Tiết 126: Văn bản: Mây và sóng
( R- Ta- go)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
B. Tài liệu, thiết bị dạy học:
- SGK, SGV, Sách tham khảo, Sách bài tập Ngữ văn9.
- Tư liệu về Ta- go.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “ Nói với con” của Y Phương?
Nêu nội dung bài thơ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Ngày 1 / 3 / 2011 Tiết 126: Văn bản: Mây và sóng ( R- Ta- go) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên. B. Tài liệu, thiết bị dạy học: SGK, SGV, Sách tham khảo, Sách bài tập Ngữ văn9. Tư liệu về Ta- go. C. Các hoạt động dạy học: ổn định lớp: Bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “ Nói với con” của Y Phương? Nêu nội dung bài thơ? 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt: ?. Dựa vào chú thích ở SGK, em hãy nêu những nét chính về nhà thơ Ta- go? GV hướng dẫn cỏch đọc và đọc mẫu HS đọc bài. Em có nhận xét gì về cách đọc của bạn? . Hãy nêu những hiểu biết của em về bài thơ “ Mây và sóng” ? Bài thơ được chia làm mấy phần? Hãy nêu ý chính ở mỗi phần? GV liên hệ với bài thơ “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa. ?. Hãy chi ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần? Mây ,sóng đã vẽ ra trước mắt bé những cảnh gì? . Trong lời mời gọi, rủ rê của “mây” và “sóng”bé đã có thái độ như thế nao? câu thơ nào cho ta biết điều đó ? ”, em bé có từ chối ngay không? vì sao? Em có nhậm xét gì về lời từ chối của bé? Qua đó, em thấy em bé có tình cảm như thế nào đối với mẹ? Hãy so sánh những cuộc vui chơi của “mây” và “sóng” với trò chơi “mây” và “sóng” do em bé tạo ra? Phân tích ý nghĩa của câu thơ “ Con lăn, lăn, lăn mãi ở chốn nào” ? Hãy chỉ ra những thành công trong nghệ thuật của bài thơ? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa? GV khái quát lên ghi nhớ SGK. HS đọc ghi nhớ ở SGK. I. Đọc- chú thích: *Chú thích: - Ta-go (1861-1941) là nàh thơ hiện đại lớn nhất ở ấn Độ. - Xuất thân trong một gia đình quí tộc -> tư tưởng tiến bộ nên bị khai trừ khỏi đẳng cấp ấy. - Thơ: đa dạng nội dung lẫn hình thức, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. II. Đọc - Hiểu văn bản: Đặc điểm bố cục bài thơ: Bố cục: 2 phần. + Phần1: Từ đầu “ trời xanh thẳm” + Phần2: Còn lại. - Đây là hai lượt lời thoại, mặc dù mẹ không xuất hiện, không phát ngôn. * khác nhau - ở phần thứ hai không cần thêm từ “ mẹ ơi!” vì đây là đợt sóng lòng dâng lên lần thứ hai của em bé. - Nét giống nhau: + Thuật lại lời rủ rê. + Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối. + Nêu lên trò chơi mới. I/ Lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng . Mây và sóng dã vẽ ra trước mắt bé những cảnh quan kì thú, những cuộc vui chơi thú vị không có điểm dừng : bình minh vàng, vầng trăng bạc, ca hát từ sáng sớm đến lúc hoàng hôn, ngao du nơi này, nơi nọ. '' Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?'' ''Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?'' Trong lời mời gọi của “ mây” và “sóng” em bé không từ chối ngay vì em phần nào đã bị quyến rũ bởi vẻ đep lộng lẫy và huyền ảo- vẻ đẹp này ta chỉ thấy trong truyện cổ tích *Lời từ chối của bé . '' Mẹ mình đang đợi ở nhà .'' '' Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà .'' Lời từ chối thật dễ thương thú vui chơi không thể thắng việc xa rời mẹ Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của “những người sống trên mây” và “trong sóng”.- Đó là sự níu kéo của tình mẫu tử . => Thể hiện tình yêu thương mẹ. - Trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời lại không hề trùng hợp. ý nghĩa trò chơi sáng tạo của em bé: - Em khắc phục những ham muốn nhất thời bằng cách nghĩ ra trò chơi sáng tạo đó là: Mái nhà là bầu trời con làm “mây” ,mẹ sẽ là ''trăng'' con là sóng. mẹ là bến bờ kỳ lạ con lăn, lăn, lăn mãi.... Trò chơi của bé hoà hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử => tình yêu mẹ mãnh liệt không gì lay chuyển được. “ Mây” và “sóng” mang ý nghĩa tượng trưng. - Thú chơi “trên mây”, “trong sóng” là tượng trưng cho bao quyến rũ cuộc đời nói chung. =>Tình mẫu tử có ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt. * Ghi nhớ: SGK. D. Hướng dẫn học ở nhà: Đọc lại bài, nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Soạn bài “ Ôn tập thơ” GV hướng dẫn cách thức soạn bài ôn tập. + Bài soạn phải làm rõ được có mấy tác phẩm thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9. + Tác giả, thời gian sáng tác, thể thơ, nội dung cơ bản, nét đặc sắc về nghệ thuật. + Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn. + Điểm giống nhau và khác nhau của các bài thơ có cùng chủ đề. ******************************************************************* Ngày 1 / 3 / 2011 Tiết 127: Ôn tập về thơ. A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và các lớp dưới. Rèn ruyện kĩ năng phân tích thơ. B. Tài liệu, thiết bị dạy học: SGK, SGV, Sách tham khảo, sách bài tập Ngữ văn 9. Máy chiếu, giấy trong. Giáo án. C. Các hoạt động dạy học: ổn dịnh lớp: Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu của tiết học. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học: GV nêu câu hỏi. HS trả lời. ?. Trong chương trình Ngữ văn 9. Các em đã học được mấy tác phẩm thơ hiện đại? ?. Hãy nêu tên văn bản? Tên tác giả? Thể thơ? Thời gian sáng tác? GV chiếu bảng hệ thống lên máy. HS quan sát. Bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại ViệtNam đã học trong sách Ngữ văn 9. STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ 1 Đồng chí Chính Hữu 1948 tự do 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 tự do 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 bảy chữ 4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 kết hợp bảy chữ và tám chữ 5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 chủ yếu là tám chữ 6 ánh trăng Nguyễn Duy 1978 năm chữ 7 Con cò Chế Lan Viên 1962 tự do 8 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 năm chữ 9 Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 tám chữ 10 Sang thu Hữu Thỉnh sau1975 năm chữ 11 Nói với con Y Phương sau 1975 tự do Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn lịch sử: GV nêu câu hỏi. HS trả lời. ?. Em hãy sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử ? Từ 1945 -> 1954 ? Từ 1955 -> 1964 ? Từ 1965 -> 1975 ? Sau 1975 ? GV chiếu lên máy bảng trống. HS điền vào bảng các thông tin cần thiết. HS làm xong, gọi một số HS khác nhận xét. GV chiếu bảng thông tin đầy đủ. HS theo dõi và nhận xét. Giaiđoạn Tên văn bản Từ 1945 -> 1954 Đồng chí Từ 1955 -> 1964 Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Con cò. Từ 1965 -> 1975 Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Sau 1975 ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Nói với con; Sang thu. Nội dung chính: GV chia lớp thành 2 nhóm. HS làm việc theo nhóm. - Nhóm1: Đề tài về tình mẹ con. ?. Tìm những bài thơ có đề tài tình mẹ con? ?. Điểm giống nhau và điểm khác nhau? - Nhóm2: Đề tài về người lính cách mạng. ?. Viết về người lính, em đã học được những bài thơ nào? ?. Nêu những đặc điểm cơ bản ở mỗi bài thơ? Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Nhóm1: Đề tài tình mẹ con. + Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. + Con cò. Giống nhau: + Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết + Sử dụng lời hát ru, lời nói của mẹ với con. Điểm khác nhau HS nêu. * Nhóm2: Đề tài về người lính. + Đồng chí. + Bài thơ tiểu đội xe không kính. + ánh trăng. Giống nhau: Đều viết về người lính Khác nhau: HS nêu. Vài nét về nghệ thuật: Đồng chí: bút pháp hiện thực. Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp tượng trưng, phóng đại. ánh trăng: bút pháp gợi tả. D. Hướng dẫn học ở nhà: Đọc lại bài, nắm chắc kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra. Soạn bài “Nghĩa tường minh và hàm ý” GV hướng dẫn soạn. Ngày 5 / 3 / 2011. Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinhnhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý 1. ổn định lớp: 2. Bài cũ: Nêu khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu tiết học. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt - HS đọc đoạn trích ở SGK. - GV nêu câu hỏi cho học sinh trả lời. Đoạn trích trên có mấy câu chứa hàm ý? Đó là những câu nào? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như thế? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Vậy, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào? - HS nêu. - GV khái quát lên ghi nhớ ( SGK). - HS đọc ghi nhớ. - GV sơ kết phần I để chuyển sang phần II. - HS đọc bằng mắt các bài tập ở SGK. - GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm1: bài 1 - a. Nhóm2: bài 1 - b. Nhóm3: bài 1 – c. Nhóm4: bài 2. - HS làm lên phiếu học tập. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV khái quát lại nội dung thảo luận -> kết quả cần đạt của các nhóm. - HS đọc bài tập3 ở SGK. - GV hươngs dẫn. - HS làm. I. Điều kiện sử dụng hàm ý: Đọc đoạn trích: ( ở SGK) Trả lời câu hỏi: - Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là “ Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con” -> Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra. - Câu nói thứ hai của chị Dậu có hàm ý là “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”. ở câu nói này thì hàm ý rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu thứ nhất. - Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “ U bán con thật đấy ư ?” cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ. Bài học: Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau: - Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. II. Luyện tập: Kết quả các nhóm cần đạt: Bài1 (a): Nhóm1. - Người nói là anh thanh niên. - Người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái. - Hàm ý của câu in đậm: “ Mời bác và cô vào uống nước”. - Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó thể hiện ở chi tiết “ Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ ngồi xuống ghế” cho biết điều này. Bài1 (b): Nhóm2: - Người nói là anh Tấn. - Người nghe là chị hàng đậu (ngày trước). - Hàm ý của câu in đậm là “ Chúng tôi không thể cho được.” - Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!”. Bài1 (c): Nhóm3: - Người nói là Thuý Kiều. - Người nghe là Hoạn Thư. - Hàm ý câu in đậm thứ nhất là “mát mẻ”, “giễu cợt”: Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa Nô” này ư ? - Hàm ý câu thứ hai là “ Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng”. - Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên “hồn lạc phách xiêu – Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”. Bài 2: Nhóm3: - Hàm ý: “ chắt dùm nước để cơm khỏi nhão” - Việc sử dụng hàm ý không thành công, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu). Bài3: D. Hướng dẫn học ở nhà: Học lại bài, nắm chắc hai điều kiện để sử dụng hàm ý. Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại ở SGK, SBT. Ôn tập phần thơ để tiết sau kiểm tra.
Tài liệu đính kèm: