Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 13 đến 35 - GV: Lê Thi Thanh Tuyền - Trường THCS Bàu Đồn

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 13 đến 35 - GV: Lê Thi Thanh Tuyền - Trường THCS Bàu Đồn

Tiết 13 Ngày dạy:

 Tiếng Việt CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)

I. Mục Tiêu:Giúp Học Sinh:

1. Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giũa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

 2.Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; và nhiều lí do khác nhau các phương châm hội thoại không được tuân thủ.

 3. Tạo thói quen vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

 HS: Xem trước bài học, trả lời câu hỏi

 Giải bài tập 1.2 / 38

III. Phương pháp:

- Thông báo, giải thích

- Hợp tác theo nhóm + thảo luận

- Giao tiếp, rèn luyện theo mẫu.

 IV. Tiến trình:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: ( GV dùng bảng phụ)

 

doc 69 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 13 đến 35 - GV: Lê Thi Thanh Tuyền - Trường THCS Bàu Đồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13	Ngày dạy:
	Tiếng Việt	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
I. Mục Tiêu:Giúp Học Sinh:
1. Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giũa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
	2.Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; và nhiều lí do khác nhau các phương châm hội thoại không được tuân thủ.
	3. Tạo thói quen vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
	HS: Xem trước bài học, trả lời câu hỏi
	 Giải bài tập 1.2 / 38
III. Phương pháp: 
Thông báo, giải thích
Hợp tác theo nhóm + thảo luận
Giao tiếp, rèn luyện theo mẫu.
 IV. Tiến trình:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: ( GV dùng bảng phụ)
Câu thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 “ Một câu nhịn, chín câu lành”
A. Phương châm quan hệ.	B. Phương châm lịch sự.
C. Phương châm cách thức.
b) Nói “Đánh trống lảng” là vi phạm hay tuân thủ phương châm hội thoại nào? Giải thích?
Đáp án: a)C; b) Vi phạm phương châm quan hệ.
Bài mới:
Để xác định câu nói có tuân thủ phương châm hội thoại hay không phải nói rõ trong mối quan hệ với tình huống giao tiếp. Có thể một câu nói được coi là tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huốn này, nhưng lại không tuân thủ trong tình huống khác. Hoặc không ít trường hợp, người nói phải tránh nói sự thật, phải đánh trống lảng, phải nói mơ hồ, vòng vo, lớn tiếng vì một lí do nào đó. Đó chính là nội dung chúng ta tìn hiểu hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Bước 1:GV hướng dẫn HS đọc hoặc kể lại truyện “ Chào hỏi” và trả lời câu hỏi:
 + Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao?
 * Câu hỏi “Bác làm việc vất vả lắm phải không?” trong tình huống giao tiếp khác có thể coi là lịch sự thể hiện sự quan tâm đến người khác, nhưng trong tình huống này chàng ngốc đã làm một việc quấy rối gây phiền hà đến người khác.
 + Em hãy tìm tình huống giao tiếp khác thích hợp với câu hỏi trên để đảm bảo tuân thủ phương châm lịch sự?
 rHS trả lời, GV hướng dẫn HS phân tia1ch sự khác nhau của hai tình huống.
 * Sự khác nhau thể hiện ở những yếu tố thuộc về ngữ cảnh, tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu?Nói nhằm mục đích gì ? à ảnh hưởng đến phương châm hội thoại.
 + Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
 * Chú ý đặc điểm của tình huống giao tiếp vì câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong tình huống khác.
Bước 2: Hệ thống kiến thức:
 rGV gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Bước 1:Hướng dẫn HS điểm lại các ví dụ đạ học về các phương châm hội thoại và xác định những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ.
 * Từ truyện” Người ăn xin”, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Bước 2:HS đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi:
 + Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không? (Không).
 + Có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? (Phương châm về lượng)
 + Vì sao người nói không tuân thủ phương châm ấy?
* Vì người nói không biết chính xác đầu tiên trên Thế giới được chế tạo vào năm nào? Để tuân thủ phương châm về chất người nói phải trả lời một cách chung chung (Khoảng đầu thế kỉ XX ).
r GV có thể cho HS tìm thêm những tình huống tương tự à nhận xét.
Bước 3: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và tìm tình huống tương tự.
 * Như bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy?
 * Không tuân thủ phương châm về chất (Nói điều mình không tin là đúng). Đó là việc làm nhân đạo và cần thiết àkhông phải điều nói dối nào cũng đáng chê trách và lên án.
 r GV có thể nêu tình huống trong đó phương châm về chất không được tuân thủ (Anh chiến sĩ rơi vào tay giặc –không khai).
* Nói chung, trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu phải tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
Bước 4: GV cho HS trả lời câu hỏi:
 + Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
 * Xét nghĩa tường minh: không tuân thủ phương châm về lượng vì không cung cấp thêm một thông tin nào.
 * Xét về hàm ý: nó có nội dung, vẫn đảm bảo phương châm về lượng,.
 + Phải hiểu ý nghĩa câu này như thế nào?
 * Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích sống àKhuyên con người không nên chạy theo tiền bạc mà quên những điều thiêng liêng quan trọng hơn.
 r GV cho HS tìm những cách nói tương tự “Nó vẫn là nó”
Bước 5:hệ thống lại kiến thức:
 r Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
r Gọi HS đọc mẫu chuyện – trả lời câu hỏi.
 + Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
 * Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được đâu là “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”
r Gọi HS đọc đoạn trích – trả lời câu hỏi.
 + Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
 * Thái độ của khách bất hòa với chủ nhà. Việc không tuân thủ phương châm lịch sự là không thích hợp với tình huống giao tiếp, không có lí do chính đáng. Vì khách đến nhà người khác chẳng những không chào hỏi mà còn dùng lời lẽ không lịch sự.
I/ Quan hệ giữ phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
Truyện “Chào hỏi”
àCần chú ý đặc điểm của tình huống giao tiếp.
* Ghi nhớ: (SGK /36)
II/ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
 1. Người nói vô ý, vụng về
 2. Ưu tiên cho phương châm hội thoại khác.
 3.Do có yêu cầu khác quan trọng hơn.
 4. Hiểu câu nói theo hàm ý.
* Ghi nhớ: (SGK /37)
III/ Luyện tập:
Bài tập 1 /38
 Ôâng bố không tuân thủ phương châm cách thức 
à thông tin không rõ ràng.
Bài tập 2/ 38
Vi phạm phương châm lịch sự à không có lí do chính đáng.
4.Củng cố:
	a) “ Chiến tranh là chiến tranh”. Nói như vậy là tuân thủ hay không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Giải thích? ( Phương châm về lượng)
	b) Trong trường hợp nào thì các phương châm hội thoại không được tuân thủ?
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài.
	- Chuẩn bị:
	+ Xưng hô trong hội thoại.
	+ Xem bài học và trả lời câu hỏi.
	+ làm các bài tập 1,2,3,4,5,6/39,40,41,42 
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 14 – 15	Ngày dạy:
 Tập làm văn
	BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 4
	( Văn thuyết minh)
I. Mục tiêu:
	Giúp HS viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả.
II. Chuẩn bị:
	GV:Ra đề – Đáp án
HS: Học bài –Tham khảo văn thuyết minh có kết hợp yếu tố nghệ thuật, miêu tả.
III. Phương pháp: Thực hành luyện tập
IV. Tiến trình:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra: Thông qua.
Bài mới: Bài viết số 1.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: GV ghi đề lên bảng
rGV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, chú ý có sử dụng yếu tố miêu tả và yếu tố nghệ thuật trong bài văn.
Hoạt động 2: Thu bài.
Yêu cầu:
Hình thức: Bài văn trình bày đủ 3 phần, đúng thể loại thuyết minh.
Nội dung: văn bản đảm bảo cung cấp tri thức khách quan về cây lúa.
Lời văn: Chính xác, rõ ràng, sinh động.
Đề:Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
Đáp án: (Gợi ý dàn ý)
I/ Mở bài:
Giới thiệu khái quát về cây lúa Việt Nam.
II/ Thân bài:
Cây lúa là loại cây hạt kín, một lá mầm, thân cỏ, rễ chùm.
Sống thích hợp ở vùng đồng bằng châu thổ.
Nguồn gốc, giống, loài.
Qui trình gieo trồng ( sạ, cấy).
Thời hạn gieo trồng: Lúa ngắn ngày, lúa mùa
Ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích.
 * Kết hợp yếu tố miêu tả và yếu tố nghệ thuật.
III/ Kết bài: 
Giá trị, nêu suy nghĩ về cây lúa trong đời sống người nông dân.
Củng cố: GV nhận xét giờ kiểm tra.
Hướng dẫn về nhà:
 Chuẩn bị:
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Đọc lại truyện “Chiếc lá cuối cùng”, “Chuyện người con gái Nam Xương”
Tóm tắt 2 văn bản trên.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4
Tiết 16 – 17	Ngày dạy:
Văn bản	
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
	(Trích Truyền kì mạn lục)	
I. Mục tiêu:Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận ngang trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ào với những tình tiết có thực tạo nên vẽ đẹp riêng của loạt ttruyện truyền kì.
Có sự cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ý thức được sự bình đẳng nam nữ trong xã hội ngày nay.
II. Chuẩn bị:
. HS -Tham khảo một số tác phẩm trong “Truyền kì mạn lục”
 - Đọc, tóm tắt tác phẩm.
 -Đọc kĩ chú thích.
 -Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4,5 /51.
III. Phương pháp:
Đọc sáng tạo; hợp tác theo nhóm; thảo luận.
Nghiên cứu tình huống; nêu vấn đề.
So sánh đối chiếu với truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương”
IV. Tiến trình:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra:
Qua bản “Tuyên bố”, em thấy được việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh Thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
Nêu những nhiệm vụ cụ thể được nêu ra trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em?
 * Đáp án:
	a) – Sự liên kết giữa các quốc gia
	 - Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế.
	b) –Tăng cường sức khỏe.
	 - Quan tâm tới trẻ em tàn tật.
	 - Đối xử bình đẳng.
	 - Xóa mù chữ.
3. Bài mới:
Hôm nay ch ... 101 à104.
Đọc thêm.
III. Phương pháp:
Thông báo, giải thích.
Hợp tác nhóm, thảo luận.
Thực hành - rèn kĩ năng.
IV. Tiến trình:
Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra:
Chọn câu trả lời đúng nhất: 
Thuật ngữ được định nghĩa:
Biểu thị khái niệm về các lĩnh vực trong đời sống.
Biểu thị khái niệm về lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Biểu thị khái niệm về khoa học - công nghệ.
Thuật ngữ có đặc điểm gì?
Đáp án:
C.
Đặc điểm:
Mỗi thuật ngữ một khái niệm.
Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Bài mới: Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng – và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn và luyện tập để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
r Gọi HS đọc đoạn trích SGK.
š Qua ý kiến của Phạm Văn Đồng, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt à trau dồi vốn từ.
r Gọi HS đọc 3 câu SGK ( GV ghi vào bảng phụ) à trả lời câu hỏi.
š Xác định lỗi diễn đạt. Giải thích vì sao có những lỗi này? Vì tiếng ta nghèo hay vì người Việt không biết dùng tiếng ta?Như vậy, để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
Lỗi dùng từ:
Thắng cảnh = đẹp.
Dự đoán: Đoán trước tình hình có thể xảy ra trong tương lai.
Đẩy mạnh: Thúc đẩy cho phát triển nhanh lên qui mô: chỉ mở rộng hay thu hẹp chứ không nhanh hay chậm.
à Người Việt không biết chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
š Như vậy, muốn sử dụng tốt tiếng Việt phải làm gì?
r HS trả lời à GV chốt ý.Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
r Gọi HS đọc đoạn ý kiến của nhà văn Tô Hoài à trả lời câu hỏi.
š Em hiểu như thế nào vế ý kiến đó?
( Nguyễn Du trau dồi vón từ bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân).
š So sánh hình thức trau dồi vốn từ phần trên và của Nguyễn Du.?
Ở phần trên, rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ (Đã biết nhưng có thể biết chưa rõ). Còn trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
rGV hệ thống hóa kiến thức à gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
r Gọi HS đọc và chọn câu trả lời đúng.
r Gọi 3 HS lên bảng làm 3 từ 
GV + HS nhận xét à sửa sai.
r Gọi một HS nêu yêu cầu bài tập 2/ 109.
r Gọi 4 em lên bảng điền vào bốn khái niệm những từ thích hợp cho sẳn. HS nhận xétà GV nhận xét, sửa chữa, giải thích.
Đồng bộ: phối hợp nhịp nhàng.
Đồng khởi: Cùng vùng dậy, dùng bạo lực phá ách kìm kẹp.
Đồng sự: 
Cùng làm việc ở một cơ quan.
Những người ngang hàng nhau.
Đồng ấu: trẻ em 6,7 tuổi.
Đồng dao: Lời hát dân gian của trẻ em.
Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em.
rHướng dẫn HS sửa lỗi dùng từ bài tập 3:
Im lặng: ( trừ trường hợp dùng phép nhân hóa)
Thành lập: Lập nên, dựng nên một tổ chức nhà nước, ĐảngQuan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức.
Cảm xúc: (dt) Sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc.
r Gọi HS đọc bài tập 4, bài tập 5 à nêu yêu cầu.
rGV hướng dẫn HS thảo luận nhóm (4 nhóm), nhóm 1-2 làm bài tập 4, nhóm 3-4 làm bài tập 5. Cử đại diện nhóm trình bày à nhận xét.
r Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 6.
r GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm một dãy bàn, cử nhóm trưởng gọi các bạn lên bảng điền từ vào chỗ trống. Gọi HS nhận xét àGV nhận xét, sửa sai.
r GV hướng dẫn HS phân biệt nghĩa của các cặp từ và đặt câu.
r GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một cặp từ. GV cho HS trình bày trên bảng phụ à nhận xét, sửa chữa.
r GV cho HS tìm mẫu 1-2 từ ghép và từ láy, còn lại về nhà làm tiếp.
r GV cho HS tìm mỗi yếu tố hán việt 2 từ ghép. GV gợi ý cho HS tìm một số từ, còn lại cho về nhà làm tiếp.
I/ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
 1. Muốn phát huy khả năng tiếng Việt àphải trau dồi vốn từ.
2 Lỗi dùng từ:
a) thừa từ “đẹp”.
b) Sai từ “dự đoán”= phòng đoán, ước đoán.
c) Sai từ “đẩy mạnh” = mở rộng.
Ghi nhớ: SGK /100.
II/ Rèn luyện đề làm tăng vốn từ:
Học hỏi để biết thêm những từ chưa biết.
Ghi nhớ: SGK / 101.
III/ Luyện tập:
Bài tập 1 /101.
Hậu quả :b.
Đoạt: a.
Tinh tú: b.
Bài tập 2:
Tuyệt:
Dứt, không còn gì.: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực.
Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt tác, tuyệt mật, tuyệt trần.
Đồng:
Cùng nhau, giống nhau: đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự.
Trẻ em: đồng ấu, đồng dao, đồng thoại.
Chất (đồng): trống đồng.
Bài tập 3/ 102: Sửa lỗi dùng từ.
Sai từ: im lặng à vắng lặng, yên tĩnh.
Sai từ: thành lậpà thiết lập.
Sai từ: cảm xúc à cảm động, xúc động, cảm phục.
Bài tập 4: Bình luận.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp – thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dânà phải học tập lời ăn tiếng nói như họ.
Bài tập 5: Muốn làm tăng vốn từ cần:
Quan sát, lắng nghe.
Đọc sách báo.
Ghi chép lại từ mới, tra từ điển.
Sử dụng từ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
Bài tập 6 /103.
Điểm yếu.
Mục đích cuối cùng.
Để đạt.
Láu táu.
Hoảng loạn.
Bài tập 7/103: Phân biệt nghĩa:
-Nhuận bút: tiền trả cho người viết ra tác phẩm.
Thù lao: trả công bù đáp cho lao động đã bỏ ra (nghĩa rộng hơn nhuận bút).
– Tay trắng: không có vốn liếng, của cải gì.
Tay trắng: bị mất hết tất cả của cải, tiền bạc, không còn gì.
- Kiểm điểm: Xem xét, đánh giá lại từng cái, từng việc để có nhận định chung.
Kiểm kê: kiểm tra từng cái, từng món để xác định số lượng, chất lượng.
- Lược khảo:Nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết.
Lược thuật: Kể, trình bày, tóm tắt.
Bài tập 8: Tìm 5 từ ghép, 5 từ láy:
Từ ghép: Bàn luận – Luận bàn; ca ngợi – ngợi ca; đấu tranh – tranh đấu; cầu khẩn – khẩn cầu; bảo đảm – đảm bảo.
Từ láy: Ao ước – ước ao; bề bộn – bộn bề; bềnh bồng – bồng bềnh; dào dạt – dạt dào; hững hờ – hờ hững.
Bài tập 9:
Bất (không, chẳng): bất biến, bất chính, bất công.
Bí (kín): Bí mật, bí danh.
Đa (nhiều); Đa dạng, đa cảm.
Đề (nâng, nêu ra): Đề án, đề bạt.
Gia (thêm vào): gia công, gia vị, gia hạn.
Củng cố :( GV dùng bảng phụ).
Hãy nâu những cách trau dồi vốn từ.
Chữa lỗi dùng từ trong câu sau:”BaÏn ấy có nhiều mặt khía cạnh tốt”
( Thừa từ : khía cạnh).
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm tiếp các bài tập 8,9 / 104 – Đọc thêm.
Chuẩn bị ; Tổng kết từ vựng.
Xem lại kiến thức đã học ở lớp 6: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 34 – 35	 Ngày dạy:
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.
	Tập làm văn
I. Mục tiêu: Giúp Học sinh:
Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
Rèn luyện kĩ năng duễn đạt, trình bày.
II. Chuẩn bị:
GV: Ra đề + đáp án.
HS: Học bài, tham khảo văn bản tự sự có kết hợp miêu tả.
Tham khảo 4 đề bài SGK / 105.
III. Phương pháp: Thực hành- luyện tập.
IV. Tiến trình:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra: Thông qua.
Bài mới: Viết bài tập làm văn số 2 (bài tự sự).
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: GV ghi đề lân bảng.
GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, chú ý có sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn.
Hoạt động 2: Hết giờ, GV thu bài.
Yêu cầu:
Hình thức: Bài văn trình bày đủ 3 phần., đúng thể loại của văn bản tự sự, chú ý chính tả, cách viết đoạn (trình bày nội dung đoạn thơ bằng văn xuôi).
Nội dung: kể lại một chuyến du xuân của chị em Thúy Kiều qua đoạn trích. Mở đầu: giới thiệu thời gh\ian, không gian, kể lại không khí lễ hội, tâm trạng khi ra về.
Chú ý:
+ Kết hợp yếu tố miêu tả.
+ kể sự việc trong đoạn trích (không kể truyện Kiều).
+ Lời văn rõ ràng, chính xác, sinh động.
Đề: 
Dựa vào đoạn trích: “ Cảnh ngày xuân”, em hãy kể lại chuyến du xuận của chị em Thúy Kiều.
Đáp án(gợi ý dàn bài)
I/ Mở bài:
Giới thiệu không gian, thời gian mở đầu chuyến du xuân của chị em Thúy Kiều.
II/ Thân bài:
Kể lại toàn bộ chuyến du xuân của chị em Thúy Kiều.
Tâm trạng náo nức.
Sắm sửa.
Khung cảnh lễ hội: Lễ tảo mộ, lễ đạp thanh.
Lễ hội tan, chị em ra về( chú ý không khí, cảnh vật , tâm trạng ở đoạn cuối).
III/ Kết bài:
Cảm xúc đọng lại sau chuyến du xuân.
Củng cố và luyện tập:
GV nhận xét giờ kiểm tra.
Hướng dẫn về nhà:
Xem lại văn bản tự sự.
Chuẩn bị:Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Xem lại đoạn trích “Lão Hạc”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “MÃ Giám Sinh mua Kiều”, trả lời câu hỏi tìm hiểu.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_13_den_35_gv_le_thi_thanh_tuyen_truon.doc