Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 đến 25

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 đến 25

 TUẦN 17 Ngày soạn : 2/12/2009

Tiết 82 Ngày dạy : 5/12/2009

NHỮNG ĐỨA TRẺ

(Hướng dẫn đọc thêm )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

-Có hiểu viết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.

-Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật cùa đoạn trích Những Đứa Trẻ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1.Kiến thức :

-Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.

-Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đúa trẻ bất hạnh.

-Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa tryện đời thường với truyện cổ tích.

2.Kĩ năng :

-Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

-Vân dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đậttrong tác phẩm tự sự đê3 cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

-Kể và tóm tắt được đoạn truyện.

3. Thái độ:(GDHS) :

- Giáo dục HS có sự đồng cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh . Ý thức tự giác, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng.

C. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Ổn định : Kiểm tra sĩ số

2) Kiểm tra bài cũ :

a) Kể tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Chiếc lược ngà?

b) Phân tích nhân vật bé Thu?

3) Bài mới:

*Giới thiệu bài:

-Tuổi thơ luôn có những kỉ niệm đẹp, hồn nhiên, trong sáng. Đó là điều mà nhà văn hào nước Nga - M.Go-rô-ki muốn nói với chúng ta qua đoạn trích “Những đứa trẻ” thật chân thực và cảm động.

 

doc 69 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Ngày soạn:
TIẾT 82-83 Ngày dạy: 04.01.06
 - M.Go-rơ-ki - 
 TUẦN 17 Ngày soạn : 2/12/2009
Tiết 82 Ngày dạy : 5/12/2009 
NHỮNG ĐỨA TRẺ 
(Hướng dẫn đọc thêm )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Có hiểu viết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
-Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật cùa đoạn trích Những Đứa Trẻ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:	
1.Kiến thức : 
-Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
-Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đúa trẻ bất hạnh.
-Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa tryện đời thường với truyện cổ tích.
2.Kĩ năng :
-Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
-Vân dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đậttrong tác phẩm tự sự đê3 cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
-Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ:(GDHS) :
- Giáo dục HS có sự đồng cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh . Ý thức tự giác, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng.
C. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định : Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ : 
a) Kể tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Chiếc lược ngà?
b) Phân tích nhân vật bé Thu?
3) Bài mới: 
*Giới thiệu bài:
-Tuổi thơ luôn có những kỉ niệm đẹp, hồn nhiên, trong sáng. Đó là điều mà nhà văn hào nước Nga - M.Go-rô-ki muốn nói với chúng ta qua đoạn trích “Những đứa trẻ” thật chân thực và cảm động.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Tiết 1 
Gọi hs đoc phần chú thích dấu sao 
(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả tác phẩm ? ( sgk)
Phần đọc – tìm hiểu văn bản 
 Giáo viên hướng dẫn cho hs đọc kể đoạn trích : Đoạn văn có nhiểu đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp; phát âm chính xác. 
 Giải thích từ khó : Cho hs đọc phần chú thích sgk
(?) Xác định bố cục và nội dung từng phần của truyện Những đứa trẻ ? 
Phần 1 : từ đầu đến ấn em nó cúi xuống – Những đứa trẻ gặp nhau
Phần 2 : tiếp theo cho đến không được đến nhà tao – Những đứa trẻ bị cấm đoán
Phần 3 :còn lại –Những đứa trẻ lại gặp nhau. 
(?)Nhân vật chính của văn bản này là ai? Vì sao em xác định như vậy ?(Nhân vật kể chuyện xưng tôi, nhân vật tôi xuất hiẹn trong mọi sự việc được kể. )
 Gọi hs đọc đoạn 1
(?) Cuộc gặp gỡ, trò truyện lúc đầu giữa nhân vật “ tôi” với ba bạn nhỏ diễn ra ở đâu? ( Cuộc gặp gỡ, trò chuyện lúc đầu giữa “tôi” và mấy đứa nhỏ con ông đại tá diễn ra trên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho .) 
(?) Chúng nói với nhau những chuyện gì ? 
- Trước hết bọn trẻ hỏi thăm nhau : các cậu có bị ăn đòn không ? 
- Nói chuyện về sở thích nuôi chim 
(?) Tại sao A-li-ô-sa lại khó tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như mình, và cảm thấy tức thay cho chúng ? 
- Vì những đứa trẻ này mất mẹ nhưng còn bố, chúng lại hiền lành và yếu ớt
(?) Vì sao những bon trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của ông bố ? 
- Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoat nạn 
(?) Hình ảnh bọn trẻ con ông đại tá ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con khi nói đến gì ghẻ, gợi cho em cảm nghĩ gì? 
- Những đứa trẻ mồ côi mẹ thật cô độc, yếu ớt, đáng thương. Chúng rất cần được người lớn chở che, đùm bọc 
(?) Vì sao, kho đó A-li-ô-sa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại? (Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen lên hi vọng nơi chúng.) 
(?) Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn trích này có gì đặc biệt? (Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật )
(?) Tâm hồn trẻ thơ được thể hiện như thế nào qua buổi trò chuyện ấy? (Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ . Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích. )
* Tiết 2 
 Gọi hs đọc phần thứ 2 
(?) Ông đại tá đã có những lời nói và hành động nào để cấm bọn trẻ không được chơi với nhau? 
Lời nói : “ Đứa nào đây?” , “ Đứa nào gọi nó sang?”, “ Cấm không được đến nhà tao?”
Hành động : Nhanh chóng đẩy ra khỏ cổng một đứa trẻ là bạn đã từng cứu sống con mình? 
(?) Vì sao ông đại tá lại cấm bọn trẻ chơi với nhau ? 
- Hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường , một bên là quan chức giàu sang.
(?) Em có nhận xét gì về con người này qua hành động và lời nói? ( Một người thô lỗ, lạnh lùng và tàn nhẫn )
(?) Khi người cha xuất hiện thì bọn trẻ có hành động gì ? 
- Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn . 
 (?) Em hiểu được gì qua hành động đó của bon trẻ? 
- Bọn trẻ bị bố áp chế, cam chịu , đáng thương 
 Gọi hs đọc phần 3 
(?) Mặc dù bị ông bố cấm đoán, mấy đứa trẻ vẫn tìm cách gặp gỡ nhau để trò chuyện. Chúng chơi với nhau ở đâu và nói với nhau những chuyện gì ? 
- Chúng bí mật hẹn hò nhau chốn gặp gỡ. Đó là ngách hẹp giữa bức tường nhà “ tôi” và hàng rào nhà Oâp –xi-an-ni-cốp. 
- Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, 
(?) Em có nhận xét gì về cuộc sống của bọn trẻ từ những chi tiết này ? ( Cuộc sống âm thầm, cô độc thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt)
(?) Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn đang thiếu mẹ này, A-li-ô-sa đã thể hiện một tình bạn như thế nào? 
- Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ. 
(?) Từ đó, em hiểu như thế nào về cuộc sống của bọn trẻ? 
- Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ  Đó là cuộc sống bất hạn 
(?) Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với chuyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. Vậy cụ thêra sao và tác dụng nghệ thuật của biện pháp đó, theo nhận xét của em? ( HSTLN)
- Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến gì ghẻ – mẹ khác, A-li-ô-sa liên tưởng đến mụ ghì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích 
- Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết “ mẹ thật” đã mất – liên tưởng đến chi tiết chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại.
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua hình ảnh bà nhân hậu . Mỗi lầm nhắc đến bà ngoại là để nói đến chuyện cổ tích. 
(?) Những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn? 
- Gắn bó, thủy chung, chân thành
I,. Giới thiệu chung 
 Sgk/ 232 
I, Đọc – tìm hiểu văn bản 
1, Đọc và tìm hiểu chú thích 
2, Bố cục : 3 phần 
3, Phân tích 
 a, Những đứa trẻ gặp nhau
- Trước hết bọn trẻ hỏi thăm nhau : các cậu có bị ăn đòn không ? 
- Nói chuyện về sở thích nuôi chim 
- Kể cho nhau nghe chuyện cổ tích 
=> Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật . Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ . Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích
b, Những đứa trẻ bị cấm đoán
* Người cha :Một người thô lỗ, lạnh lùng và tàn nhẫn
* Bọn trẻ :
- Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn . 
=>- Bọn trẻ bị bố áp chế, cam chịu , đáng thương 
c, Những đứa trẻ lại gặp nhau. 
- Chúng bí mật hẹn hò nhau chốn gặp gỡ. Đó là ngách hẹp giữa bức tường nhà “ tôi” và hàng rào nhà Oâp –xi-an-ni-cốp. 
- Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, 
=>- Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ  Đó là cuộc sống bất hạn
III, Tổng kết : sgk/ 234
a. Nghệ thuật:
- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
- Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc.
b. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
Hướng dẫn tự học:
Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ.
E. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 18 Ngày soạn:08.01.06
TIẾT 88-89 Ngày dạy: 10.01.06
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:	
1.Kiến thức : 
-Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2.Kĩ năng :
-Nhận diện thơ tám chữ.
-TaÏo đối, vần, nhịp trong khi lam thơ tám chữ.
3. Thái độ:(GDHS) :
C. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định : Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ.
 - Đọc đoạn thơ tám chữ mà em biết.
3) Bài mới: 
*Giới thiệu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số đoạn thơ, bài thơ thuộc thể thơ tám chữ đã học.
- Qua các đoạn thơ đó em có nhận xét gì về vần, cách ngắt nhịp... 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
Gọi hs đọc một số đoạn thơ tám chữ mà học sinh đã chuẩn bị. 
(?) Hãy nhận xét về cách gieo vần, cách ngắt nhịp ở những đoạn thơ ấy ? 
HOẠT ĐỘNG 2: Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ 
Yêu cầu : 
Câu mới viết phải đủ tám chữ
- Phải đảm bảo sự lô- gíc về ý nghĩa với những câu đã cho 
- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho. 
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG 3: Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề
 Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm chọn một trong 3 chủ đề trên. 
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ 
1, Thế Lữ :
Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thủ sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo độ ... ười bản,quê mình)
(?) Các hình ảnh “Đan lờ ..câu hát”
và “Rừng cho hoa  cho những tấm lòng”
HS đọc tiếp đoạn còn lại
(?) Người cha đã nói với con mình về những đức tính gì của người đồng mình? ( HS tìm chi tiết qua ý thơ sau đó khái quát lại)
* Thảo luận :Trong cách nói ấy em thấy người cha muốn truyền cho người tình cảm gì với quê hương? (tình cảm yêu thương trìu mến,thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con)
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
(?) Qua bài thơ em thấy tình cảm của người cha đối với con ntn?
(?) Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? (giọng điệu thiết tha,trìu mến;xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát,mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ;bố cục chặt chẽ,dẫn dắt tự nhiên)
 HS đọc ghi nhớ sgk/73
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
Làm câu hỏi sgk/74
I. Giới thiệu chung
 Chú thích sgk/ 73
II. Đọc-tìm hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Thể thơ: tự do
3. Bố cục
2 phần
4. Phân tích
4.1. Con lớn lên trong tình yêu thương,nâng đỡ của cha mẹ,trong sự đùm bọc của quê hương
Chân phải bước tới cha
Hai bước chạm tiếng cưòi
=> Cách nói hình ảnh,cụ thể 
=> Tạo được không khí gia đình đầm ấm,quấn quýt
Người đồng mình yêu lắm con ơi
.
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
=> Miêu tả cụ thể (đan lờ cài . ken câu hát) => Gắn bó quấn quýt trong lao động
=> Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động,trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương
4.2. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha với con mình
Người đồng mình thương lắm con ơi
Không lo cực nhọc
=> Nghèo đói,cực nhọc,lam lũ nhưng mạnh mẽ,khoáng đạt với chí lớn,luôn yêu quý,tự hào gắn với quê hương 
=> Mong con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương,biết chấp nhận vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí,niềm tin của mình
Người đồng mình thô sơ da thịt
..
Nghe con
=> Mộc mạc,giàu chí khí,niềm tin =>Mong con biết tự hào với truyền thống quê hương,dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời 
III. Tổng kết
Ghi nhớ sgk/71
a. Nghệ thuật:
- Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
- Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
b. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái;tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng và tập đọc diễn cảm bài thơ.
- Cảm thụ, phân tích những hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa trong bài.
IV. Luyện tập
E. Rút kinh nghiệm: 
TUẦN 25 Ngày soạn: 05.03.06
TIẾT 123	Ngày dạy: 07.03.06
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:	
1.Kiến thức : 
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hày ý trong giao tiếp hàng ngày.
2.Kĩ năng :
- Nhật biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ:(GDHS) :
C. PHƯƠNG PHÁP: 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định : Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra vở soạn bài của HS
3) Bài mới: 
*Giới thiệu bài:
Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi phát ngôn của chúng ta đều chứa đựng một thông tin nào đó. Có khi thông tin được trực tiếp thông báo qua lời nói, tức nó có nghĩa tường minh. Xong cũng có khi có những thông tin phải suy ra từ lời nói mà không được hiểu trực tiếp, đó là nghĩa hàm ý. Vậy, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý là gì? Chúng ta cần phât biệt chúng ra sao? Bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
Gọi HS đọc đoạn trích sgk/74-75 được ghi ở bảng phụ
* Thảo luận: Qua câu “Trời ơi,chỉ còn 5 phút!” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?Vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
(?) Câu nói thứ 2 của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
(?) Câu nói thứ nhất được cô gọi là câu nói hàm ý còn câu nói thứ 2 là nghĩa tường minh. Vậy theo em thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Gọi HS đọc ghi nhớ
* Bài tập nhanh:
Thấy chàng trai mặc cái áo sơ mi mới khá đẹp, cô gái (là bạn thân của chàng trai) hỏi:
- Ai đã tặng anh cái áo này?
1. Cho biết câu hỏi của cô gái có hàm ý gì?
2. Câu trả lời của chàng trai sẽ có tác dụng ntn đối với cô gái khi:
a. Chàng trai là người thật thà
b. Chàng trai là người giả dối
HOẠT ĐỘNG : Luyện tập
Thảo luận:
Bài 1/75: Đọc lại đoạn trích dẫn ở mục I và cho biết:
a. Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên?Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy?
b. Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn.Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc khăn mùi soa?
Bài 2/75
Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích?
* GV ra thêm bài tập bổ trợ để về nhà HS làm
Tìm hàm ý trong các câu nói in đậm trong cuộc thoại:
a.Lan:Tối qua tớ thấy bạn đi chơi với anh Hùng!
Cúc:Tớ nghĩ,hình như bạn thích ăn ốc lắm thì phải?
b. Vợ: Chồng cái Hà tâm lý thật,sinh nhật nào cũng tặng hoa cho vợ!
Chồng: Thì tay ấy dạy môn tâm lý mà!
Vợ: Thế anh dạy môn gì?
Chồng : Nhưng anh làm công tác quản lý kia mà!
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1. Ví dụ: Bảng phụ
- “Trời ơi,chỉ còn 5 phút!” (Tiếc quá,không còn đủ thời gian để được trò chuyện,tâm tình; .)
® Hàm ý
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
® Tường minh
2. Ghi nhớ sgk/75
II. Luyện tập
Bài 1/75
a. – Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
Cụm từ “tặc lưỡi”
b. - “mặt đỏ ửng”:ngượng ngùng,khó nói
- “nhận lại chiếc khăn”:một hành động thay lời cảm ơn
- “quay vội đi”:lúng túng,bối rối không thể thốt nên lời và cũng không đủ can đảm kéo dài khoảng thời gian đứng rất gần nhau để nhìn anh thanh niên
Bài 2/75
Hàm ý: Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
Bài 3/75:
Hàm ý: ông vô ăn cơm đi
Bài 4/76
“ Hà nắng gớm,về nào..”không có hàm ý,mà chỉ là câu đánh trống lảng
“ Tôi thấy người ta đồn ..” không có hàm ý,mà chỉ là câu nói bỏ lửng
Hướng dẫn tự học:
Liên hệ thực tế để sử dụng hàm ý một cách hợp lí, hiệu quả khi nói và viết.
E. Rút kinh nghiệm: 
TUẦN 25 Ngày soạn: 06.03.06
TIẾT 124	Ngày dạy: 08.03.06
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ,BÀI THƠ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:	
1.Kiến thức : 
Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2.Kĩ năng :
- Nhận diện được bài văn nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:(GDHS) :
C. PHƯƠNG PHÁP: 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định : Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ : 
Nêu cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)?
3) Bài mới: 
*Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: ( 20 P) Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ 
Cho HS đọc văn bản sgk/77
* Thảo luận 5 câu hỏi sau:
(?) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
(?) Khi phân tích hình ảnh mùa xuân,tác giả nêu ra mấy luận điểm?
(?) Những luận cứ nào làm sáng tỏ cho các luận điểm? 
(?) Nhận xét về bố cục của văn bản? (bố cục đầy đủ 3 phần hợp lý)
(?) Nhận xét về cách diễn đạt trong từng đoạn?
(cách dẫn dắt vấn đề hợp lý;phân tích hợp lý; cách tổng kết,khái quát có sức thuyết phục)
(?) Theo em thế nào là nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ ? HS đọc ghi nhớ sgk/78
HOẠT ĐỘNG 2 ( 15 P) Hướng dẫn HS luyện tập 
* Thảo luận: 
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” ở văn bản trên,hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này? 
* Sau khi làm xong bài tập: GV đọc tham khảo một bài văn mẫu với đề bài:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là những lời tâm nguyện thiết tha,cảm động của nhà thơ Thanh Hải.
Hãy phân tích bài thơ để thấy những tình cảm đó. (Thiết kế Ngữ văn 9 tập 2,sgk/179)
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ 
1. VÍ DỤ: Văn bản sgk/77
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” 
- Các câu mang luận điểm:
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều ý nghĩa 
+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha,trìu mến của nhà thơ
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập,được dâng hiến của nhà thơ 
Þ Bố cục đầy đủ 3 phần hợp lý; cách dẫn dắt vấn đề hợp lý;phân tích hợp lý; cách tổng kết, khái quát có sức thuyết phục 
2. Ghi nhớ sgk/78
II. Luyện tập
- Luận điểm về nhạc điệu của bài thơ:bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó;tính nhạc thể hiện ở nhịp điệp và tiết tấu của bài thơ,nó vang ngân trong tâm hồn người đọc.Bằng chứng là nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ này
- Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ:một bài thơ hay bao giờ cũng hàm chứa những yếu tố hội hoạ trong nó (tho trung hữu hoạ);tính hoạ thể hiện ở hình ảnh,màu sắc,không gian,đối tượng ..được miêu tả trong bài thơ,nó giúp cho người đọc có thể hình dung ra một cách cụ thể các đối tượng và kèm theo đó là những cảm xúc khi thì hưng phấn,lúc lại bâng khuâng .
Hướng dẫn tự học:
Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ.
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_17_den_25.doc