cầu của cuộc giao tiếp, không được nói thiếu thông tin.
-HS: đọc truyện: “Lợn cưới, áo mới”
-Do hành động và câu trả lời của 2 nhân vật.
-HS: trình bày
-Khi giao tiếp không được nói thừa thông tin.
-HS: Đọc ghi nhớ/sgk
1.Ví dụ1/sgk
+Nhận xét:Câu trả lời của Ba là thiếu thông tin.
2.Ví dụ2/sgk
+Nhận xét: Câu hỏi và trả lời của 2nhân vật là thừa thông tin.
*Ghi nhớ/SGK.
b. Hoạt động2.
II. Phương châm về chất
H: Câu chuyện là cuộc đối đáp giữa ai với ai? Họ nói về chuyện gì?
H: Em có nhận xét gì về thông tin mà anh nói khoác mang đến?
H: Truyện phê phán điều gì?
H: Như vậy, trong giao tiếp có điều gì nên tránh?
GV: Chốt lại, rút ra phần ghi nhớ.
-HS: Đọc tryện/sgk
-Hai người bạn.
-Nói chuyện về những quả bí.
-Vô lí, không có bằng chứng xác thực.
-Phê phán thói nói khoác.
-HS: trình bày.
-HS: Đọc ghi nhớ/ sgk
+Ví dụ: 
(truyện cười/sgk)
+Nhận xét: Thông tin mà anh nói khoác mang đến là vô lí, không có bằng chứng xác thực.
*Ghi nhớ/sgk.
c.Hoạt động 3
III. Luyện tập
-GV: Cho hs hoạt động tập thể.
-GV: Cho hs hoạt động tập thể.
-GV: Chia hs thành 2 nhóm:
+Nhóm1: Bài 3
+Nhóm2: Bài 4
-HS: Đọc và nêu yêu cầu bài1.
-HS: Đọc và nêu yêu cầu bài2.
-HS: Đọc và nêu yêu cầu bài3, bài4.
-HS: Đại diện các nhóm trinh bày.
1.Bài tập 1.
a. Thừa : nuôi ở nhà.
b. Thừa: có hai cánh
2.Bài tập 2.
a.Nói có sách mách có chứng
b.Nói dối.
c.Nói mò.
dd.Nói nhăng nói cuội.
e.Nói trạng.
3. Bài tập 3
-Phương châm về lương ko được tuân thủ.
4. Bài tập 4.
a.Tuân thủ pc về chất.
b.Tuân thủ pc về lượng.
4.Đánh giá kết quả học tập.
*Bài tập củng cố(Bảng phụ)
 Chỉ ra việc vi phạm phương châm về lượng, phương châm về chất trong đoạn hội thoại sau:
Tuấn là học sinh lớp 9B có lực học yếu. Một lần gặp bạn, bạn hỏi:
 -Bạn học lớp nào?
 Tuấn trả lời:
 -Mình là học sinh giỏi nhất lớp 9B.
5.Hoạt động nối tiếp.
-Học thuộc các phần ghi nhớ, nắm được những yêu cầu của phương châm về lượng& phương châm về chất.
-Làm bài tập5/SGK.
-Soạn: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
.........................................................................................
Ngày soạn: 27/8/2008
Ngày giảng:03/9/2008
 Tiết 4. Bài 1(Tiếp)
 sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 Trong văn bản thuyết minh.
I. Mục tiêu bài học.
-Qua tiết học giúp học sinh:
+ôn tập lại những nét kiến thức cơ bản của văn thuyết minh.
+Hiểu được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh và tác dụng của nó.
+Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
+Rèn luyện kĩ năng phân tích, phát hiện, rút ra nhận xét.
II. Phương tiện dạy-học
-GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo khác.
-HS: Đọc và soạn bài theo sgk.
III. Các hoạt động dạy-học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 (Sẽ kết hợp kiểm tra trong tiết học)
3. Bài mới.
 * GV: dẫn dắt vào bài mới
a. Hoạt động1
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật tròn văn bản thuyết minh.
H: Nhắc lại khái niệm về kiểu văn bản thuyết minh?
H: Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì?
H: Trong văn bản thuyết minh thường sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
H: Văn bản này thuyết minh về đặc điểm của đối tượng nào?
H: Văn bản đã giúp người đọc hiểu thêm được những gì?
H: Tác giả đã sd những pp thuyết minh nào? Phương pháp nào là chủ yếu?
H: Trong văn bản, tác giả còn kết hợp sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
GV: cho hs phân tích làm rõ sự có mặt của các bpnt.
H: Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này?
-GV: chốt lại, rút ra phần ghi nhớ.
-Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực, nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong TN và XH bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức khách quan phổ thông.
-Nêu ĐN, giải thích.
-Nêu ví dụ.
-Dùng số liệu.
-Liệt kê.
-So sánh.
-Phân loại, phân tích.
-HS: Đọc văn bản/sgk
-Đá và nước ở vịnh Hạ Long.
-Hiểu thêm được về đá và nước ở vịnh Hạ Long(số lượng, sự phân bố, hình dáng, màu sắc)
-Phân loại, phân tích.
-Liệt kê( là chủ yếu).
-Tưởng tượng, liên tưởng.
-Nhân hóa.
-Làm nổi bật những đặc điểm của đối tượng, gây hứng thú cho người đọc.
-HS: Đọc phần ghi nhớ/sgk
1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
a. Khái niệm.
b. Đặc điểm.
c. Phương pháp thuyết minh.
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
-Xét văn bản/ SGK
+Đối tượng.
+Phương pháp.
+ Biện pháp nghệ thuật.
* Ghi nhớ/ sgk
b. Hoạt động 2
II. Luyện tập
H: Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tại sao?
H: Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng?
H: Bài thuyết minh này có gì đặc biệt? Tác giả đã sd biện pháp nghệ thuật nào?
H: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
-Có, bởi vì văn bản đã cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng(Ruồi)
- Phương pháp phân tích phân loại, liệt kê, dùng số liệu.
-Đối tượng tự thuyết minh về ... ẽ ...-> Như những con ngỗng ngoan ngoãn -> so sánh chính xác vừa thể hiện nội tâm -> chúng bị áp chế ..... 1 lần nữa cảm nhận được cuộc sống thiếu tình thương của bạn
? Qua đó em có nhận xét gì về vái nhìn và óc quan sát của Aliôsa ?
- Quan sát tinh tế, trí tương tượng phong phú, so sánh chính xác thơ ngây
=> Câu chuyện về dì ghẻ của 3 đứa trẻ khiến ta liên tưởng đến điều gì ?
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích
? Khi 3 đứa trẻ nhắc tới dì ghẻ Aliôsa đã liên tưởng tới những gì ? và Aliôsa an ủi bạn những gì ? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì ?
- Liên tưởng tới mụ dì ghẻ độc ác trong cổ tích. An ủi về sự sống lại của người mẹ.
-> Sự ngây thơ tin vào cổ tích
-> Sự mơ ước và khát khao tình thương. Sự công bằng của bọn trẻ.
- Chuyện đời thường lồng vào truyện cổ tích
? Nhắc đến cổ tích Aliôsa nhớ đến ai và những đứa trẻ đánh giá về bà như thế nào ?
- Nhắc đến bà “Dường như tất cả các bà đều tốt”-> Rồi lại liên tưởng đến cổ tích. Đứa lớn nhắc: Ngày trước, trước kia, đã có thời -> Giống như mở đầu của cổ tích.
? Qua đó em có nhận xét gì về cuộc sống và tâm hồn của những đứa trẻ ?
? Tại sao trong văn bản tác giả không nhắc tên 3 người bạn nhỏ ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
=> Sống cuộc đời thực nhưng sự hồn nhiên ngây thơ đã làm chúng dường như sống trong cổ tích.
-> Những đứa trẻ nào đó trong xã hội lúc đó đều thiếu tình thương đều là những nhân vật vô danh trong cổ tích.
-> Những đứa trẻ 
+ Hiện thực
? Qua trích đoạn văn bản em hiểu gì về Aliôsa và những người bạn ? Vì tình bạn của chúng ?
? Qua trích đoạn trên em hiểu gì về xã hội Nga lúc đó ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện ?
? Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào ? (Tích hợp).
? Học văn bản giúp gì em trong việc học TLV và TV ?
- Giáo viên chốt rồi chuyển.
-> Đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn đángthwơng khát khao một cuộc sống tốt đẹp, đầy tình cảm gia đình, tình bạn -> sự ngây thơ hồn nhiên của trẻ và mơ ước của chúng.
-> tình bạn sâu sắc vượt qua trở ngại.
- Một xã hội định kiến về giai cấp và có phần thiếu quan tâm tới trẻ em ...
- Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt đan xen miêu tả nội tâm và nghị luận.
-> Thể hiện cái nhìn tinh tế và sự am hiểu tâm lí trẻ thơ của tác giả.
+ Ước mơ
+ Tình bạn
* Ghi nhớ.
IV. Đánh giá kết quả học tập
? Nêu cảm nhận của em sau khi học xong ?
? Giáo viên cho học sinh nhập vai các nhân vật và thử kể lại đoạn trích ? (tích hợp với Tập làm văn)
V. Hoạt động nối tiếp tiếp
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Làm các bài tập ở vở bài tập ngữ văn.
- Tìm đọc các tác phẩm của Macxin Goro-Ki để hiểu hơn về tác giả, tác phẩm.
- Chuẩn bị bài tập làm thơ 5 chữ và soạn bài kì II.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
...............................................................................................................
Ngày soạn:21/12/2008
Ngày giảng: 25 /12/2008
 Bài 17. Tiết 86
 Trả bài kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu bài học.
- Nhằm thông báo kết quả của bài kiểm tra Tiếng việt đến từng học sinh.
- Học sinh nắm được những ưu điểm cũng như mặt còn hạn chế trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm bài viết sau.
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và chữa lỗi cho học sinh.
II. Phương tiện dạy học.
-GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo khác.
-HS: Đọc và soạn bài theo sgk.
III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Nhắc lại đề bài ?
? Xác định yêu cầu của từng bài ?
? Cần làm các bài đó ntn ?
- Giáo viên đưa ra biểu điểm đáp án của từng bài để học sinh đối chiếu so sánh với bài của mình để tự đánh giá
- Học sinh nhắc lại đề bài và nêu yêu cầu.
- Học sinh đề xuất phương án làm bài
I - Đề bài và yêu cầu của đề.
- Đề bài.
- Yêu cầu của đề.
- Hướng làm bài.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá bài làm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Đại đa số các bài làm đúng yêu cầu của đề bài. Nhiều bài làm kỹ lưỡng, chi tiết, có hệ thống:Đức, Huyền, nguyễn Trang, ...
- Một số bài trình bày sạch đẹp rõ ràng: Quang, Hiền,Mai, Hường, ...
- Một số bài chưa hiểu vai trò của từ xưng hô:Tuấn, Tùng Thành.
- Một số bài phần c bài 3 còn làm lạc đề sang phân loại từ theo cấu trúc ngữ pháp: ...
- Phần d bài 3 một số em xác định từ “Mặt trời” chưa cụ thể rõ ràng .
- Một số bài còn gạch xoá nhiều: Huyên, Thắng, Minh.
- Còn sai chính tả:Tùng, Hường.
II. Nhận xét.
1. Ưu điểm.
- Nhận thức.
- Diễn đạt
2. Hạn chế.
a. Nhận thức.
b. Trình bày.
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh phát hiện và chữa lỗi.
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng phát hiện chữa lỗi cho học sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi lại đoạn văn hội thoại trong bài 4 của Nguyễn Thị Liên.
? Nhận xét về bài của bạn ?
? Cần sửa những lỗi đó như thế nào ?
- Giáo viên chốt rồi chuyển
- Học sinh quan sát đọc bài của bạn.
- Học sinh nhận xét.
+ Lỗi hình thức trình bày.
+ Nội dung lủng củng, sơ sài.
+ Sai chính tả.
- Học sinh đề xuất phương án chữa lỗi.
III- Chữa lỗi.
- Lỗi.
- Cách chữa lỗi.
V. Hoạt động nối tiếp
- Xem lại bài kiểm tra và rút kinh nghiệm.
- Ôn lại những kiến thức làm chưa tốt trong bài.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
............................................................................................
Ngày soạn: 21/12/2008
Ngày giảng: 25/12/2008
 Bài 17. Tiết 87
 Trả bài kiểm tra văn
I. Mục tiêu bài học.
- Nhằm thông báo kết quả của bài kiểm tra đến từng học sinh.
- Học sinh nắm được những ưu điểm cũng như mặt còn hạn chế trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm bài viết sau.
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và chữa lỗi cho học sinh.
II. Phương tiện dạy học.
-GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm
-HS: 
III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề bài và yêu cầu của đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Nhắc lại các bài trong đề kiểm tra và xác định yêu cầu của các bài tập đó ?
? Với yêu cầu đó cần giải quyết từng bài như thế nào ?
- Giáo viên bổ sung thêm cho đầy đủ đáp án (riêng phần biểu điểm)
- Giáo viên chốt rồi chuyển
- Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài và đề xuất hướng làm bài
- Các học sinh bổ sung cho hoàn chỉnh
- Học sinh đối chiếu với bài của mình để tự đánh giá
I.Tìm hiểu - Yêu cầu của đề bài.
- Đề bài
- Yêu cầu của đề.
* Hoạt động 2: Tổ chức nhận xét bài làm của học sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Bài kiểm tra đã đạt được những ưu điểm gì về mặt nhận thức
? Các bài đã đạt được những ưu điểm gì về mặt diễn đạt
? Về mặt nhận thức còn mắc phải những hạn chế gì ?
? Nêu những lỗi diễn đạt thường mắc phải ?
Giáo viên chốt rồi chuyển
- Đại đa số làm đúng yêu cầu của đề bài.
-Trình bày khá sâu sắc nội dung của bài tự luận.
- Nhiều bài sạch đẹp, rõ ràng: Bùi trang, Huyền, Nga, Hòa, Đức.
- Nhiều bài diễn đạt phần tự luận hay xúc động, các ý chặt chẽ: Nhật, Trang, Dậu
- Một số bài phần tự luận còn sơ sài:Sơn, Diêm, Kiên 
- Bài 3: Một số em còn chưa hiểu yêu cầu của đề bài làm cả 3 tình huống: 
- Một số bài chưa biết cách làm bài trắc nghiệm còn đánh dấu cạnh phương án trả lời đúng:Thảo, Thắng.
- Một số bài diễn đạt phần tự luận lủng củng không rõ ý: Phú, Bình...
- Còn trình bày cẩu thả, gạch xoá nhiều: Tùng, huỳnh, Thắng.
- Còn sai chính tả:Tâm, Phú...
II- Nhận xét.
1. Ưu điểm
a. Nhận thức
b Diễn đạt.
2. Hạn chế.
a. Nhận thức.
b. Diễn đạt.
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chữa lỗi.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên treo bảng phụ ghi bài của từng yêu cầu học sinh đọc.
? Nhận xét về bài 3 của bạn ?
? Với các lỗi đó cần sửa chữa như thế nào ?
- Giáo viên chốt rồi chuyển
- Học sinh đọc và nhận xét.
+ Lỗi nhận thức: Lạc đề.
+ Lỗi dùng từ, chính tả.
- Học sinh đề xuất phương án chữa lỗi
III. Chữa lỗi.
- Các lỗi.
- Phương hướng chữa.
- Đọc đoạn bài mẫu
V. Hoạt động nối tiếp 
- Xem lại bài kiểm tra và rút kinh nghiệm.
- Ôn lại những chỗ làm chưa tốt trong bài kiểm tra.
- Đọc và soạn bài “ Tập làm thơ tám chữ”
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
Ngày soạn: 21/12/2008
Ngày giảng: 
 Bài 17. Tiết 90
 Trả bài kiểm tổng hợp
I. Mục tiêu bài học.
- Nhằm thông báo kết quả đạt được trong bài kiểm tra đến từng học sinh
- Học sinh nắm được những ưu điểm và những hạn chế của mình để rút kinh nghiệm cho những bài sau và có hướng phấn đấu trong học kì II.
- Rèn cho học sinh kỹ năng phát hiện và chữa lỗi.
II. Phương tiện dạy học.
-GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm
-HS: Xem lại bài kiểm tra
III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Các hoạt động dạy học.
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được yêu cầu của đề bài và phương hướng giải quyết.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Nhắc lại đề bài ?
? Nêu yêu cầu của từng bài ?
? Cần giải quyết các yêu cầu đó như thế nào ?
- Giáo viên bổ sung rồi chuyển
- Học sinh nhắc lại đề.
- Nêu yêu cầu và hướng giải quyết từng bài (như phần biểu điểm)
I- Đề và yêu cầu của đề bài
* Hoạt động 2: Tổ chức nhận xét bài làm của học sinh.
Hoạt động của thầy Và trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh với biểu điểm và phát biểu những mặt ưu điểm và hạn chế của mình về nhận thức, diễn đạt, trình bày ...
- Đại đa số các bài làm nhận thức đúng yêu cầu của đề bài và làm đúng theo các yêu cầu đó.
- Nhiều bài diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc: Nhật, Trang, Dậu
- Một số bài chưa nhận thực đúng về bài 2 phần tự luận còn lạc sang viết về người mẹ của mình và mẹ cũng làm nghề dạy học: 
- Một số bài làm sơ sài chưa nắm vững trí thức: Ngọt, Yến
- Nhiều bài trình bày cẩu thả, gạch xoá và sai chính tả nhiều: Tiến, Hương, Thắng...
II: Nhận xét
1. Ưu điểm.
a) Nhận thức.
b) Diễn đạt
2. Hạn chế.
a) Nhận thức.
b) Diễn đạt.
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chữa lỗi:
Mục tiêu: Rèn kỹ năng phát hiện và chữa lỗi cho từng học sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi lại một đoạn trong bài 1 phần tự luận của Liên và của Tuấn.
? Đọc bài bạn ở bảng phụ ?
? Nhận xét về phần bài của bạn ?
? Cần sửa chữa các lỗi này như thế nào ?
- Giáo viên bổ sung rồi chốt
- Học sinh quan sát và đọc bài ở bảng phụ.
- Phát hiện lỗi của bạn.
+ Lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, chính tả.
+ Lỗi diễn đạt về nội dung
III- Chữa lỗi
- Nhận xét bài bạn.
- Chữa lỗi.
V. Hoạt động nối tiếp tiếp
- Xem lại bài và rút kinh nghiệm bài viết.
- Ôn lại những kiến thức còn làm chưa tốt trong bài.
- Soạn bài mới: VB: Bàn về đọc sách ở SGK ngữ văn tập 2
VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 HK I(1).doc