Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116 đến 122

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116 đến 122

Tuần 26 NS:

Tiết 116 ND:

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 -------- Thanh Hải ----------

I. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thưc: HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời . Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ .

 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thiên nhiên, yêu đất nước, sống có ích.

II.Chuẩn bị :

 *Thầy : Nghiên cứu SGK + SGV, soạn bài, bảng phụ.

 *Trò : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.

III. Phương pháp:

 Gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, phân tích, bình giảng.

IV. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số HS

 2. Kiểm tra bài cũ:

 a. Câu hỏi : Phân tích hình ảnh con cò suy ngẫm về triết lí, tình mẹ với con, ý nghĩa của lời ru ?

 b. Đáp án : Ẩn dụ có biểu tượng cho lòng mẹ luôn ở bên con. Tình cảm sâu rộng, bền chắc, ý nghĩa lời ru, đạo lí làm người .

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116 đến 122", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 	NS:
Tiết 116	ND:
Mùa xuân nho nhỏ
	-------- Thanh Hải ----------
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thưc: HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời . Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ .
 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thiên nhiên, yêu đất nước, sống có ích.
II.Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu SGK + SGV, soạn bài, bảng phụ.
 *Trò : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
III. Phương pháp:
 Gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, phân tích, bình giảng.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ:
 a. Câu hỏi : Phân tích hình ảnh con cò suy ngẫm về triết lí, tình mẹ với con, ý nghĩa của lời ru ?
 b. Đáp án : ẩn dụ có biểu tượng cho lòng mẹ luôn ở bên con. Tình cảm sâu rộng, bền chắc, ý nghĩa lời ru, đạo lí làm người .
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về tác giả và sự ra đời của văn bản.
 - Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?
 - GV giới thiêu một số nét chính về T/g.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - Hiểu văn bản
 - GV giới thiệu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc
 - Nêu bố cục của bài thơ và tìm ý chính của mỗi đoạn ?
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu chi tiết
 ? Mùa xuân của thiên nhiên được phác họa qua các hình ảnh nào ? 
 ? Em cảm nhận được những gì về cảnh đất trời Huế vào xuân ? 
 ? Cảm xúc của tác giả như thế nào trước cảnh trời đất vào xuân ở các hình ảnh thơ : “Từng giọt...tôi hứng” ?
? Khi miêu tả hình ảnh mùa xuân đất nước, tác giả đã lựa chọn hai hình ảnh nào ? Vì sao ?
 ? Lộc là gì ? Lộc trong bài thơ này được hiểu theo nghĩa nào ?
 Cho Hs thảo luận câu hỏi:
 ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết thơ của tác giả ở đoạn này ? Có tác dụng như thế nào ?
? Điều tâm niệm của nhà thơ là gì ?
? Tâm niệm ấy thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của hình ảnh đó là gì?
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS rút ra tổng kết
 - HS trả lời câu hỏi 4 để rút ra đặc sắc nghệ thuật
Cho Hs thảo luận câu hỏi:
 - Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh luyện tâp .
 - Cho HS đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ
I. Tác giả, tác phẩm: (sgk)
 - Thanh Hải ( 1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn.
 - Bài thơ viết tháng 11-1980 trước khi nhà thơ qua đời vài tháng
II. Đọc - Hiểu văn bản:
 1. Đọc
 2. Giải thích từ khó (Sgk)
 3. Bố cục: 3 đoạn 
 a. Từ đầu đến “tôi hứng” (Mùa xuân thiên nhiên, đất trời)
 b.Tiếp đến “Phía trước” (Mùa xuân đất nước )
 c. Còn lại (Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ)
III. Phân tích
 1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
 -...dòng sông xanh, hoa tìm biếc, chim hót vang trời.
=>Miêu tả ->Không gian cao rộng, màu sắc tươi tắn, âm thanh vang vọng, tràn đầy sức sống.
 - Từng giọt...tôi hứng => Miêu tả sự chuyển đổi cảm giác : thính giác, thị giác, xúc giác => say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân.
2. Mùa xuân của đất nước
 - Người cầm súng lộc...lưng
 - Người ra đồng lộc...mạ
=>Hình ảnh chọn lọc =>Chiến đấu và lao động xây dựng đất nước
 -Tất cả như hối hả
 - Tất cả như xôn xao
 - Đất nước như...trước
=>SS, điệp từ, nhịp điệu hối hả =>Cuộc sống khẩn trương , thế đi lên vững chắc
3. Suy nghĩ và ước nguyên của tác giả
 - Ta làm : con chim, cành hoa => Điệp ngữ =>Sống có ích cống hiến như là lẽ tự nhiên.
 - “Một mùa xuân nho nhỏ....khi tóc bạc”
=>Dùng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, điệp ngữ =>Cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đời chung
IV. Tổng kết :
 * Ghi nhớ : SGK
V. Luyên tập 
 4. Củng cố :
 ? Qua tiết học này em cảm nhận được những gì về nghệ thuật và nội dung ?
 ? Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài thơ này, liên hệ bản thân ?
 5. Dặn dò : 
 - Học thuộc lòng bài thơ . Nắm được 3 nội dung chính và nghệ thuật . Làm bài tập 2.
 - Soạn bài “Viếng lăng Bác” đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi . Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ 
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 26 	NS:
Tiết 117	ND:
Viếng lăng bác
 	----------- Viễn Phương -----------	
I. Mục tiêu cần đạt : 
 1. Kiến thức: HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính, vừa tự hào vừa xot xa của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác. Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ,giọng điệu trang nghiêm mà tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm, lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu Bác.
II. Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ SGK + SGV, đọc tài liệu có liên quan, soạn bài, bảng phụ.
 *Trò : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK và những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp:
 Gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, phân tích, bình giảng.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 a. Câu hỏi : Phân tích để thấy rõ ước nguyện của tác giả trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”
 b. Đáp án : Điệp ngữ, lặp lại hình ảnh, sống có ích, cống hiến một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của đất nước.
 3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: GV giới thiệu vài nét về t/g và sự ra đời của tác phẩm. 
 - Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
 - GV nhấn mạnh một số nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
 - GV nêu cách đọc, đọc khổ 1, gọi HS đọc.
 - Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
 ? Câu thơ mở đầu cho chúng ta biết điều gì? 
 ? Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác ở khổ 1 có ý nghĩa ẩn dụ như thế nào ? 
? Câu cuối bài thơ trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam ?
- Đại diện nhóm 2 trả lời : Tình cảm của nhà thơ và mọi người đối với Bác được thể hiện như thế nào trong các khổ 2, 3, 4 .Hãy phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ trên ?
 - Tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi rời lăng ra sao ?
 - Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách gieo vần, hình ảnh của bài thơ ?
*Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS rút ra tổng kết
 - Qua tiết học này em cảm nhận được những gì về nội dung và nghệ thuật ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 5 : Luyện tập
 - HS đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ
I. Tác giả, tác phẩm (Sgk)
 - Viễn Phương là cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng.
 - Bài thơ viết tháng 4 - 1976 khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
 1. Đọc:
 2. Giải thích từ khó:
III. Phân tích
 1. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác
 a. Cảm xúc của t/g về cảnh ngoài lăng
 - Con ở miền ...lăng Bác -> như một thông báo, nhưng gợi tâm trạng xúc động, thành kính, gần gũi.
 - Hàng tre...đứng thẳng hàng -> Biểu tượng của dân tộc, sức sống bền bỉ, kiên cường .
 b. Cảm xúc của t/g khi đứng trong lăng
 -“Ngày ngày....trên lăng
 Thấy một mặt trời...raats đỏ”
=>Hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi => sự vĩ đại của Bác, tôn kính của nhân dân và nhà thơ đối với Bác.
 -“...dòng người đi....mùa xuân”=>Thực và ẩn dụ, đẹp, sáng tạo=>Thành kính, biết ơn
 -“Bác nằm...dịu hiền” => ẩn dụ=>Tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác.
 -“Vẫn biết..nhói ở trong tim” => ẩn dụ sâu xa =>đau xót
c. Tâm trạng, cảm xúc của t/g khi rời lăng
 - Muốn làm: con chim ..., đóa hoa..., cây tre...=> Điệp ngữ, nhịp dồn dập =>Lưu luyến, thiết tha
2. Nghệ thuật
 - Giọng trang nghiêm, sâu lắng thiết tha, đau xót, tự hào để bộc lộ tâm trạng và cảm xúc
 - Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo ,vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng, nhiều hình ảnh ẩn dụ
IV. Tổng kết : ghi nhớ SGK
V. Luyện tập
 4. Củng cố: 
 - Cảm xúc bao trùn của bài thơ là gì ?
 - Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài thơ này ?
 5. Dặn dò:
 - Học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập số 2. Phân tích tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi viếng lăng Bác .
 - Soạn bài Sang thu .Đọc kĩ văn bản để trả lời các câu hỏi ngoai ra tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hữu Thỉnh là nhà thơ như thế nào . Ông viết bài thơ này với dụng ý gì ?
V. Rút kinh nghiệm	
	 Tuần 24 -Tiết 118
Soạn ngày : 22/2/ 06
Dạy ngày : 28/2 06	 Nghị luận về tác phẩm truyện 
 (hoặc đoạn trích)	
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ),nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ). Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) để có cơ sở tiếp thu , rèn luyện tốt kiểu bài này ở các tiết tiếp theo .
 - Rèn kĩ năng nhận diện kiểu bài nghị luận cho HS.
 - Giáo dục HS yêu cuộc sống , có ý thức học tập anh thanh niên trong tác phẩm .
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu sgk + sgv , soạn bài 
 *Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi sgk và yêu cầu của giáo viên.
C.Tiến trình các hoạt động
 	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ 
 a.Câu hỏi : Nghị luận về một sự việc đời sống là gì ?
 b.Đáp án : Nhận thức rõ sự việc hiện tượng đời sống với nhiều biểu hiện của nó. Nêu ý kiến nhận xét về các mặt đúng sai, lợi hại của nó . Bày tỏ thái độ đồng tình , phản đối hay khuyên nhủ .
 3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi
 - HS đọc bài văn
 - GV chia lớp thành 6 nhóm ứng với 3 câu hỏi (2 nhóm thảo luận 1 câu) thảo luận 5 phút sau đó cử đại diên trnhf bày, lớp nhận xét bổ sung .
 - Đại diện nhóm 1 trả lời : Vấn đề nghị luận của bài văn này là gì ? Hãy đặt nhan đề thích hợp cho bài văn ?
 - Bài viết có mấy luận điểm ? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản ?
 - Đại diện nhóm 2 trả lời : Để khẳng định các luận điểm người viết đã lập luận như thế nào ? Em có nhận xét gì về các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm ?
 - GV gợi ý thêm : các luận cứ lấy ở đâu ? gồm những điều gì ?
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
 - Nghị luận về một tác phẩn truyện (hoắc đoạn trích ) là gì ? Các nhận xét đó phải như thế nào ? Để bài nghị luận có tính thuyết phục người viết cần chú ý gì đến bố cục và lời văn ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập
 - Cho HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
 - Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì ?
 - Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào ?
 - Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lãô Hạc ?
I.Tìm hiểu bài nghị luận về ... ới các nhân vật vừa thể hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm. miêu tả tâm lí trẻ rất đặc sắc...
 c.Kết bài :
 - Đánh giá thành công của đoạn trích và suy nghĩ của bản thân về đoạn trích
3.Viết bài 
a.Viết đoạn mở bài
(HS tự viết)
4.Củng cố : Nhắc lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
5.Dặn dò :
 - Học và nắm chắc cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 - Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà ,thứ 2 tuần sau nộp
*Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân .
*Gợi ý chấm
 1.Mở bài : (1,5đ)
 Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai - nhân vật chính của tác phẩm , một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kì chống Pháp...
 2.Thân bài : (7đ)
 Phân tích , chứng minh các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn .
 -Tình yêu làng yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện	(4đ)
 + Đi tản cư nhưng cứ nhớ làng...	(1đ)
 +Luôn theo dõi tin tức kháng chiến...	(1đ)
 +Đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ( dẫn chứng có phân tích)	(1đ)
 +Vui sướng khi tin đồn được cải chính (Mua quà cho con...kể hết nhà này đến nhà kia...)	(1đ)
 -Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc:	(3đ)
 +Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật	(1đ)
 +Miêu tả nội tâm nhân vật tài tình	(1đ)
 +Các hình thức trần thuật linh hoạt (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...)	(1đ)
3.Kết bài : (1,5đ)
 - Khẳng định sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật .	 (0,75đ)
 - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. (0,75đ)
D.Rút kinh nghiệm
Tuần 25-Tiết 121
Soạn ngày : 3/3/ 06
Dạy ngày : 6/3/ 06	 Sang thu
	(Hữu Thỉnh)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu .
- Ren luyện thêm kĩ năng cảm thụ thơ ca .
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
B. Chuẩn bị :
*Thầy : Nghiên cứu kĩ văn bản ở SGK + SGV , soạn bài
*Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK và những yêu cầu của GV
C.Tiến trình các hoạt động :
1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ 
a.Câu hỏi :
- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Viếng lăng Bác và phân tích câu thơ sau 
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân”
b.Đáp án :
- HS đọc thuộc lòng diễn cảm đúng bài thơ 	(5đ)
- Bằng hình ảnh thực và ẩn dụ đẹp rất sáng tạo =>Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác	(5đ)
 3.Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài 
 - Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
 - GV chốt lại những ý cơ bản về t/g, t/p
*Hoạt đọng 2: Hướng dẫn đọc - Hiểu văn bản
 - GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc.
 - Gió se nghĩa là gì ?
 - GV chai lớp thành 6 nhóm để HS thảo luận (2 nhóm 1 câu) trong vòng 5 phút
 - Đại diện nhóm 2 trình bày: Sự biến đổi của đất trời sang thu được t/g cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh , hiện tượng gì ?
 - Lớp nhận xét và bổ sung
 - Đại diện nhóm 4 trình bày: Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu ?
 -GV giợi mở thêm : Hương vị ra sao ? vận động của gió, sượng, dòng sông, mây, chim, nắng ,mưa, tiếng sấm ra sao?
 - Lớp nhận xét và bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất ý
 - Đại diện nhóm 5 trình bày : Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhật qua hình ảnh, câu thơ nào ? 
 - Em hiếu thế nào về hai dòng thơ cuối bài ?
*GV gợi ý thêm (ý nghĩa thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu như thế nào ? Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi : con người đã tường trải )
 - Lớp nhận xét và bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất ý
 - Qua tiết học này ,em cảm nhận được những gì ?
 - HS đọc ghi nhớ sgk/t71
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
 - Cho HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập
 -HS viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của bài tập.
I.Tác giả, tác phẩm (sgk)
-Bài thơ viết vào gần cuối năm 1977
II.Đọc -Hiểu văn bản
1.Đọc và giả thích từ khó
2.Phân tích
a.Hiện tượng biến đổi của đất trời lúc sang thu
 - Gió se mang theo hương ổi =>Tín hiệu của sự chuyển mùa
 - Bỗng, hình như =>Tâm trạng ngỡ ngàng ,cảm xúc bâng khuâng trước sự chuyển mùa của đất trời
 b.Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu
 - Hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình,sông dềnh dàng, chim vội vã , mây vắt nửa mình sang thu, nắng vẫn còn, mưa đã vơi dần, sấm bớt bất ngờ
=>Hệ thống hình ảnh qua sự cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế ,sự am hiểu tường tận thời tiết =>Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu 
 c.Hình ảnh,câu thơ đặc sắc
 “Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”
=>Tả thực và ẩn dụ => Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình mình vì tiếng sấm nữa. Nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình-khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
3.Tổng kết : Ghi nhớ sgk/T71
III.Luyện tập
 - Viết đoạn văn ngắn nói về cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đát trời lúc sang thu.
4.Củng cố : Học sinh đọc diễn cảm toàn bài và nêu cảm nhận của em về bài thơ ?
5.Dặn dò :
 - Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ . Làm tiếp bài tập và phân tích 3 nội dung trên
 - Soạn bài Nói với con . Chú ý cách nói, cách diễn đạt của người dân tộc có gì khác so với người kinh . Tìm hiểu bố cục bài thơ và trả lời các câu hỏi SGK.
D.Rút kinh nghiệm :
Tuần 25-Tiết 122
Soạn ngày : 3/3/ 06
Dạy ngày : 7/3/ 06	 nói với con
	(Y Phương)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái ,tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tựh hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ Y Phương . Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo ,giầu hình ảnh cụ thể ,gợi cảm của thơ ca miền núi .
- Rèn kĩ năng phân tích thơ .
- Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ, quê hương đất nước, sống có ích hơn.
B.Chuẩn bị :
*Thầy : Nghiên cứu SGK +SGV, soạn bài , bảng phụ về tác giả, bố cục
*Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi, những yêu cầu của GV.
C.Tiến trình các hoạt động
1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ 
a.Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài Sang thu và nêu cảm nhận của em về bài thơ .
b.Đáp án :
- HS đọc thuộc long diễn cảm bài thơ đúng	(5đ)
- Từ cuối hạ sang thu ,đát trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế ,qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài.	(5đ)
 3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Khởi động
 - GV giới thiệu bài 
 - Nêu hiểu biết của em về tác gỉa, tác phẩm ?
 - GV nhấn mạnh những điểm cơ bản về t/g
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - Hiểu văn bản
 - GV nêu cách đọc bài ,đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc .
 - Mượn lời nói với con,nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? ý mỗi phần như thế nào ?
 - Em nhận xét gì về bố cục của bài thơ ?
 - GV chia lớp thành 6 nhóm . Cứ 2 nhóm thảo luận 1 câu trong vòng 5 phút
 - Đại diện nhóm 1 trình bày : Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều đó ?
 - Lớp nhận xét và bổ sung .
 - GV nhận xét và thống nhất
 - Đại diện nhóm 3 trình bày: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của người “đồng mình”,từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?
 - Em cảm nhận được gì về tình cảm của người cha đối với con ra sao ?Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là gì ?
 -Lớp nhận xét và bổ sung .
 - GV nhận xét và thống nhất
 - Đại diện nhóm 6 trình bày: Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ ?Về giọng điệu ,Về bố cục ?
 - Lớp nhận xét và bổ sung .
 - GV nhận xét và thống nhất
*Hoạt động 3: HS rút ra tổng kết
 - Qua tiết học này, em cảm nhận được những gì về nôi dung và nghệ thuật ?
 - HS đọc ghi nhớ SGh
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
I.Tác giả, tác phẩm (sgk)
 - Thơ Y Phương thể hiện chân thật mạnh mẽ và trong sáng, dùng từ giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi.
II.Đọc - Hiểu văn bản
 1.Đọc và giải thích từ khó
 2.Bố cục : 2 phần
 a.Từ đầu đến “đẹp nhất trên đời” (Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ,trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương)
 b.Còn lại : Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
III.Phân tích
 1.Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
 “Chân phải...tiếng cười”=>Bằng những hình ảnh cụ thể =>Không khí gia đình đầm ấm, quấn quý.Từng tiếng nói tiếng cười bước đi của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận
 - “Người đồng mình...đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát” =>Miêu tả cụ thể=>Sự gắn bó , quấn quýt của quê hương
 -“Rừng cho hoa...những tấm lòng”=>Thiên nhiên che chở,nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
2.Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”và mong ước của cha với con
 a.Đức tính cao đẹp của người đồng mình : 
 + Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn. Sống như sông...Không lo cực nhọc
 + Thô sơ da thịt , Chẳng mấy ai nhỏ bé, tự đục đá kê cao quê hương. Còn quê hương thì làm phong tục
=>Hình ảnh cụ thể, lời thơ mộc mạc giàu chất thơ =>Vất vả, mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương, giàu chi khí và niềm tin xây dựng quê hương .
 b.Mong ước của cha đối với con
 - “Sống trên đá...không chê thung nghèo đói”=>Hình ảnh cụ thế có tính khái quát, mộc mạc giầu chất thơ =>phải thủy chung vơi quê hương ,có ý chí niềm tin vượt lên trên thử thách
 - “Con ơi...nghe con” Giọng tha thiết ,trìu mến, trang nghiêm, tâm huyết đầy trách nhiệm =>Mong muốn con tự hào với truyền thống quê hương .Phải tự tin vững bước trên đường đời .
3.Nghệ thuật 
 - Giọng điệu tha thiết, tìu mến
 - Xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát ,mộc mạc mà giàu chất thơ .
 - Bố cục chặt chẽ dẫn dắt tự nhiên.
IV.Tổng kết : Ghị nhớ SGK
V.Luyện tập 
 Viết bài nói ngắn đặt mình vào nhân vật người con trong bài nói cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe cha nói
4. Củng cố :
 - Qua bài thơ Nói với con Y Phương muốn nói với ta điều gì ?
 - Nêu làm bài nghị luận về bài thơ này , em thấy có mấy luận điểm ? Đó là những luận điểm nào ? cần luận cứ nào để phân tích và chứng minh ?
5.Dặn dò : 
 - Học thuộc lòng bài thơ , nắm chắc 2 ý chính và nghệ thuật 
 - Soạn bài Mây và sóng .Bài thơ nói về chủ đề nào ? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này là gì ? Trả lời các câu hỏi ở SGK
D.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_116_den_122.doc