Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn la phông - Ten

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn la phông - Ten

I. MỤC TIÊU :

-Kiến Thức: Giúp học sinh tìm hiểu tác giả của bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

Tiết 2: Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn La-Phông Ten

-Kĩ Năng: Đọc văn bản nghị luận, cách nghị luận so sánh của tác giả.

-Thái độ: Sống đúng đắn, có lòng nhân đạo cao cả.

II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS ::

-Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV , sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, tranh chó sói và cừu

-Học Sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK.Đọc thêm “Chó sói và chiên con “ SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1- Ổn định tình hình lớp : (1)

2-Kiểm tra bài cũ: (5)

- Bố cục văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten chia hai phần. Cả hai phần tác giả lập luận như thế nào ? Chó sói và cừu hiện ra dưới con mắt nhà khoa học Buy-phông như thế nào ?

3-Bài mới: Giới thiệu (1) Tiếp theo tiết 106 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông Ten .

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn la phông - Ten", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 107 	 Ngày soạn:26-01-2009
 CHÓ SÓI VÀ CỪU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA PHÔNG-TEN (t.t)
I. MỤC TIÊU :
-Kiến Thức: Giúp học sinh tìm hiểu tác giả của bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
Tiết 2: Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn La-Phông Ten
-Kĩ Năng: Đọc văn bản nghị luận, cách nghị luận so sánh của tác giả..
-Thái độ: Sống đúng đắn, có lòng nhân đạo cao cả.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS ::
-Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV , sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, tranh chó sói và cừu
-Học Sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK.Đọc thêm “Chó sói và chiên con “ SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1- Ổn định tình hình lớp : (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Bố cục văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten chia hai phần. Cả hai phần tác giả lập luận như thế nào ? Chó sói và cừu hiện ra dưới con mắt nhà khoa học Buy-phông như thế nào ?
3-Bài mới: Giới thiệu (1’) Tiếp theo tiết 106 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông Ten .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG
 8’
25’
4’
*HOẠT ĐỘNG 1:
-Gọi 2 HS đọc lại văn bản .
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phần 2
-Để xây dựng hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn, La-Phông Ten đã viết như thế nào ?
+ Cách lựa chọn đối tượng của La-Phông Ten và cách khắc hoạ tính cách?
+Quan sát tranh em thấy cừu đang làm gì?Nếu cừu là tiêu điểm thì bức tranh có tên gì ?
(Cừu thanh minh)
-Qua cuộc đối thoại với sói em cảm nhận điều gì về cừu non ?
-Xây dựng hình tượng chó sói nhà thơ xây dựng như thế nào ?Các em quan sát tranh SGK, nếu Sói là tiêu điểm thì em đặt tên cho tranh là gì ?
- La-Phông Ten nhận xét như thế nào về sói trong thơ ngụ ngôn của mình ?
-Như vậy La-phông Ten có cái nhìn như thế nào đối với cừu non và con sói ?
-Hãy so sánh cách viết về sói và cừu của 2 tác giả ?
-Từ đó em có nhận xét gì về cách viết của 2 tác giả ?
-GV giảng: 
*Cái đặc sắc bài nghị luận này là ở chỗ đó(Luận cứ “so sánh” -> luận điểm) Khác với cách nghị luận của Vũ Khoan, Nguyễn Đình Thi  từ luận điểm -> luận cứ .
*Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là  GV liên hệ “Tiếng nói văn nghệ “( Nguyễn Đình Thi) tác giả dẫn lời của Tôn-xtôi:Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.Trong “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh, Văn 7)Tác giả cho rằng :Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài.
-Qua văn bản nghị luận này em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của H.Ten ?
-Mục đích nghị luận ?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
-Qua bài văn nghị luận của H-Ten, em hãy rút ra những nét khác nhau giữa nghệ thuật và khoa học trong việc phản ánh hiện thực ?
-Tìm luận điểm, luận cứ trong bài viết “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten” ?
-2 HS đọc theo lập luận cách viết của nhà khoa học và nhà thơ.
a) Hình tượng cừu:
-Cừu non
-Hoàn cảnh: Đối mặt chó sói bên dòng suối
-Hiền lành , nhút nhát :Gặp sói gọi”bệ hạ” , xưng “kẻ hèn”
-Thanh minh vô tội:
+Không khuấy nước dòng suối 
+Không nói xấu, vì chưa ra đời
+Không có anh em
Cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.
 -> Ý thức kẻ yếu , nhúng nhường đến mức nhút nhát.
b) Hình tượng chó sói :
-Kiếm cớ gây sự (cừu làm đục nguồn nước, nói xấu ta)
-Trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh.Gã đói khát.
- Bi kịch của sự độc ác.
-> Cái nhìn tưởng tượng, đặc trưng ngụ ngôn, nhân cách hoá phù hợp, cừu và sói như con người.
*HS thảo luận
-Buy-phông:
+Đối tượng:Loài cừu, loài sói chung
+Cách viết:Nêu chính xác đặc tính loài vật
+Mục đích:người đọc thấy được đặc tính cơ bản của sói và cừu.
-La-Phông Ten:
+Đối tượng: Cừu non, con sói đói
+Cách viết: Dựa vào đặc tính, nhân hoá như con người
+Mục đích: người đọc cảm nhận cừu đáng thương , sói độc ác.
=> Cùng viết về đối tượng mà hai cách viết hoàn toàn khác nhau. Từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật.
3- Tổng kết :
-Nghệ thuật: Phép so sánh trong lập luận và nghị luận
-Nghị luận để phê phán kẻ ác -> lời khuyên về lối sống và lòng nhân đạo.
-Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông, H. Ten nêu bật đặc trưng sáng tác của nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
- HS so sánh .
*Nhà khoa học:
-Cái nhìn chính xác của nhà khoa học. Không nhìn từ góc độ tình cảm.Không nói đến sự thân thương của cừu vì không phải ở cừu mới có tình mẫu tử.Không nhắc nỗi bất hạnh sói vì đó không phải là đặc trưng cơ bản của nó .
=> đặc tính loài vật
*La-phông Ten:
- Cách viết tưởng tượng, đặc trưng ngụ ngôn, nhân cách hoá phù hợp, cừu như con người tội nghiệp.
- Phê phán kẻ ác -> lời khuyên về lối sống và lòng nhân đạo.
=> Hình tượng nhân vật mang dấu ấn của nhà văn.
-Hs Chỉ ra luận điểm, luận cứ 
I- Đọc và hiểu văn bản :
II- Tìm hiểu văn bản:
2- Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn La-Phông Ten:
a) Hình tượng cừu:
-Cừu non
-Hoàn cảnh: Đối mặt chó sói bên dòng suối
-Gặp sói gọi”bệ hạ” , xưng “kẻ hèn”
-Thanh minh vô tội.
 -> Ý thức kẻ yếu , nhúng nhường đến mức nhút nhát.
b) Hình tượng chó sói :
-Kiếm cớ gây sự (cừu làm đục nguồn nước, nói xấu ta)
-Trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh.Gã đói khát.
- Bi kịch của sự độc ác .
=> Cái nhìn tưởng tượng, đặc trưng ngụ ngôn, nhân cách hoá phù hợp, cừu và sói như con người.
*So sánh cách viết :(Chia 2)
Buy-phông
La-Phông Ten
+Đối tượng: Loài cừu, loài sói chung
+Đối tượng: Cừu non, con sói đói
+Cách viết: Nêu chính xác đặc tính loài vật
+Cách viết: Dựa vào đặc tính, nhân hoá thành con người
+Mục đích: người đọc thấy được đặc tính cơ bản của sói và cừu.
+Mục đích: người đọc cảm nhận cừu đáng thương , sói độc ác.
=> Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. (Luận đề )
3- Tổng kết :
-Nghệ thuật: Phép so sánh trong lập luận .
-Nghị luận để phê phán kẻ ác -> lời khuyên về lối sống và lòng nhân đạo.
III- Luyện tập:
1- Những nét khác nhau giữa nghệ thuật và khoa học trong việc phản ánh hiện thực . 
2-Tìm luận điểm, luận cứ trong bài viết “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten” ?
4- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo : (1’)
-Về nhà đọc lại văn bản và học kĩ bài giảng
-Đọc thêm Chó sói và Chiên con
-Đọc kĩ và soạn bài “Con Cò” của Chế Lan Viên.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Bảng phụ cho tiết 107
TIẾT 106 	 
CHÓ SÓI VÀ CỪU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA- PHÔNG TEN 
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
2- Tác phẩm : 
3- Đọc và hiểu văn bản:
*Ph/ thức biểu đạt: Nghị luận.
*Bố cục: 2 phần
*Cách nghị luận: 
+Dẫn ra những dòng viết về 
2 con vật để đối chiếu so sánh 
+Nghị luận 3 bước 
+Nhờ La-Phông Ten tham gia vào mạch nghị luận.
II- Tìm hiểu văn bản :
1- Chó sói và cừu dưới con mắt nhà khoa học:
*Cừu :
-Tụ tập thành bầy, ngu ngốc , sợ sệt.
*Sói : 
-Con vật hoang dã, đáng ghét.
-> Cái nhìn chính xác của nhà khoa học.
.Không nhìn từ góc độ tình cảm.
.Không nói đến sự thân thương của cừu, vì không phải ở cừu mới có tình mẫu tử.
.Không nhắc nỗi bất hạnh của sói, vì đó không phải là đặc trưng cơ bản của nó .

Tài liệu đính kèm:

  • docCho soi va cuu trong tho GA du gio.doc