Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 101 đến tiết 175

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 101 đến tiết 175

Tiết 101:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH

 ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN

A.Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Tìm hiẻu suy nghĩ để viết ý kiến riêng dưới dạng nghị luận một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.

 - Rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc có trách nhiệm trong cuộc sống .

B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, phân tích, thực hành.

C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tìm tài liệu liên quan.

 -Trò : Tìm đề tài,tư liệu ở địa phương,hệ thống bài tập.

D. Tiến trình hoạt động dạy và học:

 

doc 119 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 101 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 101:	 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH
 ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Tìm hiẻu suy nghĩ để viết ý kiến riêng dưới dạng nghị luận một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc có trách nhiệm trong cuộc sống .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, phân tích, thực hành.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tìm tài liệu liên quan.
 -Trò : Tìm đề tài,tư liệu ở địa phương,hệ thống bài tập. 
D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
 1/ I. Ổn định nề nếp: 
5/ II. Kiểm tra bài cu: : Kiểm tra sự chuẩn bị đề tài của 5em.
 III.Bài mới: 
1/ *) Giới thiệu bài : Cơ chế hội nhập mở cửa làm cho đời sống văn minh tiến bộ.Nhưng chính cuộc sống sôi động này đem đến không ít hậu quả nguy hại mà từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần am hiểu.
 33/ GV hướng dẫn học sinh làm các việc sau:Các em có thể:
 - Chọn bất cứ sự việc hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương.
Ví dụ :Vấn đề môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng, những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em, vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tệ nạn xã hội ...
 - Đối với sự việc, hiện tượng được chọn, phải có dẫn chứng cụ thể hùng hồn.
 - Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ né tránh.
-Không quá tô hồng hay bôi đen.
 - Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của cá nhân.
 - Viết bài trình bày sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến của bản thân. Bài viết khoảng 1500 chữ trở lại, 
Có bố cục đầy đủ: 
Mở bài, thân bài, kết bài; có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng; 
Về kết cấu: Có chuyển mạch, chiếu ứng, đọc lên có sức thuyết phục.
 Chú ý: Trong bài làm các em không được ghi tên thật của những người có liên quan đến sự việc, hiện tượng, vì như vậy mất tính chất nhân văn của bài viết.
5/ IV. Củng cố – dặn dò : 
 - Củng cố:
 -Dặn dò : Về nhà dựa trên những hướng dẫn các em thực hành nghiêm túc bài viết có hiệu quả .Tiết 143 sẽ thực hiện. 
Chuẩn tiết 102 “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Tìm hiểu về đồng chí Vũ Khoan và những hoạt động của ông. 
*) Rút kinh nghiệm: :.
 .
Tiết 102:	 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nhận thức được hành trang vào thế kỉ mới vô cùng quan trọng. Thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản và biết phân tích đánh giá am hiểu vấn đề. 
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc . Có tâm thế tốt để học tập phấn đấu .
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo.Nêu vấn đề, nghiên cứu,phân tích ngôn ngữ. Tái hiện văn bản.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tácgiả tìm tài liệu liên quan.Tranh ảnh về hoạt động của đồng chí Vũ Khoan.
 -Trò : Đọc văn bản .Tìm hiểu hệ thống câu hỏi,tác giả,tác phẩm. 
D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
 1/ I. Ổn định nề nếp: 
5/ II. Kiểm tra bài cu: : Vai trò của tiếng nói văn nghệ quan trọng như thế nào trong đời sống hãy phân tích ?
 III.Bài mới: 
1/ *) Giới thiệu bài : Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt đó là điều cần bàn luận hôm nay .
TG
10/
20/
Hoạt động của thầy và trò:
HS đọc phần giới thiệu tác giả trong SGK .Em biết gì về đồng chí Vũ Khoan và những cống hiến của ông ?
Nêu xuất xứ của tác phẩm? Tác phẩm có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện những vấn đề cấp bách của xã hội?
 Giáo viên hướng dẫn các em đọc và tìm hiểu chú thích?
HS thảo luận, trình bày.
Văn bản được viết theo phương thức nào?
HS chỉ ra được tính chất thể loại của văn bản.
Văn bản có thể chia theo mấy phần, ý của mỗi phần là gì?
HS xác định bố cục của văn bản.
Hoạt động 2:
Hãy xác định hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản.
HS thảo luận, phát biểu ý kiến, nhận xét ý kiến của bạn và bổ sung.
Trong các luận cứ được tác giả đưa ra, luận cứ nàop quan trọng nhất, vì sao?
HS phát biểu ý kiến.
Nội dung kiến thức
1. Tác giả – tác phẩm :
*) Tác giả : Vũ Khoan : Nhà hoạt động
chính trị, đã từng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ.
*) Tác phẩm : 
- Xuất xứ : Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001, được in trong tập “Một góc nhìn của trí thức “NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đầu của thế kỉ XXI, thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội nhập thế giới.
2.Đọc tìm hiểu chú thích:
*Đọc.
* Tìm hiểu các chú thích.
*) Phương thức diễn đạt : Nghị luận bình luận về một vấn đề tư tưởng trong đời sống xã hội.
Bố cục : Gồm ba phần.
 - Mở bài : Từ đầu đến “Thiên niên kỉ mới” : Nêu luận điểm chính.
- Thân bài : Tiếp theo đến “ Kinh doanh và hội nhập” : Bình luận và phân tích luận điểm bằng hệ thống luận cứ (ba luận cứ).
- Kết bài : Còn lại : Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam.
3. Đọc – hiểu văn bản :
Luận điểm : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
Hệ thống luận cứ : 
- Luận cứ 1 : Vai trò của con người trong hành trang bước vào thế kỷ mới.
- Luận cứ 2 : Nhiệm vụ của con người VN trước mục tiêu của đất nước.
- Luận cứ 3 : Những điểm mạnh và yếu của cong người VN cần nhận thức rõ.
a. Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỷ mới.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người. 
- Đây là một luận cứ quan trọng, mở đầu cho hệ thống luận cứ, có ý nghĩa đặt vấn đề – mở ra hướng lập luận toàn bài.
HS tìm phân tích lý lẽ trong văn bản.
Em hãy nhận xét về cách đưa những lý lẽ làm rõ luận cứ này. Vấn đề tác giả đưa ra có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
Để khẳng định vai trò yếu tố con người, týac giả đã trình bày vấn đề gì trong luận cứ tiếp theo?
HS thảo luận, trả lời.
Trong thế kỷ mới , nước ta hướng tới những mục đích nào, đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ nào? 
Tác giả đã đưa ra điểm mạnh, điểm yếu nào của con người VN? Để chứng minh cho nhận định của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng như thế nào?
HS trả lời. Các HS khác bổ sung.
Cách nêu và phân tích của tác giả có gì đặc biệt?
Nhận xét về trình tự lập luận 
của tác giả khi nêu điểm mạnh, điểm yếu của người VN?
Tác giả đã kết thúc hệ thống luận cứ theo cách nào?
- Ngày nay nền kinh tế tri thức phát triển, vai trò con người càng nổi trội.
- Nêu ra một cách chính xác lôgích, chặt chẽ, quan trọng.
b. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu – nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Bối cảnh của thế giới : Khoa học công nghệ phát triển cùng với việc hội nhập sâu rộng.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
+ Đẩy mạnh CN hoá hiện đại hoá.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu.
c. Thế mạnh, điểm yếu của con người VN.
- Thế mạnh :
+ Thông minh, nhạy bén, tinh nhạy.
+ Cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ chịu khó.
- Điểm yếu :
+ Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Đố kị trong làm ăn,cuộc sống đời thường.
+ Hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
- Tính hệ thống chặt chẽ, có định hướng của các luận cứ.
- Kết thúc hệ thống luận cứ bằng cách khẳng định lại luận điểm đã nêu ở phần đầu. 
+ Lấp đầy hành trang bằng những thế mạnh, vứt bỏ điểm yếu. + Phải làm cho lớp trẻ, chủ nhân của đất
nước nhận rõ điều đó.
 Thái độ của tác giả : Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch.
 Tác dụng : Giúp mọi người tránh được tâm lý ngộ 
nhận .
3/
Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào khi đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN?
Hoạt động 3:
Qua văn bản này, em nhận thức được điều gì trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới?
3. Tổng kết :
- Nội dung : Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của con người trong chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta .
 Qua bài viết, nhận thức được những mặt mạnh , hạn chế của con người VN để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng trở thành công dân tốt.
Nghệ thuật:Cách lập luận sắc bén,lô rích có tính thực tiễn .Kết hợp chặt chẽ lý lẽ dẫn chứng.
Bài viết khách quan dựa trên cơ sở khoa học.
Tất cả đủ thuyết phục người đọc.
5/ IV. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố :Văn bản này đã gợi trong em những suy nghĩ hành động gì ?
 - Dặn dò : Chuẩn tiết 103.Tìm hiểu các thành phần biệt lập. 
*) Rút kinh nghiệm: :.
 .
Tiết 103:	 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(Tiếp theo)
 A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nhận biết hai thành phần gọi đáp và phụ chú. Tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
 -Rèn kĩ năng vận dụng và nhận biết các thành này thật tốt trong tạo dựng văn bản . 
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu,giao tiếp ngôn ngữ, luyện tập thực hành.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu khái niệm tìm tài liệu liên quan. Bảng phụ máy chiếu . Mẫu .
 -Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập. 
D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
 1/ I. Ổn định nề nếp: 
5/ II. Kiểm tra bài cu: :Em đã tiếp cận với những thành phần biệt lập nào hãy nêu tác dụng và vị trí của nó ?
 III.Bài mới: 
1/ *) Giới thiệu bài : Các thành phần gọi đáp và phụ chú là các thành phần biệt lập, thành phần gọi – đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
TG
10/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:Tìm hiểu các thành phần gọi đáp:
 GV gọi HS đọc ví dụ a, b trong SGK , một HS khác đọc roc các câu hỏi thảo luận.
 - Từ nào dùng để đáp, từ nào dùng để gọi?
 - Những từ này có tham gia diễn đạt sự việc trong câu không?
- Những từ nào dùng để tạo lập cuộc gọi từ nào dùng để duy trì cuộc gọi đang diễn ra?
 HS thảo luận theo câu hỏi trên
Nội dung kiến thức
1. Các thành phần gọi đáp:
Ví dụ: (SGK)
Nhận xét:
- Này: Gọi thiết lập quan hệ giáo tiếp, không tham gia vào cuộc diễn đạt của câu.
- Thưa ông: Đáp
+ Duy trì sự giao tiếp. Không tham gia vào sự diễn đạt nội dung của câu.
10/
 13/
- Em hiểu thế nào là thành phần gọi đáp?
GV gọi một HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 2:
 Tìm hiểu thành phần phụ chú: Gọi HS đọc ví dụ trong SGK và nêu câu hỏi thảo luận:
- Nếu lược bỏ từ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không ? Vì sao?
- Ở câu a các từ in đậm được đưa thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
- Ở câu b cụm chủ vị im đậm nhằm chú thích điều gì?
 HS thảo luận theo những câu hỏi trên.
Gọi HS đọc ví dụ 2.
GV nêu yêu cầu:
- Các t ... 
a. Bức điện thứ nhất: phần nội dung là nhân dịp xuân Quý Mùi em xin chúc thầy cô và gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
b. Bức điện thứ 2: nhận được tin bạn đạt huy chương vàng môn nhảy cao mình xin chúc mừng thành công của bạn
c. Bức điện thứ 3: qua truyền hình mình biết được bạn và gia đình chịu nhiều tổn thất do cơn bão vừa rồi. Mình xin gửi đến bạn và gia đình niềm thông cảm mong bạn và gia đình nhanh chóng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Bài tập 2: Trong các tình huống sau đây:
Tình huống a, b, d, e: Thư điện chúc mừng
Tình huống c: Thư điện chia buồn
Bài tập 3: Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu sẵn:
B1: họ tên người gửi, người nhận
B2: nội dung 
2.Kết luận: 
Học sinh cần làm quen với dạng thư điện để biết những điều tuy nhỏ nhưng rất cần thiết với cuộc sống, cá nhân, quốc gia.
5/ IV. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố:Thư điện chúc mừng thăm hỏi có vai trò như thế nào trong đời sống ?
 - Dặn dò:Về nhà thực hiện các bài tập, nhuần nhuyễn cách viết để nhuần nhuyễn hơn trong cách viết thư điện.
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................
Tiết 173:	 
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn những tác giả tác phẩm văn học sáng tác từ sau 1945 đến nay.
 - Rèn kĩ năng nhận biết,tóm tắt và đánh giá tác giả tác phẩm..
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc ,tự giác trung thực khi kiểm tra .. 
B. Phương pháp: Nêu vấn đề .Luyện tập tổng hợp,
C. Chuẩn bị: - Thầy : chấm bài, hệ thống những ưu, nhược điểm. 
 - Trò: Đối chiếu bài viết của mình để có hướng bổ sung, khắc phục
D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
1/ I/ Ổn định nề nếp: 
 II/ Kiểm tra bài cũ: không.
 III/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Trả bài là cơ hội giúp các em nhận biết được kết quả thu hoạch hoạch được . Từ đó có những bổ sung định hướng cho bản thân .
TG
18/
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động1: Giáo viên đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm. Học sinh ghi chép để rút kinh nghiệm .
Nội dung kiến thức:
 1. Những đánh giá nhận xét chung :
*) Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của văn học hiện đại .
- Các em đã có những cảm nhận tốt về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hiểu và đánh giá đúng về tác giả .
-Định hướng tốt cho bản thân sau khi học,tiếp cận tác giả .
*) Nhược điểm:
- Nhiều bài viết tỏ ra chưa sâu về kiến thức và cảm nhận.
- Một số bài viết chưa đi vào trọng tâm yêu cầu đề ra.
12/
8/
Hoạt động 2 : GV giúp học sinh khắc phục những lỗi thông thường.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Một số bài viết chữ nghĩa cẩu thả,trình bày lôi thôi, diễn đạt lủng củng,cân đối dung lương chưa hợp lý .
2. Chữa lỗi :
 a.Khắc phục những lỗi thông thường : Như phát âm, diễn đạt, dùng từ, viết câu.Viết đoạn,viết hoa... Cách lập luận trong văn bản nghị luận.
b. Chữa lỗi bố cục:
Học sinh quan sát bố cục,dàn ý ở bảng phụ (104,105)
3. Luyện tập: Viết những đoạn để bổ sung cho bài viết của mình dựa trên việc chữa lỗi. Trình bày bài viết.
Nghe đọc một bài đạt điểm cao của lớp.
6 .Hô điểm 
5/ IVCủng cố – dặn dò :
 - Củng cố : Kiến thức văn học đã giúp em nhận ra những điều gì ? Tác phẩm văn học nào em tâm đắc nhất ?
- Dặn dò : Xem lại kiến thức tiếng việt để trả bài hôm sau .
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................
Tiết 174	 
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn những kiến thức tiếng việt từ đầu năm học đến nay.
 - Rèn kĩ năng nhận biết kiến thức tiếng việt.
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc ,tự giác trung thực khi kiểm tra .. 
B. Phương pháp: Nêu vấn đề. Luyện tập tổng hợp.
C. Chuẩn bị: - Thầy : Chấm bài, hệ thống những ưu, nhược điểm. 
 - Trò : Đối chiếu bài viết của mình để có hướng bổ sung, khắc phục
D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
1/ I/ Ổn định nề nếp: 
 II/ Kiểm tra bài cũ: không.
 III/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Trả bài là cơ hội giúp các em nhận biết được kết quả thu hoạch hoạch được . Từ đó có những bổ sung định hướng cho bản thân .
TG
18/
12/
8/
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động1: Giáo viên đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm. Học sinh ghi chép để rút kinh nghiệm .
Hoạt động 2: Giáo viên giúp các em chữa một số nhược điểm.
Hoạt động 3: Các em đổi bài cho nhâu để học tập rút kinh nghiệm
Nội dung kiến thức:
 1. Những đánh giá nhận xét chung :
*) Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của văn học hiện đại .
- Các em đã có những cảm nhận tốt về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hiểu và đánh giá đúng về tác giả .
- Định hướng tốt cho bản thân sau khi học,tiếp cận tác giả .
 *) Nhược điểm:
- Nhiều bài viết tỏ ra chưa sâu về kiến thức và cảm nhận.
- Một số bài viết chưa đi vào trọng tâm yêu cầu đề ra.
- Một số bài viết chữ nghĩa cẩu thả,trình bày lôi thôi, diễn đạt lủng củng,cân đối dung lương chưa hợp lý .
2. Chữa lỗi :
 Cách định hướng kiến thức tiếng việt.
 Cách khai thác kiến thức tiếng việt qua đoạn thơ biểu cảm . 
 3 .Hô điểm : 
5/ IV. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố: Kiến thức tiếng việt giúp em những gì ?
- Dặn dò : Chuẩn bị tốt cho tiết học cuối cùng ,trả bài tổng hợp cuối năm .
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................
Tiết 175:	 
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận, nhận ra được những chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết.
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm. 
B. Phương pháp: Nêu vấn đề. Luyện tập tổng hợp,
C. Chuẩn bị: - Thầy : Chấm bài, hệ thống những ưu, nhược điểm. 
 - Trò: Đối chiếu bài viết của mình để có hướng bổ sung, khắc phục
D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
1/ I/ Ổn định nề nếp
 II/ Kiểm tra bài cũ: Không.
 III/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Trả bài là cơ hội giúp các em nhận biết được kết quả thu hoạch hoạch được. Từ đó có những bổ sung định hướng cho bản thân. Bài viết này có ý nghĩa quan trọng , thông qua tiết này giúp các em nhận ra những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục và kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, để bàn luận một vấn đề.
TG
15/
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1: Giáo viên đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm. Học sinh ghi chép để rút kinh nghiệm .
Nội dung kiến thức:
 1. Những đánh giá nhận xét chung : 
*) Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của văn học hiện đại .
- Các em đã có những cảm nhận tốt về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hiểu và đánh giá đúng về tác giả .
- Định hướng tốt cho bản thân sau khi học,tiếp cận tác giả .
 *) Nhược điểm:
- Nhiều bài viết tỏ ra chưa sâu về kiến thức và cảm nhận.
- Một số bài viết chưa đi vào trọng tâm yêu cầu đề ra.
- Một số bài viết chữ nghĩa cẩu thả,trình bày lôi thôi, diễn đạt lủng củng,cân đối dung lương chưa hợp lý .
23/ Hoạt động 2:
Đề ra:
Phần I: Trắc Nghiệm (2điểm):
	Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng:
	1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
	a. Làng 	b. Bến quê
	c. Những ngôi sao xa xôi	d. Lặng lẽ Sa Pa
	2. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
	a. Ngôi thứ nhất	b. Ngôi thứ hai
	c. Ngôi thứ ba	d. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
	3. Cụm từ “một màu tímthẫm như bóng tối” là thành phần nào trong câu văn chứa nó?
	a. Trạng ngữ	b. Phụ chú	c. Tình thái	d. Bổ ngữ
	4. Câu văn “Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ vào giấc ngủ” thuộc loại câu nào?
Câu đơn
Câu ghép
Câu ghép có nói quan hệ từ nối các vế câu.
Câu ghép không có nối quan hệ từ nối các vế câu
Phần II: Tự Luận (8 điểm):
	Câu 1: (3 điểm) 
	Em hãy phân tích những nét chung và riêngcủa ba cô gái thanh niên xung phong (Chị Thao, Nho, Phương Định). Trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
	Câu 2: (5 điểm) 
	Suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Đáp án:
Phần I: Trắc Nghiệm (2điểm):
	1. b	2. c	3. b	4. c
Phần II: Tự Luận (8 điểm):
 	Câu 1: Học sinh cần nêu được các nội dung sau:
	 - Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm và ba nhân vật (0,25 điểm)
	 - Phân tích những nét chung trong phẩm chất, tính cách của ba cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm trường sơn (1 điểm)
	+ Dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm, có tinh thần trách nhiệm cao (0,5 điểm)
	+ Bình tĩnh khôn khéo trong công việc, mơ mộng, yêu đời (0,5 điểm)
	 - Những nét riêng của mỗi người (1,5 điểm)
	+ Phương Định: Cô gái Hà Nội mơ mộng, kín đáo và duyên dáng, hay nghĩ về tuổi thơ và có cái nhìn xa xăm.(0,5 điểm)
	+ Nho: Can đảm và tinh nghịch, thích trêu đùa, thích màu sắc rực rỡ.
	+ Chị Thao: Lớn tuổi hơn cả, chỉ huy tiểu đội, dũng cảm, chu đáo, hết lòng vì đồng đội, hát không hay nhưng lại thích chép nhiều bài hát, sợ máu ... (0,5 điểm)
 - Hình ảnh các cô gái trong truyện tiêu biểu cho vẻ đẹp lãng mạn của thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến chống Mỹ (0,25 điểm)
	Câu 2: 
	a. Mở bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ý nghĩa khái quát của bài thơ, đoạn thơ. (0,5 điểm)
	b. Thân bài: Học sinh giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận làm rõ cái hay, cái đẹp về hình thức nghệ thuật, chiều sâu tư tưởng của hai khổ thơ. (4 điểm)
	- Là lời tâm huyết chân thành của tác giả muốn dâng hiến cho đời, cho Đất nước và cho Nhân Dân những tài năng tâm huyết của mình: Sự cống hiến âm thầm lặng lẽ, không mệt mỏi suốt cả cuộc đời. (2 điểm)
	- Những tình cảm đó được diễn tả bằng các điệp từ, điệp từ “ta làm” các hình ảnh đẹp như: chim hót, nhành hoa, hòa ca, nốt trầm xao xuyến ... (2 điểm)
	c. Kết bài: Hai khổ thơ thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, đáng trân trọng và ngợi ca (0,25 điểm)
 5/ IV. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố: Kiến thức bộ môn ngữ văn giúp em những gì ?
- Dặn dò : Về hè ôn tập chương trình ngữ văn 9 .
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hay lam du bo.doc