Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 129 đến 149 - Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Loan - Trường THCS Tân Dân

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 129 đến 149 - Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Loan - Trường THCS Tân Dân

Tiết 129

KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.

B. Chuẩn bị:

Gv: Đề bài và đáp án.

Hs: Ôn tập kiến thức đã học.

C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Tổ chức:

2.Kiểm tra

3.Bài mới:

 Phần I: Trắc nghiệm ( 3điểm).

 

doc 43 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 129 đến 149 - Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Loan - Trường THCS Tân Dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 129 
Kiểm tra Văn (Phần thơ)
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
B. Chuẩn bị:
Gv: Đề bài và đáp án.
Hs: Ôn tập kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
2.Kiểm tra
3.Bài mới:
 Phần I: Trắc nghiệm ( 3điểm). 
Câu 1: Nối một dòng ở nhóm A với một dòng ở nhóm B để được đáp án đúng về tác giả, tác phẩm.
Nhóm A
Nhóm B
Con cò
Mùa xuân nho nhỏ.
Viếng lăng Bác.
Sang thu.
Nói với con.
Mây và Sóng.
a. Ta- go.
b.Viễn Phương.
c. Chế Lan Viên.
d.Thanh Hải.
e. Hữu Thỉnh .
g. Y Phương.
Câu 2: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết vào năm nào?
1975
1976
1977
1978
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ
Dù là tuổi hai mơi
Dù là khi tóc bạc
ẩn dụ v à Điệp ngữ
Hoán dụ v à Điệp ngữ
Điệp ngữ v à Hoán dụ 
So sánh v à Hoán dụ 
Câu 4: Chọn tên bài thơ thích hợp điền vào chỗ trống trong nhận xét sau về nội dung của một bài thơ: Bài thơ..................................là tiếng lòng tha thiết gắn bó với thiên nhiên đất nớc, với cuộc đời, là nguyện vọng cống hiến rất khiêm nhường của tác giả vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Con cò
Viếng lăng Bác
Mùa xuân nho nhỏ
Sang thu
Câu 5: Bài thơ Sang thu gợi về thời điểm giao mùa cuối hạ sang thu ở miền nào trên đất nớc ta?
Vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
Vùng nông thôn đồng bằng Trung bộ.
Vùng nông thôn đồng bằng Nam bộ.
Vùng trung du Bắc bộ.
Câu 6: Mây và Sóng là bài thơ văn xuôi ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bền chặt. Đúng hay sai?
A. Đúng .
 B. Sai. 
Phần II: Tự luận(7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Chép nguyên văn một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ vừa học ở chương
 trình kì II. Cho biết vì sao em thích?
Câu 2 (5 điểm).
Phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đáp án, biểu điểm :
Phần Trắc nghiệm: 
1
2
3
4
5
6
1-c, 2-d, 3-b, 4-e, 5-g, 6-a.
B
B
C
A
A
Phần tự luận:
Câu 1 : (2 điểm): 
- Chọn một đoạn thơ trong chơng trình kì II. 
- Trình bày ngắn gọn cảm nhận của mình về khổ thơ đó.	 
Câu 2: ( 5 điểm)
Nội dung: 
 + Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật ở từng câu thơ: hình ảnh ẩn dụ : giấc ngủ bình yên, vầng trăng, trời xanh, nghệ thuật dùng từ nhói. 
+ Vẻ đẹp tâm hồn Bác
+ Cảm xúc đau đớn, xót xa khi đối mặt với sự thật Bác không còn nữa.
Hình thức: + Trình bày cảm nhận dới hình thức một đoạn văn: tuỳ chọn ( diễn dịch, tổng phân hợp, quy nạp.)
	 + Dung lượng khoảng 10- 12 câu.
 + Đảm bảo phân tích từ nghệ thuật đến nội dung.
 3. HS làm bài:
 4. GV thu bài.
 5. Củng cố- Dặn dò:
 +. Củng cố: 
 - Thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
 + Hướng dẫn về nhà:
 - Ôn tập lại để nắm chắc kiến thức.
 - Giờ sau trả bài.	
 Tiết 130
Trả bài tập làm văn số 6
A- Mức độ cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy đợc những kiến thức tập làm văn đã học về nghị luận một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Hệ thống luận điểm tác phẩm, Nhân vật. Sửa những lỗi sai trong bài viết.
2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá.
B- Chuẩn bị : 
	- Đáp án, biểu điểm, bài chữa.
C- tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : (1phút) 
 2- Kiểm tra : 	
	3- Bài mới :
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Khởi động - giới thiệu bài
* Hoạt động 2:Hớng dẫn HS lập dàn bài(9 ‘)
- GV chép đề bài lên bảng : 
- Lập dàn bài cho HS
* hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá bài viết (20 phút)
- Những u điểm nổi bật của bài nghị luận ?
 + Xác định đề và trọng tâm rõ ràng. Bài của 
 + Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các câu văn ngắn gọn, có ý thức sử dụng dấu câu, ít sai lỗi chính tả.
- Những hạn chế của bài viết và huớng sửa chữa khắc phục ?
 + Xác định đợc yêu cầu nhng không đa đợc những luận điểm mang tính thuyết phục. Mang nặng tính kể lể.
 + Một số bài viết cha đa ra nhận xét, đánh giá mà thiên về phân tích nhân vật 
 + Trình bày lộn xộn, chữ viết cẩu thả, không viết hoa tên riêng, không có dấu câu, thậm chí chữ viết thiếu nét, thiếu dấu, sai chính tả quá nhiều. Bài của Hoạt động 4: sửa lỗi ( 10 phút)
GV đa ra một số lỗi
- Hoạt động nhóm
Các nhóm sửa lỗi : chính tả. dùng từ 
GV đa ra một số lỗi HS mắc phải
..
* Hoạt động 5 : Củng cố- Dặn dò :
4- Củng cố : ( 3 phút)
 - Gọi điểm vào sổ, nhận xết giờ KT
I. Đề bài:
 Suy nghĩ của em về những chuyển biến mới mẻ trong tình cảm của ngời nông dân vào những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
II. Đáp án và biểu điểm.
Mở bài( 2 điểm) 
Giới thiệu về tác giả Kim Lân ( quê quán, sở trờng sáng tác.).
Giới thiệu về tác phẩm hoàn cảnh sáng tác.
Nội dung tác phẩm trích nhận xét ở đề bài.
Thân bài ( 6 điểm)
Tình yêu làng tha thiết của ông Hai những biểu hiện cụ thể (trớc và sau Cách mạng .....)
Những chuyển biến mới mẻ trong tình cảm của ông Hai tình yêu làng hòa trong tình yêu nớc (những đau đớn , rằn vặt khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Niềm sung sớng hả hê khi nghe tin cải chính.....)
Kết bài( 2điểm)
 - Khẳng định những tình cảm truyền thống của ngời nông dân thể hiện sinh động qua nhân vật ông Hai.
III- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
+ Xác định đợc yêu cầu của đề. 
+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng.
+ Trình bày sạch, đẹp.
Bài của Thuỷ(9b), Ngô Dung( 9a)
- Nhợc điểm :
- Còn nhiều học sinh cha xác định và hình thành đợc hệ thống luận điểm theo kiểu bài .( lỗi về bố cục): Thống, Thế Công. Nam( 9a). Chí hiếu , Ninh (9b).
- bài viết còn sai lỗi chính tả.
IV: Chữa lỗi.
-Lỗi bố cục: Xây dựng lại hệ thống luận điểm dựa vào dàn ý.
- Sửa một số đoạn văn mẫu.
V. Đọc và bình bài tiêu biểu:
- 9A: Bài của Ngô Dung.
- 9B: Bài của Thủy.
VI. Kết quả cụ thể:	
 Điểm
Lớp
0,1,2,
3,4
5,6
7,8
9,10
9A
9B
 5 - Dặn dò : ( 2 phút)
 Ôn tập các văn bản nhật dụng từ lớp 6 – 9
-------***-------
Tiết 131 
tổng kết phần văn bản nhật dụng
A- Mức độ cần đạt:
Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.
1- Kiến thức:
- Đặc trn của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2- Kỹ năng :
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
b- Chuẩn bị : 
	GV: một số tài liệu tham khảo
 HS: ôn lại các kiến thức đã học
c- tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : (1phút) 
2- Kiểm tra : 
	3- Bài mới
Hoạt động của gv-hs
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Khởi động - giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái quát về khái niệm văn bản nhật dụng ( 20 phút)
- GV yêu cầu HS đọc mục I ( SGK - 94)
- Văn bản nhật dụng có phải là một khái niệm thể loại không?
- Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?
- Tính cập nhật có ý nghĩa nh thế nào đối với HS?
- Tại sao văn bản nhật dụng không phải là khái niệm?
- Nêu một số văn bản nhật dụng mà em biết?
Hệ thống nội dung các văn bản nhật dụng đã học ( 20 phút)
- VBND là phải gắn chặt với thực tiễn mà thực tiễn lại luôn thay đổi trong khi yêu cầu lớn của giáo dục, của chơng trình và SGK đảm bảo tính tương đối ổn định. Vậy làm thế nào để đạt được sự hài hòa giữa cập nhật và ổn định. Ngời làm sách đã lựa chọn những văn bản viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài hơn là tính nhất thời. Đọc SGK 94 và thống kê các VBND theo đề tài và chủ đề ?
- Kể tên các văn bản nhật dụng theo chủ đề?
- Em có suy nghĩ gì về các vấn đề dặt ra?
- HS lựa chọn một văn bản để phân tích đề tài và chủ đề làm rõ tính cập nhật ?
(Phong cách Hồ Chí Minh – hiện nay chúng ta đang thực hiện cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh).
* Hoạt động 3 : Củng cố- Dặn dò :
1. Củng cố: ( 3 phút)
- GV tổng kết lại nội dung
 2. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút)
- Nắm chắc nội dung tiết 1
 - Đọc lại các văn bản nhật dụng đã học.
I- Khái niệm văn bản nhật dụng
- Văn bản nhật dụng chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật
+ Tính cập nhật: là kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cuộc sống hàng ngày
=> tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc hoà nhập vào xã hội.
- Văn bản sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
- Có giá trị nh TP văn học
II- Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
- Cơ sở đa VBND và chương trình Ngữ văn THCS
Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh, Quan hệ giữa thiên nhiên và con ngời.
+ Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh, Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
 + Giáo dục, vai trò của người phụ nữ, văn hóa.
 + Vấn đề môi trường, Tệ nạn ma túy thuốc lá, dân số và tương lai loài người
 + Vấn đề quyền sống của con ngời, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh, hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
------------***--------------
Tiết 132
tổng kết phần văn bản nhật dụng
A- Mức độ cần đạt:
Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.
1- Kiến thức:
- Đặc trn của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2- Kỹ năng :
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
b- Chuẩn bị : 
	GV: một số tài liệu tham khảo
 HS: ôn lại các kiến thức đã học
c- tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : (1phút) 
2- Kiểm tra : Kiểm tra trong giờ
	3- Bài mới
Hoạt động của gv- hs
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động - giới thiệu bài
* hoạt động 1: Phơng thức biểu đạt (hình thức) của văn bản nhật dụng ( 14 phút)
- Một văn bản nhật dụng sử dụng một hay nhiều phương thức biểu đạt ? (kết hợp). Dựa vào văn bản Phong cách Hồ Chí Minh để làm rõ sự kết hợp đó ?
 + HS trình bày ý kiến
 + GV khái quát, kết luận.
Một số điểm cần lu ý (20 phút)
- HS đọc SGK 96. 
- Thảo luận nhóm : Cần chú ý những điều gì khi học văn bản nhật dụng ? Giải thích lý do phải chú ý những điểm đó ?
 + VBND có tính thời sự, có những vấn đề, sự kiện hoặc các kiến thức khoa học mới mẻ, có thể chúng ta cha đợc biết, hoặc cha có nhiều tài liệu tham khảo. Vì thế việc tìm hiểu chú thích là yêu cầu đầu tiên cần thực hiện. Ví dụ : văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền đợc bảo vệ và phát triển của trẻ em, chính là phần đầu của bản Tuyên bố mà Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc.
- Văn bản nhật dụng liên quan rất nhiều với cuộc sống, cũng chính VBND hớng ngời đọc tới cuộc sống xung quanh, vì vậy học VBND ta phải tạo đợc thói quen nào ?
 + Ví dụ : Thông tin về ngày trái đất năm 2000, đó cũng chính là những thông tin mà mọi ngời dân trên khắp trái đất cần biết để có hành động thiết thực cho việc bảo vệ môi trờng.
- Bản thân khái niệm ,nhậ ... ăn của Anh thế kỉ XVIII.
Ông đến với tiểu thuyết khá muộn (gần 60 tuổi).
b. Tác phẩm:
- Trích từ tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô (1719), là tác phẩm đầu tay, nổi tiếng nhất của ông.
- Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, Rô-bin-xơn xưng “tôi” tự kể chuyện mình.
c.Tìm hiểu chú thích (SGK)
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Đọc bài
-Giọng đọc trầm tĩnh, vui vui, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt
2.Bố cục: 3 đoạn
Đ1: “như dưới đây”:Cảm giác chung khi tự ngắm minh của Rô-bin-xơn
Đ2: “khẩu súng của tôi”:Trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn
Đ3: Diện mạo của vị chúa đảo
3.Phân tích
a.Trang phục của Rô-bin-xơn
-Mũ:to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, làm bằng da dê
-áo:bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi
-Quần:loe ,lông dê thõng xuống
-ủng;Da dê, hình dáng hết sức kì cục
-Thắt lưng:da dê
-Lủng lẳngbên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con
-Đeo hai cái túi bằng da dê...
=>tả rất kĩ, giọng văn dí dỏm
Trang phục, trang bị hết sức độc đáo đặc biệt.Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể có của mình.
Hoạt động 3 Củng cố dặn dò
Y/c hs nhắc lại nd bài học.
Soạn nd tiết tiếp theo.
Thứ5, ngày 08/04/2010
 Tiết 147 Văn học
 Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang ( tiếp theo)
 (Trích)
 Đe-ni-ơn Đi-Phô
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Giúp học sinh hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang, bộc lộ qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật; nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của tác giả.
2.Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn (Các bài đã học)
3.Rèn kĩ năng phân tích nhân vật
B.Chuẩn bị:
Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô
Tranh minh hoạ Rô-bin –xơn
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1 
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra
 -Vì sao tác giả Lê minh Khuê đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi? Nhan đề ấy gợi cho em cảm nhận gì?
-Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho,chị Thao.Nhận xét gì về ngôi kể,cốt truyện?
3.Bài mới:
*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản
Diện mạo của Rô-bin-xơn được tả qua chi tiết nào?
Nhận xét gì về cách kể? Qua diện mạo ấy ta hiểu thêm gì ở Rô-bin-xơn?
Hoạt động nhóm:Thảo luận 
-Chúng ta thấy gì sau bức chân dung của Rô-bin-xơn?
?. Qua phân tích tác phẩm, em rút ra được bài học gì?
GV khái quát lên ghi nhớ SGK.
HS đọc ghi nhớ
?Nêu nhận xét về nghệ thuật và nội dung đoạn trích
II.Phân tích
1.Trang phục của Rô-bin-xơn
2.Diện mạo của Rô-bin-xơn
-Màu da không đến nỗi đen cháy...
-Râu:dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo...
=>Cách kể dí dỏm, khôi hài về nước da đen một cách không bình thường vì cuộc sống ở trên đảo vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.Cách xén tỉa râu cho thấy: anh không đánh mất hi vọng sống để trở về. 
3.Đằng sau bức chân dung
-Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh.
-Thấy được nghị lực, trí thông minh sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô-bin-xơn
Bài học:
Giàu nghị lực, vượt qua gian khổ.
Tinh thần lạc quan, yêu đời, 
-> Muốn sống, làm người.
III.Tổng kết
Ghi nhớ(SGK)
Hoạt động 3 Củng cố dặn dò
1. Tại sao tác giả lại tả trang phục, trang bị (kĩ hơn) trước diện mạo (sơ sài hơn) ?
(Gợi ý: Vì đó là chân dung tự hoạ; mặt khác, tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tinh thần và kết quả sáng tạo của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn và làm nổi bật sự lạ lùng đến kì quái của chân dung tự hoạ).
2. HS đọc Ghi nhớ và ghi nhớ 2 nội dung chủ yếu của bài học: Cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của con người trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
3. Bài học rút ra cho bản thân ?
(Gợi ý: Con người chấp nhận hoàn cảnh và vượt lên hoàn cảnh bằng tất cả tài sức và quyết tâm của mình).
-Chuẩn bị bài Bố của Xi-mông
 ----------------------------------
 Thứ 2, ngày, 12/04/2010
 Tiết 148 Tiếng Việt
 Tổng kết về ngữ pháp (T1)
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ)
2.Tích hợp với Văn và Tập làm văn
3.Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
B.Chuẩn bị:
-GV: Hợp đồng học tập
-HS:Ôn tập kiến thức theo nội dung ôn tập
-Chuẩn bị bảng phụ
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1 Khởi động
1.Tổ chức
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới
*Hoạt động 2 Ôn tập
1.GV giao nv cho học sinh
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ
Nhiệm vụ của các nhóm:
-Nhóm 1:Khái niệm danh từ, động từ
- Nhóm 2:Khái niệm tính từ, số từ
-Nhóm 3:Khái niệm đại từ, lượng từ
- Nhóm 4:Khái niệm chỉ từ, phó từ
-Nhóm 5:Khái niệm quan hệ từ, trợ từ
- Nhóm 6:Khái niệm tình thái từ, thán từ
*Phần bài tập: 
Nhóm 1 , 2 ,3: bài 1+ bài 2+ bài 3
Nhóm 4,5,6: bài 4,5
2.Các nhóm trình bày phần lí thuyết sau đó trình bày kết quả bài tập được giao.
A.Từ loại
I.Danh từ, động từ, tính từ
1.Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ
-Danh từ: lần, lăng ,làng
-Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch,đập
-Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng
2.Bài tập 2 + bài tập 3
Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
a, Danh từ có thể kết hợp với các từ :những, các, một
những ,các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo
b,Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa
hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi,phục dịch, đập
c,Tính từ có thể kết hợp với các từ :Rất, hơi, quá
Rất, hơi, quá +hay, đột ngột, phải, sung sướng
3.Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau:
(Bảng phụ theo mẫu trong SGK)
4.Bài tập 5 Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a, Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b,Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ
c,Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
1.GV giao hợp đồng cho học sinh
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ
Nhiệm vụ của các nhóm:
a,Các nhóm làm bài tập 1 và 2(Phần II.Các từ loại khác)
b, Nhóm 1,2 làm bài 1-Nhóm 4,3 làm bài tập 2-Nhóm 5,6 làm bài tập 3 (Phần B Cụm từ)
2.Các nhóm trình bày kết quả bài tập được giao.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-GV: đánh giá kết quả bài tập của các nhóm
II.Các từ loại khác:
Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QHT
trợ từ
Tình thái từ
thán từ
ba, năm
tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ
những
ấy,đâu
đã,
mới,
đã,
đang
ở,
của,
nhưng,
như
chỉ,
cả,
ngay,
chỉ
hả
trời
ơi
B.Cụm từ:
1.Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ
a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
-một nhân cách rất Việt Nam
-một lối sống rất bình dị......
b,những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
c,Tiếng cười nói......
*Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ:
-Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụn danh từ là từ những ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm.
2.Bài tập 2:Xác định và phân tích các cụm động từ
a, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
b,Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
*Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ,vừa
3.Bài tập 3 Xác định và phân tích cụm tính từ
a, rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại
b,sẽ không êm ả
c,phức tạp hơn,cũng phong phú và sâu sắc hơn
*Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.
-Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là từ rất, hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước.
Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
-Về nhà: Ôn tập và soạn tiết tổng kết ngữ pháp ( tiếp theo)
 ----------------------------------
Thứ 3 ngày, 13/04/2010
 Tiết 149 Tập làm văn
 Luyện tập viết biên bản
A.Mục tiêu cần đạt
-Ôn tập lí thuyết và cách viết biên bản
-Tích hợp với Văn, Tiếng Việt và vốn sống thực tế.
-Rèn luyện kĩ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung nhất định.
B.Chuẩn bị:
Biên bản mẫu
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1 Khởi động
1,Tổ chức
2.Kiểm tra:
Biên bản là gì? nêu cách viết biên bản?
3.Bài mới: Luyện tập
*Hoạt động 2
I- Ôn tập lí thuyết về biên bản
	+GV gợi dẫn để HS nhớ lại những vấn đề có liên quan đến biên bản:
	-Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội và doanh nghiệp.
	-Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ, làm cơ sở cho các nhận định , kết luận và các quyết định xử lí.
	-Đặc điểm nổi bật của biên bản là phải ghi nhận các sự việc, hiện tượng một cách kịp thời, đầy đủ, tỉ mỉ và khách quan trung thực.
II- Hướng dẫn thực hành
Các nhóm thảo luận, lên bảng ghi kết quả.
Dựa vào câu hỏi sau :Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
-Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV: Đánh giá kết quả của các nhóm 
I.Bài tập 1SGK
-Đọc nội dung
-Sắp xếp lại cho hợp lí:
1,b( “kết thúc...”
ghi ở cuối biên bản
2,a
3,d
4,c
5,e,g
6,h
-Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không ? Cần sắp xếp lại như thế nào ?
+Sau khi HS trả lời, GV hướng dẫn HS lập biên bản như sau:
-Quốc hiệu và tiêu ngữ
-Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị
-Tên biên bản
-Thành phần tham dự
-Diễn biến và kết quả hội nghị
-Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
II.Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em
-Quốc hiệu và tiêu ngữ
-Địa điểm, thời gian
-Tên biên bản
-Thành phần tham dự
-Diễn biến và kết quả hội nghị
-Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
+Thao tác 2: Hướng dẫn HS làm bài tập lập “Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần”.
+GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chủ yếu của biên bản:
-Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai ?
-Nội d ung bàn giao như thế nào ? (Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao...)
+GV yêu cầu HS vận dụng những kết quả vừa kết luận để viết biên bản vào vở bài tập.
+GV kiểm tra kết quả làm bài của HS và nhắc HS về nhà tiếp tục làm các bài tập còn lại vào vở.
*Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò:
-Nêu lại nội dung phải có của biên bản.
-Về nhà viết một biên bản : Biên bản họp chi đội chuẩn bị cho hoạt động chào mừng ngày 26-3
-Chuẩn bị bài Hợp đồng
 -----------------------------------
Thứ 3 ngày, 13/04/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_129_den_149_giao_vien_nguyen_thi_minh.doc