Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Tiết 132

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. Mức độ cần đạt:

Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức

- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung

- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học

2. Kỹ năng :

- Tiếp cận một văn bản nhật dụng

- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức

3. Thái độ :

Hình thành những thói quen tìm hiểu, đánh giá những vấn đề mang tính thời sự, xã hội.

C. Phương pháp: Ôn lại kiến thức đã học, thống kê, thảo luận nhóm

D. Tiến trình bài dạy

1. ổn định : 9a2 .

2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và trong quá trình bài dạy

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/3/2011
Ngày dạy : 3/3/2011
Tiết 132
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. Mức độ cần đạt:
Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức 
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học
2. Kỹ năng :
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ :
Hình thành những thói quen tìm hiểu, đánh giá những vấn đề mang tính thời sự, xã hội.
C. Phương pháp: Ôn lại kiến thức đã học, thống kê, thảo luận nhóm
D. Tiến trình bài dạy
1. ổn định : 9a2 ...............................................................................................................................................
2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và trong quá trình bài dạy
9 a2 .................................................................................................................................................................
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu khái quát về khái niệm văn bản nhật dụng ( 20 phút)
- GV yêu cầu HS đọc mục I ( SGK - 94)
- Văn bản nhật dụng có phải là một khái niệm thể loại không?
? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?
? Tính cập nhật có ý nghĩa như thế nào đối với HS?
? Tại sao văn bản nhật dụng không phải là khái niệm?
? Nêu một số văn bản nhật dụng mà em biết?
? VBND là phải gắn chặt với thực tiễn mà thực tiễn lại luôn thay đổi trong khi yêu cầu lớn của giáo dục, của chương trình và SGK đảm bảo tính tương đối ổn định. Vậy làm thế nào để đạt được sự hài hòa giữa cập nhật và ổn định. Người làm sách đã lựa chọn những văn bản viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài hơn là tính nhất thời. Đọc SGK 94 và thống kê các VBND theo đề tài và chủ đề ?
? Em có suy nghĩ gì về các vấn đề dặt ra?
? HS lựa chọn một văn bản để phân tích đề tài và chủ đề làm rõ tính cập nhật ?
(Phong cách Hồ Chí Minh – hiện nay chúng ta đang thực hiện cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh).
? Phương thức biểu đạt (hình thức) của văn bản nhật dụng? 
? Một văn bản nhật dụng sử dụng một hay nhiều phương thức biểu đạt ? (kết hợp). 
? Dựa vào văn bản Phong cách Hồ Chí Minh để làm rõ sự kết hợp đó ?
- HS đọc SGK 96. 
? Thảo luận nhóm : Cần chú ý những điều gì khi học văn bản nhật dụng ? Giải thích lý do phải chú ý những điểm đó ?
 + VBND có tính thời sự, có những vấn đề, sự kiện hoặc các kiến thức khoa học mới mẻ, có thể chúng ta chưa được biết, hoặc chưa có nhiều tài liệu tham khảo. Vì thế việc tìm hiểu chú thích là yêu cầu đầu tiên cần thực hiện. Ví dụ : văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, chính là phần đầu của bản Tuyên bố mà Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc.
? Văn bản nhật dụng liên quan rất nhiều với cuộc sống, cũng chính VBND hướng người đọc tới cuộc sống xung quanh, vì vậy học VBND ta phải tạo được thói quen nào ?
 + Ví dụ : Thông tin về ngày trái đất năm 2000, đó cũng chính là những thông tin mà mọi người dân trên khắp trái đất cần biết để có hành động thiết thực cho việc bảo vệ môi trường.
? Bản thân khái niệm ,nhật dụng, đã bao hàm hàm ý ,phải vận dụng thực tiễn, em sẽ vận dụng như thế nào ?
? Nội dung của VBND rất phong phú, đa dạng và liên quan tới nhiều bộ môn khác. Bởi vậy khi học VBND cần chú ý ?
 + Ví dụ : môi trường là vấn đề được đề cập trong 3 văn bản lớp 6 và lớp 8, đó cũng là vấn đề được hầu hết các môn học đề cập : địa lý 6, 7 và một số chương về Sinh vật và môi trường ở Sinh học 9.
? Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, khi phân tích nội dung cần dựa vào điểm gì ở hình thức ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK
? HS tập phân tích -Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới- của Vũ Khoan để làm rõ những điểm cần lưu ý khi học văn bản nhật dụng
Củng cố 
- Thế nào là văn bản nhật dụng
2. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc các văn bản nhật dụng đã học
- chuẩn bị bài chương trình địa phương.
I. Tìm hiểu chung: 
 1. Khái niệm văn bản nhật dụng
- Có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản
- Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật của văn bản 
+ Tính cập nhật: là kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cuộc sống hàng ngày
- Có giá trị như TP văn học
2. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
- Di tích lịch sử: Cầu Long Biên – chúng nhân lịch sử
- Danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Giáo dục, vai trò của người phụ nữ: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê
- văn hóa: Ca Huế trên sông Hương
- Môi trường: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Tệ nạn ma túy thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá 
- dân số và tương lai loài người: Bài toán dân số
-Quyền sống của con người: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
-Bảo vệ hòa bình chống chiến tranh: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Phong cách HCM
3. Hình thức văn bản nhật dụng :
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt nhắm tăng tính hấp dẫn và thuyết phục
+ Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ... 
4. Phương pháp học văn bản nhật dụng:
- Lưu ý đặc biệt đến loại chú thích về các sự kiện có liên quan đến vấn đề đặt ra trong văn bản.
- VBND giúp các em hòa nhập với địa bàn sinh hoạt của mình.
- Cần có những kiến nghị, giải pháp.
- Vận dụng với các môn khoa học khác.
- Chú ý đặc điểm hình thức để phân tích nội dung.
5 Ghi nhớ 
II. Luyện tập:
“Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”
- Kẻ bảng thống kê các văn bản nhật dụng đã học ( Tên, tác giả, của nước nào, nội dung chính...)
III. Hướng dẫn tự học:
- Rút ra được những phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có hiệu quả
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt
 E. Rút kinh nghiệm: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_132_tong_ket_phan_van_ban_nhat_dung.doc