Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 95 năm 2007

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 95 năm 2007

 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

 A, PHẦN CHUẨN BỊ

I, Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

Tự lòng kính yêu tự hào về Bác học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ.

II, Chuẩn bị

 Phần thầy: ng/c tài liệu, soạn bài.

 Phần trò: đọc bài, soạn giáo án.

 B, PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP.

 

doc 253 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 95 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
 Kết quả cần đạt
Thấy đựơc vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, để càng thêm kính yêu Bác Hồ tự nguyện học tập theo gương Bác.
 Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.
 Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 Ngày soạn: 3/9/2007 Ngày giảng: 7/9/2007
Tiết 1,2:
	Văn bản:	Phong Cách Hồ Chí Minh
 ( Lê Anh Trà)
 A, Phần chuẩn bị
I, Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Tự lòng kính yêu tự hào về Bác học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II, Chuẩn bị
 Phần thầy: ng/c tài liệu, soạn bài.
 Phần trò: đọc bài, soạn giáo án.
 B, Phần thể hiện khi lên lớp.
I, Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài soạn của học sinh.
II, Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mang vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Tiết học hôm nay....
* Nội dung bài học
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Trình bày xuất xứ của văn bản?
Yêu cầu đọc to rõ ràng
GV đọc mẫu- HS đọc- HS nhận xét
Em hiểu thế nào là “ Phong cách” “uyên thâm” “Tiết chế”?
VB chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?
Đọc đoạn 1?
Đoạn văn khái quát vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh ntn? Bằng con đường nào người có được vốn văn hoá đó?
 Vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng đó? ( Có được vốn văn hoá đó là do đâu?)
( Trong cuộc đời hoạt động CM Bác đã đi tới hơn 30 nước)
Tại sao Bác lại học nhiều thứ tiếng?
Bác đã học bằng cách nào?
( Kết quả thành thạo 12 thứ tiếng)
Bác làm nhiều nghề là những nghề gì? ở nước nào?
Em có biết câu thơ nào viết về Bác?
Tác giả nhận xét mức độ tiếp nhận văn hoá vủa Bác như thế nào?
Vì sao tác giả khẳng định Bác có trình độ kiến thức uyên sâu(Bác học trong công việc lao động mọi nơi mọi lúc)
Qua pt em cảm nhận được gì về vốn tri thức nhân loại của Bác?
Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
Vì sao có thể nói như vậy?(Tinh hoa Hồng Lạc đúc nên giờ mặt khác tinh hoa nên nhân loịa cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh)
Cách trình bày đoạn văn trên có gì đáng chú ý?
Em có cách nhận xét gì về cách tiếp thu văn hoá của Bác?
Em có thái độ như thế nào trước cách ăn mặc và lối sống của Bác?
Em học tập được gì qua sự tiếp thu vốn văn hoá nhân loại của Bác?(Đất nước đang trên con đường hội nhập nhưng không hoà tan)
 Tiết 2
Đọc đoạn 2
Lối sống của Bác được biểu hiện qua những phương diện nào?
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Giữa chốn đô thành phồn hoa tại sao nơi ở của Bác lại là gian nhà sâu nhỏ?Có ý nghĩa gì?
ở cương vị là chủ tịch nước nhưng em thấy nơi ở làm việc trang phục ăn uống của Bác có gì đặc biệt?
Tố Hữu đã ca ngợi lối sống của Bác qua những câu thơ nào?
(Cuộc sống 1 mình không xây dựng gia đình cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân)
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ. Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi giới thiệu lối sống của Bác?
Nghệ thuật so sánh bbình mang lại hiệu quả gì?
Qua cách lập luận trên em cảm nhận gì về lối sống của Bác?
Cách sống đó gợi tình cảm nào cho chúng ta về Bác?
Nét đẹp trong lối sống của Bác gợi cho em liên tưởng đén cách sống ?
Em hiểu như thế nào về lối sống đó?
Em thấy lối sống của Bác và các vị hiền triết có gì giống và khác nhau?
(Va trong cả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội)
Tác giả bình luận như thế nào khi giới thiệu phong cách sống của Bác?
Em hiểu như thế nào về lối sống không tự thần thánh hoá khác đời hơn đời?
Theo tác giả cách sống bình dị của Bác là”Một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống”Em hiểu như thế nào về nhận xét này?
Tại sao tác giả lại có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
Một lần nữc ta khẳng định thêm điều gì về lối sống của Bác?
Nên nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của bài văn?
Văn bản đã cung cấp cho em những hiểu biết nào về Bác?
Tìm và đọc những câu truyện kể về lối sống giản dị của Bác?
I, Đọc và tìm hiểu chung
1, Xuất xứ
Lê Anh Trà; phong cách Hồ Chí Minh- cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá dân tộc Việt Nam-Viện văn hoá xuất bản
2, Đọc
-Phong cách: lối sống cách sinh hoạt làm việc ứng sử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người.
-Uyên thâm: có trình độ KT rất sâu.
-Tiết chế:hạn chế quỹ không vượt quá mức.
3, Chia đoạn
2 phần: - Từ đầu đến hiện đại
Còn lại
II, Phân tích văn bản.
1, Nét đẹp văn hoá của Hồ Chí Minh
+ Tiếp xúc văn hoá nhiều nước, nhiều vùng...ghé lại nhiều hải cảng...thăm ChâuPhi...á...Mĩ,sống...Anh...Pháp...nói viết nhiều thứ tiếng...làm nhiều nghề 
-> Không phải là trời cho một cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác dày công học tập rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm. Suốt cuộc đời CM đầy gian truân đi nhiều và tiếp xúc nhiều văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng.
-> Là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu giao lưu văn hoá đối với các nước dân tộc trên thế giới
- Tự hhọc
- Làm bồi bàn, cuốc tuyết, rửa ảnh . Đời bồi bàn lênh đênh theo sóng bể. Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi, những đất tự do, những trời nô lệ, những con đường CM đang đi tìm.
 ( Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
- ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu biết nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới sâu sắc như Bác Hồ...uyên thâm
- Bác có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán tiêu cực.
* Vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng và phong phú.
+ Tất cả ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc không lay chuyển được... nhân cách Việt Nam, lối sống bình dị rất Việt Nam rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
-> Hồ Chí Minh kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau thống nhất một con người là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
-> Kể kết hợp với bình luận.
* Tiếp thu chọn lọc sáng tạo giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
-> Càng tự hào kính trọng Bác.
-> Vẻ đẹp văn hoá của HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
2, Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi ở, làm việc trang phục, ăn, uống
+ Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ...có vài phòng tiếp khách...họp... làm việc...ngủ
+ Bộ quần áo bà ba nâu...áo trấn thủ...đôi dép thô sơ...va li con...vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
+ Cá kho...rau luộc, dưa gém...cà muối, cháo hoa
Kể, liệt kê, bình luận 
-> Tiếp thu bản sắc dân tộc: Dân tộc thái ở nhà sàn-> độc đáo.
Đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- trang phục ăn uống giản dị đạm bạc
+ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bề bỉ đậm đà
 Bác Hồ đó ung dung châm lửa hút
 Trán mênh mông thanh thản một vùng trời
+ Nơi Bác ở dàn mây vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Anh dắt em vào cõi Bác xưa...
-> Kể, liệt kê, bình, so sánh
“ Quả như... “ cổ tích”
-> Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại với bình dị.
Có lối sống giản dị đạm bạc
-> Thêm cảm phục thương nhớ về Bác hơn
- Các vị hiền triết trong cuộc sống Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
 Thu ăn măng trúc đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
-> Cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
+ Giống: Không phải tự thần thánh hoa làm cho khác đời tự tạo ra lập dị mà là cách an dưỡng tinh thần.
+ Khác: Các nhà hiền triết ẩn dật chán cuộc sống thực tại. Là lối sống của một con người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến.
- Nếp sống giản dị...thể xác.
-> Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thanh nhân siêu phàm không tự đề cao mình.
-> Quan niệm thẩm mĩ, quan niệm về cái đẹp. Với Bác sống như thế là đẹp, mọi người thấy đẹp.
-> Sự bình dị gắn với thanh cao trong sạch tâm hồn không phải chứa đựng toan tính vụ lợi sống thanh bạch, giản dị. Thể xác không phải chịu ham muốn bằn tiện.
* Thanh cao sang trọng
III, Tổng kết ghi nhớ
- Kết hợp kể và bình luận chọn lọc chi tiết tiêu biểu so sánh với bậc danh nhân
Vốn văn hoá sâu sắc kết hợp với hiện đại dân tộc. Sống bình dị trong sáng.
IV, Luyện tập
Đôi dép cao su
Bát cháo trứng 
III, Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
 Học ghi nhớ,soạn bài đấu tranh...
 Chú ý câu 1,2,3 tìm hiểu phần chú thích.
 Ngày soạn: 5/9/2007 Ngày giảng: 8/9/2007
 Tiết 3
các phương châm hội thoại
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
 1.Phần thầy:Nghiên cứu bài, soạn giáo án
 2.Phần trò:đọc bài trước
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời,nhưng người tham gia vào giao tiếp cầm phải tuân thủ nếu không dù câu nói không mắc lỗi về ngữ âm ngữ pháp giao tiếp cũng sẽ không thành công.Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại nào tiết học hôm nay...
*Nội dung bài mới.
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Gọi HS đọc đoạn đối thoại
Khi An hỏi “ Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không?
Điều bạn An muốn biết là gì?
Em là Ba em sẽ trả lời ntn
Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
( Khi nói câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi)
Lớp 6 em đã học truyện “Lợn cưới áo mới”. Hãy kể lại chuyện đó?
Vì sao truyện này lại gây cười?
Lẽ ra anh có lơn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời ntn?
Như vậy cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
( Nói đúng, nói đủ không thừa không thiếu là đạt phương châm về lượng)
Đọc truyện cười sgk
Truyện cười này phê phán điều gì? Chi tiết nào, câu nói nào nói sai sự thật?
Vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô bạn ấy nghỉ vì ốm không?
Nếu chưa có bằng chứng cụ thể nên nói ntn để thầy biết lí do?
Vậy ngoài việc đừng nói những điều mà mình không tinlà đúng sự thật cần chú ý điều gì?
Vận dụng phương châm về lượng để phân tích các lỗi sau?
( Sử dụng từ ngữ trùng lặp thêm từ ngữ mà không thêm một nội dung nào)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào ô trống?
Đọc truyện cười
Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách ...  vai trò vị trí quan trọng của sách đối với học vấn con người
Cần có cách lựa chọn sách và đọc sách.
*củng cố
III.Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà
-Học bài phần pt văn bản
-Đọc soạn bài “tiếng nói văn nghệ”
Ngày soạn Ngày giảng
Tiết 93 
Khởi ngữ
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt chủ ngữ với khởi ngữ.
Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. Biết đặt những câu có khởi ngữ
II. Chuẩn bị:
 1.Phần thầy: Nghiên bài, soạn giáo án
 2.Phần trò: Đọc bài.
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
	Không
II, Dạy bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
Trong câu ngoài thành phần chính chủ ngữ vị ngữ câu còn có thành phần khởi ngữ. Khởi ngữ có đặc điểm công dụng ntn. Tiết học hôm nay
* Nội dung bài học:
Đọc ví dụ
Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ in đậm.
Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ trong những câu trên về vị trí và quan hệ với vị ngữ?
Gọi những từ in đậm là khởi ngữ. Thế nào là khởi ngữ?
ở ví dụ trước từ ngữ in đậm có thể thêm những quan hệ từ nào?
Khởi ngữ được phân biệt với chủ ngữ bằng cách nào?
Trước khởi ngữ có quan hệ từ “về”, “đối với” sau khởi ngữ có quan hệ “thì”. Khởi ngữ có thể được lặp lại banừg động từ, bằng chính nó, bằng một từ thay thế yếu tố khởi ngữ
Tác dụng: khi người viết muốn nhấn mạnh một bộ phận nào đó trong câu thì bộ phận nào đó được đưa lên làm khởi ngữ. Khoiư rngữ là bộ phận gây sự chú ý cho người đọc
Đọc ghi nhớ sgk
Đọc đoạn trích
Tìm khởi ngữ trong đoạn trích
Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngư?
Chuyển các câu sau thành các câu có chứa thành phần khởi ngữ?
Đặt câu trong đó có khởi ngữ?
I, Đặc điểm và công dụng trong câu
Vd: 
a.Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động
b.gaìu, tôi cũng giàu rồi
c.về cáichúng ta có thể
-Vị trí: các từ in đậm đứng trước chủ ngữ quan hệ với vị ngữ: a.Các từ in đậm không có quan hệ với chủ vị
b.Giàu:báo trước nội dung thông tin trong câu
c.Thông báo về đề tài được nói đến trong câu
*Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu
a.(Đối với)
b.(Về)
*Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về đối với.
VD:
Tôi thì tôi xin chịu
-Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh
-Sống, chúng ta mong được sống làm người
-Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
-Điều này, ông khổ tâm hết sức
->Khởi ngữ giúp cho các câu trong đoạn văn liên kết với nhau một cách chặt chẽ
*Ghi nhớ
II.Luyện tập
Bài tập 1:
Điều này
đối với chúng mình
Một mình
làm khí tượng 
đối với cháu
Bài tập 2:
a.Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b.Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giả được
bài tập 3:
a.Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị lại người ta sợ cái uy của đồng tiền.
b.Thuốc, ông ấy không hút, rượi ông ấy không uống.
->ông giáo ấy, thuốc không hút, rượi không uống
c.Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi làm
bài tập 4:
-Bóng đá, bạn ấy đá cũng giỏi
-Bóng bàn, bạn ấy chơi cũng tài.
*Củng cố
II, Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà
-Học ghi nhứo hoàn chỉnh bài tập
-đọc bài mới.
Ngày soạn Ngày giảng
Tiết 94 
Phép phân tích và tổng hợp
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong tập làm văn nghị luận
II. Chuẩn bị:
 1.Phần thầy: Nghiên bài, soạn giáo án
 2.Phần trò: Đọc bài.
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
	Không
II, Dạy bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
ậ lớp dưới các em đã tìm hiểu thể loại văn nghị luận trong văn nghị luận một thao tác rất quan trọng là phân tích và tổng hợp. Thế nào là phép phân tích tổng hợp tiết học hôm nay
* Nội dung bài học:
Văn bản có mấy đoạn?
ở đoạn mở đầu văn bản đó đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục?
Thông qua một loạt dẫn chứng đó tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì ?
Hai luận điểm chính của văn bản là gì ?
ở luận điểm 1 tác giả đưa ra những dẫn chứng nào ?
-Đi dự đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch
-Đi dự đám tang quần áo không loè loẹt
Tác giả đã dùng phép lập luận nào ?
-> Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể tác giả đã chỉ ra một quy tắc ngầm chi phối cách ăm mặc của con người đó là băn hoá xã hội
Luận điểm 2 tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể nào ?
( Các phân tích trên làm cho nhận định của tác giả là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội )
Sau khi phân tích tác giả đã chốt lại vấn đề như thế nào ?
Để chốt lại vấn đề tác giả đã dùng phép lập luận nào ?
Qua tìm hiểu em thấy để làm rõ ý nghĩa của một sự vật hiện tượng ta phải dùng phép lập luận nào?
ở văn bản phép lập luận phân tích có vai trò như nào ?
Qua tìm hiểu em hiểu ntn về phép lập luận phân tích?
Phép lập luận tổng hợp có vai trò ntn trong văn bản trên?
Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản?
Trình bày ý hiểu của em về phép lập luận này ?
Đọc ghi nhớ
Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm : “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng  của học vấn”?
Phân tích lý do phải chọn sách mà đọc?
( Sách có loại chuyên môn có loại thưởng thức )
Em hãy phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách?
( Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn đọc nhiều mà đọc qua loa không ích lợi gì ?)
Phương pháp phân tích cần thiết trong lập luận?
( Phân tích luôn có mối quan hệ biện chứng )
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
*văn bản: bốn đoạn
-Trên dường tuần tra, rừng rậm, suối sâu, doanh trại,nơi công cộng.
*Vấn đề “ăn mặc chỉnh tề”. Cụ thể đó là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo và giầy tất  trong trang phục của con người.
-Luận điểm 2 : trang phục phải phù hợp với đạo đức tức là giản dị và hài hoà với môit trường xung quanh.
-Luận điểm 1 : trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh. Tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hoá xã hội.
*Luận điểm 1 “ăn cho mình mặc cho người”. Cô giá một mình trong hang sâu không váy xoè không váy ngắn không mắt xanh môi đỏ không tô đỏ chót móng chân móng tay.
-Anh thanh niên đi tát hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không phải đều bóng mượt.
-> Phép lập luận phân tích
*Luận điểm : Y phục xứng từng đứa
-Dù mặc đẹp đến đâu sang đến đâu mà không phù hợp thì suy cho cùng chỉ làm trò cười cho thiên hạ làm tự mình xấu đi mà thôi.
-Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị nhất là phải phù hợp với môi trường.
-Chốt lại : Thế mới biết trang phục
-Lập luận tổng hợp
*Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó người ta dùng phép phân tích tổng hợp
-Phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể
*Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận phương diện của một vấn đè nhằm chỉ ra nội dungcủa sự vật hiện tượng
-> Giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá vĩ đại của cách ăn mặc nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích là quyền bất khả xâm phạm
*Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ nững điều đã phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
*Ghi nhớ
II.Luyện tập
Bài 1: 
-Tác giả khẳng định đọc sách  học vấn - đặt nó trong mối quan hệ với học vấn của con người không phải là con đường duy nhất nhưng lại là con đường quan trọng
Vì nó là thành quả tích luỹ lâu dài 
Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có
Bài tập 2:
-Do sách nhiều chất lượng khác nhau cho nên người đọc phải chọn sách tốt mà đọc mà có ích
-Do sức người có hạn không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
Bài tập 3:
-Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận trí thức.
-Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
Bài tập 4:
Vì trong văn bản nghị luận phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi nếu không phân tích thì không thể làm sáng tỏ được luận điểm và khong thuyết phục được người đọc người nghe.
Mục đích giúp người đọc người nghe nhận thức đúng hiểu đúng vấn đề.
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
Học ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập
Đọc phần bài 2 tiết luyện tập
Ngày soạn Ngày giảng
Tiết 95 
Luyện tập phân tích và tổng hợp
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh có kỹ năng phân tích tổng hợp trong lập luận
Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp t
II. Chuẩn bị:
 1.Phần thầy: Nghiên bài, soạn giáo án
 2.Phần trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Thế nào là phép lập luận phân tích?
Đáp án:
Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp giả thiết só ánh đối chiếu và cả phép lập luận giả thích chứng minh	
II, Dạy bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
ở tiết trước các em đã biết được phép lập luận phân tích tổng hợp. Để ứng dụng các phép lập luận đó vào làm bài tập. Tiết học hôm nay
* Nội dung bài học:
Đọc đọan văn?
Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào? Và vận dụng ntn?
Tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay của cả bài ở những điểm nào?
Đọc đoạn b?
Chỉ ra luận điểm của đoạn văn? Em hãy cho biết trình tự phân tích?
(Đọn đầu nếu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
Đoạn tiếp: Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào)
Bài tập 1:
a.Lập luận phân tích
Luận điểm: “Thở hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
-Cái hay ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo
-ở những xử động: chiếc thuyền, sóng, lá đưa bèo tầng mây, ngõ chúc, có động
-hay ở các vần thơ
-ở các chữ không non ép
b.Lập luận phân tích
-Luận điểm: mấu chốt của thành đạt là ở đâu
Thứ nhất: do nguyên nhân khách quan(đây là điều kiện cần có): gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi, tài năng trời phú.
Thứ 2: so nguyên nhân chủ quan. Đây là điều kiện đủ tt kiên trì phấn đấu học tập khôngmệt mỏi không ngừng trau rồi phẩm chất
Bài tập 2:
-Học đối phó là học mà không lấy học là mục đích xem học là việc phụ
-Học đối phó là học bị động, không chủ động cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử
-Do học bị động nên không thấy hứng thú mà không hứng thú thì chán học hiệu quả thấp
Học đối phó là việc học hình thức không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học
Bài tập 3:
-Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay. Muón tiến bộ phát triển thì phải đọc sách không cần nhiều m,à cần đọc kĩ hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó như thế mới có ích.
-Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phhục vụ nghành nghề cần phải đọc sách mở rộng
Bài tập 4:
-Tóm lại: Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng, thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(110).doc