Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11 đến tiết 65

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11 đến tiết 65

Tiết 11+12 - Văn bản : TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Học sinh thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Thấy được những cơ hội của trẻ em, thấy được nhiệm vụ của mọi người với trẻ em.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

B.CHUẨN BỊ :

- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo về quyền trẻ em.

- HS: Soạn bài, sưu tầm câu chuyện về quyền trẻ em.

C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1.Tổ chức:

2.Kiểm tra:

? Vì sao chiến tranh hạt nhân là phi lí

3.Bài mới:

 

doc 91 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 3
Ngày soạn : 09.9.2007
Ngày dạy :
Tiết 11+12 - Văn bản : tuyên bố thế giới về sự sống còn, 
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
A.Mục tiêu cần đạt :
- Học sinh thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Thấy được những cơ hội của trẻ em, thấy được nhiệm vụ của mọi người với trẻ em.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
B.Chuẩn bị :
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo về quyền trẻ em.
- HS: Soạn bài, sưu tầm câu chuyện về quyền trẻ em.
C.Tiến trình các hoạt động dạy – học :
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
? Vì sao chiến tranh hạt nhân là phi lí
3.Bài mới:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung ghi bảng
GV hướng dẫn đọc
GV đọc mẫu
Gọi HS đọc
Yêu cầu HS tự tóm tắt
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
GV giới thiệu hai mục đầu
? Các mục còn lại cần chia làm mấy phần
? Chỉ rõ và nêu nội dung của từng phần
GV yêu cầu HS thảo luận nêu tính chặt chẽ của văn bản
? Bản Tuyên bố cho ta thấy trẻ em thế giới đang rơi vào những hiểm hoạ nào
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
Yêu cầu HS tự trình báy trước lớp
GV đánh giá kết quả làm việc của HS
? Qua đây, em bày tỏ thái độ, tình cảm gì với những điều nhận thức trên
? Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay đang có những thuận lợi gì
GV để HS tự tìm và ghi ý kiến vào vở
Chú ý sửa cách diễn đạt cho HS
? Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để bảo vệ, chăm sóc trẻ em
? Chúng ta cần phải hành động như thế nào để đảm bảo quyền của trẻ em
GV yêu cầu HS thảo luận và tự nêu ra
? Đây là những nhiệm vụ như thế nào
? Nhận xét về cách diễn đạt của phần này
? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản
Gọi HS đọc
GV yêu cầu HS nêu ý kiến về sự quan tâm của chính quyền địa phương, tổ chức xã hội nơi đang sống với trẻ em
I.Đọc, tóm tắt, chú thích
*Đọc:
- Đọc mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng từng đoạn của văn bản.
- Thái độ đồng tình, kêu gọi.
*Tóm tắt:
- HS tự tóm tắt những ý chính của văn bản.
*Chú thích:
- Đọc kĩ các chú thích: 1,2,3,4,5,6,7
II.Tìm hiểu văn bản
1.Cấu trúc:
- Phần1: Từ mục 3 – 7 : Sự thách thức
- Phần2: Mục 8- 9 : Cơ hội
- Phần3: Mục 10 – 17 : Nhiệm vụ
+ HS thảo luận
+ Nêu tính chặt chẽ của văn bản ( Nó được thể hiện ngay ở các tiêu đề )
2.Phân tích
a.Sự thách thức
+ HS thảo luận
+ Các nhóm trình bày
* Cần nêu bật được các nội dung:
- Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính nước ngoài.
- Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
+ HS tự nêu tình cảm, thái độ của mình sau khi đã thấy được các hiểm hoạ của trẻ em.
( cảm thông, chia sẻ..... )
b. Cơ hội
+ HS thảo luận nhóm
+ Trình bày trước lớp
* Cần đảm bảo các nội dung sau:
- Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên lớn chuyển sang phục vụ kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.
* Điều kiện nước ta:
- Đảng và Nhà nước rất quan tâm.
- Sự nhận thức, tham gia tích cực của nhiều tổ chức.
- ý thức cao của toàn xã hội.
c. Nhiệm vụ
- Cần tăng cường sức khoẻ. chế độ dinh dưỡng.
- Phát triển giáo dục ở trẻ em.
- Quan tâm đến các đối tượng khó khăn.
- Củng cố, xây dựng gia đình, môi trường xã hội.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội.
 Nhiệm vụ cấp thiết ( Mang tính chất toàn diện ) 
 ý và lời văn mạch lạc rõ ràng, dứt khoát.
3.Tổng kết:
*NT: Lời văn rõ ràng, dễ hiểu.
*ND: Nêu lên những vấn đề đối với trẻ em thế giới hiện nay.
* Ghi nhớ: SGK/ 35
III.Luyện tập
- HS tự nêu ý kiến, cảm nhận của mình 
+ Nêu trung thực.
+ Bày tỏ thái độ của bản thân. 
4. Củng cố:
- Cộng đồng quốc tế cần làm gì cho trẻ em?
+ Quan tâm đến ăn ở, học hành, sức khoẻ...... cho trẻ em.
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài.
- Xem trước bài: Các phương châm hội thoại ( tiếp )
Ngày soạn: 09.9.2007
Ngày dạy:
Tiết 13 – các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ VD2/37, BT1/ 38.
- HS: Xem trước bài ở nhà.
C. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Phân biệt phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự
? Làm bài tập 4, 5/ 23-24
3. Bài mới:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung ghi bảng
GV yêu cầu HS đọc
? Chàng rể không tuân thủ phương châm hội thoại nào
? Vì sao ta nhận xét như vậy
? Qua đây rút ra bài học gì trong giao tiếp
Gọi HS đọc
GV cho HS đọc lại các VD đã phân tích từ bài trước để tìm ra tình hống không tuân thủ phương châm hội thoại
GV treo bảng phụ
Yêu cầu HS thảo luận và rút ra nhận xét theo yêu cầu của câu hỏi SGK
GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 3,4 SGK/37
GV cần phân tích kĩ cho HS
Gọi HS đọc
GV treo bảng phụ
? Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào
? Vì sao
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
1. Ví dụ:
Đọc truyện cười “ Chào hỏi ”
2. Nhận xét:
- Chàng rể không tuân thủ đúng phương châm lich sự.
 Vì trong tình huống này câu hỏi thăm của anh ta gây phiền phức cho người khác
 Cần chú ý đến đặc điểm tình huống giao tiếp để chọn cách nói thích hợp.
* Ghi nhớ: SGK/36
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
1. Chỉ có tình huống trong phần học về phương châm lịch sự không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Đoạn văn đối thoại.
+ HS đọc
- Câu trả lời không đáp ứng được yêu cầu người khác muốn biết.
 Không tuân thủ phương châm về lượng
 Vì không biết chính xác thời gian.
+ HS thảo luận
+ Trình bày trước lớp
- " Tiền bạc chỉ là tiền bạc " Tuân thủ phương châm về lượng ( nghĩa hàm ngôn )
* Ghi nhớ: SGK/37
III. Luyện tập
Bài1/38 
- Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
 Vì một đứa bé năm tuổi không thể nhậnbiết được " Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao " để nhờ đó mà tìm ra quả bóng.
 4. Củng cố:
- Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài, làm bài tập 2/38
- Chuẩn bị bài viết văn số 1
Ngày soạn: 09.9.2007
Ngày dạy:
Tiết 14+15 – viết bài tập làm văn số 1 – văn thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu: có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
- GV: Ra đề, làm đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn bài, vở viết văn.
C.Tiến trình các hoạt động dạy – học:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Vở viết văn của học sinh
3.Bài mới:
I. Đề bài:
Một loài cây ở quê em ( nhãn, tre, lúa ).
II. Đáp án:
A.Mở bài: (1,5đ)
- Giới thiệu khái quát loài cây ở quê em.	1,5đ
B.Thân bài: (7đ)
1.Đặc điểm cơ bản của loài cây ở quê em 	1,5đ
- Hình dáng: thân, lá.......
- Màu sắc của cây.
2.Quá trình hình thành và phát triển của loài cây đó ở địa phương em 1,5đ
- Sơ lược lịch sử loài cây ở địa phương em.
- Sự phát triển của loài cây ở địa phương em
3.Chủng loại của cây 	1đ
- Nêu các chủng loại của cây.
4.Vai trò của loài cây đối với đời sống người dân địa phương 	2đ
- Cuộc sống thường ngày
- Giá trị kinh tế
5.Một số kĩ thuật với loài cây đó 	1đ
- Cách chăm sóc, bảo vệ
- Cách nhân giống
..........
C.Kết bài: (1,5đ)
- Cảm nhận, suy nghĩ của em về loài cây đó. 	1,5đ
* Lưu ý:
- Bài viết phải có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả thì mới đạt yêu cầu.
4. Củng cố: 
- Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn:
- Ôn bài.
- Soạn: " Chuyện người con gái Nam Xương "
Kiểm tra thứ ..... ngày....... tháng...... năm 2007
tuần 4
Ngày soạn : 16.9.2007
Ngày dạy :
Tiết 16+17 - Văn bản : chuyện người con gái nam xương
- Nguyễn Dữ -
A.Mục tiêu cần đạt :
- HS cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy được số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, cũng như giá trị tố cáo của tác phẩm.
- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
B.Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu bài, tư liệu tham khảo.
- HS: Soạn bài trước ở nhà.
C.Tiến trình các hoạt động dạy – học :
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
? Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ và chăm sóc trẻ em
3.Bài mới:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung ghi bảng
? Nêu hiểu biết về tác giả
Cho HS xem chân dung tác giả
? Nêu xuất xứ của tác phẩm
GV hướng dẫn đọc
GV đọc mẫu
Gọi HS đọc
Yêu cầu HS tự tóm tắt
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì 
? Thời con gái, Vũ Nương là người như thế nào
? Sống với chồng nàng xử sự ra sao
? Cử chỉ của nàng khi chồng đi lính
? Chồng vắng nhà, nàng đã thể hiện mình như thế nào
Yêu cầu HS tìm chi tiết
? Khi bị chồng nghi oan, nàng đã làm gì
GV yêu cầu HS tìm và phân tích ba lời thoại của Vũ Nương
? Qua đây, em nhận xét gì về phẩm chất của Vũ Nương
? Cuộc hôn nhân của Vũ Nương diễn ra như thế nào
? Ai là người gây ra oan trái cho Vũ Nương
? Hậu quả của nó là gì
GV để HS dẫn dắt tình tiết giải oan cho Vũ Nương
? Người giải oan cho Vũ Nương là ai
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế hiện nay với sự giải phóng phụ nữ ở nước ta
? Trương Sinh có tính cách như thế nào
? Trong lúc đó, điều gì khiến chàng bị kích động
? Tiếp đó, Trương Sinh đã xử sự với chồng như thế nào
GV hướng dẫn HS phân tích các lời nói, hành động của Trương Sinh
? Cách xử sự đó đã gây ra bi kịch gì
? Qua đây, truyện nhằm tố cáo điều gì
? Nêu những giá trị nghệ thuật được dùng trong truyện
GV yêu cầu HS chỉ ra những yếu tố kì ảo trong tác phẩm
? Nhận xét về cách thức đưa yếu tố kì ảo vào tác phẩm
? Những yếu tố kì ảo đem đến ý nghĩa gì
Yêu cầu HS tự chỉ ra NT, ND của văn bản
GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện vừa học
I.Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ (? - ?), quê Thanh Miện – Hải Dương.
- Ông là người học rộng, tài cao
2. Tác phẩm:
- Được trích từ tập " Truyền kì mạn lục "
II.Đọc, tóm tắt, chú thích
* Đọc:
- Cần đọc với giọng diễn cảm thể hiện được tâm trạng của từng nhân vật.
- Chú ý đọc phân vai.
* Tóm tắt:
- HS tự tóm tắt các ý chính của văn bản.
* Chú thích:
- Tìm hiểu kĩ các chú thích: 1,3,4,5,7,8,9...
III.Tìm hiểu văn bản
1.Cấu trúc:
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự ( Ngoài ra còn có biểu cảm )
2.Phân tích
a.Nhân vật Vũ Nương
* Phẩm chất:
- Vũ nương là cô gái đẹp người, đẹp nết.
( thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp )
- Với chồng: giữ gìn khuôn phép, không để thất hoà.
- Dặn dò chu đáo, tình nghĩa khi chồng ra trận.
- Giữ gìn phẩm hạnh, chăm sóc mẹ chồng và con chu đáo.
+ HS đưa chi tiết chứng minh.
- Nàng phân trần với chồng đau đớn, tuyệt vọng trẫm mình tự  ...  thuật đặc sắc của truyện.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật văn học.
B.Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu bài, chân dung tác giả.
- HS: Soạn bài trước ở nhà.
C.Tiến trình các hoạt động dạy – học :
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
? Phân tích hình ảnh vầng trăng trong bài thơ "ánh trăng " của Nguyễn Duy
3.Bài mới:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung ghi bảng
? Nêu nét chính về tác giả
? Đặc điểm sáng tác của ông
Cho HS xem chân dung tác giả
? Văn bản được sáng tác vào thời gian nào
GV hướng dẫn đọc
GV đọc mẫu
Gọi HS đọc
Hướng dẫn đọc chú thích
? Nêu thể loại của văn bản
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì
? Tác giả đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào
? Cái tin ấy có cơ sở như thế nào
? Cái tin đó khiến ông cảm thấy ra sao
? Nhận xét về nghệ thuật của các chi tiết trên
? Tác dụng của nghệ thuật đó
? Tiếp đến, tác giả khắc hoạ ông qua chi tiết nào
? Chi tiết trên cho thấy, ông Hai đang ở hoàn cảnh như thế nào
? Nỗi ám ảnh đó, khiến ông có hành động, cử chỉ ra sao
? Những chi tiết đó, giúp ta hiểu gì về ông trong lúc này
? Qua đây, ta thấy tâm trạng của ông Hai hiện lên như thế nào
? Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông đã quyết định điều gì
? Vì sao ông lại quyết định như vậy
GV dẫn dắt, sau đó cho HS đọc đoạn văn SGK
? Trong lời nói với con, ông muốn nó ghi nhớ điều gì
? Câu nói đó thể hiện điều gì
? Ông còn bày tỏ nỗi lòng của mình như thế nào qua đoạn văn đó
GV yêu cầu HS tìm chi tiết
? Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ ở những câu văn trên
? Tác dụng của nó
? Đặc biệt, khi biết làng mình không phải theo giặc thì trong lòng ông Hai rộn lên tâm trạng như thế nào
? Qua tất cả những phần trên, em thấy ông Hai là người như thế nào
? Từ đó nói lên ý nghĩa gì của truyện ngắn này
? Nêu nghệ thuật và nội dung chính của văn bản
? Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai
I. Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
- Kim Lân, tên khai sinh Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê Từ Sơn-Bắc Ninh.
- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
- Chủ yếu viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
2. Tác phẩm
- Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích 
* Đọc:
- Cần đọc với giọng linh hoạt.
- Đoạn nói về làng theo giặc mà ông Hai biết cần đọc với giọng buồn, đau đớn pha lẫn căm hờn.
- Đoạn sau cần đọc với giọng vui sướng, tự hào (Đoạn ông Hai biết làng mình không phải theo giặc như tin đồn)
* Chú thích:
- Tìm hiểu kĩ các chú thích: 2,3,4,6... 
III.Tìm hiểu văn bản
1.Cấu trúc:
- Thể loại: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
2.Phân tích
a.Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
- Ông Hai nghe được tin làng mình theo giặc. (Tình huống bất ngờ)
 Những người tản cư ở xuôi lên cho biết.
- "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng đi đến không thể thở được"
 Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật
 Cảm thấy đột ngột, sững sờ.
-...cúi gằm mặt xuống mà đi...ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn con, nước mắt ông lão cứ giàn ra...
 Tâm trí bị ám ảnh, day dứt.
-...không dám đi đâu...chỉ quannh quẩn ở nhà...Lúc nào cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý...Ông lủi thủi ra một góc nhà, nín thít...
 Sự sợ hãi của ông Hai.
 Tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai.
b. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai
- " Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"
 Quyết định đau xót
 Vì trong ông đang có mối mâu thuẫn nội tâm (có cả sự bế tắc)
+ HS đọc đoạn văn từ: " Ông lão ôm thằng con út...cũng vợi đi được đôi phần"
- Luôn ghi nhớ: "Nhà ta ở làng chợ Dầu".
 Ông không quên được làng quê của mình.
- Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
- Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông.
- Cái lòng bố con ông như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai - chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
 Giọng điệu chân thực, thống thiết.
 Tình cảm gắn bó thuỷ chung với kháng chiến.
 Tâm trạng vui sướng tột cùng.
(HS tự tìm chi tiết ở phần cuối văn bản để chứng minh)
 Là con người yêu quê hương, đất nước sâu nặng.
 Đó cũng là tinh thần của nhân dân ta thời kháng chiến chống Pháp.
3.Tổng kết:
*NT: Tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ, miêu tả tâm lí nhân vật sinh động...
*ND: Diễn tả tình yêu làng, yêu nước thắm thiết của ông Hai.
* Ghi nhớ: SGK/174
IV.Luyện tập
- HS dựa vào văn bản.
- Viết thành đoạn văn.
- Chú ý đến diễn biến tâm lí nhân vật.
4. Củng cố:
- Tóm tắt văn bản.
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài. 
- Soạn bài: Chương trình địa phương(phần Tiếng Việt). 
Ngày soạn : 18.11.2007
Ngày dạy :
Tiết 63 – chương trình địa phương - phần tiếng việt 
A.Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
B.Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
- HS: Xem trước bài trước ở nhà.
C.Tiến trình các hoạt động dạy – học :
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
? Thế nào là ẩn dụ, so sánh? Cho ví dụ
3.Bài mới:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung ghi bảng
? Tìm các phương ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân
? Tìm các từ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân
? Tìm các từ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân
GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung câu hỏi BT2 và hướng dẫn HS trả lời
Cả lớp thảo luận sau đó trả lời
GV hướng dẫn HS tự làm
Gọi HS đọc đoạn thơ
? Chỉ ra các từ địa phương
? Những từ ngữ này thuộc phương ngữ nào
? Tác dụng của các phương ngữ trong đoạn thơ này
1. Bài tập 1
* Mẫu:
- Nhút ( món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ )
- Bồn bồn ( một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ )
* Mẫu:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
cá quả
cá tràu
cá lóc
lợn
heo
heo
ngã
bổ
té
* Mẫu:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngẽ Nam
ốm: bị bệnh
ốm: gầy
ốm: gầy
2. Bài tập 2 
* Gợi ý:
- Có những từ địa phương như trong mục 1.a vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
- Tuy nhiên những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
- Một số từ ngữ thuộc nhóm này có thể chuyển sang từ ngữ toàn dân.
+ VD: sầu riêng, chôm chôm...
3.Bài tập 3
+ HS quan sát hai bảng trên và xác định từ nào thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
4.Bài tập 4
+ HS đọcđoạn thơ SGK/176.
- Các từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
 Thuộc phương ngữ Trung ( Bắc Trung Bộ: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế )
 Thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy, tăng sự gợi cảm cho tác phẩm.
4. Củng cố:
- Thế nào là từ địa phương?
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị : Đối thoại......tự sự .
Ngày soạn: 18.11.2007
Ngày dạy:
Tiết 64 – đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
 trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp yếu tố này khi viết văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
- HS: Soạn bài trước ở nhà.
C. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Nêu tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
3. Bài mới:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung ghi bảng
Gọi HS đọc SGK
? Ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai
? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại
? Câu " -Hà, nắng gớm, về nào..." có phải là câu đối thoại không 
? Vì sao
GV yêu cầu HS tìm những câu tương tự trong đoạn văn
? Những câu: " Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?...Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..." là những câu ai hỏi ai
? Vì sao chúng không có dấu gạch đầu dòng
? Chúng là những câu mang tính chất gì
? Các hình thức trên có tác dụng gì trong đoạn văn
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời
Gọi HS đọc SGK
? Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các hình thức vừa học
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1.Ví dụ: SGK/177
2. Nhận xét:
- Hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.
 Vì có hai lượt lời qua lại, nội dung nói đều hướng tới người tiếp chuyện, đều có dấu gạch đầu dòng trong đoạn văn.
- Ông Hai nói với chính mình.
 Đây không phải là đối thoại.
 Vì nội dung nói không hướng tới người tiếp chuyện.
 Đây là lời độc thoại
+ HS tự làm và ghi ra vở
- Là câu mà ông Hai hỏi chính mình.
 Vì chúng không được thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm.
 Những câu độc thoại nội tâm.
- Các hình thức đối thoại làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật.
- Các hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm khắc hoạ được tâm trạng dằn vặt, đau đớn của nhân vật.
* Ghi nhớ: SGK/178
II.Luyện tập
- HS viết đoạn văn tự sự ( tự chọn ).
- Sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
4. Củng cố:
- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị: Luyện nói: Tự sự.....nội tâm.
Ngày soạn: 18.11.2007
Ngày dạy:
Tiết 65– luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận 
và miêu tả nội tâm
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nôi dung kể theo ngôi 1 hoặc ngôi thứ 3. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại.
B. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
- HS: Xem trước bài ở nhà.
C. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Nêu tác dụng của đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự
3. Bài mới:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung ghi bảng
GV yêu cầu HS lập đề cương của bài tập ở SGK/179 từ ở nhà
Yêu cầu HS trình bày nội dung đã chuẩn bị
GV hướng dẫn cách trình bày
Yêu cầu cả lớp lắng nghe
Yêu cầu từng cá nhân trình bày bài luyện nói trước lớp
Yêu cầu cả lớp nhận xét phần trình bày của bạn
Cuối cùng, GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi cho HS
I. Chuẩn bị ở nhà
- HS lập đề cương một đề kể chuyện.
- Có dùng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại.
- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ý chính mình cần nói.
- Tập nói trước từ ở nhà.
II. Luyện nói trên lớp
- HS trình bày nội dung theo đúng yêu cầu của giáo viên.
- Chú ý sử dụng ngôi kể sao cho phù hợp.
- Chú ý nói rõ ràng, mạch lạc, có ngữ điệu.
- Tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe tạo không khí thân mật.
+ Từng HS lên trình bày bài chuẩn bị của mình.
+ Cả lớp cùng nhận xét ưu, nhược điểm của nội dung đã trình bày. ( chú ý nhận xét kĩ cách sử dụng các nội dung, hình thức vừa học )
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
+ Ghi vào sổ tư liệu.
4. Củng cố:
- Nêu vai trò của tiết luyện nói.
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài.
- Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa.
Kiểm tra thứ ..... ngày....... tháng...... năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 Dung theo PPCT moi.doc