Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 124 Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 124 Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

TIẾT 124

VĂN BẢN: MÙA XUÂN NHO NHỎ

 (Thanh Hải)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

- Lẽ sông cao đẹp của một con người chân chính.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

3. Thái độ:

- Suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi các nhân, sống có ích, sống cống hiến cho cuộc đời chung.

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước qua bài thơ.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án chuẩn-STK-SGK

- Học sinh: Bài soạn

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Bài thơ Con cò tác giả mượn hình ảnh con cò để đề cập đến ai? Người ấy có những đặc điểm nào đáng quí?

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 124 Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 124 
VĂN BẢN: MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sông cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi các nhân, sống có ích, sống cống hiến cho cuộc đời chung.
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước qua bài thơ.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án chuẩn-STK-SGK
- Học sinh: Bài soạn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Bài thơ Con cò tác giả mượn hình ảnh con cò để đề cập đến ai? Người ấy có những đặc điểm nào đáng quí?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản
GV gọi HS đọc phần chú thích
H: Phần chú thích cung cấp cho em những thông tin nào về tác giả Thanh Hải?
H: Bài thơ được viết trong thời điểm nào?
GV hướng dẫn HS đọc văn bản
GV đọc một đoạn gọi 2 HS đọc tiếp theo.
GV nhận xét cách đọc.
HS đọc từ khó SGK
H: Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
H; Bài thơ được sáng tác theo hình thức của thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của bài thơ?
H: Hãy nêu bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản
GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 1
H: Nêu ý chính đoạn 1?
H: Khổ thơ đầu tác giả tập trung tả cảnh gì?
H: Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phác họa như thế nào?
H: Theo em có gì đặc biệt trong cách thể hiện hình ảnh của hai câu thơ đầu?
H: Một khung cảnh như thế nào được gợi lên từ hình ảnh âm thanh này?
H: Bằng trí tưởng tượng em hãy miêu tả bằng lời bức tranh này?
 Động não-HS trình bày 1 phút
H: Cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân như thế nào? Tập trung ở chi tiết nào?
GV bình giảng hai câu thơ cuối.
GV gọi HS đọc hai khổ thơ tiếp theo.
H: Khi đất nước vào xuân tác giả nhắc đến những người nào? Vì sao họ lại được quan tâm như vậy?
H: Theo em trong đoạn thơ có gì đặc biệt trong cách thể hiện lời thơ của tác giả?
H: Lộc là gì? Hình ảnh lộc còn gắn với một ý nghĩa nào khác?
H: Từ đó cảnh tượng mùa xuân hiện lên như thế nào?( HS đọc khổ thơ 3)
H: Qua đoạn thơ em thấy cảm xúc của nhà thơ như thế nào?
H: Từ cảm xúc của mùa xuân tác giả đã tâm niệm điều gì? Tâm niệm ấy được thể hiện qua hình ảnh đặc sắc nào?
H: Trong khổ thơ này tác giả sử dung BPNT gì? Tác dụng của BPNT đó?
GV bình đoạn thơ và phân tích thêm cho HS hiểu “ Tôi- Ta”
H: Ý nguyện âm thầm nhưng lớn nhất của nhà thơ được bộc lộ qua lời thơ nào?
H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong khổ thơ ấy? Từ đó em cho biết tâm niệm của tác giả như thế nào?
GV bình 
H: Bài thơ kết lại bằng một âm điệu dân ca xứ Huế mênh mang tha thiết. Em có cảm nhận gì khi đọc đoạn thơ cuối?GV giảng
Thảo luận nhóm: Bài thơ đã gợi cho em cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?( Cuộc sống của mỗi con người nằm trong cuộc sống chung của mọi người. Muốn cuộc sống ấy tốt đẹp mọi người phải biết cống hiến cho cuộc sống chung.)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tự tổng kết.
Thảo luận nhóm:Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Đại diện nhóm phát biểu.
Các nóm khác nhận xét-> GV chốt lại.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thanh Hải(1930-1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
2. Tác phẩm:
Bài thơ được sáng tác tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh- không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
3.Mạch cảm xúc của bài thơ
Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung
4. Bố cục: 4 đoạn
- Đoạn 1: Khổ thơ đầu: cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.
- Đoạn 2: Hai khổ thơ tiếp theo: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
- Đoạn 3: Hai khổ thơ tiếp: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
- Đoạn 4: Khổ thơ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên đất nước.
a. Mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
- Hình ảnh:
+ Dòng sông xanh
+ Bông hoa tím biếc
- Âm thanh:Tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
- Đảo vị ngữ hai câu thơ đầu
=> Tươi đẹp, sáng sủa, rộn rã và tươi vui. Vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân.
b. Cảm xúc của tác giả
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
=> Niềm vui, niềm say sưa ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời
2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước
- Người cầm súng
 => Họ làm hai nhiệm vụ chiến
- Người ra đồng đấu và sản xuất.
- Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ và từ láy: lộc, mùa xuân, tất cả, hối hả, xôn xao.
+ Lộc: Là chồi non( cành non hoặc cây non), lộc là sức xuân phơi phới trẻ trung.
-> Mùa xuân đến mọi miền đất nước
-> Tươi đẹp sôi động, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.
=> Nhà thơ say mê tin yêu con người, cuộc sống của quê hương đất nước khi vào xuân.
3. Tâm niệm của nhà thơ
Ta làm con chim hót Điệp từ và điệp ngữ -> tô 
Ta làm một cành hoa đậm tâm niệm hiến dâng của 
Ta nhập vào hòa ca tác giả với đất nước và nhân
Một nốt trầm xao xuyến dân.
Một mùa xuân nho nhỏ => tâm niệm chân thành, tha
Lặng lẽ dâng cho đời thiết, khiêm tốn=> ước nguyện
Dù là tuổi hai mươi giản dị tốt đẹp cao cả.
Dù là khi tóc bạc
4. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
III. Tổng kết
1. Nghệt thuật:
- Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Ngôn ngữ thơ giản dị trong sáng giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Nội dung: Ghi nhớ SGK
3. Ý nghĩa văn bản
 Bài thơ thể hiện rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuộc đời.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố:
- Đọc bài thơ.
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Học phần phân tích.
- Chuẩn bị: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_124_van_ban_mua_xuan_nho_nho_thanh_ha.doc