Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - NS: Lê Trọng Hiếu

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - NS: Lê Trọng Hiếu

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

A/ Mức độ cần đạt : Nâng cao nhận thức và kĩ năng, sử dụng 1 số phép liên kết câu và liên kết đoạn câu

 1/ Kiến thức :

 - Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn

 - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản

 2/ Kĩ năng :

 - Nhận biết 1 số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản

 - Sử dụng một số phép liên kết câu , liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản

B/ Chuẩn bị :

- Giáo viên: SGV, sách tham khảo, bảng phụ

- Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học và nội dung luyện tập

C/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tr 15 phút

 1/ Thế nào là thành phần gọi đáp? Thế nào là thành phần phụ chú?

 2/ Viết một đoạn nhỏ ( khoảng 6 dòng) có dùng một trong hai thành phần phụ chú? ( Lưu ý gạch chân thành phần phụ chú có trong đoạn văn)

Đáp án, biểu điểm:

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - NS: Lê Trọng Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 109 NS:19/02/2011	
 NG:22/02/2011
	 NS: Lê Trọng Hiếu
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
A/ Mức độ cần đạt : Nâng cao nhận thức và kĩ năng, sử dụng 1 số phép liên kết câu và liên kết đoạn câu
 1/ Kiến thức :
	- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn
	- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
	2/ Kĩ năng :
	- Nhận biết 1 số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
	- Sử dụng một số phép liên kết câu , liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản
B/ Chuẩn bị : 
Giáo viên: SGV, sách tham khảo, bảng phụ 
Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học và nội dung luyện tập
C/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tr 15 phút
 1/ Thế nào là thành phần gọi đáp? Thế nào là thành phần phụ chú? 
 2/ Viết một đoạn nhỏ ( khoảng 6 dòng) có dùng một trong hai thành phần phụ chú? ( Lưu ý gạch chân thành phần phụ chú có trong đoạn văn)
Đáp án, biểu điểm:
 Câu 1: ( 6 đ) Nêu đúng kh/niệm ở sgk về thành phần gọi đáp và chú thích ( mỗi thành phần ghi 3 điểm )
 Câu 2: ( 4 đ )
 - Viết được đoạn văn theo yêu cầu ( 2 đ )
 - Diễn đạt tốt ( 2 đ )
D/ Hoạt động dạy và học : 
HĐ1: H/thành kiến thức về liên kết nội dung và liên kết h/thức.
- Mục tiêu : Hiểu thế nào là liên kết, xác định nội dung chính của mỗi câu văn, nắm quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn về nội dung hình thức
- Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
-Cho hs đọc vd ở mục I sgk
-Cho hs thảo luận các câu hỏi ở sgk
H:Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?
H: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
H:Những nội dung ấy có quan hệ ntn với đoạn văn? ( chủ đề)
H: Nêu trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
H:Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? ( chú ý các từ in đậm )
H: Thế nào là liên kết?
HĐ2: Hg/dẫn hs luyện tập
- Mục tiêu : Xác định chủ đề đoạn văn, xác định trình tự sắp xếp ý trong một đoạn văn
- Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
-Cho hs đọc đoạn văn ở BT1 g thảo luận
H: Chủ đề của đoạn văn là gì?
H: Nội dung các câu văn trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy ntn? Nêu một trương hợp cụ thể để thấytrình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lý.
H:Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
BP: t/phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn thực tại (1)
Nhưng nghệ sĩ không nhưng ghi lại, cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
(2) Anh gửi vào t/phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3)
-Trao đổi
-Đoạn văn trên bàn về cách ng. nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là một trong những y/tố ghép vào chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ
-Nội dung chính của:
Câu 1: T/phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
Câu 2: Phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ
Câu 3: Cái mới mẻ ấy là lời gửi của nghệ sĩ
- Các nội dung ấy đều hướng vào chủ đề của đoạn văn
-Từng từ các ý hợp logic ( xét qua các nội dung vừa nêu)
- Mối quan hệ giữa nội dung giữa các câu trong đoạn văn thể hiện ở sự lặp các từ: Tác phẩm - Tác phẩm, dùng từ cùng trường liên tưởng với t/phẩm là nghệ sĩ, thay thế từ nghệ sĩ bằng anh, dùng quan hệ từ Nhưng, dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại
 - Đọc ghi nhớ
 - Đọc 
 -Trao đổi
1/Chủ đề chung của đoạn văn là khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam và - quan trọng hơn - là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra
-Nội dung các câu trong đoạn văn đều tập trung vào chủ đề
Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong các câu:
Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
Những điểm hạn chế
Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới
2/ Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
-Bản chất trời phú ấy nối câu (2) với câu (1)
-“Nhưng” nối câu (3) với câu (2) ( phép nối)
-“lỗ hổng” ở câu (4) và câu (5) (phép lặp từ ngữ)
-“Thông minh” ở câu (5) và ở câu (1) (phép lặp từ ngữ)
I.Khái niệm liên kết:
 ( sgk)
IILuyện tập:
E/ Củng cố, dặn dò : 
 Cho hs đọc lại phần ghi nhớ
 Chuẩn bị luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_109_lien_ket_cau_va_lien_ket_doan_van.doc